Cập nhật lúc 16:10 - 09/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 31/12: F0 mới nhiều ngày "đi ngang", dịch tại Hà Nội đã đạt đỉnh?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-30T23:12:00

    Hà Nội dừng quy định cách ly người đến từ nước có biến chủng Omicron

     Lãnh đạo UBND Hà Nội cho biết UBND thành phố đã thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải về việc dừng việc cách ly tập trung tất cả hành khách đến từ hoặc đi qua quốc gia có người nhiễm biến chủng Omicron.

    Vị này cho hay UBND Hà Nội vẫn tuân thủ tinh thần chỉ đạo chung. Sau khi Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn ứng phó với biến chủng Omicron, thành phố có văn bản 310 yêu cầu cách ly người về từ các nước có Omicron.

    "Tuy nhiên, sau đó Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn thì thành phố cũng ra văn bản mới phù hợp với tinh thần chung là không cách ly người từ nước có Omicron nữa", cán bộ này nói.

    Trước đó ngày 27/12, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ban hành kế hoạch ứng phó với biến chủng Omicron trên địa bàn thành phố.

    Hà Nội yêu cầu các đơn vị cách ly, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch. Đối với các chuyến bay có hành khách đến từ quốc gia có sự xuất hiện của biến thể Omicron, bắt buộc cách ly tập trung, bất kể đã tiêm vaccine hoặc đã mắc Covid-19 trước đó.

    Khi phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại thành phố, UBND Hà Nội yêu cầu tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần để khẩn trương dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Tùy theo mức độ lây lan và gây bệnh nặng của biến thể, Hà Nội sẽ triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng như truy vết, cách ly tập trung nghiêm ngặt đối với người tiếp xúc gần (F1).

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-30T23:12:00

    “Vùng cam” Hà Nội ứng phó thế nào khi ca nhiễm tăng cao?

    Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp, với số ca mắc mới tăng nhanh, dự báo có thể vượt ngưỡng 2.000 ca mắc trong những ngày tới.

    Ngoài 2 quận “vùng cam” cũ là Hai Bà Trưng, Đống Đa, 6 quận “vùng cam” mới là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ đang tập trung siết chặt lại các hoạt động phòng chống dịch, hạn chế hội họp đông người, đóng cửa vườn hoa công viên, các hộ kinh doanh chỉ được bán mang về và dừng hoạt động sau 21h hàng ngày.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 31/12: F0 leo thang gần 2.000 ca/ngày, Hà Nội gấp rút tiêm mũi 3 cho người dân - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa)

    Thống kê cũng cho thấy, đến ngày 29/12, Hà Nội đang điều trị cho 25.217 bệnh nhân mắc cOVID-19, trong đó, 5.195 người đang được điều trị tại cơ sở thu dung quận/huyện, trên 15.000 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm gần 60%). Để giúp các trường hợp F0 yên tâm điều trị tại nhà, các quận huyện, xã phường đã thành lập tổ phản ứng nhanh để kịp thời tư vấn, thăm khám, chữa trị; các hội, đoàn hỗ trợ mua bán lương thực thực phẩm cho các F1, F0 đang thực hiện cách ly.

    Bà Trần Thị Hoa, tham gia hỗ trợ gia đình cách ly tại nhà phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng chia sẻ: "Chúng tôi thường xuyên hỗ trợ. Nếu gia đình có nhu cầu trong mua bán các vật dụng thiết yếu chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ để bà con yên tâm chữa trị, cách ly".

    Ứng phó với thực trạng ca nhiễm tăng cao, Hà Nội đang tập trung cho tuyến y tế cơ sở, trong đó có việc thiết lập 508 trạm y tế lưu động tại các xã phường để linh hoạt, kịp thời chữa trị. 

    Tại “điểm nóng” Hoàng Mai, nơi trong những ngày qua liên tục ghi nhận trên 200 ca dương tính mỗi ngày đã thành lập 14 trạm y tế lưu động, với công suất tiếp nhận 150 giường bệnh và một cơ sở thu dung 200 giường. Đồng thời phát huy hiệu quả của đội thanh niên tình nguyện, đội phản ứng nhanh hỗ trợ bệnh nhân F0 nhằm giảm tải cho trạm y tế phường.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-31T00:12:00

    F0 leo thang gần 2.000 ca/ngày, Hà Nội gấp rút tiêm mũi 3 cho người dân

    Trong 11 ngày gần đây, Hà Nội liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới tăng trên 1.600 ca/ngày, trong đó 6 ngày gần đây, số mắc tăng lên gần 2.000 ca. 

    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh 2 tuần trước yêu cầu ngành y tế TP phải hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước 31/1/2022. Điều này có nghĩa là Thủ đô có hơn 1 tháng để hoàn thành mục tiêu này. Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine mũi 3 cho người dân. Sóc Sơn là một trong những địa phương đầu tiên của Hà Nội tổ chức tiêm bổ sung và nhắc lại vaccine cho các đối tượng theo hướng dẫn.

    Trong 5 ngày gần đây, số mũi tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội (không tính các bệnh viện Trung ương thực hiện) dao động từ 30.000 - 90.000 liều/ngày. Trong đó, riêng mũi 3, ngày 29/12, cả TP tiêm được hơn 30.000 liều; ngày 28/12 tiêm được hơn 26.000 liều; ngày 27/12 có gần 5.000 liều.

    Sở Y tế Hà Nội cho biết tính tới hết ngày 29/12, TP đã tiêm được hơn 232.000 mũi 3 cho người dân; trong đó có 145.400 mũi bổ sung và 86.646 mũi nhắc lại. Riêng với người từ 50 tuổi trở lên, có 38.690 người được tiêm mũi bổ sung và hơn 3.400 người tiêm mũi nhắc lại.  

    Từ 2 ngày nay, 10 phường tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân. 

    Trả lời PV Báo Sức khoẻ & Đời sống ngày 30/12, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận, cho biết đến nay (ngày 30/12) có gần 4.000 người dân của quận này được tiêm mũi 3. 5 đối tượng được ưu tiên tiêm gồm: Lực lượng tuyến đầu chống dịch; người từ 50 tuổi trở lên; phụ nữ mang thai; người mắc bệnh nền và người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.

    Theo ông Tuấn, mũi 3 có 2 loại gồm mũi bổ sung và mũi nhắc lại (còn gọi là mũi tăng cường). Trong đó, mũi bổ sung dành cho nhóm người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch, người đã tiêm mũi 1 và 2 vaccine Vero Cell và Sputnik V,... theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, .

    F0 leo thang gần 2.000 ca/ngày, Hà Nội gấp rút tiêm mũi 3 cho người dân  - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine mũi 3 cho người dân phường Vạn Phúc, Hà Đông, sáng 30/12. Ảnh: Trung Nguyên

    Tại quận Hà Đông, bà Lê Thị Thanh Bình - Trưởng phòng Y tế quận - cho biết 17 phường của quận đồng loạt tiêm mũi 3 cho người dân từ chiều 29/12. Cũng như quận Nam Từ Liêm, quận Hà Đông ưu tiên tiêm vaccine cho nhóm đối tượng là lực lượng tuyến đầu chống dịch; người từ 50 tuổi trở lên; phụ nữ mang thai; người mắc bệnh nền và người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch..., tuỳ theo lượng vaccine quận nhận được.

    "Nếu lượng vaccine được cấp phát đủ, người dân nào đáp ứng đủ điều kiện cũng được tiêm mũi 3, Hà Đông sẽ triển khai tiêm theo hình thức cuốn chiếu như chiến dịch thần tốc cách đây ít tháng" - bà Bình nói. Ngày mai, quận dự kiến tiếp nhận đợt vaccine mới.

    Theo các chuyên gia việc tiêm vaccine mũi 3 là hết sức cần thiết nhằm tăng hiệu lực bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể sản xuất đủ kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, nhất là trước những biến thể nguy hiểm như Delta hay Omicron.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-31T00:12:00

    WHO dự đoán thời điểm giai đoạn tồi tệ nhất của Covid-19 chấm dứt

    Hai năm kể từ khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng giai đoạn tồi tệ nhất của dịch Covid-19 có thể khép lại vào năm 2022.

    Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, một yếu tố quan trọng chính là chấm dứt tình trạng bất bình đẳng về mặt y tế. Ông kêu gọi thế giới hướng tới mục tiêu tiêm chủng 70% dân số toàn bộ các quốc gia vào tháng 7 năm sau.

    Ông Tedros nói: "Đây là thời điểm để vượt lên trên chủ nghĩa dân tộc ngắn hạn và bảo vệ người dân và các nền kinh tế không bị ảnh hưởng bởi các biến chủng mới thông qua việc chấm dứt tình trạng bất bình đẳng vaccine Covid-19 toàn cầu".

    Hai năm sau khi đại dịch xuất hiện, 284 triệu người đã nhiễm mầm bệnh và hơn 5 triệu người tử vong. Giờ đây, số ca bệnh lại đang tăng vọt tại nhiều khu vực thế giới do sự lây lan của các chủng mới là Omicron và Delta.

    Ông Tedros đánh giá cao việc thế giới đã đạt được thành tựu trong việc phát triển vaccine Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả, nhưng năm 2022 sẽ là năm mà việc "sửa chữa những thất bại trong hệ thống phân phối vaccine toàn cầu sẽ trở nên rất quan trọng".

    Tổng giám đốc WHO cảnh báo: "Chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và việc một số nước tích trữ các dụng cụ y tế có thể tạo điều kiện lý tưởng cho sự xuất hiện của các biến thể mới".

    "Giờ đây chúng ta có 185 ngày để cán đích, hướng tới mục tiêu tiêm chủng 70% dân số toàn cầu vào tháng 7 năm 2022. Đồng hồ đã bắt đầu đếm ngược", ông Tedros nhấn mạnh.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-31T04:12:00

    F0 mới nhiều ngày "đi ngang", dịch tại Hà Nội đã đạt đỉnh?

    Khi nào dịch tại Hà Nội đạt đỉnh?

    Tối 30/12, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 1.866 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 699 ca cộng đồng.

    Đáng chú ý, sau một thời gian "tăng nóng", trong một tuần qua, số F0 ghi nhận trong ngày của Hà Nội có xu hướng đi ngang trong khoảng 1.800 - 1.900 ca.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 31/12: F0 mới nhiều ngày "đi ngang", dịch tại Hà Nội đã đạt đỉnh?  - Ảnh 1.

    "Liệu đợt bùng phát dịch Covid-19 lần này tại Hà Nội đã đạt đỉnh và sẽ hạ nhiệt?", là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm lúc này.

    Trao đổi với Dân trí, một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội nhận định, đỉnh dịch đợt này tại Hà Nội có thể nằm trong khoảng thời gian tháng 2/2022 sau đó sẽ giảm dần vào giai đoạn tháng 3 - 4/2022.

    "Tuy nhiên đỉnh dịch có thể đến sớm hơn nếu số lượng khách nhập cảnh vào Việt Nam gia tăng kèm theo các ca nhiễm biến thể Omicron", vị lãnh đạo này nhận định.

    Trong cuộc họp diễn ra ngày 29/12, đại diện Sở Y tế Hà Nội nhận định, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh, có thể vượt ngưỡng 2.000 ca mắc/ngày trong tuần tiếp theo.

    Trước đó, phân tích về nguyên nhân số F0 của Thủ đô tăng nhanh trong thời gian qua, theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, đặc thù của Hà Nội là đô thị lớn, mật độ dân cư cao. Cùng với đó, di biến động dân cư giữa Hà Nội và các tỉnh thành khác rất phức tạp; một bộ phận người dân đã tiêm vaccine có tâm lý chủ quan…

    Ngoài ra, trong thời gian qua, nhiều người dân Thủ đô cũng đã tự chủ động xét nghiệm bằng test nhanh và thông báo với chính quyền địa phương, sau đó được y tế cơ sở xác nhận và quản lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượng F0 ghi nhận trong ngày ở mức cao.

    Tính từ khi "thích ứng Covid-19" (từ 11/10), Hà Nội đã ghi nhận hơn 40.000 ca Covid-19, hiện thành phố cũng đang điều trị cho hơn 25.000 F0.

    Lo ngại biến thể Omicron

    Việc xuất hiện ca nhiễm biến thể Omicron nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài cũng đã dấy lên lo ngại phức tạp thêm tình hình dịch vốn đang rất nóng.

    Trao đổi với Dân trí, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, dịch có thể lan nhanh trong các dịp lễ tết cuối năm, do đây là thời điểm người dân đi lại tiếp xúc nhiều, trong khi chúng ta đang phải đối phó với chủng Delta, giờ lại xuất hiện thêm Omicron.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 31/12: F0 mới nhiều ngày "đi ngang", dịch tại Hà Nội đã đạt đỉnh?  - Ảnh 2.

    Hà nội đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành thu thập, xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định các mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến thể Omicron (Ảnh minh họa).

    PGS Phu lưu ý việc Omicron có khả năng lây lan nhanh có thể khiến số lượng bệnh nhân tăng vọt trong thời gian ngắn. Tình trạng này gây áp lực lớn lên hệ thống điều trị, đặc biệt là các địa phương dịch vốn đã rất căng thẳng.

    "Nếu việc phân tầng điều trị không chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng các ca bệnh nhẹ được can thiệp y tế, trong khi đó ca bệnh nặng lại không được can thiệp, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh nhân tử vong", PGS Phu nhấn mạnh.

    Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine Covid-19

    Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt; tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Tuy nhiên, hệ thống y tế các tuyến đang chịu nhiều áp lực về quản lý, thu dung, điều trị. Trong thời gian tiếp theo, khi số ca mắc tiếp tục gia tăng sẽ là gánh nặng lên hệ thống y tế và có thể sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển nặng và tử vong.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 31/12: F0 mới nhiều ngày "đi ngang", dịch tại Hà Nội đã đạt đỉnh?  - Ảnh 3.

    Tiêm vaccine Covid-19 (Ảnh minh họa).

    Để khống chế hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới, Sở Y tế Hà Nội cũng đã đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm chủng mũi một, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine phòng Covid-19 cho đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ việc thu dung điều trị F0 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng tại các khu thu dung điều trị theo mô hình trạm y tế lưu động và tổ chức cách ly điều trị tại nhà; tổ chức hoạt động có hiệu quả Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà, phối hợp chặt chẽ với mạng lưới thầy thuốc đồng hành để giảm tải cho tuyến y tế cơ sở. 

    Bên cạnh đó, để tăng cường giám sát và phòng chống biến thể Omicron, Sở Y tế Hà Nội cũng đã chỉ đạo các đơn vị chủ động giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến thể mới như: các quốc gia khu vực Nam Châu Phi và một số quốc gia khu vực châu Âu, thực hiện việc xét nghiệm, cách ly, giám sát, theo dõi y tế cho người nhập cảnh theo đúng quy định.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ