Bỏ túi những phương pháp dạy con ngoan mà không cần quát mắng hay đòn roi
Hãy ghi nhớ những phương pháp dạy con này bởi sẽ có những lúc những phương pháp kỷ luật truyền thống như “time-out” không phát huy tác dụng.
Một số cha mẹ dùng những phương pháp kỷ luật trẻ với suy nghĩ rằng "làm như thế sẽ làm tổn thương tôi nhiều hơn là làm tổn thương con". Nhưng suy nghĩ này cũng đồng thời nhắc nhở một câu hỏi khá cơ bản về nuôi dạy con cái và kỷ luật nói chung: Cho dù nó đó là time-out, hay là một cái tét vào mông, hoặc việc tự đổ lỗi của cha mẹ, tại sao lại phải có một ai đó phải chịu bị tổn thương ngay từ đầu?
Những phương pháp dạy con phi kỷ luật dành cho những bậc cha mẹ sẵn sàng từ bỏ cuộc đấu tranh quyền lực hay muốn thử những phương pháp khác phù hợp hơn (Ảnh minh họa).
Có những bác sĩ, nhà nghiên cứu và người ủng hộ trẻ em tin rằng kỷ luật là hoàn toàn không cần thiết cho việc nuôi dạy con cái. Thực tế, họ còn cho rằng, kỷ luật chỉ tốt để nuôi một đứa trẻ tuân theo quyền lực một cách mù quáng. Những người ủng hộ dạy con không kỷ luật này đã tạo ra một loạt các phương pháp nuôi dạy con cái dựa vào sự tôn trọng một đứa trẻ trong khi quay lưng lại với hình phạt. Đây là những phương pháp dành cho những bậc cha mẹ sẵn sàng từ bỏ cuộc đấu tranh quyền lực hay muốn thử những phương pháp khác phù hợp hơn.
Phương pháp Kazdin
Bác sĩ Kazdin là giám đốc của Trung tâm Nuôi dạy con Yale của Đại học Yale và một người đi đầu nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý trẻ em. Hầu hết kinh nghiệm của ông được dành để giúp những bậc phụ huynh của những đứa trẻ có xu hướng bạo lực và hay chống đối đến mức chúng thường không thể tiếp nhận điều trị tâm lý lâu. Nhưng thậm chí ngay cả khi một đứa trẻ đang cư xử cực kì hư hỏng hay tức giận, bác sĩ Kazdin cho biết theo như nghiên cứu, trừng phạt trẻ là phản tác dụng, bố mẹ sẽ không nhận được những hành vi tích cực mà mình mong muốn ở con. Liệu trừng phạt như vậy có ngăn được hành vi hư hỏng của con lúc đó không? Chắc chắn rồi. Nhưng liệu có ngăn được những kiểu hành vi này mãi mãi không? Không chắc.
Trừng phạt trẻ là phản tác dụng, bố mẹ sẽ không nhận được những hành vi tích cực mà mình mong muốn ở con (Ảnh minh họa).
Cốt lõi của phương pháp nuôi dạy con của Kazdin là đơn giản chỉ là dạy trẻ hành xử một cách phù hợp – không phải bằng cách giải thích hay nói cho trẻ hiểu, mà bằng sự khích lệ những hành vi phù hợp hơn. Cùng với sự khích lệ đó, ông cũng khuyên cha mẹ nên công nhận và khen ngợi những hành vi tốt của trẻ theo một cách chủ động và tích cực. Thực ra, phương pháp này cũng không hề dễ dàng, nó đòi hỏi nhiều thời gian và tương tác có chủ đích với trẻ.
Phương pháp hòa bình
Theo bác sĩ Laura Markham - nhà tâm lý học lâm sàng ĐH Columbia, kỷ luật tạo ra một cuộc tranh giành quyền lực giữa bố mẹ và trẻ, dựa trên nỗ lực bắt con phải phục tùng theo ý muốn của mình của các bậc phụ huynh. Cuộc tranh giành này sẽ dẫn đến sự giận dữ, thất vọng và những cảm xúc tiêu cực cho cả hai bên.
Chìa khóa cho việc nuôi dạy con, theo bác sĩ, là đặt mối quan hệ dựa trên tình yêu, sự ấm áp và tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải là những quyền lực mà bố mẹ bắt buộc con phải tuân theo. Nhưng, để sự ấm áp và tình yêu được truyền tải, bố mẹ phải luôn hiện diện và đồng cảm với trẻ, hay nói cách khác, là luôn tạo ra không khí hòa bình.
Bố mẹ cũng phải kiềm nén cảm xúc của bản thân, kiềm nén mong muốn kiểm soát, điều khiển con mà thay vào đó là thể hiện tình yêu thương đối với con (Ảnh minh họa).
Vì vậy, khi đối diện với một đứa trẻ đang hành xử không ngoan, bác sĩ Laura khuyên bố mẹ nên trước tiên phản ứng bằng cách đến gần với con, kết nối và cố gắng hiểu vấn đề từ góc độ của đứa trẻ, và nói lại với con để thể hiện sự thấu hiểu con. Điều đó không có nghĩa là phải đồng ý với những điều tiêu cực của con, mà là để trẻ thấy rằng bạn công nhận và hiểu những điều đó, dù chúng không phải điều tốt.
Với phương pháp này, bố mẹ cũng phải kiềm nén cảm xúc của bản thân, kiềm nén mong muốn kiểm soát, điều khiển con mà thay vào đó là thể hiện tình yêu thương đối với con.
Phương pháp tích cực
Đây là phương pháp được phát triển dựa trên lĩnh vực tâm lý tích cực, trên ý tưởng nuôi dưỡng tài năng, những điểm mạnh và những khả năng để giúp một ai đó trở thành một người tốt hơn thay vì việc cứ cố gắng sửa chữa những khiếm khuyết của họ.
Theo đó, bố mẹ nên giúp con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra những lựa chọn phù hợp, thay vì đòi hỏi sự nghe lời của con. Phương pháp này hầu như liên quan đến việc bố mẹ phải đóng vai trò như những tấm gương của những hành vi tốt cho trẻ noi theo. Một phụ huynh hay quát mắng, làm tổn thương hay trừng phạt cũng sẽ nuôi dạy những đứa con cư xử giống hệt như vậy. Hãy chỉ nuôi dạy con theo cách mà bạn muốn được nuôi dạy.
Alfie Kohn tin rằng kỷ luật thực chất chỉ là một sự ép buộc nhằm tạo ra một sự thay đổi hành vi ngắn hạn (Ảnh minh họa).
Phương pháp vô điều kiện
Phương pháp này được tạo ra bởi Alfie Kohn - một tác giả và giảng viên người Mỹ trong các lĩnh vực giáo dục, nuôi dạy con cái và hành vi của con người. Alfie Kohn tin rằng kỷ luật thực chất chỉ là một sự ép buộc nhằm tạo ra một sự thay đổi hành vi ngắn hạn, chứ không phải tạo nên những người toàn diện biết cách làm thế nào và tại sạo để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Vấn đề là ở chỗ, những phương pháp khác khiến trẻ cảm thấy rằng chúng chỉ được bố mẹ thương yêu khi cư xử đúng theo ý của bố mẹ. Cốt lõi của phương pháp này là mang cho con tình yêu vô điều kiện dù trẻ có làm gì hay hành xử như thế nào.
Áp dụng phương pháp này cũng có nghĩa là không còn những phần thưởng hay khích lệ, cũng không còn những điều bố mẹ làm chỉ vì nó là điều dĩ nhiên, điều thường thấy. Thay vào đó, bố mẹ phải có tư duy phản biện mỗi khi yêu cầu một điều gì đó từ trẻ.
Nguồn: fatherly