Cập nhật lúc 20:17 - 13/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 6/11: Ưu tiên vaccine để Hà Nội tiêm cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-05T23:11:00

    Nguyên nhân số ca mắc COVID-19 tăng nhanh ở Việt Nam

    Chiều tối 5/11, cuộc họp trực tuyến do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng Ban phòng chống dịch COVID-19 với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM và 8 tỉnh phía Nam.

    Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo 8 địa phương nhận định chung, trong khoảng 14 ngày qua, số ca mắc COVID-19 (F0) có xu hướng tăng, trong đó, phần lớn các ca mắc được phát hiện trong cộng đồng. Đáng chú ý, một số địa phương có số ca mắc cao như Cần Thơ (440 ca/ngày), Bạc Liêu (414 ca/ngày), An Giang (355 ca/ngày)…

    Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong 7 ngày qua (29/10-5/11), người dân trở về quê và có xét nghiệm dương tính chiếm khoảng 2%. Tại tất cả các tỉnh, thành, số lượng F0 tăng ở khu vực cách ly tập trung, phong tỏa chiếm trên 70%.

    Theo đó, nguyên nhân là do những địa phương này đã tiếp nhận hàng chục nghìn người dân từ các vùng có dịch trở về trong đó, có một số lượng nhất định trường hợp mắc COVID-19. Bên cạnh đó, việc trở lại trạng thái bình thường mới, người dân buôn bán trở lại qua các địa phương, nên việc lây lan dịch cũng được xác định ở mức nguy cơ cao.

    Do vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị, các địa phương giám sát tất cả người về từ TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các địa bàn có khu vực dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4. Chủ động giám sát và xét nghiệm những người có nguy cơ cao; chủ động cách ly tập trung hoặc tại nhà theo từng trường hợp.

    Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, sau khi ưu tiên vắc xin phòng COVID-19 cho TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hà Nội…, đến nay phải ưu tiên tối đa cho các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên… Các địa phương phải khẩn trương thống kê rõ ràng, đầy đủ nhu cầu từng loại vắc xin và có kế hoạch tiêm phủ 100% mũi 1 nhanh nhất cho người dân trên 18 tuổi trên tinh thần “tính bằng giờ, bằng ngày”.

    Các tỉnh Nam Bộ, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu, đi lại rất lớn với TPHCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Tương tự, đối với các tỉnh Tây Nguyên, thời gian qua đón rất nhiều người trở về từ địa phương đã nhiễm rất sâu dịch COVID-19. Bộ Y tế có trách nhiệm bảo đảm đủ vắc xin; tổ chức tiêm gọn từng tỉnh, khu vực, sau đó hỗ trợ chi viện lẫn nhau. Trong trường hợp các địa phương cần hỗ trợ nhân lực cần báo cáo, Bộ Y tế phối hợp Bộ Quốc phòng để điều động, chi viện lực lượng.

    Về kiến nghị cho phép doanh nghiệp tự xét nghiệm, cập nhật kết quả lên ứng dụng phòng, chống COVID-19, Phó Thủ tướng cho rằng, đối với những doanh nghiệp, nhà máy đã tiêm vắc xin cho toàn bộ công nhân, khi phát hiện ca mắc, cần có phương án khoanh vùng gọn từng phân xưởng, dây chuyền sản xuất thay vì đóng cửa toàn bộ nhà máy.

    “Công nhân đã tiêm vắc xin, kể cả 1 mũi đã qua 14 ngày, nếu mắc COVID-19 thì cũng rất nhẹ. Vì vậy, Bộ Y tế cần có hướng dẫn linh hoạt thay vì quy định cứng tỷ lệ xét nghiệm định kỳ người lao động. Các địa phương cũng cần thống kê, hỗ trợ sinh phẩm xét nghiệm cho doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng nói.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-05T23:11:00

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ưu tiên vaccine để Hà Nội tiêm cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi

    Cụ thể, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. Hà Nội cần quán triệt, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để "thích ứng an toàn, linh hoạt" với tình hình mới nhưng đồng thời phải lưu ý thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ bắt buộc đi cùng là "kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19", chủ động trao đổi, nghiên cứu, rút kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh của các địa phương khác.

    TP. Hà Nội cần kịp thời chỉ đạo, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các lực lượng phòng chống dịch thành phố, trong đó có cả các lực lượng tình nguyện viên. Chủ động tính nhu cầu, lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với các kịch bản dịch bệnh có thể xảy ra. Kiểm soát chặt chẽ các trường hợp đến từ các địa phương có cấp độ dịch cao, ngấm sâu trong cộng đồng. Tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các giải pháp y tế căn bản, phù hợp với tình hình và các địa bàn cụ thể như: ngăn chặn, phát hiện (xét nghiệm), cách ly, điều trị ...

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế cân đối nguồn cung vaccine trong tháng 11, 12 năm 2021 ưu tiên bố trí để Hà Nội tiêm cho toàn bộ nhân dân Thủ đô từ 18 tuổi trở lên (có tính đến người đến từ địa phương khác nhưng đang sống, học tập và làm việc tại thành phố); nghiên cứu kiến nghị của Hà Nội về việc hướng dẫn xét nghiệm người từ các khu vực dịch đã nhiễm sâu, tiêu chí đánh giá cấp độ dịch đối với các đô thị lớn, mật độ dân số cao để có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; khẩn trương công bố các phác đồ điều trị COVID-19 để địa phương có cơ sở quyết định việc chuẩn bị sẵn vật tư, trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch.

    Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, khẩn trương có văn bản hướng dẫn cụ thể việc tổ chức cho học sinh các cấp đi học tập trung trở lại, trong đó lưu ý việc chỉ đạo bảo đảm an toàn trong các cơ sở giáo dục (bao gồm cập nhật trên cổng thông tin của Bộ), đồng thời phải tính đến tâm sinh lý của các cháu học sinh, sinh viên, của gia đình, lực lượng lao động liên quan khi dịch bệnh có thể kéo dài./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-06T00:11:00

    Chi viện cho "vùng đỏ" duy nhất cả nước chống dịch Covid-19

    Tỉnh Bạc Liêu đang là "vùng đỏ" duy nhất cả nước và dịch có diễn biến phức tạp khi số ca mắc Covid-19 mới còn cao. Nhiều địa phương đã khẩn trương chi viện nhân lực, vật lực cho tỉnh chống dịch.

    Bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh viện khác ở TPHCM đã chi viện hàng chục y bác sĩ, điều dưỡng… có kinh nghiệm chuyên môn tốt, đặc biệt là trong phòng chống dịch Covid-19.

    Ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - cho biết thời gian qua tỉnh đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10 đến nay, tình hình dịch bệnh có chiều hướng phức tạp khi xuất hiện nhiều ca mắc trong cộng đồng. Trong khi đó, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất của hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng tốt cho công tác thu dung, điều trị.

    Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, hiện tại tỉnh Bạc Liêu đang tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố về nhân lực, thuốc, trang thiết bị y tế... nhằm đáp ứng tốt hơn và hiệu quả cho việc phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh này.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-06T00:11:00

    Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn tiêm chủng; xử lý nghiêm vi phạm

    Ngày 5/11/2021, Bộ Y tế có văn bản số 9439/BYT-DP về việc bảo đảm an toàn tiêm chủng gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Văn bản của Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động triển khai công tác tiêm chủng (tiêm chủng mở rộng và chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19) đảm bảo an toàn, hiệu quả.

    Bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương, một số cơ sở tiêm chủng chưa thực hiện nghiêm các hướng dẫn trong tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng như trong tiêm chủng thường xuyên dẫn đến một số sai sót đáng tiếc xảy ra.

    Để tiếp tục thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng và chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn trong tiêm chủng; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị triển khai các nội dung sau. Cụ thể,

    Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine; tuân thủ đầy đủ các quy trình tiêm chủng: Trước tiêm (khám sàng lọc và tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, thông báo về loại vaccine sẽ tiêm chủng...);

    Trong quá trình tiêm (thực hiện tiêm đúng chỉ định, đúng liều, đúng đường dùng, kiểm tra vaccine, dung môi và bơm tiêm, kim tiêm trước khi sử dụng; cho đối tượng tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vaccine trước khi tiêm chủng…);

    Sau khi tiêm (theo dõi phản ứng sau tiêm, bảo quản vaccine, vật tư tiêm chủng chưa sử dụng theo qui định; xử lý chất thải y tế sau tiêm…) theo qui định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ, tại Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế qui định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP, Quyết định số 3588/QĐ-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và các qui định, hướng dẫn khác của Bộ Y tế.

    ...

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-06T01:11:00

    Đẩy nhanh tiêm phủ 100% mũi 1 vaccine phòng COVID-19 "tính bằng giờ, bằng ngày" cho các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên

    Chiều muộn ngày 5/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM; Bộ Y tế; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giao thông vận tải; Văn phòng Chính phủ; 8 địa phương (Cần Thơ; Bạc Liêu; Kiên Giang; Sóc Trăng; An Giang; Tiền Giang; Đắk Lắk; Gia Lai)… về các biện pháp phòng, chống dịch.

     Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, sau khi ưu tiên vaccine phòng COVID-19 cho TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hà Nội…, đến nay phải ưu tiên tối đa cho các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên… Các địa phương phải khẩn trương thống kê rõ ràng, đầy đủ nhu cầu từng loại vaccine và có kế hoạch tiêm phủ 100% mũi 1 nhanh nhất cho người dân trên 18 tuổi trên tinh thần "tính bằng giờ, bằng ngày".

    Các tỉnh Nam Bộ, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu, đi lại rất lớn với TPHCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Tương tự, đối với các tỉnh Tây Nguyên, thời gian qua đón rất nhiều người trở về từ địa phương đã nhiễm rất sâu dịch COVID-19.

    Bộ Y tế có trách nhiệm bảo đảm đủ vaccine; tổ chức tiêm gọn từng tỉnh, khu vực, sau đó hỗ trợ chi viện lẫn nhau.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ