Cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi và trạng thái hay lo âu khi mang thai

Quang Vũ,
Chia sẻ

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Dù tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới việc bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ.

Cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi và trạng thái hay lo âu khi mang thai - Ảnh 1.

Chuyên gia Vũ Thùy Dương, chuyên khoa Nhi - Dinh dưỡng. Ảnh: TL

Ngoài ra, viêm nhiễm phụ khoa và lo lắng, trầm cảm sau sinh cũng rất thường gặp trong giai đoạn này của mẹ bầu. Tham khảo thông tin sau từ Chuyên gia Vũ Thùy Dương sẽ giúp chị em có thêm thông tin bổ ích về việc chăm sóc sức khoẻ mẹ bầu để các mẹ yên tâm hơn trong quá trình mang thai.

Xin chuyên gia giải thích nguyên nhân vì sao phụ nữ mang thai thường dễ gặp tình trạng táo bón, đầy hơi? Liệu điều này có ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của mẹ bầu?

Nhiều phụ nữ mang thai sẽ dễ nhợn ói trong tam cá nguyệt đầu (ốm nghén), dễ đầy bụng, chướng hơi do sự thay đổi hormone dẫn đến thay đổi nhu động ruột. 20-40% phụ nữ mang thai bị các chứng táo bón, đầy hơi, do:

Tăng nồng độ progesterone trong máu làm chậm nhu động ruột.

Ít vận động khi thai lớn.

Chế độ ăn thiếu chất xơ, rau củ quả, uống không đủ nước.

Bổ sung calcium và sắt, các thuốc này cũng gây táo bón cho mẹ bầu.

Khi táo bón, mẹ bầu sẽ bị đầy bụng, ăn uống không ngon, ăn kém gây ra tình trạng mệt mỏi và thiếu dưỡng chất cho cả mẹ và con. Các mẹ bầu cũng chia sẻ với tôi là họ không dám rặn mạnh, sợ ảnh hưởng đến con, điều này khiến tâm lý mẹ bầu càng thêm căng thẳng.

Cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi và trạng thái hay lo âu khi mang thai - Ảnh 2.

Mẹ bầu nên dùng những thức ăn bổ sung vitamin, khoáng chất, bổ sung lợi khuẩn… để có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Ảnh: ST

Có những biện pháp tự nhiên nào giúp hỗ trợ sức khỏe phụ khoa cũng như là phòng tránh tình trạng viêm nhiễm không?

Những phương pháp thông thường, gồm:

Vệ sinh vùng kín, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm, không thụt rửa sâu trong âm đạo

Mặc quần cotton, không mặc quần chật

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (đa dạng, đủ chất, tăng cường rau củ quả); duy trì chế độ vận động tập thể dục phù hợp, sinh hoạt tình dục phù hợp, có bảo vệ; kiểm soát căng thẳng; duy trì lợi khuẩn đường ruột, lợi khuẩn âm đạo cho mẹ bầu phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa để khi sinh, con thừa hưởng hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh là nền tảng cho sức khỏe sau này của con.

Mẹ bầu cần chú ý khi dùng thuốc trong giai đoạn mang thai và cho con bú, ví dụ thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh phụ khoa… Cần khám bệnh và theo chỉ định bác sĩ, do những thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Bổ sung một số chủng lợi khuẩn đặc hiệu, an toàn dùng cho giai đoạn mang thai và cho con bú giúp phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo cho mẹ bầu và có lợi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Khám thai định kỳ.

Trong nhịp sống tất bật hiện nay, người ta thấy rằng, nhiều phụ nữ sau khi sinh sẽ dễ gặp vấn đề trầm cảm và lo lắng. Điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé ra sao?

10-15% phụ nữ có thai dễ bị trầm cảm sau sinh. Bản thân người mẹ sẽ buồn bã, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, mất ngủ, đôi khi kích động, rối loạn hành vi, rối loạn lo âu. Trầm cảm sau sinh tuy có nhiều mức độ nhưng đều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của mẹ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhận thức và cảm xúc xã hội của con. Trầm trọng hơn là có những hành động làm tổn thương bản thân hoặc tổn thương bé mới sinh.

Các chuyên gia chuyên môn không khuyến nghị sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian này, vì mẹ đang chăm sóc con, cho con bú. Cần những phương pháp an toàn hơn để điều trị và phòng ngừa trầm cảm sau sinh. Dinh dưỡng và thực phẩm lên men cho thấy có hiệu quả trong việc kiểm soát trầm cảm sau sinh. Chế độ ăn tăng cường sinh tố, rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, và cá cho thấy giảm sự oxy hóa và phản ứng viêm và cho dấu hiệu cải thiện tích cực tình trạng trầm cảm sau sinh.

Chế độ ăn tăng cường vitamin, folate và men vi sinh làm giảm tất cả các dạng trầm cảm.

Cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi và trạng thái hay lo âu khi mang thai - Ảnh 3.

TPBVSK Optibac Probiotics Pregnancy dành cho phụ nữ mang thai giúp bổ sung lợi khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu. Ảnh: TL

Theo chuyên gia, phụ nữ mang thai có nên bổ sung lợi khuẩn và nên sử dụng từ lúc nào?

Bằng chứng y khoa cho thấy sử dụng men vi sinh trước và sau khi sinh 6 tháng có tác dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị các rối loạn khác nhau. Mẹ bầu nên chọn bổ sung chủng lợi khuẩn đặc hiệu để có lợi ích sức khỏe đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh.

Hiện nay trên thị trường có loại men vi sinh Optibac dành cho mẹ bầu với xuất xứ từ Anh Quốc có bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium lactis HN019 giúp cải thiện vấn đề về tiêu hóa và táo bón khi đang mang thai và chủng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus La-14 hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo và giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Sản phẩm được phân phối bởi: Công ty Cổ phần An Khánh. 

Địa chỉ: Số 45A Trần Quang Khải, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. 

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Hotline: 022 5224 4486 hoặc truy cập https://optibacprobiotics.com/vn để biết thêm chi tiết.

Chia sẻ