Cập nhật lúc 09:54 - 11/12/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/11: Hà Nội chính thức đồng ý cho F0 thể nhẹ điều trị tại nhà, được y tế cơ sở chăm sóc, theo dõi

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-29T23:11:00

    F0 gia tăng, Bình Dương tính việc kích hoạt lại bệnh viện dã chiến

    Tối 29/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, trong 24 giờ qua, địa phương ghi nhận thêm 697 ca mắc COVID-19.

    Tính từ đợt dịch lần thứ tư đến nay, Bình Dương đã ghi nhận 281.605, trong đó có 274.876 bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện, 11.543 bệnh nhân đang điều trị, 2.711 người tử vong.

    Thống kê cho thấy, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương có xu hướng tăng. Số ca chuyển lên điều trị tầng 2, tầng 3 và bệnh nhân chuyển nặng tử vong những ngày gần đây cũng tăng. Trong ngày, Bình Dương có 22 trường hợp tử vong.

    Vào hồi đầu tháng 10, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, số ca mắc giảm và bệnh nhân xuất viện cao, Bình Dương đã xóa bỏ các bệnh viện dã chiến.

    TS.BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương nhận định tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, các ca bệnh, bệnh nặng có xu hướng tăng. Theo kế hoạch, vào ngày 2/12 tới đây Sở Y tế Bình Dương sẽ tổ chức cuộc họp để kích hoạt lại các bệnh viện dã chiến đảm bảo công tác thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho biết, hiện có trên 8.000 bệnh nhân điều trị tại nhà, với lượng bệnh nhân điều trị tại nhà như vậy, y tế ở cơ sở có phần quá tải. Bình Dương đã thành lập 162 Trạm y tế lưu động để hỗ trợ tốt hơn việc điều trị F0 tại nhà.

    Tính đến nay, Bình Dương đã tiêm được 2,44 triệu liều mũi 1 và 1,8 triệu liều liều mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên. Tỉnh này đã tiêm 206.383 liều vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-29T23:11:00

    Trung bình mỗi ngày Hà Nội ghi nhận 284 ca

    Chiều 29/11, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

    Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, dịch bệnh trên địa bàn Thành phố đang được kiểm soát, tuy nhiên có nguy cơ bùng phát và có thể xuất hiện nhiều các ca bệnh mới do mầm bệnh tồn tại ngoài cộng đồng, còn những ca bệnh chưa được phát hiện; dịch xâm nhập từ bên ngoài, tỉnh, thành phố có dịch, người nhập cảnh vào Việt Nam và Hà Nội; tâm lý chủ quan của một số bộ phận người dân, cơ quan, đơn vị. Chủng virus biến thể lây lan nhanh khó lường (hiện Việt Nam đã có 7 biến thể).

    Số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn từ ngày 21/11-29/11, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 2.267 bệnh nhân, trong đó, đã tiêm 2 mũi 1.402 trường hợp (61,8%), 213 trường hợp đã tiêm 01 mũi (9,4%). Trung bình mỗi ngày ghi nhận 284 ca/ngày, tăng so với tuần từ ngày 14/11-20/11 ghi nhận trung bình 226 ca/ngày. Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 có xu hướng gia tăng nhanh. 

    Cụ thể, giai đoạn từ 11/10-29/11, toàn Thành phố ghi nhận thêm 22.621 trường hợp F1 trong đó có 3.371 trường hợp F1 chuyển thành F0. 

    Như vậy, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn này là 14,9%; cao hơn so với tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn từ 29/4 đến 10/10. Trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận một số ổ dịch cộng đồng phức tạp, bùng phát nhanh, không rõ nguồn lây, liên quan nhiều đơn vị và nhiều sự kiện tập trung đông người…

    Theo VTV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-29T23:11:00

    Hà Nội triển khai điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà

    Sau khi nghe báo cáo, Thường trực Thành ủy Hà Nội đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của TP đã bám sát nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". 

    Theo đó, Thường trực Thành ủy thống nhất chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện một số biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19.

    Về điều trị, thực hiện điều trị F0 ở cơ sở xã, phường, thị trấn; củng cố hệ thống y tế cơ sở, huy động các lực lượng y tế và tăng cường tập huấn, hướng dẫn đối với lực lượng y tế cơ sở. Triển khai thí điểm điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế.

    Chuẩn bị sẵn sàng các phương án theo dõi, phân luồng, cơ số thuốc điều trị để hạn chế tối đa bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị. Thường xuyên cập nhật trên phần mềm theo dõi, quản lý F0 của TP.

    Hiện nay, TP điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại cơ sở (trạm y tế lưu động), đến ngày 29-11 đã có 4 huyện triển khai, trong đó Hoài Đức 39 ca, Sóc Sơn 8, Mỹ Đức 7, Thanh Trì 2.

    Từ đầu tháng 12, tất cả các địa phương còn lại ở Hà Nội sẽ thu dung, điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại cơ sở (thành phố chỉ điều tiết F0 tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

    Về cách ly F1 tại nhà, các quận, huyện đã rà soát hơn 1,9 triệu hộ dân ở 26 quận, huyện và ghi nhận 778.781 hộ đủ điều kiện; hiện 5.585 F1 ở Hà Nội đang cách ly tại nhà.

    Cũng theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, phải nâng cao kỷ luật, kỷ cương hệ thống chính trị trong việc nghiêm túc tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm.

    Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nhằm thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt là hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, nâng cao nhận thức của người dân để thích ứng trong tình hình mới.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-30T00:11:00

    Số ca mắc mới và ca tử vong tăng liên tục suốt 2 tuần

    Theo bản tin dịch COVID-19 do Bộ Y tế công bố chiều tối nay 29-11, trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới, trong đó 13.758 ca trong nước, tăng 830 ca so với ngày trước đó. 

    Với số ca mắc mới này, trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua đã tăng lên 12.596 ca/ngày. Trong khi đó vào tuần trước, trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày là 9.858 ca/ngày. So sánh thêm 1 tuần nữa thì thấy số liệu trung bình ca mới của 7 ngày công bố vào ngày 15-11 là 8.341 ca.

    Số ca tử vong trung bình trong 7 ngày qua cũng tăng lên, ở mức 158 ca, trong khi con số này hồi tuần trước là 110 ca. Đây là những con số đáng lưu tâm nếu biết rằng số tử vong trung bình ghi nhận trong 7 ngày công bố vào ngày 15-11 là 84 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.055 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

    Số ca nhiễm mới tăng đều được không ít chuyên gia nhận định là chuyện có thể hiểu được khi các địa phương thực hiện "sống chung" với virus. Nhưng cũng có thể thấy sự gia tăng nhanh các ca nhiễm nằm ở việc người dân chưa tuân thủ đầy đủ các biện pháp chung sống an toàn được cơ quan chức năng hướng dẫn.

    Do số ca nhiễm tăng, nhiều tỉnh đã phải nâng cấp độ dịch. Trong đó tỉnh Sóc Trăng nâng cấp độ dịch COVID-19 từ cấp độ 2 (vùng vàng) lên cấp độ 3 (vùng cam) từ 0h ngày 29-11. 

    Tỉnh Vĩnh Long cũng nâng cấp độ dịch COVID-19 từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 từ 0h ngày 30-11. Đáng chú ý thị xã Bình Minh của tỉnh hiện ở cấp độ 4 (vùng đỏ), phải tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu như vận tải thủy bộ, karaoke, massage, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các hoạt động trong và ngoài trời, người bán hàng rong và vé số...

    Về điều trị, từ ngày 22-11 đến nay 29-11, có thêm 64.448 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi cả nước từ đầu dịch đến nay là 974.724 ca.

    Theo các chuyên gia y tế, những người đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 vẫn có thể mắc bệnh nhưng thường là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất nhẹ, ít có biểu hiện trở nặng. Những người tiêm vắc xin, khi mắc bệnh có xu hướng phục hồi tốt hơn nhóm chưa tiêm. 

    Tuy vậy, những người tiêm vắc xin rồi khi mắc bệnh thì vẫn sẽ là nguồn lây bệnh cho gia đình, cho cộng đồng, từ đó làm lây lan dịch bệnh, nhất là ở những vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt dễ lây cho người lớn tuổi, người mắc bệnh nền, sức đề kháng kém và trẻ em. 

    Mặt khác, khi đã tiêm chủng đủ liều vắc xin COVID-19 thì khả năng miễn dịch cũng sẽ giảm dần theo thời gian và cần được tiêm tăng cường đúng hạn.

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo không nên chỉ dựa vào vắc xin mà lơ là trong phòng dịch, đồng thời cảnh báo rằng mọi người không nên quá phụ thuộc vào việc được tiêm phòng đầy đủ mà lơ là các biện pháp bảo vệ khác. 

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-30T00:11:00

    'F0 tăng nhưng TP HCM vẫn kiểm soát được dịch'

    Số ca mắc mới, tử vong tăng và bệnh nhân nhập viện cao hơn xuất viện nhưng thành phố đang kiểm soát được dịch, theo Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.

    Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn, chiều 29/11.

    Theo ông Hải, trong thời gian qua có 4 vấn đề đặt ra đối với công tác chống dịch của TP HCM. Cụ thể là, số ca mắc mới còn cao, trên dưới 1.500 ca mỗi ngày; số ca tử vong vẫn cao, trung bình mỗi ngày khoảng 65 ca và số ca nhập viện luôn cao hơn số ca xuất viện. Ba vấn đề trên cùng với biến chủng Omicron xuất hiện trên thế giới đã gây thêm tâm lý lo lắng cho người dân.

    "Tuy nhiên, TP HCM vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh. Trong nhiều tuần liên tiếp, cấp độ dịch trên địa bàn vẫn ở mức 2 - màu vàng. Thành phố đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản để xử lý tình huống khi ca mắc mới tăng cao", ông Hải nói.

    Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM đề nghị người dân không hoang mang nhưng tránh chủ quan, lơ là và phải thực hiện tốt nhất quy định của ngành y tế, đặc biệt là 5K. Người dân cố gắng thay đổi những thói quen, sở thích của mình; đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giảm thói quen tụ tập, la cà; hạn chế ngồi khoảng cách gần... Bởi đây là những yếu tố dẫn đến nguy cơ ca mắc mới cao, khiến nguy cơ tử vong cao.

    Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi bệnh viện tại TP HCM có đang quá tải hay không, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế thành phố cho biết số nhập viện ở tầng 2, 3 đang thấp hơn tổng số giường hiện có. Thành phố đang cố gắng không để tình trạng quá tải xảy ra. Thời gian qua, thành phố đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, can thiệp sao cho chăm sóc F0 tốt, giảm tỷ lệ tử vong.

    Theo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM, tính đến chiều 28/11 thành phố ghi nhận 468.013 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư. Ngành y tế đang điều trị 14.580 bệnh nhân, trong đó có 574 trẻ em dưới 16 tuổi, 374 bệnh nhân nặng đang thở máy, 14 bệnh nhân can thiệp ECMO.

    Trong ngày 29/11, 1.094 bệnh nhân nhập viện, 1.047 bệnh nhân xuất viện; 62 trường hợp tử vong (tổng số tử vong cộng dồn từ đầu năm đến nay là 17.968). Hơn 7,9 triệu người đã tiêm mũi 1 và số người đã tiêm đủ 2 mũi là gần 6,7 triệu.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-30T01:11:00

    Thủ tướng yêu cầu kiểm soát người nhập cảnh từ nước có biến chủng Omicron

    Ngày 29/11, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.

    Công văn nêu rõ, gần đây trên thế giới đã ghi nhận biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2 và đang lây lan nhanh ra nhiều nước trên thế giới. Để chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình dịch.

    Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể này vào nước ta.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-30T01:11:00

    Hải Phòng thêm 156 ca mắc, gần 100 F0 liên quan đến Công ty ECOBA

    Theo báo cáo của CDC Hải Phòng, ngày 29.11, Hải Phòng ghi nhận 156 ca mắc, trong đó, 99 ca ở các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền liên quan đến Công ty ECOBA làm xây dựng tại công trường Hoàng Huy.

    Cụ thể, quận Hồng Bàng trong ngày ghi nhận 100 ca bệnh, trong đó, 1 ca về từ Vĩnh Phúc, 1 ca về từ Phú Thọ và 98 ca có yếu tố dịch tễ liên quan đến Công ty ECOBA làm xây dựng tại công trường Hoàng Huy. Các công dân này từ các tỉnh thành đang có dịch đến Hải Phòng làm theo mùa vụ. Công trường Hoàng Huy của Công ty ECOBA khoảng 900 người. Có 52 người chưa được tiêm mũi nào vì mới từ địa phương khác đến. Đã lấy mẫu và quản lý được 448 người (350 ở tại công trường, 30 trọ ở Thượng Lý, 68 trọ ở Sở Dầu).

    Liên quan đến Công ty, quận Ngô Quyền trong ngày ghi nhận 1 ca là bảo vệ của công ty này, bệnh nhân lấy mẫu sàng lọc có kết quả xét nghiệm Dương tính.

    Huyện Vĩnh Bảo ghi nhận 14 ca, trong đó, 13 ca liên quan đến Công ty GFT; 1 ca bệnh nghi ngờ có triệu chứng sàng lọc tại bệnh viện. 34 ca bệnh tại Tiên Lãng là các trường hợp F1, các trường hợp lấy mẫu sàng lọc tại cộng đồng.

    Quận Lê Chân 4 ca, trong đó 1 ca về từ TP.Hồ Chí Minh, 2 ca là F1 và 1 ca có triệu chứng sốt, lấy mẫu cho kết quả dương tính.

    TP.Hải Phòng ghi nhận 2 ca bệnh tại Kiến An, 1 ca về từ TP.Hồ Chí Minh, 1 ca ho sốt lấy mẫu cộng đồng. Quận Hải An ghi nhận 1 ca là F1 được cách ly trước đó.

    Theo Lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-30T03:11:00

    Lần đầu tiên tổng tầm soát COVID-19 trên toàn địa bàn TP Huế

    Sáng 30/11, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Huế cho biết, các phường, xã, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn sẽ thực hiện tuần cao điểm tầm soát COVID-19, bóc tách ca F0 ra khỏi cộng đồng kéo dài đến ngày 5/12, theo hình thức test nhanh bằng nguồn do dân tự mua và thành phố hỗ trợ

    UBND TP Huế cho biết, việc triển khai tổng tầm soát COVID-19 trong tuần lễ cao điểm nhằm huy động sức mạnh toàn dân, toàn hệ thống chính trị trong phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, đảm bảo an sinh xã hội.

    Mục tiêu khoanh vùng tầm soát lần này phấn đấu 100% hộ gia đình toàn TP Huế thực hiện test nhanh bằng nguồn do dân tự mua và thành phố hỗ trợ. Việc triển khai xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh kháng nguyên tại địa bàn các khu dân cư được thực hiện 3 lần, kéo dài đến ngày 5/12.

    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Huế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố chủ động mua và tiến hành xét nghiệm tầm soát bằng test nhanh kháng nguyên cho toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động của đơn vị mình. Khuyến khích áp dụng xét nghiệm tầm soát đối với những người đến giao dịch, công tác, hội họp tại đơn vị.

    Đồng thời, yêu cầu các siêu thị, ban quản lý chợ, bến xe trên địa bàn thành phố lập kế hoạch và triển khai tổ chức xét nghiệm tầm soát cho người bán hàng, người lao động, người dân đến mua hàng tại đơn vị mình. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, cá nhân xét nghiệm tầm soát khi tổ chức các hoạt động có tập trung đông người như hội thảo, hội nghị, ma chay, cưới hỏi.

    Đối với vùng đỏ (khu vực có nguy cơ cao), Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID19 TP Huế yêu cầu Trung tâm Y tế thành phố xây dựng kế hoạch phối hợp chính quyền 9 phường, xã thực hiện tầm soát diện rộng cho toàn bộ người dân, với dự kiến 32.000 test nhanh kháng nguyên.

    Ở 27 phường, xã còn lại, TP Huế dự kiến tầm soát diện rộng với khoảng 133.000 test nhanh kháng nguyên. UBND các phường, xã bố trí test hoặc khuyến khích, vận động người dân tự tầm soát bằng test nhanh kháng nguyên để thực hiện phấn đấu bảo đảm 100% hộ gia đình trên địa bàn thành phố thực hiện tầm soát trong tuần cao điểm.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-30T04:11:00

    Ca mắc COVID-19 tại Hậu Giang lập kỷ lục mới, 181 ca phát hiện trong cộng đồng

    Sở Y tế Hậu Giang thông tin, trong 24 giờ (từ 18 giờ ngày 28/11 đến 18 giờ ngày 29/11), tỉnh Hậu Giang ghi nhận 416 ca mắc COVID-19 mới, tăng 143 ca so với ngày trước đó và cao nhất từ trước đến nay.

    Trong số 416 ca mắc mới, có 5 trường hợp là người về từ ngoài tỉnh; 120 trường hợp là F1 được cách ly tập trung; 110 trường hợp ghi nhận trong khu phong tỏa.

    181 trường hợp là ca mắc cộng đồng ghi nhận tại huyện Châu Thành (94), thị xã Long Mỹ (29), TP Vị Thanh (29), huyện Phụng Hiệp (22), TP Ngã Bảy (4), huyện Long Mỹ (2) và huyện Châu Thành A (1).

    Trước đó, ngày 28/11, tỉnh Hậu Giang ghi nhận 273 ca mắc COVID-19, tăng 54 trường hợp so với ngày 27/11. Trong đó, có 145 ca cộng đồng.

    Huyện Phụng Hiệp là địa phương ghi nhận số ca mắc hàng đầu trong mấy ngày qua. Dịch xuất hiện ở nhiều xã, trong đó diễn biến phức tạp ở xã Phụng Hiệp với 2 ổ dịch chưa xác định được nguồn lây. Xã Tân Phước Hưng cũng ghi nhận 2 gia đình có người mắc COVID-19, trong đó có 1 gia đình có nhiều thế hệ sống chung gồm 13 nhân khẩu thì có 12 người dương tính…

    Tại huyện Châu Thành A, liên quan ổ dịch ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn đã có hàng trăm ca. Công tác kiểm soát dịch đang được tiếp tục thực hiện, các vùng cách ly y tế được giám sát chặt chẽ 24/24 nhằm ngăn dịch tiếp tục lây lan.

    Tình hình dịch cũng diễn biến phức tạp tại ổ dịch chợ Phường III, TP Vị Thanh. Phường đang đề nghị rà soát và tạm ngưng buôn bán đối với trên 130 tiểu thương có buôn bán gần nơi với các trường hợp dương tính để chủ động phòng dịch tại chợ và kiểm soát ổ dịch này…

    Tính từ đầu đợt dịch (ngày 08/7/2021) đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 6.055 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 2.989 ca; tử vong tại tỉnh 13 ca; chuyển tuyến điều trị 3 ca (đã tử vong 1 ca; 2 ca đã điều trị khỏi).

    Toàn tỉnh còn 1.339 người đang cách ly tập trung; 3.065 người.cách ly tại nhà và nơi cư trú; số người được tự theo dõi sức khỏe là 4.635 người.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-30T08:11:00

    'Siêu biến thể' Omicron ảnh hưởng thế nào đến những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine?

    Sự xuất hiện của biến thể Omicron - một biến thể được xem là "tồi tệ nhất", sở hữu các "siêu đột biến" đang khiến cả thế giới phải lo ngại, đặc biệt là ở khả năng lây nhiễm cũng như lẩn tránh miễn dịch từ vaccine tốt hơn so với các biến chủng hiện nay, bao gồm cả Delta - biến thể đang chiếm ưu thế toàn cầu.

    Nhưng cụ thể, sự xuất hiện của Omicron sẽ gây ảnh hưởng thế nào với những người đã tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine?

    Chuyên gia đánh giá về ảnh hưởng của siêu biến thể Covid Omicron đến những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine - Ảnh 1.

    Siêu biến thể Omicron được cho là có khả năng lẩn tránh được miễn dịch tạo ra từ vaccine hiện nay

    Vaccine sẽ có tác dụng?

    Lấy ví dụ tại Anh. Hiện tại, toàn bộ các vaccine được cấp phép tại đây hoạt động bằng cách "huấn luyện" cho hệ miễn dịch chống lại các gai protein - cấu trúc được virus corona gây bệnh Covid-19 sử dụng để xâm nhập vào tế bào, mà cụ thể là gắn với thụ thể ACE2.

    Biến thể Omicron sở hữu tới hơn 30 đột biến ở gai protein, trong đó có 10 đột biến liên quan đến cái gọi là RBD (tạm dịch: liên kết thụ thể) - một khu vực đặc biệt cho phép virus bám vào thụ thể tế bào. Để so sánh, Delta chỉ có 2 đột biến ở RBD thôi.

    Tuy nhiên ngay cả với ngần ấy thay đổi, vẫn sẽ có những khu vực mà kháng thể và tế bào T (lympho T - tế bào tạo miễn dịch) có thể phản ứng.

    Chuyên gia đánh giá về ảnh hưởng của siêu biến thể Covid Omicron đến những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine - Ảnh 2.

    Nhiều chuyên gia cho rằng dù ít nhiều, vaccine Covid-19 hiện tại vẫn sẽ có tác dụng trước biến thể Omicron

    "Nếu nhìn vào tổng thể các đột biến, bức tranh trông rất kinh khủng, giống như toàn bộ những kháng thể quan trọng nhất đều trở nên vô dụng," - Danny Altmann, giáo sư miễn dịch học từ ĐH Imperial College London.

    "Tuy nhiên, các thông tin có được từ Nam Phi cho thấy tình hình không đến mức quá nghiêm trọng. Những người được đưa tới bệnh viện chủ yếu đều chưa tiêm chủng, nên có lẽ vaccine vẫn đang bảo vệ tốt."

    Chưa kể tế bào T còn có chức năng huấn luyện tế bào sản sinh kháng thể trước các rủi ro mà nó phải đối mặt.

    "Chúng tôi (các nhà khoa học) đều cho rằng tế bào T có thể nhận ra sự khác biệt giữa các biến chủng, và nó sẽ cho bạn sự bảo vệ nhất định," - Altmann bổ sung.

    Vaccine vẫn bảo vệ được, nhưng ở mức nào?

    Thực tế cho thấy, những người đã tiêm chủng 2 mũi vẫn có thể nhiễm biến thể Delta, dù tỷ lệ thấp hơn 3 lần so với những người chưa tiêm. Ngoài ra, người đã tiêm chủng giảm được nguy cơ tử vong tới 9 lần nếu chẳng may nhiễm bệnh.

    Theo Giáo sư Paul Morgan, nhà miễn dịch học từ ĐH Cardiff (Anh), điều này có thể cũng sẽ đúng với Omicron. "Tôi nghĩ nó (mức độ bảo vệ) chỉ giảm đi, thay vì mất đi hoàn toàn."

    "Virus sẽ không thể loại bỏ toàn bộ các biểu mô trên bề mặt, vì nếu làm vậy các gai protein sẽ không thể hoạt động được nữa. Nghĩa là dù kháng thể và tế bào T từng chống lại các biến chủng trước kia có khả năng không hiệu quả, sẽ vẫn còn một phần nào đó có tác dụng."

    Chuyên gia đánh giá về ảnh hưởng của siêu biến thể Covid Omicron đến những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine - Ảnh 3.

    Việc bổ sung mũi tiêm thứ 3 sẽ là nước đi tốt để đối mặt với các biến thể mới trong tương lai, kể cả Omicron

    Cũng theo Morgan, việc tăng cường miễn dịch cho cộng đồng bằng mũi tiêm thứ 3 sẽ là một nước đi tốt. "Dù phân nửa, thậm chí là 2/3 miễn dịch không còn tác dụng, bạn vẫn sẽ còn lại một ít kháng thể. Và việc bổ sung thêm đương nhiên là tốt hơn."

    Với những người đã tiêm chủng 2 mũi rồi nhiễm Delta, viễn cảnh với họ có phần tươi sáng hơn. "Nhóm này sẽ sở hữu một hệ miễn dịch rất rộng, đủ để xử lý phần lớn các biến chủng mới," - trích lời David Matthews, giáo sư virus học từ ĐH Bristol (Anh).

    Nguyên nhân là bởi những người này đã tiếp xúc với virus và các gai protein từ cả Delta (qua lây nhiễm) lẫn chủng gốc từ Vũ Hán (qua vaccine). "Có nghĩa là bạn đã có kháng thể cho cả chủng gốc lẫn chủng mới, cùng lượng tế bào T phủ rộng."

    Nỗi lo lớn nhất sẽ dành cho những người đến nay vẫn chưa chịu tiêm chủng. "Đúng vậy, biến thể mới có khả năng sẽ lây nhiễm mạnh hơn cả Delta. Viễn cảnh xảy ra là nó sẽ tìm được những người chưa tiêm chủng nhanh hơn và đẩy họ vào bệnh viện, qua đó làm tăng áp lực cho hệ thống y tế," - Matthews nhận xét. "Điều này có thể dẫn đến một lệnh phong tỏa mới, trong trường hợp số ca nhập viện vượt quá ngưỡng đáp ứng của hệ thống y tế."

    Viễn cảnh tích cực

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/11: Số ca mắc mới và ca tử vong tăng liên tục suốt 2 tuần - Ảnh 4.

    Trong tình cảnh này, các chuyên gia cho biết vẫn sẽ có những mặt tích cực để con người hy vọng. Đầu tiên là việc chúng ta vẫn chưa biết khả năng thực sự của biến thể Omicron trước cộng đồng có rộng.

    "Rất có khả năng những người đã tiêm đủ 2 mũi, thậm chí là 3 mũi vaccine hiện hành được bảo vệ trước nó", - Tiến sĩ Peter English, cố vấn dịch bệnh đã về hưu cho hay. "Nhưng cũng có thể các vaccine hiện nay chẳng làm được gì trước Omicron cả. Chúng ta chưa có đủ thông tin để biết được chuyện này."

    Một lý do nữa là sự tồn tại của thuốc kháng virus - như , được cho là sẽ vẫn phản ứng tốt với biến thể Omicron. Tại Anh, gần 500 ngàn liều thuốc này sẽ được phân phát cho bệnh nhân Covid cao tuổi, và những người đang có hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, những phương pháp điều trị hiện hành như dexamethasone nhiều khả năng vẫn sẽ hiệu quả, vì nó nhắm vào phản ứng của cơ thể thay vì tấn công trực tiếp vào virus.

    Và cuối cùng, khả năng biến chuyển và đáp ứng của các loại vaccine hiện nay cũng là rất nhanh nhờ vào công nghệ mới, nếu như thực sự Omicron có thể né tránh được hoàn toàn miễn dịch từ vaccine.

    "Công nghệ mARN và vaccine vector định hướng cho phép sửa đổi vaccine rất nhanh để đáp ứng với biến thể mới. Nghĩa là sẽ có vaccine mới được tạo ra rất nhanh để dành riêng cho nó, có khi chỉ trong vòng vài tháng."

    Không thể chối bỏ được việc Omicron đang là một thách thức lớn trên con đường thoát khỏi đại dịch của nhân loại. Nhưng dựa trên những gì chúng ta biết, nó khó lòng đưa thế giới trở về thời kỳ giống như cách đây 1 năm. Quan trọng hơn, càng nhiều người tiêm chủng, khả năng thoát khỏi đại dịch sẽ càng hiện rõ.

    Theo Sức khoẻ và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-30T08:11:00

    Hà Nội chính thức đồng ý chủ trương cho F0 thể nhẹ điều trị tại nhà, người dân nghĩ gì?

    Thường trực Thành ủy nhất trí về chủ trương đối với đề xuất thực hiện quản lý, điều trị, cách ly F0 thể nhẹ tại nhà khi bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của ngành Y tế..

    Đây là nội dung được quyết định vào chiều 29/11 tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch Covid-19 dưới  sự chủ trì của Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng.

    Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Ban Cán sự đảng UBND thành phố cho biết, hiện nay, dịch bệnh trên địa bàn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, dịch có nguy cơ bùng phát và có thể xuất hiện nhiều ca bệnh mới. Nguyên nhân do mầm bệnh đã tồn tại ngoài cộng đồng, còn những ca bệnh chưa được phát hiện; dịch xâm nhập từ các tỉnh, thành phố có dịch và người nhập cảnh; trong khi tâm lý chủ quan đang tồn tại trong một số bộ phận người dân, cơ quan, đơn vị. Chưa kể, chủng vi rút biến thể lây lan nhanh khó lường (hiện Việt Nam đã có 7 biến thể).

    Số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn từ ngày 21/11 đến ngày 29/11, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận 2.267 bệnh nhân, trong đó, có 1.402 trường hợp đã tiêm 2 mũi vắc xin (chiếm 61,8%), 213 trường hợp đã tiêm 1 mũi vắc xin (chiếm 9,4%). Trung bình ghi nhận 284 ca bệnh/ngày, tăng so với tuần từ ngày 14/11 đến ngày 20/11 (trung bình 226 ca/ngày). Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 có xu hướng tăng nhanh.

    Cụ thể, giai đoạn từ ngày 11/10 đến ngày 29/11, toàn thành phố ghi nhận thêm 22.621 trường hợp F1, trong đó có 3.371 trường hợp F1 chuyển thành F0. Như vậy, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn này là 14,9%; cao hơn so với tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn từ ngày 29/4 đến 10/10. Trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một số ổ dịch cộng đồng phức tạp, bùng phát nhanh, không rõ nguồn lây, liên quan nhiều đơn vị và nhiều sự kiện tập trung đông người…

    Về công tác điều trị tại bệnh viện và cơ sở thu dung, thành phố đã ban hành phương án 263/PA-UBND ngày 23/11 về phương án đáp ứng thu dung điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Trong đó, có việc tổ chức điều trị tại các bệnh viện và các cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để có thể đáp ứng 100.000 ca bệnh.

    Tính đến ngày 29/11, 4 huyện đã thu dung điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (Hoài Đức: 39 ca; Sóc Sơn: 8; Mỹ Đức: 7; Thanh Trì: 2).

    Từ ngày 1/12, tất cả các địa phương còn lại sẽ thực hiện thu dung, điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại cơ sở (thành phố chỉ điều tiết F0 tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tính đến ngày 27/11, đã có 10 quận, huyện sẵn sàng thu dung điều trị (Sóc Sơn, Đông Anh, Long Biên, Mỹ Đức, Hoài Đức, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thanh Trì, Ba Vì, Hà Đông).

    Liên quan đến việc khảo sát hộ gia đình đủ điều kiện cách ly tại gia đình, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện khảo sát và lập danh sách các hộ dân đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà để chủ động cách ly khi có trường hợp F1.

    Theo đó, đã rà soát được 1.993.336 hộ dân tại 26 quận, huyện với 778.781 hộ đủ điều kiện cách ly (F1) tại nhà. Hiện đang cách ly tại nhà 5.585 người tiếp xúc gần F1. 

    Sau khi nghe báo cáo, Thường trực Thành ủy Hà Nội đánh giá, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố đã bám sát Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Thường trực Thành ủy thống nhất chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện một số biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19. 

    Cụ thể, về điều trị, thực hiện điều trị F0 ở cơ sở xã, phường, thị trấn; củng cố hệ thống y tế cơ sở, huy động các lực lượng y tế và tăng cường tập huấn, hướng dẫn đối với lực lượng y tế cơ sở. 

    Triển khai điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của ngành Y tế. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án theo dõi, phân luồng, cơ số thuốc điều trị để hạn chế tối đa bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị. Thường xuyên cập nhật trên phần mềm theo dõi, quản lý F0 của thành phố. 

    Thường trực Thành ủy chỉ đạo thực hiện việc cho học sinh trung học phổ thông đi học trực tiếp từ ngày 6/12 và tiếp tục nghiên cứu cho học sinh trung học cơ sở tiếp tục đến trường sau khi hoàn thành việc tiêm phủ vắc xin cho trẻ từ 12-15 tuổi theo kế hoạch. Đồng thời, Thường trực Thành ủy cũng chỉ đạo nghiên cứu có phương án tầm soát y tế phù hợp để bảo đảm an toàn cho học sinh khi quay trở lại trường. 

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ