Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi

Happy Moms,
Chia sẻ

Đó là một trong những điều khiến Lusia, một bà mẹ Mỹ sống tại Đức cảm thấy bất ngờ nhất khi cô làm mẹ và nuôi dạy con tại Berlin.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 1

Lusia cùng chồng là Max và cậu con trai 2 tuổi Hugo sống ở Berlin, Đức.

Lusia sinh ra ở Berlin, bố cô là người Mỹ còn mẹ là người Italia. Khi cô 2 tuổi, bố mẹ cô ly hôn. “Tôi chuyển đến sống ở Boston (Mỹ) cùng bố, đi học mẫu giáo và tiểu học ở đây”, Lusia chia sẻ, “Nhưng hầu hết các kì nghỉ và cả mùa hè tôi đều bay sang Châu Âu thăm mẹ”. Sau đó, cô học đại học ở Boston, sống khoảng 1 năm ở Paris (Pháp) và 10 năm ở New York (Mỹ).

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 2

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 3

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 4

Lusia và Max chồng cô gặp nhau ở Paris, trải qua một câu chuyện tình yêu vô cùng “trắc trở” vì khoảng cách địa lý, cuối cùng Lusia quyết định rời New York tới Berlin để bắt đầu một cuộc sống mới cùng Max tại đây. Làm một bà mẹ “toàn cầu hóa” với trải nghiệm sống ở nhiều nước khác nhau, Lusia đã chia sẻ những điều khiến cô cảm thấy bất ngờ khi sống và làm mẹ ở Berlin.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 5

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 6

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 7

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 8

“Gia đình tôi sống ở khu Charlottenburg, phía tây Berlin, một khu vực vô cùng bình yên với những người hàng xóm thân thiện, tốt bụng và một công viên rộng lớn, thanh bình. Mang thai, trở thành mẹ và nuôi dạy con ở đây, tôi thực sự đã có những trải nghiệm và kỉ niệm vô cùng tuyệt vời.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 9

Quá trình mang thai: Mang thai là một sự kiện vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ Đức, tuy nhiên mọi người lại khá kín tiếng về sự xuất hiện của thiên thần nhỏ của mình. Vì thế, bạn không cần phải quá vồn vã chia sẻ niềm vui cũng như ngày dự sinh của mình với mọi người.

Tôi sang Mỹ một thời gian ngắn khi mang thai tháng thứ 7 và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi mọi người xung quanh đều dành cho mình sự quan tâm và chăm sóc cực kì đặc biệt, mọi người hỏi han về sức khỏe của tôi và em bé, chúc tôi khỏe mạnh mẹ tròn con vuông, thậm chí còn hỏi tôi sẽ chọn phương pháp sinh con kiểu gì… Nhưng khi quay trở lại Đức vài tuần sau đó, tôi cảm thấy thực sự hụt hẫng và hơi buồn vì dường như mọi người không ai tỏ ra quan tâm gì đến tôi cả. Họ rất tế nhị và ít lời!

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 10

Chuyện sinh con ở Đức: Một trong những điều khiến tôi cảm thấy bất ngờ nhất là sự chăm sóc tuyệt vời và cảm giác an toàn tuyệt đối khi sinh con và những ngày tháng vất vả sau đó. Tất cả chỉ có thể nói là quá tuyệt.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 11

Mỗi một phụ nữ mang thai ở Đức sẽ được “phân” riêng một bà đỡ (hoặc y tá) để đến tận nhà chăm sóc và kiểm tra sức khỏe trước và sau khi sinh. Bà đỡ của tôi là một người phụ nữ vô cùng thanh lịch và dễ mến, bà thường đến nhà trò chuyện và kiểm tra các chỉ số sức khỏe cho tôi một tuần một lần. Bà thường mát-xa cho tôi và kiểm tra thai nhi bằng một chiếc ống nghe gỗ truyền thống.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 12

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 13

Sau khi sinh, bà đến nhà tôi hàng ngày trong khoảng 6 tuần để hướng dẫn và hỗ trợ tôi cách chăm sóc Hugo, kiểm tra sức khỏe của thằng bé và sau đó giảm dần thời gian đến nhà tôi. Sau 6 tuần, bà đỡ nói rằng bà sẽ không đến nữa trừ những lúc tôi cần sự hỗ trợ của bà, hãy gọi điện và bà sẽ có mặt. Điều đó khiến tôi cảm thấy bất ngờ và nghẹn ngào, tôi đã quá quen với sự có mặt và giúp đỡ của bà trong thời gian qua, giống như một người thân thiết nhất của mình.

Điều thú vị về việc sinh nở nằm ở chỗ nó nghe có vẻ là điều gì đó kinh khủng với 25 tiếng trở dạ với những giai đoạn khác nhau, nhưng cảm giác được chăm sóc và quan tâm lại là tất cả những ký ức đẹp nhất mà tôi lưu giữ. Mỗi thai phụ được hỗ trợ bởi một bà đỡ, và tôi được hỗ trợ bởi 4 bà đỡ khác nhau trong quá trình sinh nở kéo dài của mình. Đó là những thiên thần thực sự hiện diện trên trái đất, chăm sóc tôi giống như tôi là con gái của họ vậy. Mỗi khi nghĩ về họ tôi lại muốn khóc vì hạnh phúc, bởi dường như tất cả những gì họ làm là giúp tôi cảm thấy mạnh mẽ và can đảm trong suốt giai đoạn khó khăn, và rồi đưa tôi và chồng tôi về giường như những đứa trẻ mệt mỏi trong một căn phòng giống như một khách sạn đầy đủ tiện nghi với chiếc giường đôi và một chiếc tivi.

Chế độ nghỉ thai sản: Những phụ nữ đi làm ở Đức có kì nghỉ thai sản bắt đầu từ 6 tuần trước khi sinh và kéo dài tới 8 tuần sau khi sinh và được hưởng toàn bộ chế độ lương. Họ có thể nghỉ tới 12 tháng sau sinh với và hưởng chế độ 65% tùy thuộc vào mức thu nhập của mỗi người.

Những người phụ nữ làm việc tự do có thể nghỉ tới 12 tháng với mức hỗ trợ khoảng 60% thu nhập của năm trước đó. Vì thế, cho dù tôi có làm việc tự do thì tôi vẫn sẽ có một kì nghỉ thai sản 12 tháng trọn vẹn! Đây chính là điểm khác biệt của những quốc gia có tỉ lệ sinh thấp – chính phủ thường có những chính sách để khuyến khích và hỗ trợ các bà mẹ sinh con. Quả là tuyệt vời khi cảm nhận được những giá trị của một người phụ nữ!

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 14

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 15

Nhà trẻ và trường mẫu giáo: Ở Tây Đức, rất nhiều bà mẹ ở nhà với con cho đến khi chúng 3 tuổi (độ tuổi mà các trường mầm non miễn phí học phí và có nhiều hỗ trợ cho phụ huynh). Bác sĩ nhi khoa của tôi đã rất phản đối khi tôi có ý định đi làm trở lại khi Hugo của tôi 18 tháng tuổi, cô ấy nghĩ tôi nên ở nhà với con cho đến khi nó 3 tuổi. Tuy thế, phần lớn những người phụ nữ mà tôi biết đều đi làm trở lại sau khi sinh khoảng 1 năm. Khi bố mẹ đi làm, họ có hai sự lựa chọn: một là các nhà trẻ (gọi là “kita” hoặc hai là gửi con cho các “tagesmutter” (tạm dịch là “bà mẹ một ngày”). Một “tagesmutter” thường ở nhà làm việc nhà và trông vài đứa trẻ, thường là không quá 4 đến 5 trẻ.

Tiền hỗ trợ của chính phủ: Các bố mẹ nhận được một khoản tiền hỗ trợ hàng tháng từ chính phủ gọi là “Kindergeld”. Bạn sẽ nhận được khoảng 200 euros mỗi tháng cho mỗi đứa trẻ, phụ thuộc vào việc bạn có bao nhiêu đứa con. Khoản tiền chủ yếu để hỗ trợ các bố mẹ tiền mua bỉm, đồ ăn, đồ chơi và những đồ dùng cần thiết khác. Đây không phải là một số tiền lớn nhưng nó đánh dấu một bước ngoặt vui vẻ của cuộc đời bạn. Bạn được tặng một khoản tiền nhỏ để chi trả cho những đứa trẻ cho đến khi chúng 18 tuổi và đến 21 tuổi nếu những đứa con của bạn vẫn chưa có việc làm hay đến 25 tuổi nếu chúng vẫn đang học tập và nghiên cứu.

Cuộc sống của cả gia đình chúng tôi thực sự thoải mái ở Berlin. Hugo rất thích đi chơi ở sở thú để quan sát chăm chú các loài động vật ở đó. Sở thú ở Berlin thật tuyệt, Hugo sẽ thỏa sức ngắm nghía hà mã, tê giác, voi, trâu, hươu cao cổ…. và thằng bé thực sự yêu mến tất cả các loài động vật ở đây.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 16

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 17

Có rất nhiều sân chơi cho lũ trẻ ở Berlin, ngay cả ở giữa trung tâm thành phố. Các sân chơi có rất nhiều đồ chơi bằng gỗ và các sân chơi cát cho lũ trẻ thỏa sức đùa nghịch. Có vẻ như đồ chơi bằng gỗ và sân chơi cát hấp dẫn lũ trẻ hơn đồ chơi nhựa rất nhiều. Các bố mẹ đều mang theo xô và xẻng trong xe đẩy khi tới sân chơi, ngay cả các bố mẹ có con còn rất nhỏ cũng thường tới sân chơi để cảm nhận niềm vui và sự hưng phấn của những đứa trẻ ở đây.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 18

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 19

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 20

Có một điểm khá đặc biệt ở các trường mầm non ở Berlin là lũ trẻ thường được chơi thỏa sức, phụ huynh và các trường học ở Đức thường không quá chú trọng việc dạy học đọc sớm cho lũ trẻ; trẻ em không học đọc cho đến khi chúng đi học vào lúc 6 hoặc 7 tuổi. Những món đồ chơi phổ biến và nổi tiếng ở Đức chủ yếu làm bằng gỗ và rất hiếm khi bạn tìm thấy đồ chơi nhựa ở đây.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 21

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 22

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 23

Phong cách làm cha mẹ ở Đức: Nếu như nhiều phụ huynh Mỹ được biết đến với phong cách làm cha mẹ kiểu “trực thăng” (tức là luôn kiểm soát và can thiệp vào mọi hành động của con) thì cha mẹ Đức cho rằng, tuổi thơ và quãng thời gian của tự do và hạnh phúc. Tôi nhìn thấy những đứa trẻ nhỏ xíu tự đi bộ hoặc đạp xe đến trường hoặc từ trường về nhà mọi lúc, mọi nơi. Thi thoảng vào cuối tuần, tôi thường nhìn thấy những đứa trẻ đi mua bánh mỳ về cho cả nhà ăn sáng.

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 24

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 25

Bố mẹ Đức không cho con học đọc sớm để vui chơi thỏa sức đến 6 tuổi 26

Khi những đứa trẻ khoảng 7, 8 tuổi, cha mẹ Đức thực sự khuyến khích chúng sống độc lập và tôn trọng tối đa suy nghĩ và quan điểm của những đứa trẻ. Người Đức luôn tự hào về những đứa trẻ sống tự lập và biết chịu trách nhiệm với mọi việc mình làm từ bé. Cha mẹ Đức vì điều đó mà cũng dễ dàng “đối thoại” với con hơn khi chúng bước vào độ tuổi teen. Tôi nhớ tất cả các người bạn Đức của tôi đều có một bữa tiệc ngủ đặc biệt. Đó là khi bạn có bạn trai hoặc bạn gái, khoảng từ 14 tuổi trở lên, bạn sẽ có một bữa tiệc ngủ tại nhà của bạn trai/bạn gái mình, trong phòng riêng của họ và… không có sự giám sát của phụ huynh. Bởi vì, cha mẹ Đức cho phép và tin tưởng hoàn toàn ở con – đó chính là nền tảng tuyệt vời của mối quan hệ và sự tin tưởng giữa cha mẹ và các con có được từ cách nuôi dạy con của cha mẹ Đức.

"Tuyệt vời" là điều mà tôi muốn nói hơn cả về những gì mà tôi đã trải qua ở Berlin cùng chồng và Hugo bé bỏng của tôi.
Chia sẻ