Cai sữa và những điều cần biết

Nguyên Lê,
Chia sẻ

Khi bé quá 12 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng cần thiết nữa, bé phải được ăn dặm thêm. Tuy nhiên, khi cai sữa cho bé, các bà mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau:

1. Không nên cai sữa quá muộn

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ nhỏ. Trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ, giúp bé lớn nhanh. Vì vậy, nhiều bà mẹ không cai sữa cho trẻ mà để bé tự bỏ bú tự nhiên thì thôi. Có trẻ 4 - 5 tuổi vẫn đang bú sữa mẹ. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con.

 Trẻ càng lớn, nhu cầu về dinh dưỡng càng tăng, do đó, sữa mẹ không đủ để thoả mãn nhu cầu của trẻ. Nếu tiếp tục bú sữa mẹ lâu, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, sức đề kháng kém...

 Người mẹ cho con bú trong thời gian quá dài sẽ dẫn đến hiện tượng o bế kinh, co hẹp tử cung... Vì vậy, không nên cai sữa muộn. Đứa trẻ được 12 tháng tuổi thì hoàn toàn có thể cai sữa. Có thể tăng số lần ăn bữa phụ, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ nhuyễn đến cứng để đứa trẻ thích ứng dần. 

 2. Không nên cai sữa vào mùa hè

 Ở nước ta, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 30oC, mà nhiệt độ thích hợp cho sinh lý cơ thể hoạt động là 20oC. Cho nên, ở nhiệt độ cao, rất dễ nảy sinh nhiều biến hoá.

 Ở nhiệt độ có thể làm cản trở khả năng phân tiết của tuyến tiêu hoá do hệ thống thần kinh chi phối bị giảm sút, sự phân tiết của dịch tiêu hoá giảm hẳn.

 Ở nhiệt độ cao. cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, trong mồ hôi có nhiều clorua natri. Chất clorua trong clorua natri là chất không thể thiếu để gây vị toan. Một lượng lớn clorua bị thoát ra ngoài khiến cho việc tạo chất vị toan giảm sút, gây ảnh hưởng tới tiêu hoá và dẫn đến khả năng chống đỡ vi khuẩn kém.

 Khi ở nhiệt độ cao, việc chuyển hoá các chất mới trong cơ thể tăng nhanh, lượng tiêu hoá các chất men trong cơ thể cũng tăng nhanh, men tiêu hoá vì thế mà cũng mất đi rất nhiều.

 Khi trời nóng, ăn uống ít, sự hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng, làm cho sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Bên cạnh đó, vào mùa hè, nhiều loại côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi... phát triển rất mạnh. Nếu vệ sinh ăn uống và cá nhân không đảm bảo thì rất dễ gây nên bệnh đường ruột.

 Chính vì thế, việc cai sữa vào mùa hè cho trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Bộ máy tiêu hoá của trẻ còn non nớt nên rất dễ mắc phải một số bệnh đường ruột. Cho nên, cai sữa cũng là sự thay đổi về chế độ ăn uống, dễ gây nên những rối loạn về tiêu hoá, sinh ra các bệnh về ruột.

 3. Những trường hợp nên chú ý

 Không phải trẻ nào đến thời hạn cai sữa cũng phải cai sữa.

 Trong một số trường hợp do ngoại cảnh hoặc bản thân đứa trẻ mà không nên cai sữa. Chẳng hạn: Khi trời quá nóng, quá lạnh hoặc đứa trẻ đang ốm thì không nên cai sữa.

 Vì vào mùa hè, do trời quá nóng, mùa đông thì trời quá lạnh, khả năng tiêu hoá của đứa trẻ giảm sút, sức đề kháng kém, việc cai sữa làm thay đổi thói quen ăn uống, rất dễ sinh ra các bệnh về đường ruột: tiêu chảy, táo bón, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cơ thể trẻ. Nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì cai sữa sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì lúc này, cơ thể trẻ đang phải tiếp nhận những loại thức ăn khác nhiều hơn để thay thế sữa mẹ nên rất khó cho việc điều trị khỏi bệnh. Vì thế, khi tiết trời mát mẻ, đứa trẻ khoẻ mạnh thì mới nên cai sữa cho trẻ.
 
Theo Nguyên Lê
Eva

 

Chia sẻ