Cập nhật lúc 07:18 - 04/02/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/2: Nguy cơ gia tăng ca mắc Covid-19 sau Tết, dịch lây lan trong cộng đồng

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-02-04T00:02:00

    Bộ trưởng Y tế cảnh báo về biến thể Omicron

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron. Phần lớn các ca COVID-19 nhiễm Omicron thời gian qua tại nước ta đều là ca nhẹ. Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tốc độ lây nhiễm của Omicron rất cao, với người chưa tiêm vắc xin mức lây nhiễm cao gấp 7 lần so với biến chủng Delta.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết người nhiễm Omicron có vẻ mắc bệnh nhẹ hơn đối với Delta là có nhưng nếu như rất nhiều người bị trong cùng một thời điểm thì chắc chắn số lượng tuyệt đối của bệnh nhân nặng tăng lên. “Khi đó, số ca diễn biến nặng sẽ tăng, từ đó làm quá tải hệ thống y tế dẫn đến nhiều trường hợp tử vong ngoài ý muốn. Chúng tôi cảnh báo toàn cộng đồng không vì cho rằng người nhiễm Omicron diễn biến nhẹ mà chủ quan, lơ là. Chúng ta đón Tết an toàn nhưng phải kiểm soát được dịch”, Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo.

    Tư lệnh ngành lưu ý đây chính là nghi ngại đang khiến ngành Y tế hết sức quan tâm. “Đó cũng là lý do vì sao tất cả những trường hợp nhập cảnh chúng ta đều phải quản lý chặt chẽ để tránh lây nhiễm trong cộng đồng", Bộ trưởng nói.

    Vì thế, Bộ Y tế liên tục có cảnh báo các địa phương, không nên lơ là với biến chủng này và tập trung thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện 5K và kiểm soát số ca mắc mới, tránh tăng cao quá mức.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TPHCM (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1). Trong đó, bước đầu đã ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng tại TPHCM và Hà Nội.

    Nhận định về công tác phòng chống dịch tại Việt Nam thời gian qua, Bộ trưởng cho rằng công tác này đang từng bước có những kết quả hết sức khả quan, số ca mắc mới, số chuyển nặng, tử vong đều giảm. "Đây là kết quả của cả một quá trình lâu dài mà chúng ta chuẩn bị thời gian qua: tiêm chủng, chuẩn bị năng lực cho hệ thống y tế, kinh nghiệm trong điều trị và cách thức tổ chức trong phân tuyến, trong tiếp nhận điều trị bệnh nhân, quản lý sớm, điều trị sớm ngay từ cộng đồng. Tất cả góp phần giảm tỷ lệ tử vong và kết quả đó là rất khả quan", Bộ trưởng nói.

    Thông tin thêm về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay tất cả các cơ sở y tế đã đảm bảo đủ thuốc men, máu, dịch truyền để làm sao tiếp nhận điều trị bệnh nhân kể cả bệnh nhân COVID-19, đảm bảo tất cả người dân khi có nhu cầu đều được chăm sóc, tiếp cận và điều trị. Hiện nay, số bệnh nhân nặng, số ca tử vong ngày càng giảm.

    "Và điều quan trọng nhất là chúng ta sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường để tập trung phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Đấy là nhiệm vụ hết sức cao cả, to lớn đặt ra với ngành y tế", Bộ trưởng bày tỏ.

    Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng lưu ý toàn bộ hệ thống y tế không được chủ quan mà phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa nhất là trong dịp Tết này. Sự tăng giao lưu đi lại của người dân tại tất cả các địa phương, tổ chức lễ hội văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, việc thăm hỏi người thân… tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch.

    Chia sẻ với báo chí nhân dịp năm mới Nhâm Dần, Bộ trưởng đánh giá công tác phòng chống dịch COVID-19 đang từng bước có những kết quả hết sức khả quan. "Quan trọng nhất hiện nay là Việt Nam đã tăng được độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 ở mức độ rất cao và là một trong những nước thuộc top đầu thế giới về bao phủ vắc xin. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng xác định vắc xin là một trong những chìa khóa then chốt để đưa cuộc sống trở lại bình thường cộng thêm các biện pháp công cộng khác nữa", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định.

    “Những gì đạt được ngày hôm nay là kết quả của cả một quá trình lâu dài mà chúng ta chuẩn bị thời gian qua: tiêm chủng, chuẩn bị năng lực cho hệ thống y tế, kinh nghiệm trong điều trị và cách thức tổ chức trong phân tuyến, trong tiếp nhận điều trị bệnh nhân, quản lý sớm, điều trị sớm ngay từ cộng đồng. Tất cả góp phần giảm tỷ lệ tử vong và kết quả đó là rất khả quan, Bộ trưởng nói.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-04T00:02:00

    WHO: Biến thể 'Omicron tàng hình' khó phát hiện hơn

    Ngày 3-2, Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moeletsi - Nhà khoa học của WHO - bày tỏ lo ngại dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, hay còn gọi là "Omicron tàng hình", có thể khó bị phát hiện hơn. 

    "Chúng tôi rất lo ngại", bà Gumede-Moeletsi cho biết.

    Nhà khoa học Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói thêm rằng BA.2 khó bị phát hiện vì không phải lúc nào phương pháp xét nghiệm gene mục tiêu (cụ thể là gene S) - dùng để xác định và phân biệt BA.1 (dạng phổ biến của biến thể Omicron) với các biến thể khác - cũng có thể phát hiện ra BA.2.

    Bà Gumede-Moeletsi cho biết WHO đang làm việc chặt chẽ với các phòng thí nghiệm, yêu cầu họ phân tích thêm các mẫu không được gắn nhãn là Omicron trước đó để có một bức tranh chính xác hơn về sự lây lan của BA.2.

    WHO cũng đang kêu gọi thêm các nghiên cứu về BA.2, bao gồm độc lực, khả năng lây truyền, và khả năng lẩn tránh miễn dịch.

    Omicron có các biến thể phụ gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, số liệu từ cơ sở dữ liệu GISAID cho thấy BA.1 và BA.1.1 hiện chiếm hơn 96% tổng số mẫu nhiễm Omicron được giải trình tự gene.

    Theo WHO, biến thể BA.2 đã bắt đầu thay thế BA.1 ở một số quốc gia như Đan Mạch. Dữ liệu tại Đan Mạch cho thấy không có sự khác biệt về mức độ gây bệnh của các biến thể phụ này.

    Theo Hãng tin Reuters, biến thể BA.1 của Omicron thiếu 1 trong 3 gene mục tiêu được sử dụng trong xét nghiệm PCR thông thường. Theo mặc định, các trường hợp hiển thị mẫu này được giả định là do BA.1 gây ra. Trong khi đó, BA.2 không có cùng gene mục tiêu bị thiếu với BA.1.

    Thay vào đó, các nhà khoa học theo dõi BA.2 theo cùng cách họ theo dõi các biến thể trước đó, bao gồm biến thể Delta, bằng cách theo dõi số lượng bộ gene virus được gửi đến cơ sở dữ liệu công cộng như GISAID.

    Các chuyên gia cho biết cũng như các biến thể khác, một người mắc BA.2 có thể được phát hiện dương tính với COVID-19 bằng bộ xét nghiệm tại nhà song người bệnh sẽ không biết họ mắc biến thể nào.

    Tính đến ngày 2-2, các mẫu giải trình tự gene chứa BA.2 báo cáo lên GISAID đã được ghi nhận ở 57 quốc gia. WHO cho biết tại một số nước, BA.2 đã chiếm tới hơn 50% số mẫu Omicron được giải trình tự gene.

    WHO cũng thông tin rằng dữ liệu ban đầu cho thấy BA.2 dễ lây truyền hơn một chút so với BA.1.

    Ngày 3-2, bà Gumede-Moeletsi cho biết BA.2 đã được phát hiện ở 5 quốc gia châu Phi, bao gồm Botswana, Kenya, Malawi, Senegal và Nam Phi.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-04T01:02:00

    Tìm ra nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân 'COVID kéo dài'

    Các nhà khoa học vừa xác định được những bất thường trong phổi của những bệnh nhân bị chứng COVID kéo dài, có thể được coi là giải thích tiềm năng cho việc tại sao một số người lại gặp hiện tượng khó thở rất lâu sau lần nhiễm trùng đầu tiên.

    Những phát hiện này, từ một nghiên cứu thí điểm với 36 bệnh nhân, cho thấy có khả năng COVID-19 có thể gây ra tổn thương vi thể cho phổi mà không được phát hiện bằng các xét nghiệm thông thường.

    Khó thở là một triệu chứng ở phần lớn bệnh nhân gặp chứng COVID kéo dài. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu tình trạng này có liên quan đến các yếu tố khác như thay đổi kiểu thở, mệt mỏi hay nguyên nhân nào cơ bản hơn hay không.

    Nghiên cứu mới nhất, tuyển 400 người tham gia, đã sử dụng kỹ thuật chụp ảnh MRI chuyên biệt, trong đó bệnh nhân hít khí xenon khi nằm trong máy quét. Khí có thể được theo dõi khi nó di chuyển từ phổi vào máu, cho biết phổi đang hoạt động như thế nào. Điều này trái ngược với chụp CT, chỉ cho thấy cấu trúc của phổi.

    Thí điểm đã so sánh ba nhóm: 

    1. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng COVID kéo dài có chụp CT bình thường, 
    2. Những người đã nhập viện khi bị COVID-19 hơn ba tháng trước đó và không trải qua chứng COVID-19, 
    3. Nhóm đối chứng khỏe mạnh.

    Kết quả của nghiên cứu ban đầu cho thấy có "sự truyền khí bị suy giảm đáng kể" từ phổi đến máu ở những bệnh nhân bị chứng COVID kéo dài, ngay cả khi các xét nghiệm khác bình thường. Những bất thường tương tự cũng được phát hiện ở những bệnh nhân COVID-19 đã nhập viện vì trở bệnh nặng hơn.

    Tìm ra nguyên nhân gây tình trạng khó thở ở bệnh nhân bị chứng COVID kéo dài - Ảnh 1.

    Có khả năng COVID-19 có thể gây ra tổn thương vi thể cho phổi mà không được phát hiện bằng các xét nghiệm thông thường.

    Giáo sư Fergus Gleeson, bác sĩ Xquang tại bệnh viện đại học Oxford (Anh) - điều tra viên chính của nghiên cứu - cho biết: "Những bệnh nhân này chưa bao giờ nhập viện và không bị bệnh nặng cấp tính khi họ bị nhiễm trùng COVID-19".

    Tiến sĩ Emily Fraser, chuyên gia tư vấn tại các bệnh viện đại học Oxford (Anh) và là đồng tác giả của nghiên cứu trên nói rằng, những phát hiện trên là bằng chứng đầu tiên cho thấy tình trạng sức khỏe của phổi có thể bị suy giảm do COVID-19.

    Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh những bất thường về phổi ở những người bị COVID-19 kéo dài gặp tình trạng khó thở. Nó cho thấy virus đang gây ra một số loại bất thường dai dẳng trong cấu trúc vi mô của phổi hoặc trong hệ mạch phổi.
    Tiến sĩ Fraser nói.

    Theo Tiến sĩ Fraser, những phát hiện trên không làm suy yếu mức độ liên quan của các chương trình phục hồi chức năng, chẳng hạn như luyện thở lại cho những người bị rối loạn nhịp thở. "Các chiến lược phục hồi chức năng thực sự hữu ích. Mọi người không nên nghĩ rằng: Tôi đã bị tổn thương phổi và vì vậy chẳng ích gì" – Tiến sĩ Fraser cho biết.

    Tiến sĩ Fraser khẳng định cần phải thêm những nghiên cứu làm rõ ý nghĩa lâm sàng của phát hiện trên, bao gồm cả cách các bất thường liên quan đến chứng khó thở.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-04T07:02:00

    Nguy cơ gia tăng ca mắc Covid-19 sau Tết, dịch lây lan trong cộng đồng

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần (từ 29/1 đến 2/2), trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 12.200 ca mắc Covid-19 và 100 ca tử vong. Con số này thấp hơn so với tuần trước đó với mỗi ngày ghi nhận khoảng 15.300 ca mắc và 140 ca tử vong.

    So sánh với tuần trước, số ca tử vong trong tuần giảm 22%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 15,1% và số ca nặng, nguy kịch giảm 22,4%.

    Nguy cơ gia tăng ca mắc Covid-19 sau Tết, dịch lây lan trong cộng đồng - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát (Ảnh: VGP)

    Bộ Y tế nhận định dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước; công tác phòng, chống dịch từng bước đạt những kết quả khả quan. Số ca mắc mới, số chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm.

    Các hoạt động giao thương, đi lại của người dân trong dịp Tết cơ bản diễn ra thuận lợi. Đây là dấu hiệu tích cực với công tác kiểm soát, phòng, chống dịch trong thời gian tới, tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phục hồi.

    Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, việc cả nước đang dần mở cửa lại các hoạt động, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca nhiễm bệnh sau dịp Tết, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả việc lây nhiễm biến thể Omicron.

    Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cảnh báo nếu không kiểm soát, số mắc tăng quá mức, sẽ tăng ca nặng, gây quá tải hệ thống y tế dẫn đến nhiều trường hợp tử vong ngoài ý muốn. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục giám sát, quản lý chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Cập nhật, tổ chức triển khai các hướng dẫn phòng, chống dịch, chẩn đoán, điều trị người bệnh Covid-19 của Bộ Y tế.

    Ngoài ra, với các dịch bệnh khác hiện cũng đang được kiểm soát tốt, không ghi nhận các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, bệnh do liên cầu lợn; không ghi nhận các trường hợp mắc MERS-CoV, cúm A/H7N9, cúm A/H5N1, cúm A/H5N6, bại liệt.

    Nguy cơ gia tăng ca mắc Covid-19 sau Tết, dịch lây lan trong cộng đồng - Ảnh 2.

    Ngành y tế tổ chức tiêm chủng xuyên Tết (Ảnh: SKDS)

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết trong 5 ngày nghỉ Tết cả nước tiếp tục chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, đã tiêm chủng được hơn 782.000 liều tại 30 tỉnh, thành phố; trong đó có 92.689 liều mũi 2; 339.512 liều bổ sung và 311.221 liều mũi 3 (liều nhắc lại).

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ