Cập nhật lúc 07:23 - 14/10/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/9: Lần đầu tiên ghi nhận số bệnh nhân khỏi COVID-19 cao kỉ lục

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-09-27T00:09:00

    Từ 1/10, dự kiến chạy lại tàu Hà Nội - TP.HCM

    Với mục tiêu đưa xã hội trở về trạng thái “bình thường mới”, trong thời gian tới, các địa phương trên toàn quốc sẽ dần nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.

    Để từng bước khôi phục lại hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường sắt phù hợp với tình hình mới, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã dự kiến 2 phương án tổ chức chạy tàu khách từ 1.10 tới đối với tàu Thống Nhất và tàu khu đoạn trên các tuyến.

    Đối với tàu Thống nhất chạy tuyến Hà Nội - TP.HCM:

    Phương án 1, dự kiến trong tháng 10 tổ chức chạy lại 3 đôi tàu. Cụ thể: từ 1.10 tổ chức chạy tàu khách SE7/SE8. Từ 7.10, tổ chức chạy tàu SE3/4. Từ 14.10, tổ chức chạy tàu SE5/6.

    Phương án 2, dự kiến từ ngày 1.10 tổ chức chạy tàu khách SE7/8. Từ ngày 14.10 tổ chức chạy tàu SE3/4. Từ ngày 21.10, tổ chức chạy tàu SE5/6.

    Đối với tàu khu đoạn trên các tuyến:

    Phương án 1, dự kiến:

    Trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng: từ ngày 1.10, tổ chức chạy thường xuyên tàu LP5/LP6; từ ngày 8.10 tổ chức chạy tàu LP3/LP8 và chạy thêm đôi tàu LP7/HP2 vào các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.

    Tuyến Hà Nội - Vinh: từ ngày 8.10 chạy thường xuyên đôi tàu NA1/2.

    Tuyến Hà Nội - Đà Nẵng: từ ngày 8.10 chạy thường xuyên đôi tàu SE19/20.

    Tuyến phía nam, dự kiến tổ chức chạy một số tàu khách khu đoạn Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Đà Nẵng.

    Phương án 2, dự kiến:

    Tuyến Hà Nội - Hải Phòng: từ ngày 8.10, tổ chức chạy thường xuyên tàu LP5/LP6; từ ngày 15.10 tổ chức chạy thêm tàu LP3/LP8; từ ngày 15.10 chạy thêm đôi tàu LP7/HP2 vào các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.

    Tuyến Hà Nội - Vinh: từ ngày 15.10 chạy thường xuyên đôi tàu NA1/2.

    Tuyến Hà Nội - Đà Nẵng: từ ngày 15.10 chạy thường xuyên đôi tàu SE19/20.

    Tuyến phía nam dự kiến tổ chức chạy một số đoàn tàu khu đoạn Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Đà Nẵng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.

    Cùng với đó, tổng công ty cũng dự kiến tiếp tục tổ chức chạy các đoàn tàu chuyên biệt vận chuyển công dân từ TP.HCM, các tỉnh phía nam... trở về địa phương khi các địa phương có nhu cầu.

    Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm các hướng dẫn, quy định cụ thể của Bộ Y tế, Bộ GTVT về điều kiện nhận chuyên chở hành khách, về nhân lực phục vụ trên tàu, dưới ga, phương tiện…

    Theo Thanh Niên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-28T00:09:00

    Để thích ứng an toàn với COVID-19 cần những chỉ số, điều kiện gì?

    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự thảo hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

    Hướng dẫn tạm thời được xây dựng nhằm mục tiêu: "Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân; Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"- PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cho hay.

    Dự thảo hướng dẫn tạm thời đưa ra 5 chỉ số, điều kiện căn bản, khả thi để có thể triển khai, áp dụng ngay tại cấp xã, phường và quy mô nhỏ hơn, gồm:

    Ba chỉ số nền, bắt buộc nhằm giảm tỷ lệ tử vong cũng như đảm bảo cho hệ thống y tế có thể sẵn sàng đáp ứng ở mức độ dịch cao nhất. 

    - Chỉ số 1: 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine.

    - Chỉ số 2: 100% trạm y tế xã phường thị trấn có 2 bình oxy  và 100% huyện xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động.

    - Chỉ số 3: Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng; bảo đảm tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu (ICU) trên tổng số ca bệnh theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4 tại các cơ sở y tế của tỉnh/thành phố.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/9: Để thích ứng an toàn với COVID-19 cần những chỉ số, điều kiện gì? - Ảnh 1.

    Hai chỉ số phân loại cấp độ dịch

    - Chỉ số 4: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 dân/tuần.

     - Chỉ số 5: Tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19.

    Căn cứ vào các chỉ số trên để phân loại các cấp độ dịch, gồm 4 cấp

    Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới); Cấp 2: Nguy cơ trung bình; Cấp 3: Nguy cơ cao; Cấp 4: Nguy cơ rất cao.

    Hướng dẫn này sẽ là hướng dẫn khung, trên cơ sở đó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch tại cấp xã hoặc quy mô nhỏ hơn như thôn, xóm, tổ đội, khóm, ấp,… Không đánh giá cấp độ dịch tại cấp huyện, tỉnh để giảm thiểu phạm vi chịu tác động, đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sinh hoạt của người dân và phát triển kinh tế, xã hội.

    Hiện dự thảo hướng dẫn tạm thời vẫn đang được tiếp tục lấy ý kiến để có thể tiếp thu hoàn chỉnh và sớm trình Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-28T00:09:00

    Hà Nam ghi nhận 214 ca mắc COVID-19, cách ly phòng, chống dịch hơn 13.000 người

    Từ 18h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam đã phát hiện 35 trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, đã được Bộ Y tế gắn mã ca bệnh.

    35 ca mắc COVID-19 mới này ghi nhận tại TP. Phủ Lý, các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã Duy Tiên.

    Như vậy, kể từ ca bệnh BN687470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào chiều 19/9, đến cuối ngày 27/9, Hà Nam ghi nhận 214 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

    Toàn tỉnh Hà Nam đang tiến hành cách ly phòng, chống dịch cho 13.649 người. Trong đó, 9.963 trường hợp cách ly tại nhà; 1.062 người tại các cơ sở cách ly tập trung; 2.500 người cách ly tại khu công nghiệp…

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-28T01:09:00

    Sau 30/9, Bình Dương trở về trạng thái bình thường mới, người dân ra đường phải quét mã QR

    Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, đã thống nhất việc mở cửa đưa tỉnh trở về trạng thái bình thường mới sau ngày 30/9, với phương châm “an toàn tới đâu mở cửa tới đó”.

    Sau ngày 30/9, tùy vào tình hình dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Bình Dương sẽ làm việc với các tỉnh, thành phố để thống nhất phương án lưu thông liên tỉnh cho người dân; đồng thời công bố mở cửa trong phạm vi liên huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

    Về phương án cho phép người dân ra đường, UBND tỉnh Bình Dương quy định tất cả phải sử dụng mã QR để kiểm soát dịch bệnh.

    Sở Thông tin- Truyền thông phối hợp các ngành có liên quan tổ chức lực lượng hướng dẫn doanh nghiệp, người dân, công nhân lao động thiết lập và sử dụng mã QR để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch; hướng dẫn các địa phương trang bị máy quét mã QR để chuẩn bị cho các hoạt động sau ngày 30/9.

    Để phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong điều kiện bình thường mới, hôm nay, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở Bình Dương đã bắt đầu kiểm tra, hướng dẫn người dân tham gia giao thông tự tạo mã QR. Tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19, ngoài “thẻ thông hành vaccine”, giấy đi đường, người điều khiển ô tô con và xe máy phải xuất trình mã QR khi qua chốt.

    Song song đó, tại các điểm công cộng, nơi tập trung đông người, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, làm việc, giải trí... cũng đang áp dụng việc quét mã QR nhằm kiểm soát thông tin của người dân qua hệ thống khai báo điện tử.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-28T02:09:00

    Thêm 2,6 triệu liều vắc xin Đức tặng về đến TP.HCM

    Ngày 27-9, lễ bàn giao lô 2,6 triệu liều vắc xin nói trên đã được tổ chức tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam, với sự có mặt của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, đại diện Bộ Y tế, và Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner.

    Theo thông cáo của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, hôm 26-9, lô vắc xin gồm 2,6 triệu liều của Hãng AstraZeneca nói trên đã về đến TP.HCM. Lô vắc xin này được viện trợ từ nguồn dự trữ của Đức, như đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

    "Đối tác chiến lược ngay cả trong đại dịch, Đức hỗ trợ bổ sung 2,6 triệu liều vắc xin cho Việt Nam" - Đại sứ quán Đức tại Việt Nam viết trong thông cáo.

    Đây là lô vắc xin thứ hai từ Đức viện trợ cho Việt Nam trong vòng hai tuần qua. Cùng với lô vắc xin được vận chuyển qua cơ chế chia sẻ vắc xin COVAX hôm 16-9, Chính phủ Đức đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 3,45 triệu liều vắc xin COVID-19.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-28T06:09:00

    Hà Nội: Một người hết hạn cách ly, về nhà phát hiện dương tính SARS-CoV-2

    Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18h đến 12h ngày 28/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2 ca dương tính với SARS-CoV-2.

    Các ca mắc mới đều là F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt; phân bố tại Hà Đông (1 ca), Thanh Trì (1 ca).

    Bệnh nhân thứ nhất là N.T.T.T, nữ, sinh năm 1981, địa chỉ số 35 ngõ 6 Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hà Đông.

    Bệnh nhân sống trong ổ dịch ngõ 326 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân và từ ngày 2-22/9 được cách ly tập trung tại khu cách ly tập trung Trường Đại học FPT.

    Ngày 23/9, bệnh nhân hoàn thành cách ly tập trung và về nhà chồng ở Hà Đông. Ngày 24/9, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, đau họng.

    Ngày 27/9, bệnh nhân khai báo y tế và được trạm y tế phường Nguyễn Trãi xét nghiệm nhanh kết quả dương tính, lấy mẫu xét nghiệm PCR khẳng định dương tính.

    Bệnh nhân thứ hai là L.P.H, nam, sinh năm 1977, địa chỉ tổ dân phố 2, Thanh Liệt, Thanh Trì.

    Bệnh nhân là F1 (bố) của bệnh nhân L.H.N. Ngày 13/9, được chuyển cách ly tập trung và được xét nghiệm âm tính.

    Ngày 27/9, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng của bệnh, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.971 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 2.370 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-28T08:09:00

    Người dân nhận hỗ trợ từ gói 38.000 tỷ như thế nào

    Ông Lê Hùng Sơn, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, thông tin về gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng trích từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp vừa được Chính phủ ban hành. Theo Nghị quyết, mức hỗ trợ dao động từ 1,8 đến 3,3 triệu đồng, phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

    Cụ thể, 38.000 đơn vị sử dụng lao động được giảm đóng từ 1% xuống 0% vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 12 tháng (từ 1/10/2021 đến 30/9/2022) sẽ không phát sinh thủ tục hành chính.

    Cơ quan BHXH căn cứ vào dữ liệu trên phần mềm quản lý thu bảo hiểm của đơn vị sử dụng lao động, hàng tháng sẽ in ra bảng đối chiếu thanh toán số phải thu nộp. Trên bảng thanh toán đó, BHXH sẽ loại trừ khoản đóng 1% vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp.

    Tổng số tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động là 8.000 tỷ đồng.

    Đối với gần 13 triệu người lao động thụ hưởng chính sách từ 30.000 tỷ còn lại, cơ quan BHXH sẽ dựa trên nền tảng dữ liệu công nghệ thông tin hiện có để xác định người hưởng gói hỗ trợ bằng mã số định danh tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời xác định thời gian tham gia.

    Tất cả thông tin này đã sẵn sàng trong hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin của ngành BHXH Việt Nam.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/9: Người lao động nhận hỗ trợ từ gói 38.000 tỷ như thế nào? - Ảnh 1.

    Tiền hỗ trợ trích từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân của người lao động. Ảnh: Nam Khánh.

    Về hình thức chi trả, ông Sơn cho biết đối với người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp, cơ quan BHXH sẽ chi trả qua tài khoản ngân hàng cá nhân của người lao động.

    Theo đó, người dân đang làm việc tại doanh nghiệp chỉ cần phối hợp để cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân của mình để doanh nghiệp bổ sung vào danh sách gửi cơ quan BHXH. Với những thông tin cá nhân như số CMND/CCCD và thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan BHXH sẽ in sẵn để doanh nghiệp và người lao động đối soát.

    Ông cũng cho biết trường hợp người lao động không thể mở được tài khoản ngân hàng cá nhân, cơ quan BHXH sẽ chi trả qua doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự kịp thời, BHXH Việt Nam khuyến nghị người lao động nhanh chóng mở tài khoản cá nhân qua hệ thống ngân hàng để nhận hỗ trợ nhanh và chính xác.

    Lao động ngừng việc nhận hỗ trợ ra sao?

    Đối với người lao động bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9 và đã ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc không còn ở doanh nghiệp, cơ quan BHXH của tỉnh, huyện, thành phố nơi cư trú sẽ tiếp nhận đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của người lao động, không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

    Ông Sơn cho biết phía BHXH Việt Nam đã sẵn sàng hệ thống dữ liệu cùng nguồn kinh phí để triển khai, nhưng có khó khăn nhất định là khoảng 2,5 triệu lao động đang bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã tản mạn về các địa phương.

    Vì vậy, sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, cấp ủy, chính quyền địa phương để phổ biến cho người lao động chủ động đến cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyện là rất quan trọng. Đây là nhân tố quyết định việc có hoàn thành triển khai gói hỗ trợ đúng tiến độ hay không.

    Theo thống kê của BHXH Việt Nam, gần 15 triệu người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trừ đi khoảng 2 triệu người làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội... không được quy định nhận hỗ trợ, gần 13 triệu lao động và 38.000 đơn vị sử dụng lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ lần này.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-28T12:09:00

    Lần đầu tiên ghi nhận số bệnh nhân khỏi COVID-19 cao kỉ lục

    Tối 28/9, Bộ Y tế thông tin có thêm 4.589 ca nhiễm mới với 6 ca nhập cảnh và 4.583 trường hợp ghi nhận trong nước (giảm 4.759 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố, có 717 ca cộng đồng. 

    Bộ Y tế cho biết, trong 24 giờ qua, TP. Hồ Chí Minh thực hiện xét nghiệm tầm soát cộng đồng bằng kỹ thuật test nhanh kháng nguyên tại vùng nguy cơ cao và nguy cơ rất cao, kết quả ghi nhận 3.417 trường hợp dương tính với test kháng nguyên nhanh.

    Số ca mắc mới trong ngày gồm: Bình Dương (2.575), Đồng Nai (787), TP. Hồ Chí Minh (377), An Giang (232), Long An (159), Kiên Giang (70), Tây Ninh (55), Cần Thơ (52), Bình Thuận (48), Tiền Giang (38), Khánh Hòa (35), Ninh Thuận (16), Bình Phước (15), Quảng Bình (15), Đắk Lắk (14), Hậu Giang (11), Hà Nam (11), Cà Mau (10), Vĩnh Long (8 ), Trà Vinh (7), Đồng Tháp (7), Hà Nội (6), Đắk Nông (5), Bình Định (5), Quảng Ngãi (5), Quảng Trị (4), Phú Yên (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Quảng Ninh (2), Bến Tre (2), Quảng Nam (2), Đà Nẵng (2), Bắc Giang (1), Bạc Liêu (1).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.218), Long An (-31), Tây Ninh (-25). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (171), An Giang (101), Bình Thuận (16). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 9.020 ca/ngày.

    Cũng trong ngày có thêm 21.487 bệnh nhân khỏi bệnh. Đến nay tổng số ca được điều trị khỏi là 559.941 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ