Bố mẹ sẽ không dám tự cho con uống thuốc kháng sinh khi biết những sự thật này
Các bậc cha mẹ cần biết rằng sử dụng thuốc kháng sinh nếu không đúng loại sẽ không giúp ích gì mà còn có thể gây hại cho trẻ.
Các loại kháng sinh là thuốc để điều trị các chủng vi khuẩn chứ không phải để trị virus. Trước khi sử dụng một loại kháng sinh, bác sĩ nhi khoa sẽ tìm ra thuốc điều trị nhiễm trùng đúng loại dành cho con bạn.
Sau đây là 10 thắc mắc thường gặp khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Hãy nói chuyện với bác sỹ nếu bạn còn băn khoăn điều gì.
1. Con tôi bị cảm lạnh rất nặng. Vì sao bác sĩ lại không kê thuốc kháng sinh?
Cảm lạnh gây ra bởi virus. Các loại kháng sinh được dùng chuyên biệt để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nói chung, các triệu chứng cảm lạnh thông thường như ho, khó thở, chảy nước mũi ở mức độ nhẹ, trẻ sẽ sớm khỏi bệnh mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
2. Có phải một vài loại cảm cảm cúm không chuyển thành nhiễm khuẩn? Vậy tại sao phải chờ đợi để dùng kháng sinh?
Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm khuẩn không kèm nhiễm virus. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm virus có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị tiêu chảy hoặc bị một số tác dụng phụ khác. Nếu con bạn bị tiêu chảy, tiêu chảy có lẫn máu, hoặc một vài tác dụng phụ khác trong khi dùng kháng sinh, hãy gọi ngay cho bác sỹ nhi khoa.
3. Có phải chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh không phải là một dấu hiệu nhiễm khuẩn?
Trong suốt thời gian mắc chứng cảm lạnh thông thường, thì việc nước mũi trở nên đặc và chuyển từ trong sang màu vàng hay xanh là bình thường. Những triệu chứng này thường hết trong khoảng 10 ngày.
Viêm xoang là một thuật ngữ chỉ tình trạng viêm niêm mạc mũi và xoang. Một loại virus hoặc dị ứng có thể gây ra viêm xoang và trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể là nguyên nhân.
Có những dấu hiệu cho thấy vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra bệnh về đường hô hấp cho trẻ. Nếu con bạn mắc cảm lạnh thông thường, ho có đờm xanh kéo dài trên 10 ngày, hoặc nếu con bạn chảy nước mũi vàng hoặc xanh đặc và sốt cao trên 39 độ C tối thiểu trong từ 3 đến 4 ngày, đây có thể là dấu hiệu mắc viêm xoang do nhiễm khuẩn.
Nếu bệnh viêm xoang do nhiễm khuẩn của bé nặng hơn (thường không mấy khi xảy ra) thì nên điều trị bằng kháng sinh cho trẻ. Trước khi sử dụng kháng sinh theo đơn, bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu khác và kiểm tra bé để đảm bảo sử dụng đúng loại kháng sinh.
4. Có phải kháng sinh không phải dùng để điều trị viêm tai?
Không phải tất cả các loại viêm tai được điều trị bằng kháng sinh. Ít nhất một nửa trong số các loại viêm tai được chữa khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Nếu bé không sốt cao hoặc đau tai dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi ban đầu.
Bởi cơn đau thường diễn ra đầu tiên và là triệu chứng khó chịu nhất của bệnh viêm tai, bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau ở trẻ. Acetaminophen và ibuprofen là những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có thể giúp giảm đau khá nhiều. Hãy chắc chắn sử dụng đúng liều lượng tương ứng với độ tuổi và cân nặng của trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, đau và sốt sẽ tăng lên trong 1 đến 2 ngày đầu mắc bệnh.
Cũng có các loại thuốc nhỏ tai giúp giảm đau tai trong thời gian ngắn. Bạn có thể hỏi bác sĩ nhi khoa nếu trẻ nên dùng thuốc nhỏ. Những loại thuốc trị cảm lạnh không cần kê đơn (thuốc trị nghẹt mũi và thuốc kháng histamin) không chữa viêm tai và không nên dùng cho trẻ nhỏ.
Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh khi con bạn bị sốt ngày càng nặng, tình trạng đau tai trở nên nặng hơn, và nhiễm trùng cả màng nhĩ.
5. Có phải thuốc kháng sinh không dùng để trị đau họng?
Câu trả lời là không. Hơn 80% các trường hợp đau họng do virus gây ra. Nếu trẻ bị đau họng, chảy nước mũi, ho công cốc, nguyên nhân dường như là do một loại virus và không cần thiết phải thực hiện kiểm tra “viêm họng do liên cầu khuẩn”.
Thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi dùng để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A. Nhiễm trùng gây ra do loại vi khuẩn này được gọi là viêm họng. Trẻ em ở độ tuổi đến trường chứ không phải trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng thường mắc viêm họng do liên cầu khuẩn.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bé mắc viêm họng do liên cầu khuẩn dựa trên các triệu chứng của bé, thì thí nghiệm liên cầu khuẩn cần thiết được thực hiện. Nếu kết quả là dương tính, thì bệnh được chỉ định dùng kháng sinh.
6. Có phải thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ?
Các tác dụng phụ có thể xảy ra với 1 trên 10 trẻ sử dụng thuốc kháng sinh. Các tác dụng phụ có thể gồm mẩn ngứa, dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày. Hãy chắc chắn bạn nói cho bác sĩ biết trong trường hợp con bạn phản ứng với thuốc kháng sinh.
Thỉnh thoảng, trẻ sẽ nổi ban khi uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả tình trạng ngứa thường do dị ứng. Hãy báo với bác sĩ nếu bạn thấy một nốt ban giống như phát ban (ban đỏ), đây có thể là phản ứng do dị ứng. Nếu con bạn có phản ứng dị ứng gây mẩn ngứa hoặc phát ban, hãy ghi vào hồ sơ y tế của bé.
7. Thuốc kháng sinh có tác dụng trong bao lâu?
Hầu hết nhiễm trùng sẽ được cải thiện sau từ 48 đến 72 giờ sau khi uống kháng sinh. Nếu tình trạng của bé trở nên xấu đi hoặc không được cải thiện trong vòng 72 giờ, hãy gọi bác sĩ. Nếu bé ngừng dùng kháng sinh quá sớm, bệnh có thể không được điều trị hoàn toàn và các triệu chứng có thể xuất hiện trở lại.
8. Có phải các loại kháng sinh có thể dẫn đến khuẩn kháng thuốc?
Việc dùng đi dùng lại hoặc dùng sai kháng sinh có thể dẫn đến khuẩn kháng thuốc. Khuẩn kháng thuốc là vi khuẩn không bị các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn tiêu diệt . Những loại khuẩn kháng thuốc này cũng có thể lây cho trẻ em và người lớn khác.
Điều quan trọng là cho bé dùng kháng sinh đặc trị cho bệnh cụ thể chứ không phải là dùng kháng sinh có tác dụng rộng hơn với nhiều loại nhiễm trùng. Nếu con bạn bị kháng thuốc kháng sinh thì việc sử dụng kháng sinh đặc biệt là điều cần thiết. Đôi khi, những loại thuốc này phải truyền qua tĩnh mạch tại bệnh viện.
9. Thuốc chống virus là gì?
Bệnh cúm là do virus gây nên, nó có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh mà thuốc kháng virus sẽ chữa được. Thuốc kháng virus có thể sử dụng cho trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng hơn nếu trẻ bị cúm. Đối với hầu hết các loại virus khác gây ho và cảm lạnh thì không có loại thuốc kháng virus nào có hiệu quả hay được khuyến cáo.
10. Làm sao để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn?
- Thuốc kháng sinh luôn luôn không phải là thần dược khi trẻ bị ốm. Hãy cho bé đến bác sĩ khám để có phương án điều trị tốt nhất.
- Hãy hỏi bác sĩ rằng liệu kháng sinh được kê có phải là cách chữa tối ưu nhất cho tình trạng nhiễm khuẩn của bé hay không. Ví dụ, các loại kháng sinh thông thường như azithromycin không có tác dụng với vi khuẩn gây ra hầu hết các chứng viêm xoang và viêm tai.
- Kháng sinh chống lại nhiễm khuẩn. Chúng không có tác dụng chữa cảm cúm và cảm lạnh.
- Hãy chắc chắn rằng bạn cho bé uống đúng liều lượng kháng sinh như được chỉ dẫn.
- Không dùng kháng sinh của trẻ cho người khác, bạn có thể đưa nhầm loại thuốc và gây hại cho họ.
- Hãy vứt kháng sinh không sử dụng đi. Đừng cất trữ kháng sinh cho lần sau, một vài loại thuốc khi hết hạn có thể thực sự gây hại đấy.
(Nguồn: Healthychildren)