Cách chăm sóc dây rốn cho bé
Không nên lau rốn mà hãy để cho nó tự khô và rụng đi, điều này sẽ làm núm rốn rụng nhanh hơn bình thường.
Tuy dây rốn được coi như một phần "thừa" trên cơ thể bé yêu khi đã chào đời, tuy nhiên, việc chăm sóc dây rốn lại rất quan trọng bởi nếu không cẩn thận có trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng dây rốn và như vậy sẽ rất nguy hiểm. Cách chăm sóc dây rốn tại nhà không khó chút nào, các bậc cha mẹ chỉ cần thực hiện cẩn thận theo các bước dưới đây.
Tại sao bé lại có dây rốn?
Trong suốt quá trình mang thai, dây rốn làm nhiệm vụ vận chuyển các dưỡng chất và oxy từ cơ thể mẹ sang thai nhi, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé.
Dây rốn dài trung bình từ 50 đến 60cm, đường kính khoảng 1,5cm, màu trắng, mềm mại. Một đầu dây rốn gắn vào da bụng thai nhi ở vị trí sau này gọi là rốn, một đầu gắn với bánh nhau.
Sau khi chào đơì dây rốn này vẫn còn tồn tại ở phần rốn của trẻ, và thông thường nó sẽ rụng đi sau khoảng 1 tuần hoặc hơn 1 tuần.
Tuy dây rốn được coi như một phần "thừa" trên cơ thể bé yêu khi đã chào đời, tuy nhiên, việc chăm sóc dây rốn lại rất quan trọng bởi nếu không cẩn thận có trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng dây rốn và như vậy sẽ rất nguy hiểm.
Cách chăm sóc dây rốn
Cách chăm sóc dây rốn tại nhà không khó chút nào, các bậc cha mẹ chỉ cần thực hiện cẩn thận theo các bước dưới đây.
- Giữ vệ sinh thật tốt. Việc giữ vệ sinh cho dây rốn sẽ giúp bé loại trừ được nguy cơ bị nhiễm trùng rốn. Để vệ sinh núm rốn cho trẻ, các bậc cha mẹ thường dùng một miếng gạc mềm có thấm cồn chà xát nhẹ nhàng lên núm rốn mỗi khi thay tã. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây, lại bác bỏ quan niệm sai lầm này và cho rằng, không nên lau rốn mà hãy tự để cho nó tự khô và rụng đi, điều này sẽ làm núm rốn rụng nhanh hơn bình thường.
- Nếu núm rốn bị bẩn và rỉ nước, hãy rửa nó với xà bông diệt khuẩn không gây kích ứng và nước ấm sau đó lau khô. Dùng tã sạch và khô cuốn xung quanh vùng rốn.
- Luôn giữ cho núm rốn được khô. Việc dùng băng gạc mỏng thay vì những chiếc tã dày cuốn quanh rốn sẽ giúp rốn nhanh khô hơn.
- Bạn nên tắm cho bé bằng bọt biển trong thời gian bé chưa rụng rốn. Sau khi rốn đã rụng bạn có thể tắm cho bé ở trong chậu
- Tránh cấu hay giật núm rốn ra, mà nên để tự nó rụng ra.
Lưu ý:
Nếu quá trình chăm sóc núm rốn không cẩn thận, sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, núm rốn sẽ có những biểu hiện như:
- Sưng phồng xung quanh rốn.
- Rỉ máu.
- Chảy mủ vàng
- Xuất hiện mùi hôi
Cần phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện trên, để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Thêm vào đó bạn cũng cần biết: