Cập nhật lúc 09:29 - 11/12/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 27/11: TPHCM số ca mắc tăng cao nhất trong hơn 1 tháng qua

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-26T23:11:00

    Hà Nội ghi nhận hơn 9.000 bệnh nhân COVID-19 trong đợt dịch thứ 4

    Ngày 26/11, thành phố Hà Nội ghi nhận 264 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 130 trường hợp ở cộng đồng, 111 trường hợp ở khu cách ly và 23 trường hợp ở khu phong tỏa.

    Theo Sở Y tế, 264 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 được xác định phân bố tại 29/30 quận, huyện.

    Cộng dồn trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021), Hà Nội ghi nhận 9.096 ca mắc COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 3.456 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 5.640 ca.

    Trước tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội đã ra công điện yêu cầu kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư.

    Nắm chắc tình hình người dân khi ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp (như lái xe, phụ xe đường dài, liên tỉnh, người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú, người lưu trú ngoại tỉnh về địa phương làm việc...) để có biện pháp quản lý phù hợp, khai báo y tế thường xuyên.

    Triển khai lắp đặt các thiết bị quét mã QR tại nhà ga sân bay, bến tàu, bến xe, ga tàu điện trên cao, trung tâm thương mại, khu vực công cộng, các trạm kiểm soát và ứng dụng (VN-eID) do Bộ Công an phát triển trên nền tảng ứng dụng dữ liệu dân cư và Căn cước công dân giúp công dân khai báo di chuyển nội địa để kiểm soát người về từ các địa phương khác, trong đó thường xuyên cập nhật người dân trở về từ các vùng dịch, các trường hợp chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin, người đã khỏi bệnh COVID-19 trên địa bàn để triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong trường hợp cần thiết.

    Thành phố khuyến cáo người dân khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cần tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch và khuyến cáo của ngành y tế để đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân và cho cộng đồng; đồng thời khuyến cáo người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi khi chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 cần hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người không cần thiết.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-26T23:11:00

    Hà Nội: Phòng, chống dịch thế nào khi Covid-19 đã ở khắp 30 quận, huyện?

    Tối 26/11, UBND TP Hà Nội đã hỏa tốc ban hành Công điện số 25 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh đã có ở 30 quận, huyện, thị xã.

    Nội dung công điện nêu rõ, ở giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, từ ngày 11/10 đến ngày 25/11, Hà Nội đã ghi nhận 4.817 ca mắc, trong đó số ca cộng đồng tăng nhanh với 1.704 ca (chiếm tỷ lệ 35,43%), đồng thời số ca mắc do lây nhiễm thứ phát cũng tăng lên.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 27/11: Hà Nội vượt 9.000 ca, 29/30 quận, huyện có dịch  - Ảnh 1.

    Trước diễn biến dịch bệnh tiếp tục phức tạp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát các nội dung đã được giao, phân công tại các văn bản chỉ đạo đã ban hành. Ban Chỉ đạo các địa phương và lực lượng chức năng liên quan rà soát, kiểm tra, tuyên truyền công tác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn: Các khu dân cư (mật độ đông, sử dụng chung nhà tắm, khu vệ sinh); chợ dân sinh; trung tâm thương mại; nhà hàng ăn uống; bến tàu, bến xe, tàu điện trên cao; các cơ sở khám chữa bệnh…

    Bên cạnh đó, các địa phương cần khẩn trương hoàn thiện và đưa vào hoạt động các Cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ theo mô hình Trạm Y tế lưu động.

    Tiếp tục đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đặc biệt là tiêm mũi 2 với người trên 50 tuổi; tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi theo lộ trình hạ dần độ tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế. Thực hiện điều tra, truy vết thần tốc; việc khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vị hẹp nhất có thể…

    Đối với Sở Y tế, Hà Nội yêu cầu cơ quan này chủ trì, tăng cường điều phối, bố trí, phân luồng, chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, các bệnh viện, các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trong công tác phối hợp, lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm tương ứng với các khu vực, địa bàn, đảm bảo thời gian trả kết quả xét nghiệm.

    Đồng thời, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn (như với các trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, có đeo khẩu trang, đứng trong cùng khoang thang máy với người nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian ngắn)… Hoàn thiện phương án tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế phường, để tránh bị quá tải.

    UBND TP Hà Nội khuyến cáo, người dân khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cần tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân và cho cộng đồng; đồng thời, khuyến cáo người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi khi chưa tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine cần hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người không cần thiết.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-26T23:11:00

    TPHCM: Số ca mắc COVID-19 tăng cao nhất trong hơn 1 tháng qua

    Theo Sở Y tế TPHCM, cuối tháng 10 đầu tháng 11/2021 số ca mắc COVID-19 trên địa bàn TPHCM đã giảm sâu, thời điểm thấp nhất chỉ còn 687 ca bệnh phát hiện trong ngày. Tuy nhiên, khi thành phố nới lỏng các phương án giãn cách xã hội, từng bước mở cửa phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn bình thường mới, số ca bệnh đang gia tăng trở lại.

    Thống kê của Bộ Y tế ngày 26/11 cho thấy, số ca mới mắc COVID-19 tại TPHCM là 1.809 trường hợp. Căn cứ theo diễn biến ca dương tính được tổng hợp từ Cổng thông tin COVID-19 TPHCM thì đây là số ca nhiễm trong ngày cao nhất trong hơn 1 tháng qua trên địa bàn thành phố.

    BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, cùng với số ca nhiễm mới, tình trạng bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong cũng gia tăng. Khoảng 1 tháng trước, số ca tử vong trong ngày chỉ ghi nhận 20 đến 30 trường hợp thì ngày 26/11 bệnh nhân tử vong tại TPHCM đã tăng lên 60 trường hợp.

    Theo BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, bệnh nhân COVID-19 tử vong đang tập trung chủ yếu ở những người chưa được tiêm chủng hoặc mới tiêm 1 mũi vắc xin và nhóm người cao tuổi có bệnh lý nền. Trước tình hình trên, ngành y tế TPHCM đã tái lập lại tổng đài 1022 hỗ trợ F0 và các trạm y tế lưu động chăm sóc F0 điều trị tại nhà, tăng cường năng lực của các cơ sở thu dung, điều trị…

    Đặc biệt, để chủ động đánh chặn, ngăn dịch COVID-19 gia tăng trở lại ngành y tế đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin cho cộng đồng. Hiện thành phố đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng mũi 2 cho nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi, dự kiến sẽ hoàn tất vào ngày 28/11. Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức, rà soát đối tượng trong nhóm tuổi trưởng thành chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi để triển khai tiêm vét.

    Trước tình hình số ca mắc và tử vong có chiều hướng gia tăng trở lại, TPHCM đã ban hành nhiều văn bản khẩn để tăng cường thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Thành phố yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư. Các địa phương phải nắm chắc tình hình người dân khi ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại các địa phương, doanh nghiệp như lái xe, phụ xe liên tỉnh, người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú.

    Theo lãnh đạo TPHCM, Thành phố không lập lại các chốt kiểm soát để kiểm tra di biến động dân cư như trước đây. Tuy nhiên, Công an Thành phố đang thực hiện các công tác quản lý di biến động dân cư như đăng ký thường trú, tạm trú, rà soát hộ khẩu, những ai có mặt thực tế ở địa phương. Công an Thành phố cũng đang rà soát, đối sánh các dữ liệu dân cư, cấp mã số định danh cá nhân để vừa đảm bảo an ninh trật tự vừa phục vụ công tác phòng chống dịch.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-27T00:11:00

    Hà Nội nghiên cứu 'nguy cơ khi đi thang máy với F0'

    Sở Y tế Hà Nội phân tích nguy cơ lây nhiễm với trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine, đeo khẩu trang và đứng cùng thang máy với F0 trong thời gian ngắn.

    Đây là một trong những nội dung của Công điện số 25 được Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký, ban hành tối 26/11. Theo đó, Sở Y tế thành phố được giao phân loại F1, F2, phân tích nguy cơ (bao gồm việc đi chung thang máy với F0) trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn, đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ đạo biện pháp phù hợp.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 27/11: Hà Nội vượt 9.000 ca, 29/30 quận, huyện có dịch  - Ảnh 1.

    Ngành Y tế thủ đô xây dựng kế hoạch xét nghiệm tầm soát cho học sinh và giáo viên. Công an thành phố kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư, nắm chắc tình hình người dân ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp (như lái xe, phụ xe đường dài, người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú...).

    Thành phố khuyến cáo người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi khi chưa tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 cần hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người không cần thiết.

    Trước đó, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội hôm 10/11, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đã nêu tình huống: Người tiêm 2 mũi vaccine, thực hiện 5K, chỉ tiếp xúc vài giây trong thang máy với F0 vẫn phải đi cách ly tập trung 14 ngày, trong khi đủ điều kiện cách ly tại nhà?.

    Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận vấn đề này đã xảy ra với một vài địa phương, trong đó có Hà Nội. "Chúng tôi đã trao đổi với thành phố Hà Nội, với những trường hợp như vậy, chúng ta không bắt buộc phải cách ly tập trung 14 ngày và trong hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rất rõ", Bộ trưởng Long nói và cho biết thêm, với những trường hợp này chỉ cần cách ly tại nhà 7 ngày.

    Khoảng 10 ngày sau phiên chất vấn, bác sĩ Nguyễn Danh Trung làm việc tại một bệnh viện Trung ương, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, có đeo khẩu trang, đi cũng thang máy với F0 khoảng 15 giây những vẫn phải đi cách ly tập trung sau khi phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai xác định anh là F1. Bác sĩ Trung cho biết, nhà anh có ba phòng ngủ, nhà vệ sinh riêng biệt. Vợ chồng anh đã tiêm đủ hai liều vaccine. "Tôi hoàn toàn đủ điều kiện để cách ly tại nhà, tôi đã phản ánh việc này đến các cấp nhưng chưa được giải quyết".

    Thống kê của TP Hà Nội, từ ngày 11/10 đến 25/11, thành phố ghi nhận 4.817 ca mắc, trong đó số ca cộng đồng tăng nhanh với 1.704 trường hợp (chiếm tỷ lệ 35,43%), đồng thời số ca mắc do lây nhiễm thứ phát cũng tăng lên.

    Dịch bệnh xuất hiện ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã trong đó nhiều chùm ca bệnh tại các khu dân cư mật độ cao, các khu chung cư, khu công nghiệp.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-27T00:11:00

    Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm y tế lưu động

    Trước số ca nhiễm tăng nhanh, UBND Hà Nội giao quận, huyện, đẩy nhanh xây dựng, đưa vào sử dụng các trạm y tế lưu động điều trị F0 thể nhẹ.

    Quận, huyện được yêu cầu khẩn trương hoàn thiện và đưa vào hoạt động cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ theo mô hình trạm y tế lưu động; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đặc biệt là người trên 50 tuổi và trẻ em 12-17 tuổi.

    Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, chỉ đạo tăng cường việc cung cấp đảm bảo túi gói thuốc C (thuốc kháng virus) cho các bệnh nhân tại các tầng điều trị. 

    Để các trạm y tế lưu động hoạt động có hiệu quả, ông Chu Ngọc Anh đề nghị phải hoàn thiện phương án tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế phường, để tránh bị quá tải và hoàn thành tốt nhiệm vụ; bao gồm lực lượng y tế tư nhân, huy động sự hỗ trợ của cộng đồng, các cán bộ y tế đã nghỉ hưu.

    Theo thống kê của Sở Y tế từ ngày 11/10 đến 25/11 (Nghị quyết số 128 của Chính phủ có hiệu lực), TP đã ghi nhận 4.817 ca mắc, trong đó số ca cộng đồng tăng nhanh với 1.704 ca (chiếm tỷ lệ 35,43%).

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-27T00:11:00

    TPHCM thông tin mới nhất về kế hoạch chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại

    Trẻ không tiêm vaccine vẫn được đi học

    Tối 26.11, chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” do Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức với chủ đề “Công tác chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại và những lưu ý về tình hình dịch bệnh”.

    Trả lời thắc mắc của nhiều người dân về việc trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccine COVID-19, bị chống chỉ định, chưa tiêm vaccine COVID-19... có được đi học trực tiếp hay không, ông Dương Trí Dũng - Phó Giám đốc Sở GDĐT cho hay TPHCM đang triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Đối với trẻ chưa nằm trong độ tuổi tiêm chủng, Sở GDĐT và Sở Y tế đang xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho các em khi đi học trở lại.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 27/11: Hà Nội vượt 9.000 ca, 29/30 quận, huyện có dịch  - Ảnh 1.

    Phó Giám đốc Sở GDĐT Dương Trí Dũng chia sẻ về công tác chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại. Ảnh: Huyên Nguyễn

    Theo Phó Giám đốc Sở GDĐT, những học sinh không được tiêm vaccine COVID-19 vì nhiều lí do như chống chỉ định, chưa đủ tuổi, phụ huynh chưa đồng ý tiêm, hoặc những nhóm nguy cơ cao, có bệnh nền như thừa cân, béo phì… sẽ được đảm bảo quyền lợi tới trường bình thường như học sinh khác. Tuy nhiên, nhà trường, thầy cô sẽ coi các em là nhóm đối tượng cần được hỗ trợ đặc biệt, ngoài quan tâm học tập thì còn cần quan tâm các lĩnh vực khác để đảm bảo an toàn cho học sinh.

    Các đơn vị cũng cho biết đang xây dựng, triển khai đề án chăm sóc hậu COVID-19 để hỗ trợ sức khoẻ, tâm lí cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là học sinh, giáo viên. 

    Chia sẻ thêm về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho hay qua theo dõi tiêm chủng, số trẻ có chống chỉ định tiêm vaccine rất thấp. Ngay cả những trường hợp các cháu có vấn đề về sức khoẻ như bệnh nền thì phụ huynh vẫn nên đưa đến điểm tiêm chủng khi được mời, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc và có chỉ định cụ thể. 

    "Chỉ bác sĩ mới có thể khám, sàng lọc và quyết định trẻ có được tiêm vaccine hay không", ông Hưng nhấn mạnh.

    Trong quá trình thực hiện thí điểm, các trường cũng đã có tình huống học sinh tiếp xúc F1, F0 và đã có phương án thích ứng, chuyển trạng thái từ học trực tiếp tại trường sang học trực tuyến….

    Ông Dũng cho biết, qua thí điểm này, ngành GDĐT cũng sẽ báo cáo và đề xuất kế hoạch cho học sinh quay trở lại học tập ở các địa phương khác trên địa bàn thành phố.

    Về trăn trở của phụ huynh liên quan tới giãn cách, mật độ học sinh trong lớp là 30-40 em, ông Dũng thừa nhận đây là nỗi lo không chỉ của phụ huynh mà còn là với ngành Giáo dục. Hiện tại, ngành Giáo dục và ngành Y tế đã cùng bàn bạc, tính toán và trình UBND TPHCM phương án tốt nhất. TPHCM đã đưa ra bộ tiêu chí an toàn trường học, trong đó có tiêu chí khoảng cách an toàn giữa các em học sinh.

    Trong đó, cũng đã đưa ra các quy định về khoảng cách an toàn, hướng dẫn các nội dung về quản lý và dạy dỗ các em như thế nào để đảm bảo hoạt động, học tập, trao đổi an toàn.

    Ông Dũng cho hay ngành Giáo dục cũng lên kế hoạch tổ chức hoạt động nhóm để vừa phù hợp với tình hình mới, vừa đảm bảo học sinh có trải nghiệm theo nhóm để nâng cao kỹ năng nhưng vẫn an toàn.

    Theo Lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-27T01:11:00

    Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phân loại F1, F2 theo đặc thù của đô thị lớn

    Tối 26-11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành công điện số 25 về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới.

    Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế TP tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn (như với các trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19, có đeo khẩu trang, đứng trong cùng khoang thang máy với người nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian ngắn).

    Đồng thời đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ đạo các biện pháp y tế phù hợp quy định và diễn biến dịch tễ. 

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-27T04:11:00

    Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh miền Tây

    Tại Sóc Trăng, trong ngày 26/11 ghi nhận 588 ca mắc mới. Cộng dồn đến nay là 14.942 trường hợp. Tỉ lệ tiêm mũi 1 đạt 92, 63%, còn mũi 2 là 76,19%.

    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng đã triển khai cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp F1, quản lý người nhiễm COVID-19 có tải lượng vi rút thấp.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 27/11: TPHCM số ca mắc tăng cao nhất trong hơn 1 tháng qua - Ảnh 1.

    Khu công nghiệp An Nghiệp (tỉnh Sóc Trăng) tạm thời không tuyển dụng, sử dụng lao động chưa tiêm đủ liều vắc xin.

    Ông Lý Tuấn Anh - Phó trưởng ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Sóc Trăng đã ký công văn về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp KCN An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng).

    Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Sóc Trăng, từ ngày 14-10 đến 15-11, qua xét nghiệm tầm soát tại doanh nghiệp, đã phát hiện 307 trường hợp công nhân, người lao động dương tính với SARS-CoV-2.

    Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, Ban quản lý các KCN tỉnh thông báo từ nay cho đến hết năm 2021, doanh nghiệp KCN (kể cả các nhà thầu xây dựng công trình trong KCN) chỉ sử dụng lao động đã tiêm đủ hai liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc lao động nhiễm COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh. Tạm thời không tuyển dụng, sử dụng lao động chưa tiêm đủ liều vắc xin.

    Tại TP Cần Thơ, ngày 26/11, thành phố ghi nhận 1.067 trường hợp nhiễm mới. Đồng thời, thành phố triển khai nhanh chóng việc tiêm chủng vắc xin cho người dân, tính đến nay có 1.821.262 liều vắc xin COVID-19 đã tiêm cho các đối tượng; trong đó, số người trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 là người 917.594, đạt tỷ lệ 96,8%; được tiêm mũi 2 là 818.077 người, đạt tỷ lệ 86,3%; số trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm mũi 1 là 85.591, đạt tỷ lệ 75,9%.

    Hiện nay, thành phố Cần Thơ vẫn tiếp tục đồng loạt triển khai tiêm chủng vắc xin diện rộng trên toàn địa bàn thành phố, nhằm đảm bảo hoàn thành sớm nhất kế hoạch tiêm chủng đã đề ra. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh công tác xét nghiệm trọng điểm tại các khu vực nguy cơ cao, nguy cơ rất cao nhằm nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

    Ở An Giang, ngày 26/11, phát hiện 324 trường hợp mắc COVID-19. Tổng số trường hợp mắc COVID-19 từ ngày 15/4 đến nay là 22.399 trường hợp.

    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang đề nghị tăng cường kiểm soát chặt chẽ các cửa ngõ ra vào của tỉnh và tại các nhà trọ, cơ sở lưu trú của địa bàn quản lý. Đồng thời, tăng cường kiểm soát các khu cách ly tập trung, cơ sở điều trị, không để xảy ra tình trạng người trốn khỏi khu cách ly và lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế. Tuyên truyền với mọi hình thức trong tình hình mới để nâng cao ý thức cho người dân về phòng chống dịch bệnh và phát hiện người nước ngoài, người từ vùng dịch về địa phương, đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Tại Đồng Tháp, trong ngày 26/11, cũng ghi nhận 601 ca mắc mới. Trong đó, về từ vùng dịch 20 ca, 103 ca trong các cơ sở cách ly y tế, 253 ca trong khu phong tỏa, 225 ca trong cộng đồng.

    Tổng số ca mắc cộng dồn 19.675 ca. Số bệnh nhân hiện đang điều trị 6.410 ca, trong đó số trường hợp không triệu chứng, triệu chứng nhẹ 6.108 ca; 46 ca rất nặng. Số bệnh nhân đang điều trị tại nhà, nơi cư trú là 978 ca. Tính đến ngày 26/11, tỉnh đã tiêm được 1.902.521 liều (tiêm mũi 1: 1.116.816 liều, đạt 91,15% dân số tỉnh; tiêm mũi 2: 785.705 liều, đạt 64,13% dân số tỉnh).

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ