Cập nhật lúc 13:21 - 08/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 8/1: Hà Nội 1,1 triệu người đã tiêm mũi 3

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-01-07T23:01:00

    Hà Nội khẳng định 'tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát'

    Ngày 7/1, Hà Nội họp Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19. Báo cáo tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, từ ngày 31/12/2021 đến ngày 6/1/2022, Hà Nội ghi nhận 15.610 ca dương tính với SARS-CoV-2, 61 trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 2.230 ca bệnh/ngày.

    Tính chung cả đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến 18h ngày 6/1/2022), toàn thành phố ghi nhận 62.908 ca mắc, trong đó có 102 trường hợp nhập cảnh.

    Toàn thành phố đang có 38.038 trường hợp F0 được điều trị theo 3 tầng. Trong đó, tầng 1 là 35.655 người; tầng 2 là 1.655 người và tầng 3 là 390 người.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 8/1: Hà Nội khẳng định "tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát" - Ảnh 1.

    Bảng thống kê tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội. Nguồn: CDC Hà Nội

    Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương khẳng định, tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát.

    Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà khẳng định, 3 giải pháp chính để phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay cần được tập trung thực hiện là tăng cường tiêm vắc xin; cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.

    Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, những ngày gần đây số ca F0 tiếp tục tăng, trong đó khoảng 30% là các ca ngoài cộng đồng. Dự báo tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp.

    Ông Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, phát huy tinh thần chủ động phòng, chống dịch của người dân và hệ thống chính trị cơ sở.

    Các địa phương phải sẵn sàng ở mức cao nhất với phương châm “4 tại chỗ”, tránh để tình trạng trông chờ cấp trên đối với những việc thuộc thẩm quyền của mình, bao gồm cả việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, túi thuốc loại A-B...

    UBND các quận, huyện, thị xã nâng cao năng lực, quản lý, điều hành công tác phòng, chống dịch; trước mắt rà soát lại quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm điều hành thông suốt xuống tận phường, xã, thị trấn. Đây là vấn đề mấu chốt để tránh xảy ra tình trạng lúng túng trong việc hỗ trợ, phục vụ người dân.

    Từng địa phương chủ động nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, chủ động phối hợp với các bệnh viện Trung ương, bệnh viện các bộ, ngành theo phân tuyến của thành phố...

    Ông Dũng yêu cầu các địa phương chủ động phối hợp bảo đảm phân luồng, phân tầng hợp lý để người dân yên tâm, tập trung điều trị các bệnh nhân ở tầng 1 để hạn chế tối đa số bệnh nhân phải chuyển lên tầng trên, điều trị tích cực đối với bệnh nhân tầng 2, tầng 3 để hạn chế thấp nhất số ca tử vong.

    Đặc biệt, các quận, huyện, thị xã tăng cường hỗ trợ người dân, nhất là các ca nhiễm COVID-19, không để người dân không được quan tâm kịp thời, không có thông tin. Ngoài ra, thông tin cho người dân phải cụ thể, dễ tiếp cận, tránh để người dân hoang mang.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-07T23:01:00

    Hà Nội chỉ còn 8 quận huyện "vùng cam" dù F0 liên tục "lập đỉnh"

    Tối 7/1, UBND TP Hà Nội phát đi thông báo đánh giá cấp độ trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Theo đó, dịch bệnh ở quy mô cấp thành phố của Hà Nội vẫn ở cấp độ 2. Tuy nhiên, tính theo quy mô cấp quận, huyện, thị xã thì thành phố chỉ ghi nhận 8 địa phương có dịch ở cấp độ 3 (tức vùng cam); 20 địa phương ở cấp độ 2 (tức vùng vàng) và 2 địa phương có dịch ở cấp độ 1 (tức vùng xanh).

    Xem chi tiết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-08T00:01:00

    Chi tiết 7 mũi vắc xin trong giấy chứng nhận tiêm chủng phòng COVID-19

    Ngày 7/1, Bộ Y tế đã ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành trước đó về hướng dẫn, tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Trong đó đáng chú ý là thay đổi về mẫu giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19.

    Cụ thể, mẫu mới được bổ sung các thông tin liên quan mũi tiêm liều cơ bản (3 mũi), liều bổ sung (1 mũi) và liều nhắc lại (3 mũi) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 được cấp cho mỗi cá nhân sau khi thực hiện tiêm chủng vắc xin theo quy định. Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi kết thúc thời gian theo dõi sau tiêm chủng tại điểm tiêm, cơ sở tiêm chủng cung cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 theo mẫu cho người dân.

    Việc cấp giấy xác nhận sau thời gian theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm nhằm mục đích đảm bảo người được tiêm không xảy ra các vấn đề như sốc, phản ứng với thuốc tiêm.

    Như vậy, giấy xác nhận tiêm vắc xin sẽ được cấp sau khi đã hoàn thành việc tiêm chủng. Do đó, Bộ Y tế lưu ý nếu người dân đã hoàn thành việc tiêm chủng nhưng chưa hoặc không được cấp giấy thì liên hệ đến nơi mà người dân đã tiêm để được hướng dẫn về vấn đề này.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-08T01:01:00

    Hướng dẫn mới nhất về tiêm liều bổ sung cho người đã tiêm vắc xin Vero Cell

    Ngày 7/1, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi các địa phương về việc sử dụng vắc xin AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell.

    Trong văn bản khẩn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố; Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Bộ Y tế tại văn bản số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021, về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại, trong đó đã hướng dẫn tiêm liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung bằng vắc xin Vero Cell (Sinopharm) thì có thể sử dụng vắc xin cùng loại hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ virus (vắc xin AstraZeneca).

    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nên sử dụng cùng loại vắc xin trong liệu trình tiêm chủng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo cập nhật ngày 16/12/2021, có thể sử dụng vắc xin bất hoạt kết hợp với vắc xin khác.

    Theo đó, vắc xin Vero Cell (Sinopharm) có thể sử dụng kết hợp với vắc xin véc tơ virus (vắc xin AstraZeneca) hoặc vắc xin mRNA (Pfizer/Moderna).

    Để sử dụng hiệu quả vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo sớm bao phủ mũi tiêm bổ sung cho những người đã tiêm vắc xin Vero Cell (Sinopharm), căn cứ vào tính sẵn có của vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương, nhằm chủ động phòng chống dịch COVID-19 trước nguy cơ xuất hiện các biến chủng của virus SARS-CoV-2 như Omicron, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương có thể sử dụng vắc xin AstraZeneca, vắc xin Vero Cell (Sinopharm) hoặc vắc xin mRNA để tiêm liều bổ sung đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Vero Cell (Sinopharm).

    Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn tiêm chủng và báo cáo kết quả tiêm chủng theo qui định.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-08T01:01:00

    Bộ Y tế: Có thể sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell

    Trong văn bản khẩn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố; Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Bộ Y tế tại văn bản số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021, về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại, trong đó đã hướng dẫn tiêm liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm) có thể sử dụng vaccine cùng loại hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine vector virus (vaccine AstraZeneca). 

    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nên sử dụng cùng loại vaccine trong liệu trình tiêm chủng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo cập nhật ngày 16/12/2021, có thể sử dụng vaccine bất hoạt kết hợp với vaccine khác. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 8/1: Hà Nội khẳng định "tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát" - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa)

    Theo đó, vaccine Vero Cell (Sinopharm) có thể sử dụng kết hợp với vaccine vector virus (vaccine AstraZeneca) hoặc vaccine mRNA (Pfizer/Moderna). 

    Để sử dụng hiệu quả vaccine phòng COVID-19, đảm bảo sớm bao phủ mũi tiêm bổ sung cho những người đã tiêm vaccine Vero Cell (Sinopharm), căn cứ vào tính sẵn có của vaccine phòng COVID-19 tại địa phương, nhằm chủ động phòng chống dịch COVID-19 trước nguy cơ xuất hiện các biến chủng của virus SARS-CoV-2 như Omicron, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương có thể sử dụng vaccine AstraZeneca, vaccine Vero Cell (Sinopharm) hoặc vaccine mRNA để tiêm liều bổ sung  đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm).

    Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn tiêm chủng và báo cáo kết quả tiêm chủng theo quy định./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-08T02:01:00

    Cảnh báo tâm lý 'ai rồi cũng trở thành F0' và lý giải của chuyên gia vì sao cần tránh bị nhiễm biến thể Omicron?

     Trong khi hầu hết mọi người dành hai năm qua để cố gắng tránh COVID-19, một số người có tâm lý 'ai rồi cũng trở thành F0', thậm chí ở một số nước có những người dự tính để nhiễm biến thể Omicron.      

    Logic sai lầm của họ cho rằng sẽ cố tình tiếp xúc với biến thể dễ lây lan nhưng gây triệu chứng bệnh nhẹ này để  tạo cơ chế cho cơ thể tự miễn dịch.

    Tiến sĩ Jessica Kiss - một bác sĩ y học gia đình có tài khoản nổi tiếng "AskDrMom" trên TikTok chuyên trả lời các thắc mắc của người dân về đại dịch khẳng định: "Đó không phải là một ý tưởng hay ở thời điểm bây giờ và cả sau này".

    Biến thể Omicron rất dễ lây lan đến mức nhiều người, kể cả đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng, bị nhiễm bệnh trong đợt này. Tính đến 3/1, hơn 1 triệu người ở Mỹ được chẩn đoán nhiễm biến thể này.

    Nhiễm trùng đột phá đã trở nên phổ biến đối với những người được tiêm chủng đầy đủ và  triệu chứng bệnh có thể khá nhẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết chủ động bị  lây nhiễm không phải là điều khôn ngoan đối với bất kỳ ai. 

    Tiến sĩ Laolu Fayanju, giám đốc y tế khu vực của Oak Street Health ở Ohio (Mỹ), cho biết đây là "một canh bạc không cần thiết" đối với những người đã được tiêm phòng đầy đủ và những người không được tiêm phòng. "Nó giống như chơi trò chơi roulette của Nga với một khẩu súng ngắn tự động" – TS Laolu ví von.

    Nhà sinh học miễn dịch Akiko Iwasaki thuộc Trường Y Đại học Yale (Mỹ), chuyên nghiên cứu về khả năng miễn dịch của virus, cho biết có một số rủi ro với cách thức đối phó bệnh này. Đầu tiên, không có cách nào để dự đoán mức độ nghiêm trọng của trường hợp COVID-19 sẽ xảy ra. Thứ hai, vaccine và mũi tiêm tăng cường đã cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ. Và thứ ba, mọi sự lây nhiễm đều có thể gây ra hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến những người khác.

    'Việc tính toán rủi ro-lợi ích ở đây rất rõ ràng. Rủi ro cao hơn rất nhiều so với bất kỳ lợi ích nào bạn có thể gặt hái được" – ông Iwasaki cho biết.

    Cho đến nay, dữ liệu cho thấy những người bị nhiễm biến thể Omicron không bị bệnh nặng và ít có khả năng phải nhập viện hơn những người bị nhiễm các chủng COVID-19 trước đó. Điều đó dường như là do biến thể Omicron ít có khả năng gây tổn thương phổi nghiêm trọng.

    Nhưng ngay cả khi Omicron ở mức độ nhẹ hơn so với các biến thể khác, nó vẫn sẽ là thảm họa đối với một số người. Chỉ riêng vào ngày 3/1, hơn 1.400 người ở Mỹ đã chết vì COVID-19 và hơn 100 nghìn người phải nhập viện vì virus này. Những người chưa được tiêm phòng, người cao tuổi và dễ bị tổn thương có nguy cơ cao nhất. Bên cạnh đó, không có cách nào để biết liệu mình đang tiếp xúc với biến thể Omicron hay biến thể Delta vẫn còn lưu hành và nghiêm trọng hơn, vì các xét nghiệm hiện không phân biệt được các chủng khác nhau.

    Một mối quan tâm khác là chứng COVID kéo dài - tên gọi của các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sương mù não, khó thở và nhiều triệu chứng khác kéo dài sau khi đợt nhiễm COVID-19 cấp tính thuyên giảm. Ngay cả những trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến tình trạng COVID kéo dài. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm chủng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng COVID kéo dài sau khi bị nhiễm trùng, tuy nhiên vẫn có thể những trường hợp ngoại lệ.

     "Mọi người không biết liệu mình có phải là một trong số những người có nguy cơ nhiễm trùng với một vài hậu quả COVID lâu dài hay không. Không có lý do gì để cố tình chấp nhận rủi ro đó" – TS Fayanju cho biết.

    Nhưng còn ý kiến cho rằng việc phục hồi sau COVID-19 có thể cung cấp "siêu miễn dịch" cho những người được tiêm chủng đầy đủ thì sao? 

    Đúng là mỗi lần cơ thể "chạm trán" với COVID-19 là có khả năng tạo ra một số mức độ miễn dịch tự nhiên và việc trộn lẫn các biện pháp phòng vệ đó với tiêm chủng dường như mang lại phản ứng mạnh hơn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xác nhận rằng "việc tiêm vaccine cho những người đã bị nhiễm bệnh trước đó giúp tăng cường đáng kể phản ứng miễn dịch của họ và giảm nguy cơ nhiễm trùng tiếp theo một cách hiệu quả". Các nghiên cứu khác cho thấy rằng những người bị bệnh sau khi tiêm vaccine cũng được hưởng các đặc quyền miễn dịch.

    TS Iwasaki nói rằng không cần thiết phải tìm kiếm sự nhiễm bệnh để tìm miễn dịch; bạn có thể nhận được những lợi ích tương tự từ vaccine và mũi tiêm tăng cường - đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

    Thêm vào đó, khả năng miễn dịch tự nhiên suy giảm theo thời gian và không có gì đảm bảo rằng đã nhiễm biến thể Omicron sẽ bảo vệ bạn khỏi biến thể không xác định tiếp theo có thể sắp xảy ra.

    Một trong những lý do quan trọng nhất để không cố ý nhiễm COVID-19 là gánh nặng mà nó đặt lên những người dễ bị tổn thương và những nhân viên chăm sóc sức khỏe. Mỗi người bị mắc COVID-19 có thể lây nhiễm cho những người khác, bao gồm cả những người dễ bị tổn thương về mặt y tế, quá ít tuổi để được tiêm chủng hoặc không được bảo vệ. 

    "Nếu một số người cố tình mắc bệnh có khả năng gây ra một chuỗi lây truyền, thì sẽ gây nguy cơ làm bùng nổ số lượng người bị bệnh và hậu quả là phá hủy hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã quá tải và quá tải của chúng ta " –TS  Iwasaki cho biết.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-08T05:01:00

    'Đếm' ca mắc COVID-19 không còn nhiều ý nghĩa, Hà Nội cần tập trung vào ca bệnh nặng

    Ca mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao, không nên đặt nặng con số nữa. Việc cần làm bây giờ không phải là truy vết, mà nên tập trung vào ca nặng, nguy kịch và ca nguy cơ. 

    Đây là nhận định của PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, số ca F0 mới ghi nhận ở TP liên tục vượt ngưỡng 2.700 ca/ngày. 

    Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Hải cho biết tình hình dịch ngày càng căng thẳng hơn do số F0 ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đa số người dân đều đã được tiêm vắc xin nên số ca chuyển nặng ít hơn.

    "Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 20-30 ca F0 tình trạng nặng. Đến nay bệnh viện đã tiếp nhận 200-300 trường hợp từ nặng đến nguy kịch. Các bệnh nhân nặng, nguy kịch đa số chưa tiêm vắc xin, một số tiêm được 1 mũi. Chủ yếu là người cao tuổi 80 - 90 và gần 100 tuổi, có bệnh lý nền", ông Hải chia sẻ.

    Theo ông Hải, việc cần làm bây giờ không phải là truy vết, không làm đồng loạt mà nên tập trung vào ca nặng, nguy kịch và ca nguy cơ. Đặc biệt là việc phát hiện sớm, đưa vào bệnh viện các ca nguy cơ để điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỉ lệ tử vong.

    "Với F0 nhẹ, không triệu chứng nên ở nhà, tự cách ly, tự điều trị, họ được phát các gói thuốc do Sở Y tế cung cấp. Những trường hợp như vậy, chúng ta không cần quá quan tâm nữa", ông Hải nhấn mạnh.

    Bày tỏ ý kiến về vấn này, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - phó chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội - chia sẻ: "Đến thời điểm này chúng ta không nên quan tâm nhiều đến số ca hôm nay bao nhiêu, quan tâm số ca nặng bao nhiêu, tử vong bao nhiêu và lý do tử vong là gì?

    Chúng ta nên phân tích tử vong ở đối tượng nào, đã tiêm vắc xin hay chưa, có phải tử vong do tiếp cận y tế muộn, điều trị muộn hay không? Từ những phân tích đó để điều chỉnh đưa việc mắc COVID-19 trở thành bệnh không gây chết người, không tránh được việc ca nhiễm tăng".

    Đồng quan điểm với ông Hải, phó chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng do truy vết, xét nghiệm nhiều nên số mắc nhiều. Tuy nhiên, quan trọng là các ca đó không đáng ngại, đa số ca nhẹ, không triệu chứng.

    "Trước kia, chính quyền, ngành y tế lo hết ăn ở, chỗ cách ly cho F0, F1. Nếu chuyển sang cách ly, điều trị tại nhà sẽ giảm gánh nặng cho ngành y tế vì các ca chủ yếu nhẹ, không triệu chứng. Người triệu chứng nặng đã tiêm vắc xin, tỉ lệ tử vong thấp, thực tế tại Hà Nội tỉ lệ tử vong thấp, hiện không đáng ngại lắm", ông Hùng thông tin thêm.

    PGS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết những số liệu thống kê là chỉ để theo dõi, công bố để cho người dân, đơn vị dịch tễ biết về tình hình dịch.

    "Theo tôi được biết, hiện trên thế giới vẫn thống kê số ca nhiễm. Tuy nhiên, số liệu này không còn quan trọng là ca nhiễm nhiều hay ít, mà đó chỉ là để đánh giá tình hình dịch tễ", ông Nga nói.

    Ông Nga cũng đồng tình việc không cần theo đuổi những ca F0 không triệu chứng hay nhẹ mà chỉ cần tập trung vào những ca nặng, nguy cơ cao.

    Đếm ca mắc COVID-19 không còn nhiều ý nghĩa, Hà Nội cần tập trung vào ca bệnh nặng - Ảnh 2.

    PGS.TS Hoàng Bùi Hải - phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

    Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn điều trị F0 tại nhà. Thực tế nhiều nhà không đạt được những quy định đề ra, như nhà cửa không được rộng rãi, lo ngại 1 người bệnh lây nhiễm thì những người khác là F1.

    "Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta nên cho họ ở nhà, người nọ chăm người kia, theo dõi sát, phát hiện nguy cơ trở nặng. Nếu đưa đến thu dung là gánh nặng cho ngành y tế, người bệnh không vui, nhân viên quá tải. Chúng ta hoàn toàn có thể cho người bệnh ở nhà tùy theo triệu chứng của người bệnh, thay vì điều kiện chúng ta đặt ra", ông Hải nói.

    Ông cũng cho rằng nên có nhiều đội y tế lưu động, y tế phường, y tế khu phố để phát hiện chuyển nặng và đưa lên tuyến trên kịp thời.

    "Chúng ta cũng nên chú trọng phương tiện vận chuyển F0. Thời gian gần đây chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng người bệnh chờ lâu, phương tiện quá tải, người bệnh sốt ruột. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở y tế vừa vận chuyển F0 đến cơ sở thu dung, vừa vận chuyển ca bệnh nặng dẫn đến quá tải", ông Hải nhận định.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ