Cách nhận biết và điều trị trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Lê Nhi - Theo Live,
Chia sẻ

Nếu con bạn có biểu hiện không chú ý, không có khả năng ngồi yên và bốc đồng thì có thể trẻ đã bị rối loạn tăng động giảm chú ý rồi đấy!

Nguyên nhân của ADHD? (Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD)

Những đứa trẻ bị ADHD vùng điều khiển của não thường hoạt động ít hơn hoặc cũng có thể bị mất cân bằng hóa chất trong não gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên, nguyên nhân này chưa được khẳng định rõ ràng. Và nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn tin rằng ADHD ở trẻ có nguyên nhân từ di truyền.

ADHD là một triệu chứng cướp đi của trẻ khả năng của sự tập trung chú ý. Trẻ sẽ dễ dàng bị phân tâm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và làm việc nhà của trẻ. Hiện nay ước tính có khoảng 3-10% trẻ em bị ADHD.



3 triệu chứng cơ bản của trẻ bị ADHD

Không có khả năng chú ý: Đây là triệu chứng chính của ADHD. Hệ quả là, trẻ có thể gặp rắc rối khi nghe một người nào đó nói, hoặc làm theo các hướng dẫn, hoàn thiện công việc, thậm chí theo dõi các vật dụng của cá nhân. Trẻ có thể mơ màng và làm việc toàn sai lầm và bất cẩn.

Không có khả năng ngồi yên: Trẻ không có khả năng ngồi yên, có thể chạy và leo trèo hết đồ vật này đến đồ vật khác trong lớp, trong nhà. Ngay cả khi trẻ ngồi nghỉ ngơi cũng phải trong tư thế oằn èo, sốt ruột hoặc lại bắt đầu leo trèo. Trẻ thường nói nhiều quá mức và khó khăn khi chơi một trò chơi nào đó nhẹ nhàng, đơn điệu.

Bốc đồng, nói leo: Trẻ thường làm gián đoạn, cắt ngang hoặc thường thốt ra câu trả lời trước khi giáo viên ở lớp kết thúc một câu hỏi. Bởi vì khi bị ADHD sẽ làm cho trẻ khó khăn khi phải chờ đến lượt mình hay khó khăn khi phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động.


Chẩn đoán trẻ bị ADHD như thế nào?

Không có bất kỳ một chẩn đoán nào có thể thực hiện được trong phòng thí nghiệm để phát hiện trẻ bị ADHD. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ dựa trên phản ứng của trẻ bằng các câu hỏi mô tả về hành vi và đánh giá của trường học về trẻ.

Ngoài ra, bác sỹ sẽ theo dõi thêm những biểu hiện khác ở trẻ như có hiển thị một số triệu chứng của sự không có khả năng chú ý, không có khả năng ngồi yên và bốc đồng hay không. Sự theo dõi này ít nhất được sát sao trong vòng 6 tháng.

Tác động xấu của ADHD lên cuộc sống hàng ngày của trẻ?

Nếu không được điều trị, ADHD có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ trong gia đình, xã hội và nhất là học tập. Do không có khả năng tập trung, trẻ bị ADHD thường có hiệu suất học tập kém trong trường học. Trẻ hay nói leo, bốc đồng, cắt ngang khi giao tiếp có thể khiến gặp rắc rối với bạn bè, thầy cô. Đáng lo ngại hơn nữa, ADHD cũng tăng nguy cơ về sự buồn chán trong thời thơ ấu và những rối loạn lo âu cho trẻ.

Điều trị cho trẻ bị ADHD bằng phương pháp nào?

* Sử dụng thuốc điều trị ADHD: Một số loại thuốc như Ritalin có thể giúp tăng sự chú ý của trẻ trong khi kiểm soát sự không ngồi yên và hành vi bốc đồng. Những nghiên cứu cho thấy, các loại thuốc này có biệu quả cho 70% - 80% bệnh nhân nhí mặc dù thuốc cũng có một số tác dụng phụ. Ngoài ra, thuốc Strattera cũng được lựa chọn điều trị ADHD cho một số trẻ.

* Tư vấn: Việc tư vấn có thể giúp trẻ bị ADHD học cách xử lý thất vọng và xây dựng lòng tự trọng. Nó cũng  giúp cung cấp cho cha mẹ trẻ các chiến lược hỗ trợ trẻ hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy quá trình điều trị dài hạn với sự kết hợp các loại thuốc và tư vấn sẽ có hiệu quả cao hơn so với khi điều trị chỉ bằng thuốc.

* Giáo dục đặc biệt cho trẻ bị ADHD: Hầu hết trẻ em bị ADHD được học trong các lớp học tiêu chuẩn. Loại hình giáo dục đặc biệt này được thiết kế để đáp ứng riêng cho những trẻ em bị khuyết tật hoặc rối loạn hành vi. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ bị ADHD cũng đủ điều kiện để theo học lớp giáo dục đặc biệt này.


* Đề ra thời khóa biểu cho trẻ: Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách đặt ra các việc cần phải làm trong ngày cụ thể cho trẻ và dần dần biến nó thành thói quen của trẻ. Ví như viết một thời khóa biểu hàng ngày nhắc nhở trẻ về những gì cần phải làm trong một thời gian nhất định. Điều này có thể giúp trẻ bị ADHD ràng buộc với nhiệm vụ. Thời khóa biểu nên bao gồm thời gian cụ thể cho thức dậy, ăn, chơi, làm bài tập về nhà, làm việc vặt, các hoạt động vui chơi khác và thời gian đi ngủ.

* Chế độ ăn cho trẻ bị ADHD: Các nghiên cứu về chế độ ăn ADHD cho trẻ tin rằng những loại thực phẩm có lợi cho não bộ có thể làm giảm triệu chứng của ADHD. Bao gồm những thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu, các loại hạt có thể cải thiện tình trạng này. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào từ chế độ ăn uống cho con bạn nhé.

* Nói không với thức ăn kém bổ dưỡng: Tuy không có bằng chứng chứng minh đường hoặc những phụ gia thực phẩm là một nguyên nhân khiến trẻ bị ADHD. Nhưng các cha mẹ trẻ luôn tin tưởng rằng những chất bảo quản thực phẩm và những màu sắc thực phẩm như màu đỏ, màu vàng, chất tạo vị ngọt... làm những triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên tránh cho trẻ ăn những thức phẩm này hoặc ăn uống một cách hợp lý.

* Hạn chế xem truyền hình: Liên kết giữa truyền hình và trẻ bị ADHD tuy không rõ ràng, nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ luôn khuyến cáo các cha mẹ trẻ nên cho trẻ hạn chế tiếp xúc với ti vi. Đặc biệt, không khuyến khích xem truyền hình cho trẻ em dưới 2 tuổi và không xem nhiều hơn 2 giờ/ngày cho trẻ lớn tuổi hơn.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng quan tâm, chú ý, khuyến khích trẻ chơi các hoạt động như trò chơi, sắp xếp hình khối, giải câu đố và đọc sách.


Ngăn chặn ADHD cho trẻ bằng cách nào?

Không có cách nào để ngăn chặn ADHD ở trẻ em, nhưng cũng có những cách bạn có thể làm để giảm thiểu rủi ro. Bạn có thể ngăn chặn cơ hội cho con bạn không bị ADHD bằng cách sống lành mạnh trong suốt thời gian mang thai như việc tránh sử dụng rượu, ma túy, hút thuốc lá trong khi mang thai. Bởi vì nếu khi mang thai, bạn hút thuốc lá sẽ có khả năng trẻ bị ADHD cao gấp 2 lần so với khi không hút.
Chia sẻ