Cập nhật lúc 07:25 - 11/02/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 27/1: Điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-01-26T23:01:00

    Hà Nội: Ca mắc biến thể Omicron ngoài cộng đồng đã khỏi bệnh

    Thống kê cho thấy, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên).

    Bệnh nhân đầu tiên mắc Omicron ngoài cộng đồng ở Hà Nội là nữ, sinh năm 1980 tại quận Đống Đa. Bệnh nhân là nhân viên vệ sinh buồng phòng tại khách sạn Grand Vista Hà Nội. Đây là khách sạn thực hiện cách ly người nhập cảnh theo quy định của thành phố.

    Trong khoảng thời gian từ 28/12/2021 đến ngày 9/1/2022, bệnh nhân làm việc tại khách sạn và có phục vụ cho các đoàn khách nhập cảnh cách ly tại khách sạn trong đó có 7 trường hợp nhiễm Omicron là khách nhập cảnh (do Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm và thông báo ngày 21/1/2022).

    Bệnh nhân được cách ly tại khách sạn trong quá trình làm việc, được xét nghiệm PCR định kỳ hàng tuần và có kết quả âm tính vào ngày 3/1 và dương tính vào ngày 9/1.

    Bệnh nhân được cách ly điều trị tại khách sạn từ ngày 9-18/1, hiện đã khỏi bệnh. Kết quả điều tra dịch tễ sơ bộ chưa phát hiện thêm người nhiễm thứ phát, toàn bộ nhân viên khách sạn và người nhà đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tích cực, chủ động trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, tiếp tục kiểm soát chặt người nhập cảnh, tăng cường giám sát phát hiện biến chủng mới Omicron…

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-27T00:01:00

    691 F0 ở Hà Nội trong tình trạng nặng, nguy kịch, chuyên gia khuyến cáo tránh lây nhiễm trong dịp Tết

    Cụ thể, Hà Nội hiện đang điều trị tại bệnh viện cho 4.139 người, trong đó có 1.227 bệnh nhân nhẹ và không triệu chứng; có 2.221 bệnh nhân ở mức độ trung bình (giảm 3,6% so với 7 ngày trước đó).

    Đáng lưu ý, hiện Hà Nội có 691 bệnh nhân nặng, nguy kịch (tăng 6.4%), trong đó: 570 trường hợp thở mặt nạ, ô xy gọng kính (tăng 4,3%); bệnh nhân thở ô xy dòng cao-HFNC là 37 người, tăng 32,1%; có 20 bệnh nhân thở máy không xâm lấn (tăng 14,8%); số bệnh nhân lọc máu là 4 trường hợp.

    Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội trong ngày 25/1, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.957 ca dương tính với SARS-CoV-2. Số ca mắc mới trên địa bàn thành phố tại 358 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã, trong đó có 696 ca cộng đồng và 2261 ca đã được cách ly.

    Như vậy, tính trong đợt dịch lần thứ 4 từ ngày 29/4/2021 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 117.535 ca dương tính với SARS-CoV-2 (không tính ca ghi nhận tại các bệnh viện trước ngày 30/9/2021 và các ca nhập cảnh), trong đó có 31.930 ca cộng đồng và 85.605 ca khu cách ly.

    Trên địa bàn thành phố có 69.075 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (142), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (223), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3394), cơ sở thu dung điều trị thành phố (745), cơ sở thu dung quận, huyện (4956), theo dõi cách ly tại nhà (59.615). Trong ngày 25/1 không có bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung. Ngoài ra, số ca tử vong trong ngày là 19 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 506 người.

    Trước diễn biến dịch vẫn nhiều phức tạp, chuẩn bị Tết cổ truyền, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, Sở Y tế Hà Nội  vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc ngành chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo tốt công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

    Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị thường trực 4 cấp gồm trực lãnh đạo, xử lý đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính – hậu cần; trực bảo vệ - tự vệ. Có kế hoạch phòng chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh. Đồng thời, các đơn vị tuyến trên sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới khi cần thiết.

    Các đơn vị cần chủ động ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là biến chủng mới Omicron. Đồng thời có kế hoạch cụ thể về dự trữ thuốc, dịch truyền, oxy, vật tư, hóa chất, giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu điều trị, cách ly người bệnh.

    Về phía người dân, Phó giáo sư Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trong dịp Tết, việc đi lại nhiều không chỉ gây nhiễm bệnh cho những người trong cùng một địa phương mà có thể lây nhiễm cho người ở các địa phương khác. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh thì rất dễ bùng phát dịch trong cộng đồng, đặc biệt là lây lan sang những người chưa tiêm vaccine, người già, người mắc bệnh nền.

    Theo Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, trong dịp Tết khi di chuyển mỗi người cần chuẩn bị khẩu trang (vải/y tế), dung dịch sát khuẩn tay (nên loại nhỏ để trong người).

    Mỗi người nên chuẩn bị sẵn 1 test nhanh kháng nguyên Covid-19. Nếu có điều kiện nên thực hiện test nhanh trước khi về quê. Người dân nên đeo khẩu trang trong suốt hành trình di chuyển, chỉ mở khi không có tiếp xúc người khác, bỏ khẩu trang khi về đến nhà.

    Các chuyên gia khuyến cáo người dân khi di chuyển bằng phương tiện di chuyển trong dịp Tết được ưu tiên theo thứ tự: Xe riêng (ôtô, xe máy), máy bay, tàu hỏa, xe khách.

    Trong trường hợp di chuyển bằng phương tiện công cộng, cần mở cửa kính xe khách, taxi thoáng khí hoặc có khoang riêng (tàu). Người dân ăn uống dọc đường cần đảm bảo 5K, khai báo hành trình trên ứng dụng PC-Covid.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-27T00:01:00

    TP.HCM và Hà Nội tổ chức tiêm chủng "xuyên" Tết

    Sở Y tế TP.HCM cho biết, trước các diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron, vào dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19 liều bổ sung và nhắc lại (hay còn gọi là mũi 3) để tăng cường miễn dịch, hiệu quả phòng bệnh cho người dân.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 27/1: Hà Nội gần 700 F0 trong tình trạng nặng, nguy kịch, chuyên gia khuyến cáo tránh lây nhiễm trong dịp Tết - Ảnh 1.

    Các đội tiêm đã sẵn sàng chờ danh sách để tiêm vaccine xuyên Tết cho người dân.

    Trong bối cảnh tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề, TP.HCM đã ghi nhận 88 ca nhiễm biến chủng Omicron từ các trường hợp nhập cảnh và người dân trong cộng đồng. Sở Y tế TP.HCM nhận định, trong thời gian qua, hầu hết các trường hợp tử vong do Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ, như người lớn tuổi, người có bệnh nền, người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều.


    Trong bối cảnh đó, TP.HCM vẫn tiếp tục tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 trong suốt kỳ nghỉ tết Nguyên đán trên địa bàn 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Người dân có địa chỉ thường trú hay tạm trú, nếu có nhu cầu tiêm vaccine đều có thể đến để được tiêm chủng mà không cần đăng ký danh sách trước. Thành phố sẽ nỗ lực bao phủ vaccine phòng Covid-19 trong cộng đồng đến hết tháng 2/2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

    Các địa điểm tiêm xuyên Tết được Sở Y tế cập nhật là tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế quận/huyện. Mỗi địa phương đều có 1 điểm tiêm, tuy nhiên, một số quận huyện rộng như huyện Củ Chi có 2 điểm tiêm là 2 bệnh viện, thành phố Thủ Đức có 3 bệnh viện là điểm tiêm. Hiện, các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cũng đã lên danh sách các đội tiêm để chuẩn bị tiêm cho người dân.

    Cũng đẩy nhanh tiến độ phủ mũi 3 cho người dân, TP Hà Nội cũng đã quyết định "tiêm chủng xuyên Tết". 

    Thành phố đã tiêm được 14.541.317 mũi, trong đó, 241.072 mũi bổ sung và 2.193.061 mũi nhắc lại. Hà Nội phấn đấu tiêm phủ mũi 3 trong quý I/2022; đồng thời, giao các quận, huyện, thị xã tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động "xuyên" Tết từ nay đến ngày 28/2/2022; vận động người dân tham gia chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-27T01:01:00

    Nghiên cứu tiết lộ cách con người đạt "siêu miễn dịch" với Covid-19

    Hãng tin RT cho biết, các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Oregon (OHSU) - Mỹ mới đây đã tiến hành một nghiên cứu để giải thích cho việc một số người đạt được siêu miễn dịch.

    Họ lấy mẫu xét nghiệm của 104 người đã tiêm hai mũi vaccine Pfizer. Trong số này, 42 người được tiêm phòng và chưa từng mắc Covid-19, 31 người đã tiêm phòng sau khi mắc, 31 người mắc sau khi tiêm phòng (hay còn gọi là ca nhiễm đột phá).

    Sau đó, họ cho các mẫu máu này tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 sống gồm biến chủng Alpha, Beta và Delta. Họ phát hiện ra rằng, những người đã mắc Covid-19 và tiêm phòng đầy đủ có lượng kháng thể cao hơn ít nhất 10 lần so với lượng kháng thể tạo ra ở người chỉ tiêm chủng.

    Phó giáo sư Fikadu Tafesse của Đại học OHSU cho biết, bất kể một người nhiễm bệnh trước hay sau khi tiêm chủng, nếu đủ cả hai yếu tố này, thì phản ứng miễn dịch được đo cho thấy lượng kháng thể dồi dào hơn và mạnh hơn. Nghiên cứu được thực hiện trước khi xuất hiện biến thể Omicron, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng các phản ứng miễn dịch lai sẽ tương tự.

    Phó giáo sư Tafesse lưu ý, nguy cơ nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng vẫn cao do virus tiếp tục lây lan, nhưng khi đó, người bệnh sẽ bị các triệu chứng nhẹ hơn và có thể hình thành "siêu miễn dịch".

    Các phát hiện mới cũng cho rằng, mỗi lần lây nhiễm đột phá mới có khả năng đưa đại dịch đến gần hồi kết hơn khi virus đi vào vùng miễn dịch ngày càng mở rộng của con người.

    Tiến sĩ Monica Gandhi của Đại học California tại San Francisco cũng cho biết, các ca nhiễm đột phá sau khi tiêm vaccine tạo ra khả năng miễn dịch mạnh hơn so với việc chỉ mắc bệnh trước đó hoặc chỉ tiêm vaccine. Tuy nhiên, Tiến sĩ Monica cũng cảnh báo, mọi người không nên cố tình tìm cách mắc Covid-19 vì không thể dự đoán được người nào sẽ mắc bệnh nặng khi nhiễm virus.

    Đại dịch Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019 và đến nay đã khiến khoảng 360 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh, trong đó hơn 5,6 triệu người đã tử vong. Giới khoa học kỳ vọng thế giới có thể sắp thoát đại dịch sau khi độ phủ vaccine Covid-19 mở rộng. Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đang củng cố cho hy vọng này khi nó có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, nhưng dường như chỉ gây triệu chứng nhẹ hơn. Nhiều chuyên gia dự đoán, Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu trong năm nay.

    Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không nên coi nhẹ mối đe dọa từ Covid-19 ngay cả khi Omicron gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. WHO lý giải, Omicron có thể không phải biến chủng cuối cùng và nó vẫn gây mối đe dọa đáng kể nếu số ca nhiễm tăng quá nhanh khiến hệ thống y tế quá tải.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-27T01:01:00

    Hà Nội cảnh báo sau Tết, ca mắc có thể cao hơn 3.000 F0/ngày

     Bản tin COVID-19 Hà Nội ngày 26/1 do Sở Y tế phát đi tối nay cho biết trong 24 giờ qua TP ghi nhận 2.884 ca bệnh trong đó có 659 ca cộng đồng. 

    Trước đó, ngày 26/1, ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến thể Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Lãnh đạo Sở khẳng định hiện Hà Nội đã có ca nhiễm Omicron, hoàn toàn có thể có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

    Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định: Trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm giả tạo do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca trên ngày sau Tết, thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt 5K.

    Trong các nhiệm vụ trọng tâm được đề ra, Hà Nội sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền để nhân dân không chủ quan trước dịch bệnh; thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch theo cấp độ dịch; hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người... Chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-27T02:01:00

    Mũi 3 vaccine Pfizer hiệu quả chống Omicron trong bao lâu?

    Tờ Washington Post dẫn nghiên cứu từ nhóm chuyên gia của Đại học Texas Medical Branch (Mỹ) cho biết, sau 4 tháng tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer kháng thể chống biến thể Omicron vẫn tồn tại. Nghiên cứu này được đăng tải trên Biorxiv ngày 22/1, đưa ra gợi ý đầu tiên về hiệu lực của kháng thể do vaccine Pfizer tạo ra trước biến thể Omicron đang lây lan rộng trên toàn cầu.

    Theo kết quả nghiên cứu, ở tuần thứ 2 hoặc 4 sau khi tiêm liều 2, hiệu giá trung bình của virus Đón Tết an toàn, 'thần tốc' phủ vaccine mũi 3 chủng gốc và Omicron giảm mạnh chỉ còn 511 và 20, không còn đủ để bảo vệ người được tiêm. Sau liều tiêm thứ 3 một tháng, chỉ số này tăng vọt với con số lần lượt là 1342 và 336, gấp 2,6-16,8 lần. Điều này cho thấy liều vaccine tăng cường đã tạo quá trình trung hòa chống Omicron mạnh mẽ.

    Sau 4 tháng tiêm liều thứ 3, hiệu giá trung bình của kháng thể giảm xuống lần lượt còn 820 và 171, bằng 50-60% so với thời điểm tháng đầu tiên. Do đó, sau 4 tháng tiêm mũi 3, các kháng thể chống lại Omicron đã giảm xuống tuy nhiên, mức kháng thể vẫn đủ cao để cung cấp lớp bảo vệ cho người được tiêm chủng.

    Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas Medical Branch và nhóm chuyên gia của Pfizer cho biết, thời điểm hiện tại, 3 mũi vaccine vẫn có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi Omicron và chưa cần đến liều thứ 4.

    Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ rõ, mũi tiêm thứ 3 có hiệu quả 90% giảm nguy cơ nhập viện khi nhiễm Omicron, cao gấp 1,5 lần so với mũi hai. Kết quả được đo lường sau 6 tháng tiêm chủng.

    Một nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) được công bố gần đây cho thấy, 2 tuần sau khi tiêm liều tăng cường của Pfizer, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm bệnh là 93,1% ở những người đã tiêm AstraZeneca trước đó và 94% đối với Pfizer. Dù chưa có dữ liệu về khả năng bảo vệ chống nhập viện hay tử vong sau mũi 3, Giáo sư Wei Shen Lim thuộc Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng và Miễn dịch Anh cho rằng tỉ lệ khả năng bảo vệ có thể còn cao hơn 93%.

    Giống như các loại vaccine khác, Tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và sẵn sàng chống lại tác nhân gây bệnh tương ứng với vaccine đã dùng mỗi khi tác nhân gây bệnh đó xâm nhập cơ thể (được gọi là trí nhớ miễn dịch).

     là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho người được tiêm, ngăn ngừa khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong khi bị nhiễm SARS-CoV-2.

    Ngoài ra, tiêm vaccine COVID-19 giúp bảo vệ những người xung quanh, bởi vì, người được tiêm vaccine đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm SARS-CoV-2 và ít có khả năng trở thành người mang virus không triệu chứng (hay còn gọi là người lành mang virus) cho nên ít có khả năng lây lan SARS-CoV-2 cho những người tiếp xúc, đặc biệt người cao tuổi có mắc bệnh mạn tính, bệnh nền. Càng có nhiều người (khoảng trên 80%) trong diện được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh COVID-19 càng được hạn chế.

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-27T08:01:00

    Điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19

    Ngày 27/1, Bộ Y tế ban hành Quyết định Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế.

    Theo hướng dẫn tạm thời này kiểm soát dịch tại nơi xuất phát là biện pháp mang tính chủ động và hiệu quả hơn, hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính bao vây trên phạm vi rộng. Hướng dẫn mang tính kế thừa, tiếp thu các kinh nghiệm phòng chống dịch trong nước, thế giới và đảm bảo tính ổn định tương đối trong quá trình điều chỉnh các chỉ số trong các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, phù hợp với thực tế tình hình dịch.

    Biện pháp phòng chống dịch mang tính tổng thể bao gồm cả y tế, biện pháp hành chính, kinh tế - xã hội; cả điều trị và dự phòng theo các cấp độ dịch được quy định tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

    Biện pháp phòng chống dịch mang tính tổng thể bao gồm cả y tế, biện pháp hành chính, kinh tế - xã hội; cả điều trị và dự phòng theo các cấp độ dịch được quy định tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Kiểm soát nguy cơ sớm nhất, gọn nhất ở quy mô cấp xã nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả; phát hiện sớm sự bất thường để xử lý đúng, trúng, hiệu quả. Phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương, tránh tư tưởng buông tay, giao phó cho y tế trong việc điều trị ca bệnh, nặng.

    Trong bản hướng dẫn mới này có quy định khác so với Quyết định 4800 như quy định thêm tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy, tỷ lệ ca tử vong trong tuần...

    Dựa trên tình hình hiện nay, bộ tiêu chí mới sẽ chú trọng số ca bệnh phải nhập viện và số tử vong, không quá quan trọng về tỷ lệ ca nhiễm trong cộng đồng. Hiện việc điều trị ca nhiễm triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương, tình hình bệnh nhân nặng và tử vong trên cả nước nhìn chung đã giảm.

    Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch:

    Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian.

    Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin.

    Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

    Dựa trên tình hình hiện nay, bộ tiêu chí mới sẽ chú trọng số ca bệnh phải nhập viện và số tử vong, không quá quan trọng về tỷ lệ ca nhiễm trong cộng đồng.

    Cách xác định các tiêu chí Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 2 nhóm để xác định cấp độ dịch gồm có: Nhóm chỉ số về mức độ lây nhiễm và Nhóm chỉ số về khả năng đáp ứng. Trên cơ sở tham khảo các phương pháp đánh giá của các nước trên thế giới và đánh giá thực tiễn của Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn cách xác định các tiêu chí cụ thể như sau:

    Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian.

    Chỉ số 1a: Tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân (tức tỷ lệ ca mắc mới, thuộc nhóm chỉ số mức độ lây nhiễm). Tỷ lệ ca mắc mới được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: 600).

    Chỉ số 1b: Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn xã/100.000 người (tức tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy, thuộc nhóm chỉ số mức độ lây nhiễm).

    Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy được phân theo 4 mức độ (mức 1: < 1; mức 2: 1 đến dưới 32, mức 3: 32 đến 40, mức 4: >40).

    Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy do Trung tâm Y tế cấp huyện tính toán và phân bố đến từng địa bàn cấp xã. Số ca phải thở ô xy tại xã được tính bằng tổng số trường hợp mắc COVID-19 đang phải thở ô xy (mask, gọng kính trở lên) đang được quản lý, chăm sóc tại tuyến xã cộng với tổng số trường hợp mắc COVID-19 đang phải thở ô xy (mask, gọng kính trở lên) lưu trú trên địa bàn xã nhưng được chuyển tuyến đang điều trị tại tuyến huyện). Số liệu do Trung tâm Y tế tuyến huyện cung cấp cho xã.

    Chỉ số 1c: Tỷ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân (tức tỷ lệ ca tử vong). Yêu cầu chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã. Chỉ số này là hệ quả của tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải khống chế bằng được; do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã.

    Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin.

    Cụ thể:

    Chỉ số 2a: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên điạ bàn (viết tức tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc xin, thuộc nhóm mức độ lây nhiễm). Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá. Chỉ số 2a được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.

    Chỉ số 2b: Tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã (tức tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở nhóm nguy cơ cao, thuộc nhóm mức độ lây nhiễm). Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở người thuộc nhóm nguy cơ cao phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá. Chỉ số 2b được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.

    Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ số 3a: Tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân: khả năng có thể quản lý, chăm sóc tại địa bàn cấp xã (tức tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc, thuộc nhóm khả năng đáp ứng). Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 500; trung bình: 200-500; thấp: 30; trung bình: 10- 30, thấp: < 10). Chỉ số này do Trung tâm Y tế cấp huyện xác định sau đó được dùng chung cho tất cả các xã trên địa bàn thuộc huyện 2 .

    Chỉ số 3c: Tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân (tức tỷ lệ giường điều trị tích cực, thuộc nhóm khả năng đáp ứng). Yêu cầu tỷ lệ giường ICU có đủ nhân viên y tế phục vụ trên địa bàn cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 4/100.000 dân. Chỉ số 3c được sử dụng để hiệu chỉnh mức độ đáp ứng trên địa bàn cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu chỉ số này không đạt mức tối thiểu (4/100.000) thì phải giảm mức độ đáp ứng của tuyến xã trên địa bàn của tỉnh này xuống một mức độ (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).

    Cách xác định cấp độ dịch:

    Cấp độ đáp ứng dịch tại tuyến xã được xác định bằng cách tổng hợp từ kết quả về mức độ lây nhiễm và mức độ đáp ứng của địa bàn cấp xã, thực hiện theo 3 bước sau:

    Bước 1: Xác định Mức độ lây nhiễm (4 mức). Mức độ lây nhiễm của một địa bàn cấp xã là mức độ cao nhất của 2 chỉ số (1a, 1b) của Tiêu chí 1 và được hiệu chỉnh của 2 chỉ số (2a, 2b) của Tiêu chí 2.

    Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng. Khả năng đáp ứng của một địa phương là khả năng thấp nhất của 2 chỉ số 3a, 3b của Tiêu chí 3 và được hiệu chỉnh của chỉ số 3c của Tiêu chí 3.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ