Cập nhật lúc 20:21 - 12/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/11: Quy định cách ly mới nhất đối với những người chưa tiêm đủ vaccine COVID-19

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-08T00:11:00

    Bộ Y tế: Đã thỏa thuận hợp đồng 200 triệu liều vắc xin, cuối năm tiêm mũi 3

    Chiều 8/11, giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cho biết thời gian qua, Việt Nam đã triển khai chiến lược vaccine hiệu quả trên các lĩnh vực như mua, nhập khẩu, tổ chức chiến dịch tiêm chủng...

    Theo đó, đến nay, Việt Nam đã có những thỏa thuận, đơn hàng, hợp đồng lên tới 200 triệu liều; đã tiếp nhận khoảng 125 triệu liều. Đẩy nhanh tốc độ đưa vắc xin về trong cuối năm nay để phục vụ người dân miễn phí.

    Tính đến ngày 7-11 đã tiêm được hơn 90 triệu liều với hơn 83,8% số người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 40% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 liều. Số lượng vắc xin hiện tại đã đảm bảo bao phủ đủ liều vào cuối năm nay, đồng thời triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay và đầu năm sau.

    "Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vắc xin tiêm chủng nhiều nhất, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia), đứng thứ 7 trong châu Á và là một trong nhóm 3 nước có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới tính theo số liều tiêm theo ngày và theo tuần" - ông Long nói.

    Ông cũng thông tin thêm là đang tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc xin trong nước với 2 loại vắc xin đang thử nghiệm giai đoạn 3, 1 vắc xin đang thử nghiệm giai đoạn 2 cùng với các thỏa thuận chuyển giao công nghệ với các quốc gia trên thế giới.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-08T01:11:00

    Cách ly 14 ngày người chưa tiêm vaccine đến từ vùng có dịch

    Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vừa nhận được văn bản khẩn của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời các biện pháp chuyên môn triển khai Nghị quyết số 128 của Chính phủ.

    Hướng dẫn này được ban hành trên cơ sở theo dõi, tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai Nghị quyết số 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.

    Người về từ vùng dịch không phải trình kết quả xét nghiệm Covid-19

    Trong công văn này, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành, chỉ đạo việc tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128 và Quyết định số 4800; chủ động đánh giá cấp độ dịch theo từng cấp (từ cấp xã và khuyến khích quy mô nhỏ nhất có thể) để có các biện pháp y tế, hành chính phù hợp và công bố, cập nhật kết quả đánh giá trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

    Các địa phương cũng cần tăng cường rà soát, giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800 và Công điện số 1700 của Bộ Y tế.

    Theo hướng dẫn này, các địa phương chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh, không đưa ra yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ xử lý theo quy định.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/11: Số ca mắc đợt dịch thứ 4 tại Hà Nội vượt 5.000, các ổ dịch tăng không ngừng ca nhiễm - Ảnh 1.

    Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Sở Y tế chỉ đạo việc quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế hoặc tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thiết lập các trạm y tế lưu động để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch cho người dân.

    Không cách ly người đến từ địa bàn có dịch đã tiêm đủ mũi vaccine

    Về việc tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe người có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch, Bộ Y tế chia thành 4 nhóm đối tượng căn cứ vào việc tiêm vaccine ngừa Covid-19.

    Nhóm thứ 1: Người đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng sẽ tự theo dõi sức khoẻ tại nơi cư trú trong 7 ngày và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, người thuộc nhóm này cần báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

    Nhóm thứ 2: Người tiêm chưa đủ liều sẽ thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ khi về địa phương.

    Nhóm thứ 3: Người chưa được tiêm vaccine sẽ cách ly 14 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K. Người trong nhóm này cần xét nghiệm 3 lần (ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14).

    Nhóm thứ 4: Người đã tiêm vaccine hoặc khỏi bệnh Covid-19 tại nước ngoài được kiểm tra, công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

    Trong công văn mới, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương, bộ ngành chỉ đạo các cơ sở lao động thực hiện nghiêm việc tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động. Các cơ sở cần xét nghiệm khi người lao động có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ.

    Cơ sở lao động cũng cần xét nghiệm khi bắt đầu tổ chức lại sản xuất; xét nghiệm ngẫu nhiên người lao động có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-08T01:11:00

    Hà Nội khuyến cáo tránh trải nghiệm tàu Cát Linh giờ cao điểm

    Đơn vị quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông khuyến cáo người dân tránh trải nghiệm tàu vào giờ cao điểm để phòng dịch, nếu khách quá đông sẽ tạm đóng cửa nhà ga.

    Sáng 8/11, tại ga Yên Nghĩa, lượng hành khách tới để trải nghiệm tàu khá đông; chủ yếu là người già và sinh viên. "Hơn 5.000 vé miễn phí đã được phát ra trong thời gian ngắn", một nhân viên phòng vé cho biết.

    Để đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19, Metro Hà Nội khuyến cáo những trường hợp sử dụng tàu để đi làm cần đi đúng khung giờ; với người dân chỉ đến để trải nghiệm tàu, "nên cố gắng tránh khung giờ cao điểm để hạn chế tập trung đông người".

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/11: Số ca mắc đợt dịch thứ 4 tại Hà Nội vượt 5.000, các ổ dịch tăng không ngừng ca nhiễm - Ảnh 1.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-08T22:11:00

    Chỉ sử dụng ba ứng dụng phòng chống dịch COVID-19

    Đó là kết luận được đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sáng 8-11 quán triệt quy trình phối hợp ngành y tế, ngành công an xác minh thông tin công dân của người dân được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

    Tại đây, lãnh đạo các bộ Y tế, Thông tin và truyền thông, Công an đã thống nhất một số nội dung về dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/11: Số ca mắc đợt dịch thứ 4 tại Hà Nội vượt 5.000, các ổ dịch tăng không ngừng ca nhiễm - Ảnh 1.

    Ba bộ Y tế, Công an và Thông tin và Truyền thông thống nhất sẽ triển khai sử dụng chung một mã QR trong phòng chống dịch COVID-19

    Lãnh đạo ba bộ đã cùng thống nhất chỉ sử dụng 3 ứng dụng để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 gồm: PC-COVID (do Ban chỉ đạo quốc gia xây dựng phục vụ phòng chống dịch COVID-19, VN-eID (ứng dụng phục vụ định danh người dân, xác thực người dân do Bộ Công an quản lý và Sổ sức khỏe điện tử (ứng dụng quản lý thông tin sức khỏe cá nhân, trong đó có dữ liệu về tiêm chủng do Bộ Y tế quản lý).

    Liên bộ cũng thống nhất việc yêu cầu các địa phương triển khai dùng chung một mã QR code. Người dân sẽ sử dụng mã QR code trên thẻ căn cước công dân, mã công dân.

    Cụ thể, ngay sau hội nghị này, Bộ Y tế, Bộ Công an sẽ phối hợp với các tỉnh thành chỉ đạo thực hiện chiến dịch làm sạch dữ liệu tiêm chủng và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoàn thành trước ngày 11-11-2021. Đồng thời, triển khai xác thực thông tin người dân về tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch COVID-19 với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-08T23:11:00

    Số ca mắc đợt dịch thứ 4 tại Hà Nội vượt 5.000, các ổ dịch tăng không ngừng ca nhiễm

    Ngày 8/11, Sở Y tế Hà Nội thông báo ghi nhận 106 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 56 trường hợp ở cộng đồng, 38 trường hợp ở khu cách ly và 12 trường hợp ở khu phong tỏa.

    Mặc dù không ghi nhận ổ dịch mới, tuy nhiên các ổ dịch (tính từ 24/10) vẫn tiếp tục gia tăng không ngừng các ca mắc.

    Các chùm ca bệnh, ổ dịch, gồm: Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (29); Chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư - Long Biên (11); Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng - Mê Linh (10); Chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, TT Quốc Oai (1); Chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh - Ba Đình (6); Chùm liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam - Hoàng Mai (8); Chùm liên quan ổ dịch Lê Đức Thọ, Mỹ Đình - Nam Từ Liêm (1); Chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng - Cầu Giấy (4); Chùm liên quan ổ dịch Phú La – Hà Đông (1);

    Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (18); Chùm sàng lọc ho sốt (5); Chùm liên quan các tỉnh có dịch (6); Chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (4);

    Trong 56 ca cộng đồng, có 5 ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt; Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (13); Chùm liên quan các tỉnh có dịch (2); Chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư (9); Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (21); Chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (1); Chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng (4); Chùm liên quan ổ dịch Phú La – Hà Đông (1);

    Phân bố 56 ca cộng đồng theo 13 quận, huyện: Gia Lâm (19), Ba Đình (9), Hoàng Mai (7), Long Biên (5),Thanh Xuân (4), Cầu Giấy (3), Đống Đa (3); Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Ứng Hòa (1).

    Như vậy, cộng dồn trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021), Hà Nội ghi nhận 5.104 ca mắc COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.017 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.087 ca.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-08T23:11:00

    Dịch COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu rất phức tạp

    Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 7/11 đến 18h ngày 8/11/2021, địa phương này ghi nhận 149 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhận định, tình hình dịch bệnh hiện đang diễn biến rất phức tạp. Trong đó, số ca mắc ngoài cộng đồng tăng cao, tập trung vào các nhóm công nhân trong khu công nghiệp, tài xế và phụ xe chở hàng, người lao động tại công trường xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người đi từ vùng dịch…

    Do đó, Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu các địa phương phải sẵn sàng các phương án, kịch bản phòng, chống dịch cao hơn để ứng phó những tình huống phức tạp hơn, không để bị động; kịp thời chấn chỉnh các lỗ hổng ở các khâu phòng chống dịch. Tiếp tục thực hiện nhanh và triệt để việc khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm và điều trị.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-09T00:11:00

    TP.HCM không xét nghiệm COVID-19 định kỳ với quy mô toàn dân

    Ngày 8-11, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có văn bản gửi các quận, huyện về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện công tác xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn TP.

    Theo Sở Y tế, việc hướng dẫn tạm thời xét nghiệm COVID-19 mới này nhằm kiểm soát dịch hiệu quả, phù hợp với yêu cầu giai đoạn hiện nay theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt” của Chính phủ, tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của TP.

    Cụ thể, sở này cho biết không thực hiện xét nghiệm định kỳ với quy mô toàn dân trên địa bàn phường, xã, thị trấn hoặc cả quận, huyện.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/11: Số ca mắc đợt dịch thứ 4 tại Hà Nội vượt 5.000, các ổ dịch tăng không ngừng ca nhiễm - Ảnh 1.

    Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh trong 6 tháng, chỉ xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc khi cần điều tra dịch tễ, người đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4 hoặc người thuộc diện phải cách ly y tế theo quy định.

    Sở Y tế TP chỉ đạo các địa phương thực hiện xét nghiệm giám sát đối với các khu vực nguy cơ, nhóm nguy cơ trên địa bàn dân cư theo kế hoạch giám sát định kỳ, ngẫu nhiên của ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương.

    Các khu vực nguy cơ là chợ đầu mối, chợ truyền thống, bến xe, siêu thị, cơ sở bảo trợ xã hội…Ngoài ra, tùy tình hình thực tế mà ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện có thể bổ sung thêm các khu vực nguy cơ trên địa bàn.

    Nhóm nguy cơ là tiểu thương, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, nhân viên bảo vệ, người lái xe máy chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)...

    Các đối tượng trên sẽ có tần suất xét nghiệm định kỳ hằng tháng bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10. Tỉ lệ lấy mẫu xét nghiệm tương ứng theo cấp độ dịch (tính theo cấp độ dịch của phường, xã, thị trấn). Cụ thể: địa phương ở cấp độ 1, xét nghiệm 10% đối tượng; địa phương ở cấp độ 2, xét nghiệm 20% đối tượng; địa phương ở cấp độ 3 và cấp độ 4, xét nghiệm 30% đối tượng.

    Đối với việc xét nghiệm các hộ gia đình trong khu vực cần điều tra dịch tễ theo quy trình xử lý F0 tại cộng đồng đã được Sở Y tế ban hành.

    Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo test nhanh tất cả F1 trong cùng hộ gia đình và người sống trong phạm vi ổ dịch, không phân biệt tiền sử có tiêm chủng hay tiền sử mắc bệnh COVID-19. Người dân tự làm hoặc nhân viên làm nếu người dân không tự làm được.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-09T02:11:00

    Vượt 10.000 ca Covid-19, Cần Thơ chuyển sang cấp độ nguy cơ cao

    Ngày 9-11, theo Sở Y tế TP Cần Thơ, trong ngày 8-11, địa phương ghi nhận 400 ca mắc Covid-19. Tính từ ngày 8-7 đến nay, Cần Thơ đã có 10.119 ca mắc, trong đó đã điều trị khỏi 6.594 ca, 116 ca tử vong.

    Vào tối 8-11, ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ - ban hành văn bản về việc cập nhật đánh giá cấp độ dịch và tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

    TP Cần Thơ xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao), kể từ 0 giờ ngày 11-11. Trong đó 5 quận, huyện ở cấp độ 2, gồm quận Cái Răng và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thới Lai. 4 quận dịch ở cấp độ 3, gồm: Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều và Thốt Nốt.

    Cụ thể, thành phố có 16 đơn vị xã/phường/thị trấn ở cấp độ 1; 45 đơn vị ở cấp độ 2; 14 đơn vị ở cấp độ 3 và 8 đơn vị ở cấp độ 4.

    Từ ngày 1 đến ngày 8-11, Cần Thơ ghi nhận ca mắc Covid-19 tăng, có ngày lên đến 434 ca. Một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện… đã xuất hiện ổ dịch lớn.

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-09T03:11:00

    Nhiều tỉnh, thành xuất hiện cụm dịch chưa rõ nguồn lây

    Từ 12/10 đến nay, Hải Dương ghi nhận 70 ca nhiễm. Trong đó 31 ca có yếu tố dịch tễ về từ các tỉnh, thành phía Nam và Hà Nội; 35 trường hợp là F1, F2 (sau khi F1 trở thành F0) của các bệnh nhân này và 1 ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt cộng đồng.

    Dịch xuất hiện tại 12/12 huyện, thị, thành. Trong đó, 3 ổ dịch cộng đồng tại huyện Kinh Môn, Kim Thành và TP Hải Dương rất phức tạp khi chưa rõ nguồn lây, liên quan doanh nghiệp và các trường học.

    Bắc Giang ghi nhận 394 ca nhiễm từ 26/10 đến nay, xuất hiện hàng loạt cụm dịch liên quan khu công nghiệp, quán karaoke, khu dân cư, trải rộng trên địa bàn các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên. Lục Ngạn.

    Toàn huyện Yên Thế hơn 110.000 dân phong tỏa từ ngày 6/11 khi ghi nhận hơn 80 ca nhiễm. Địa phương kích hoạt 15 chốt kiểm dịch và lấy mẫu xét nghiệm diện rộng toàn dân. Trong đó, thị trấn Bố Hạ đã đổi màu đỏ - cấp độ dịch nguy cơ cao nhất. 

    Bốn ngày qua, Hà Tĩnh liên tiếp ghi nhận hàng chục ca nhiễm Covid-19 cộng đồng chưa rõ nguồn lây tại TP Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh. Nhiều ca dương tính là giáo viên, học sinh mầm non và tiểu học. Riêng ngày 7/11, ngành y tế phát hiện 14 ca cộng đồng, trong đó có chùm ca bệnh 5 học sinh lớp 10G, trường THPT Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh.

    Thị xã Kỳ Anh đã phong tỏa tạm thời 8 khu vực, gồm 272 hộ dân, gần nghìn nhân khẩu tại phường Hưng Trí, xã Kỳ Hoa, Kỳ Trinh và trường THPT Kỳ Anh do liên quan đến các ca F0 để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.

    Chính quyền Đà Nẵng kích hoạt việc xét nghiệm hơn 1,1 triệu dân từ ngày 7/11 đến 10/11 bằng phương pháp gộp nhóm và PCR. Động thái diễn ra sớm hơn một tuần so với kế hoạch UBND thành phố ban hành nửa cuối tháng 9.

    Sở Y tế Đà Nẵng xác định đang có 5 chuỗi lây nhiễm, với 100 ca bệnh tính từ ngày 20/10 đến nay. Riêng trong ngày đầu tiên đợt lấy mẫu này đã phát hiện 2 ca cộng đồng từ đại diện hộ gia đình và một ca đại diện nhà hàng, quán ăn (cùng ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà).

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-09T05:11:00

    Hà Nội: Phường Phú Đô có hơn 50 F0, nhiều người muốn 'thoát' khỏi khu phong tỏa

    Sáng này 9/11, ông Nguyễn Công Trình, Bí thư Đảng ủy phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) cho biết: “Chúng tôi sẽ xét nghiệm 3 ngày một lần để sàng lọc tất cả các F0 trong cộng đồng. Hiện tại chúng tôi vẫn đang tiến hành truy vết để cách ly F1, tuy nhiên số lượng ca nhiễm lớn, nên vẫn chưa sàng lọc được hết số lượng F1.

    Tính đến sáng nay, phường đã ghi nhận trên 50 trường hợp F0, chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo của quận để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho cả phường Phú Đô. Phường đang lên phương án mua nhu yếu phẩm cho người dân trong vùng bị phong tỏa, lực lượng của phường rất mỏng, về cơ bản chỉ có khoảng 40 đến 50 người, mà dân tại đây rất đông, có khoảng 2 vạn dân.

    Hiện tại phường đã truy vết được 30 F0, trong sáng nay chúng tôi lại nhận được thông báo của quận có 30 mẫu gộp có kết quả dương tính tiếp, trong đó mẫu gộp là 3 nhân 5, là có khoảng 150 người. Trong sáng nay, chúng tôi sẽ xét nghiệm lại 150 người này để lấy kết quả cụ thể”, ông Nguyễn Công Trình cho hay. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/11: Quy định cách ly mới nhất đối với những người chưa tiêm đủ vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/11: Quy định cách ly mới nhất đối với những người chưa tiêm đủ vaccine COVID-19 - Ảnh 2.

    Theo Infonet

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ