Burberry thiêu hủy 857 tỷ đồng hàng tồn, và điều này xảy ra hàng năm để ngăn hàng hoá không bị tuồn ra "chợ xám"

ĐẠI NGỌC,
Chia sẻ

Trong 5 năm, số hàng tồn kho mà Burberry thiêu hủy đã lên đến con số... 2.754 tỷ đồng!!!

Số phận hàng tồn kho của các thương hiệu cao cấp đi về đâu, đó là câu hỏi thường bỏ ngỏ trong chúng ta.

Mới đây nhất, một báo cáo uy tín cho biết chỉ trong năm vừa qua, cái tên đình đám Burberry đã thiêu hủy hơn 857 tỷ đồng hàng tồn kho. Lời lý giải chính đáng cho động thái này là thương hiệu không muốn những sản phẩm của mình bị tuồn ra "chợ xám", lọt vào tay những "khách-hàng-bất-đắc-dĩ", dẫn đến hệ quả là làm sụt giảm giá trị thương hiệu.

Trong thuật ngữ chuyên môn, "chợ xám" là hình thức trao đổi hàng hóa không chính thức, ngoài mong muốn của nhà sản xuất, thường là những hoạt động như những shop kinh doanh trực tuyến hay trang web bán hàng không chính thức…

Burberry thiêu hủy 857 tỷ đồng hàng tồn, và điều này xảy ra hàng năm để ngăn hàng hoá không bị tuồn ra chợ xám - Ảnh 1.

Chia sẻ với The Times, Burberry thừa nhận rằng sự vụ thiêu hủy hàng tồn kho là có thật nhưng bên cạnh đó, họ cũng sử dụng các lò đốt chuyên dụng nhằm khai thác năng lượng. Thế nhưng động thái này của Burberry lại làm phật lòng các nhà bảo vệ môi trường.

Nhắc đến Burberry, công chúng đã quá quen với những chiếc áo trench-coat có mức giá gần 50 triệu đồng. Tuy nhiên chỉ trong 2 năm vừa qua lượng hàng tồn kho của Burberry tăng lên đến 50% đi kèm với bối cảnh doanh số bán hàng giảm sút thậm tệ.

Sốc hơn, tổng trị giá hàng tồn kho bị thiêu hủy của Burberry trong 5 năm qua ước tính lên đến 2754 tỷ đồng. Điều này khiến các cổ đông hoang mang rằng, vì sao thương hiệu không cung cấp sản phẩm cho các nhà đầu tư tư nhân thay vì xóa sổ chúng.

Burberry thiêu hủy 857 tỷ đồng hàng tồn, và điều này xảy ra hàng năm để ngăn hàng hoá không bị tuồn ra chợ xám - Ảnh 2.

Một số chuyên gia phân tích cho rằng, sự chênh lệch mức giá ở Đông Nam Á và Trung Quốc đã gây ra tình trạng thặng dư cổ phiếu, rẻ nhất cũng lên đến 30 triệu đồng.

Hiện có khá nhiều ý kiến chỉ trích phương thức giải quyết hàng tồn kho của Burberry. Phần mình, thương hiệu khẳng định rằng đây là "thỏa ước toàn ngành".

Được biết không chỉ Burberry mà khá nhiều thương hiệu rơi vào cảnh lao đao bởi hàng tồn kho. Chẳng hạn như H&M đã thiêu hủy hàng tấn quần áo tồn kho nhằm giúp sản sinh năng lượng vận hành cho Vastera, một thành phố nhỏ của Thụy Điển.

Trong khi đó thì Richemont, công ty sở hữu thương hiệu Cartier và Montblanc, đã tiêu hủy số lượng đồng hồ tồn kho lên đến... 12.000 tỷ đồng chỉ trong 2 năm.

Quả đúng "trăng tròn thì khuyết, nước đầy thì tràn"!

Nguồn: DailyMail

Chia sẻ