Cách tắm nắng cho bé

,
Chia sẻ

Trẻ thơ như một nụ hoa chưa nở, cần phải có đầy đủ ánh nắng mặt trời mới nở được.

Tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời có thể thúc đẩy tạo thành sinh tố D trong cơ thể, giúp cho sự phát triển xương và cơ. Thường xuyên tắm nắng còn có thể rèn luyện da và niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.

Khi mắt trẻ đã nhìn rõ mọi vật, dưới ánh nắng mặt trời, xem trẻ khác chơi đùa và cảnh vật thiên nhiên, là một việc rất thú vị, chúng thường vì thế mà khoa chân múa tay, chơi đùa rất thích thú. Nhờ đó mà ăn tốt, ngủ tốt, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh cơ thể và tinh thần.

Tắm nắng cho trẻ có thể bắt đầu sau khi trẻ đầy tháng tuổi.

Mùa xuân và mùa thu, từ 9 – 11 giờ hoặc 15 – 17 giờ bế trẻ ra ngoài nhà tắm nắng và chú ý mặc ít quần áo. Thoạt đầu, có thể cởi bỏ tã để tắm nắng tay, mặt và mông trẻ, sau đó tuỳ tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da thịt trẻ, thời gian tắm cho trẻ mỗi lần chỉ từ 10 đến 15 phút dưới ánh nắng nhẹ (chú ý: không cho trẻ tắm nắng quá lâu, tới 30 – 40 phút cũng rất không tốt).

Chú ý đừng để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, nên cho trẻ đội mũ. Cuối mùa xuân, đầu mùa thu và mùa hạ không nên cho ánh nắng mặt trời chiếu vào trẻ. Thân nhiệt của mẹ và ánh nắng mặt trời sẽ làm cho thân nhiệt của trẻ lên quá cao, có thể để trẻ nằm trong xe đẩy có mui che, đặt ở nơi có bóng râm, mà mẹ có thể nhìn thấy, như vậy tia tử ngoại phản xạ lại là đã đủ.

Nhất thiết không được đặt trẻ trong xe không có mui che, phơi nắng dưới ánh mặt trời, như vậy khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào xe nhỏ sẽ biến thành cái lò sưởi, rất nguy hại đến sức khoẻ của trẻ. Nếu trẻ sinh vào mùa đông thì có một chút ánh nắng cũng phải tận dụng.
Vì thuỷ tinh sẽ ngăn trở tia tử ngoại, bởi vậy, tắm nắng cách cửa kính không có tác dụng. Khi có gió phải chọn nơi sau lưng ngọn gió để tắm nắng.

Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.
 

Theo Bibi.vn/ Nuôi con năm đầu

Chia sẻ