Cần cân nhắc khi sử dụng đường bổ sung trong khẩu phần ăn để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Theo PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng bộ môn Nhi Đại Học Y Dược TP HCM, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ để hạn chế các bệnh thừa cân, béo phì, bệnh về tiêu hoá... Muốn vậy, cha mẹ cần hiểu đủ và đúng về các loại đường trong thực phẩm, sữa mà trẻ đang sử dụng.
Hãy cùng PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn khám phá nghệ thuật chọn "đường" cho trẻ từ 2-6 tuổi để có được những kiến thức rõ nét hơn về đường và tầm quan trọng của nguồn dinh dưỡng quan trọng này.
PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó trưởng bộ môn Nhi Đại Học Y Dược TP HCM
Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ hơn về các loại đường có trong các loại thực phẩm khác nhau, bởi không phải đường nào cũng tốt. Thực tế, sử dụng đường sai cách còn khiến con đối mặt với một loạt các nguy cơ bệnh lý và gây hậu quả khôn lường cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
Từ những kinh nghiệm nghiên cứu chăm sóc sức khỏe, chuyên gia đánh giá như thế nào về việc các bậc cha mẹ sử dụng thực phẩm sạch, đa dạng dinh dưỡng và lượng đường trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ?
Ngày nay, xã hội càng phát triển, đời sống nâng cao, các phụ huynh ngày càng chú ý hơn đến sức khoẻ của bản thân và con cái. Chăm lo cho sự phát triển của con, chọn lựa nguồn thực phẩm sạch, chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh chỉ chú ý đến việc con có bị suy dinh dưỡng không, chứ chưa để ý đến sự cân đối của chế độ ăn, chưa hiểu rõ thành phần bên trong thực phẩm và cũng như chưa có thói quen đọc nhãn mác của các thực phẩm chế biến để xem thành phần của nó. Hiện tại, Việt Nam đang đối mặt với tỷ lệ ngày càng cao các bệnh lý được cho là gắn liền với cách ăn uống không khoa học như béo phì, đái tháo đường, tim mạch,… Cha mẹ Việt cũng chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát lượng đường trong mỗi khẩu phần ăn của trẻ.
Vì sao lượng đường trong thực phẩm lại quan trọng thưa chuyên gia?
Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi đường bổ sung vào thức ăn với mục đích làm cho thức ăn ngọt hơn, mùi thơm hơn, màu sắc hấp dẫn và độ mềm dễ ăn gọi là đường bổ sung (added sugar). Tuy nhiên, trẻ em nếu thiếu sự giám sát chặt chẽ của phụ huynh sẽ ăn không kiềm chế, dẫn đến dư thừa đường, gây dư thừa năng lượng, cộng với việc ít vận động sẽ gây thừa cân và béo phì.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chứng minh việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng tạo cơ hội làm giảm pH ở răng, mất cân bằng ở quá trình huỷ men răng và tạo men răng (huỷ nhiều, tạo ít) dẫn đến bệnh sâu răng. Trong khi tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ trong độ tuổi 6-8 tại Việt Nam khá cao (86,4%), tương ứng trung bình mỗi trẻ sâu 6,21 chiếc răng. Mức độ này rất đáng báo động.
Ưu tiên lựa chọn đường lactose tự nhiên hơn giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh hơn
Trong thực phẩm (đặc biệt là sữa) có các loại đường nào? Loại nào nên và không nên có nhiều trong khẩu phần ăn của trẻ thưa chuyên gia?
Trong sữa có chứa đường lactose. Đây là loại đường tự nhiên mà sữa mẹ hay sữa của bất cứ động vật nào cũng có. Hàm lượng đường lactose trong sữa mẹ là khoảng 7-8%, cao hơn trong sữa bò. Loại "đường tự nhiên" này giúp cho sự phát triển của trẻ một cách khoẻ mạnh.
Các loại sữa được chế biến (sữa công thức), thường được bổ sung các loại đường khác như sucrose, malto, dextrin. Các loại đường này được xem như "added sugar" và cha mẹ cần cân nhắc khi lựa chọn. Đường sucrose làm tăng năng lượng đưa vào, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây thừa cân, béo phì.
Đọc kỹ tem nhãn sản phẩm giúp cha mẹ hiểu rõ về lượng và loại đường có trong sản phẩm sữa
Làm thế nào mẹ có thể phân biệt đường đường sucrose (đường mía tinh luyện) và đường lactose trong sữa/ thực phẩm thưa chuyên gia?
Có 2 cách: một là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, khi đó chúng ta biết chắc là trẻ đang sử dụng đường lactose; còn nếu trẻ có sử dụng thêm sữa công thức thì nên đọc thành phần của đường có trong hộp sữa luôn luôn được ghi rõ trên nhãn mác.Vẫn có một số ít các loại sữa trên thị trường cam kết không dùng "added sugar", giống như sữa mẹ và các loại sữa động vật khác trong tự nhiên. Cha mẹ nên tìm mua những loại sữa này cho con.
Theo chuyên gia, làm thế nào để hạn chế đường chống tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh về tiêu hóa cho trẻ?
Cha mẹ nên thực hành những cách sau: chia nhỏ khẩu phần đồ ngọt, dạy trẻ chia sẻ đồ ăn với những người xung quanh và ưu tiên các dạng đường tự nhiên hơn đường bổ sung (added sugar). Mỗi thứ một chút, cha mẹ hạn chế dần rồi có thể cắt hẳn nếu con đồng ý.
Giới thiệu NAN Optipro Kid pha sẵn MỚI cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, bổ sung HM-O cùng tổ hợp các vitamin và khoáng chất quan trọng, giúp con hấp thu tốt, đề kháng khỏe!
Công thức không thêm đường sucrose (đường mía tinh luyện), chỉ chứa đường lactose (đường tự nhiên trong sữa) tạo vị ngọt dịu, phù hợp với trẻ và góp phần rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ.
Ngoài ra, thành phần sữa bổ sung Vitamin D và Canxi hỗ trợ phát triển chiều cao, Omega 3 và Vitamin A hỗ trợ trẻ phát triển trí não và thị lực. Thử ngay cho con mẹ nhé!
Nhận ngay mẫu thử sản phẩm miễn phí tại đây: https://www.nestlemomandme.vn/vi/chuong-trinh-qua-tang-dinh-duong-tien-loi-nan-optipro-kid
Đơn vị sản xuất: Công ty TNHH NESTLÉ Việt Nam, KCN Long Bình (Amata), phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.