Cẩn thận trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết

,
Chia sẻ

Nước ngọt có ga, bánh kẹo là những nguy cơ tiềm ẩn khiến trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong dịp được bố mẹ "thả phanh" như ngày Tết.

“Còn nhớ vào dịp Tết năm ngoái, gia đình tôi được một phen tá hỏa đưa cháu Nguyễn Minh Đăng (hơn 2 tuổi), con của chị chồng tôi vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tiêu chảy nhiều ngày, người gầy yếu và lả đi vì mất sức do ăn uống không điều độ. Từ trường hợp phải đi viện của cháu Đăng, tôi đã tìm hiểu sách báo và lắng nghe nhiều ý kiến của các chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia để có phương án phòng ngừa tốt nhất cho cậu con trai 1 tuổi rưỡi của tôi không bị rối loạn tiêu hóa do ăn uống trong dịp Tết”.
 
Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Yến - Giáo viên mầm non, hiện sống tại ngõ 1, đường Chiến Thắng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 
 
 
Chị Nguyễn Yến và con trai

Với kinh nghiệm hơn 5 năm làm cô giáo mầm non, chị Yến cho biết: Trong dịp nghỉ Tết, rất nhiều bé bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa do thay đổi thói quen và chế độ ăn uống so với ở trường. Bên cạnh đó, trong những ngày Tết, các bậc cha mẹ thường để bé ăn uống thỏa thích, cùng một lúc nhiều loại thức ăn khác nhau và các loại nước ngọt có ga trong mâm cỗ. Nhiều gia đình còn ngại nấu cơm, hâm đi hâm lại những thức ăn cũ đã được nấu nhiều ngày trước đó khiến cho thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, khi ăn vào dễ dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.

Những  triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ngộ độc thức ăn, nôn, tiêu chảy, đi ngoài phân sống... Mặt khác, sau những ngày nghỉ Tết, khi các bé đi học trở lại, chế độ ăn uống lại một lần nữa bị thay đổi cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa thức ăn của trẻ, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt chưa hoàn chỉnh.

Theo lời chị Yến, với trường hợp cháu Đăng năm ngoái, do tâm lý ngại đưa con đến bệnh viện trong những ngày đầu xuân vì sợ xui xẻo, bố mẹ cháu Đăng đã tự điều trị ở nhà cho con bằng thuốc kháng sinh không đúng liều và không theo chỉ dẫn của bác sỹ càng làm cho tình trạng bệnh của cháu thêm nặng. Khi dùng kháng sinh cháu đã bị rối loạn vị giác, miệng đắng, người mệt mỏi, không muốn ăn. Đồng thời khi đó cháu bị tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều ngày làm cho cháu trở nên gầy yếu, sút cân nhanh chóng, cơ thể suy nhược do không hấp thu được chất dinh dưỡng và dẫn đến kiệt sức. Cuối cùng thấy cháu rơi vào tình trạng nguy kịch, gia đình phải tá hỏa đưa cháu vào bệnh viện.

Rút kinh nghiệm từ trường hợp của cháu mình, chị Yến đã tìm hiểu và được các bác sỹ của bệnh viện và các chuyên gia Viện Dinh dưỡng tư vấn: Trong trường hợp bé bị bệnh, vẫn phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh theo đúng liều để bé nhanh chóng chấm dứt tình trạng của bệnh. Đồng thời để tránh xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, ta có thể dùng bổ sung cốm vi sinh Bio-acimin hàng ngày cho bé, giúp bé cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tăng cường hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, khôi phục lại vị giác của bé, bởi cốm vi sinh Bio-acimin là một chế phẩm tổng hợp gồm hàng triệu vi sinh tốt cùng với các Vitamin nhóm B và rất nhiều acid amin thiết yếu rất cần thiết cho sự phất triển của trẻ. Giúp chăm sóc hệ tiêu hóa, tăng cường sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não của trẻ.

Từ lời khuyên của bác sỹ, ngay từ lúc con trai được 8 tháng tuổi (hiện nay cháu được 18 tháng) chị Yến đã bổ sung thường xuyên cốm vi sinh Bio-acimin cho con với liều lượng 2 gói/ngày như một nguồn bổ sung dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết giúp cho đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Nhờ vậy mà cháu rất phàm ăn, ăn nhanh và có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau mà không sợ bị rối loạn đường ruột như nhiều trẻ em khác.

Tết sắp đến, hy vọng các bà mẹ hãy quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và có những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, hạn chế tối đa tình trạng rối loạn tiêu hóa do thay đổi môi trường và thói quen ăn uống của con mình để gia đình có một cái Tết vui vẻ trọn vẹn, đầm ấm và hạnh phúc.

 
Minh Thu
Chia sẻ