Cập nhật lúc 19:15 - 12/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/10: Nhiều địa phương miền Tây ghi nhận số ca COVID-19 cao kỷ lục

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-10-29T23:10:00

    Số ca mắc Covid-19 tăng tại một số địa phương miền Tây

    Ngày 20/19, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.899 ca nhiễm mới.

    Trong số đó, các tỉnh, thành có số ca nhiễm cao nhất bao gồm: : TP.HCM (977), Bình Dương (697), Đồng Nai (697), Bạc Liêu (398), An Giang (320), Kiên Giang (249), Tây Ninh (180), Sóc Trăng (151), Cần Thơ (101)...

    Một số địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (+398), Kiên Giang (+89), Bình Dương (+79).

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-30T00:10:00

    Trẻ em nào cần trì hoãn tiêm vaccine Covid-19?

    Hướng dẫn mới phân chia trẻ tiêm chủng thành 4 nhóm lớn, gồm: Đủ điều kiện tiêm chủng; Cần thận trọng tiêm chủng; Trì hoãn; Chống chỉ định.

    Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng: Trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vaccine theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Cụ thể, trẻ không có tiền sử phản vệ với vaccine khác đã tiêm hoặc các thành phần của vaccine Covid-19; Không mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển; Không có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Không rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; Không mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu... Nghe tim, phổi không có bất thường; Không phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào...

    Nhóm chống chỉ định: Trẻ có điểm bất thường và có chống chỉ định tiêm vaccine theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

    Nhóm trì hoãn tiêm chủng: Khi trẻ mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.

    Nhóm thận trọng khi tiêm chủng: Trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/10: Hà Nội và TP.HCM đã tiêm được bao nhiêu mũi vaccine COVID-19? - Ảnh 1.

    Hướng dẫn cũng đưa ra nhóm trẻ cần chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện gồm: Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu... Khám nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

    Tại Việt Nam, Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi triển khai trên toàn quốc từ tháng 11, theo lộ trình tiêm từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên nhóm 16-17 tuổi, hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Công tác tiêm chủng cho trẻ em được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, tỷ lệ mắc Covid-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.

    Tại buổi tập huấn trực tuyến cho 63 tỉnh, thành phố về Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm chủng trẻ em chiều 29/10, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng cho biết Bộ Y tế đã phê duyệt hai loại vaccine là Comirnaty của Pfizer-BioNTech và Spikevax của Modena, tiêm cho trẻ 12-17 tuổi, tức từ lớp 7 đến lớp 12. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chỉ có nguồn cung là vaccine Pfizer.

    Với thành phần của vaccine Pfizer, theo bà Hồng, hoàn toàn không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gene, không ảnh hưởng về lâu dài hay gây ra ung thư, vô sinh... như lo lắng của nhiều phụ huynh. 36 quốc gia đã tiêm vaccine Pfizer, gồm 19 nước châu Âu, 6 quốc gia châu Mỹ có cả Mỹ, Canada, Brazil... Tại châu Á có Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Newzeland, Việt Nam...

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-30T00:10:00

    An Giang: Dịch Covid-19 lan nhanh, 7 ngày 1.900 ca mắc mới

    Bùng dịch nhanh sau dòng người về quê

    Ngày 29/10, ông Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang, cho biết dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh. Tính từ ngày 1/10 đến sáng 29/10, tỉnh ghi nhận 4.190 ca mắc mới, trong đó có 1.112 ca là người từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… trở về địa phương bằng phương tiện cá nhân. Nếu tính riêng trong 7 ngày qua (22 - 28/10), tỉnh ghi nhận gần 1.900 ca mắc mới và chỉ trong ngày 28/10 ghi nhận 320 ca mắc mới, cao nhất từ trước đến nay.

    Trong đợt dịch lần thứ 4 này (từ 27/4 đến 29/10), An Giang đã có hơn 10.000 ca mắc Covid-19. Theo phân tích của tỉnh, tỷ lệ ca mắc trong cộng đồng chiếm đến 31%; trong khu phong tỏa chiếm 32%, trong khu cách ly chiếm 25% và người từ ngoài tỉnh về chiếm tỷ lệ 11% và 1% còn lại là người nhập cảnh vào tỉnh. 

    Tính đến sáng 29/10, tỉnh đang điều trị 3.000 ca, đã điều trị khỏi bệnh xuất viện về nhà 7.325 người và tử vong 131 trường hợp.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/10: Hà Nội và TP.HCM đã tiêm được bao nhiêu mũi vaccine COVID-19? - Ảnh 1.

    Ông Trần Quang Hiền nói: “Dịch Covid-19 bắt đầu lan nhanh từ giữa tháng 9. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10 đến nay bùng phát mạnh. Nguyên nhân do mầm bệnh trong cộng đồng còn nhưng thời gian này tỉnh lại đón hơn 65.000 người từ các tỉnh về quê làm tăng thêm hơn 1.000 ca mắc mới, đồng thời tỉnh thực hiện Nghị quyết 128 chung với cả nước để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nên việc đi lại người dân thông thoáng hơn cũng "góp phần" khiến số mắc tăng nhanh. 

    Hiện An Giang đẩy nhanh tiến độ phủ vắc xin để kiểm soát dịch và hạn chế tình trạng tử vong trong trường hợp mắc Covid-19”.

    Theo Thanh Niên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-30T01:10:00

    Hà Nội và TP.HCM đã tiêm được bao nhiêu mũi vaccine COVID-19?

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội cho biết, đến 18h ngày 28/10, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã tiêm được 8.398.731 mũi vaccine COVID-19 (5.240.734 mũi 1; 3.157.997 mũi 2); các BV Trung ương tiêm tổng cộng được 1.159.840 mũi (792.138 mũi 1 và 367.702 mũi 2).

    Như vậy, tổng số vaccine tiêm được là 9.558.571 mũi, trong đó, tiêm được 6.032.872 mũi 1 (đạt 92,2 % dân số trên 18 tuổi và 69,3 % tổng dân số) và 3.525.699 mũi 2 (đạt 53,9 % dân số trên 18 tuổi và 40,5 % tổng dân số).

    Những con số thống kê này đã được điều chỉnh do cập nhật thêm số người ngoại tỉnh trên 18 tuổi về Hà Nội sau khi hết giãn cách, ước tính khoảng 400.000 người.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/10: Hà Nội và TP.HCM đã tiêm được bao nhiêu mũi vaccine COVID-19? - Ảnh 1.

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng cho biết, từ khi thành phố bắt đầu tổ chức tiêm chủng đến hết 28/10, đã tiêm được 12.938.986 mũi vaccine COVID-19, trong đó 5.689.910 người tiêm mũi 2.

    Cụ thể, người trên 18 tuổi đã tiêm 1 mũi chiếm 99,48%; người tiêm đủ 2 mũi chiếm 78,93%; người trên 65 tuổi được tiêm 2 mũi chiếm 90,15%; người trên 50 được tiêm 2 mũi là 84,16%.

    Cộng dồn đến hết ngày 28/10, TP.HCM đã thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19 cho 79.418 học sinh 16-17 tuổi.

    Trong thống kê mới nhất, ngày 29/10, cả nước thực hiện tiêm 1.712.435 liều vaccine COVID-19. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 78.940.403 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 55.578.783 liều, tiêm mũi 2 là 23.361.620 liều./.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-30T05:10:00

    Bạc Liêu ghi nhận số ca COVID-19 cao kỷ lục, Cần Thơ từ vùng xanh thành vùng vàng

    Sáng 30-10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu cho biết trong 24 giờ qua tỉnh ghi nhận 404 trường hợp có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Đây là số ca mắc COVID-19 nhiều nhất được ghi nhận trong 1 ngày của tỉnh Bạc Liêu trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, trong đó có tới 149 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng ở hầu hết các địa phương, gồm huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Hòa Bình, thành phố Bạc Liêu. 

    Đặc biệt, thị xã Giá Rai là nơi có ca nhiễm trong cộng đồng nhiều nhất với 70 ca, được phát hiện qua truy vết các trường hợp có liên quan đến chuỗi lây nhiễm của Công ty TNHH Tấn Khởi, Công ty TNHH thủy sản Châu Bá Thảo và tầm soát cộng đồng.

     Phát hiện hơn 350 F0 tại 7 ổ dịch, Cần Thơ đề nghị nâng cấp độ dịch

    Ngày 30-10, thông tin từ UBND TP Cần Thơ cho biết ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP, vừa ký tờ trình gửi Thường trực Thành ủy và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 Cần Thơ đề nghị xem xét, chấp thuận việc nâng cấp độ dịch lên cấp độ 2.  

    Một tuần qua, TP Cần Thơ ghi nhận các ổ dịch lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương (57 F0); khu vực 7, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều (27 F0); khu vực 6, phường An Cư, quận Ninh Kiều (51 F0); khu vực 1 và 2, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều (23 F0) và khu vực Yên Thuận, phường Lê Bình, quận Cái Răng (14 F0).

    Ngoài ra, TP Cần Thơ còn phát hiện ổ dịch tại công ty ở Khu công nghiệp Thốt Nốt (30 F0), chùm 151 F0 tại công ty trong Khu công nghiệp Trà Nóc 2.

    Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, đến ngày 29-10, Cần Thơ xác định dịch ở cấp độ 2. Cụ thể, 8 quận, huyện của thành phố đều ở cấp độ 2, chỉ còn quận Cái Răng ở cấp độ 1.

    Theo Tuổi trẻNgười lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ