Cập nhật lúc 08:00 - 07/10/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/9: Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, số ca tử vong tại TP.HCM giảm sâu kỷ lục

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-09-26T00:09:00

    TPHCM: Tỷ lệ mắc COVID-19 ở vùng đỏ, vùng cam chỉ còn 0,3%, số ca tử vong giảm sâu kỷ lục

    Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM tối 25/9 cho biết, tính từ 17 giờ ngày 24/9 đến 17 giờ ngày 25/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.046 trường hợp nhiễm mới tại TPHCM.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/9: Hàng quán Hà Nội thực hiện việc quét QR Code khi giao dịch, TP.HCM số ca tử vong giảm sâu kỷ lục - Ảnh 1.

    Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, toàn thành phố đã có tổng cộng 366.539 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố. Số ca tử vong trong ngày cũng đang giảm sâu từ mức đỉnh điểm là 340 ca tử vong ngày 22/8 đến ngày 25/9 chỉ còn 123 trường hợp.

    Thành phố có 2.310.875 hộ dân, hiện có 396.166 hộ dân thuộc vùng đỏ, 175.721 hộ dân thuộc vùng cam số còn lại thuộc vùng vàng và vùng xanh. Công tác xét nghiệm toàn thành phố đến nay đã thực hiện được 7 đợt. Đối với vùng cam và đỏ, thực hiện lấy mẫu bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh với tỷ lệ dương tính giảm từ 3,7% trong đợt 1 xuống còn 0,3% trong đợt 7. Thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục đẩy nhanh công tác xét nghiệm tại vùng cam, vùng đỏ để kịp thời bóc tách F0 khỏi cộng đồng.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T00:09:00

    Hàng quán Hà Nội thực hiện việc quét QR Code khi giao dịch

    UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống phải tạo điểm quét QR Code, hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương.

    Đồng thời, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K...

    Diễn biến dịch ngày 26/9: TPHCM có tỷ lệ mắc COVID-19 ở vùng đỏ, vùng cam chỉ còn 0,3%, số ca tử vong giảm sâu kỷ lục - Ảnh 1.

    Một điểm bán bánh mỳ vỉa hè trên phố Nguyễn Hoàng đã tạo điểm quét QR Code

    Diễn biến dịch ngày 26/9: TPHCM có tỷ lệ mắc COVID-19 ở vùng đỏ, vùng cam chỉ còn 0,3%, số ca tử vong giảm sâu kỷ lục - Ảnh 2.

    Người dân đến mua hàng phải quét QR Code

    Diễn biến dịch ngày 26/9: TPHCM có tỷ lệ mắc COVID-19 ở vùng đỏ, vùng cam chỉ còn 0,3%, số ca tử vong giảm sâu kỷ lục - Ảnh 3.

    Các cửa hàng kinh doanh ăn uống phải in mã QR-code được cung cấp, dán ở lối ra vào để khách sử dụng điện thoại thông minh quét mã khi đến mua hàng

    Diễn biến dịch ngày 26/9: TPHCM có tỷ lệ mắc COVID-19 ở vùng đỏ, vùng cam chỉ còn 0,3%, số ca tử vong giảm sâu kỷ lục - Ảnh 4.
    Diễn biến dịch ngày 26/9: TPHCM có tỷ lệ mắc COVID-19 ở vùng đỏ, vùng cam chỉ còn 0,3%, số ca tử vong giảm sâu kỷ lục - Ảnh 5.

    Sau khi quét thành công, màn hình điện thoại sẽ hiện thông tin của người đến mua hàng và tình trạng khai báo y tế

    Theo Vietnamnet.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T00:09:00

    Tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 ở địa phương khác nơi tiêm mũi 1 có được hay không?

    Giải đáp về trường hợp người dân tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19, sau đó di chuyển đến địa phương khác có được đăng ký tiêm mũi 2 vắc xin ở địa phương di chuyển đến hay không và thủ tục để đăng ký tiêm bao gồm những gì, ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, trong trường hợp người dân đã tiêm mũi 1, sau đó di chuyển đến địa phương khác chỉ cần đăng ký tiêm mũi 2 trên Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn hoặc qua app Sổ sức khỏe điện tử để trên hệ thống ghi nhận thông tin đăng ký tiêm.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/9: Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, số ca tử vong tại TP.HCM giảm sâu kỷ lục - Ảnh 1.

    Theo ông Nguyễn Trường Nam, trước đây, chúng ta tiêm theo kế hoạch. Vì thế, người dân đã tiêm mũi 1 vắc xin di chuyển sang địa phương khác, muốn tiêm mũi 2 phải báo cơ quan, tổ chức, địa phương mình có văn bản gửi địa phương nơi đến hỗ trợ lập danh sách kế hoạch tiêm mũi 2.

    Khi đến lịch tiêm mũi 2, địa phương nơi cư trú sẽ thông báo lịch tiêm mũi 2. “Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đang tiến tới triển khai tiêm đại trà cho toàn dân. Vì thế, người dân hoàn toàn có thể vào Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn hoặc qua app Sổ sức khỏe điện tử để đăng ký tiêm mũi hai ở tại cơ sở tiêm mà mình mong muốn”, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho biết.

    Tuy nhiên, cũng theo ông Nam, để việc tiêm chủng được nhanh chóng, chính xác, người đã tiêm mũi 1 vẫn cần mang theo Giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1 vì hiện tại nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 quốc gia vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, nhiều cơ sở tiêm chưa nhập dữ liệu kịp thời, nhiều người dân dù đã tiêm nhưng vẫn chưa được thể hiện đầy đủ thông tin trên hệ thống Sổ sức khỏe điện tử và Cổng thông tin tiêm chủng.

    Việc mang theo Giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1 sẽ giúp cơ sở thực hiện tiêm mũi 2 nắm được thông tin tiêm chủng, cập nhật chính xác thông tin trên Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, giúp hệ thống liên thông xác nhận người đó đã tiêm đủ hai mũi vắc xin COVID-19, dù tiêm ở hai địa phương khác nhau, ông Nam nhấn mạnh.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T00:09:00

    Hà Nam tiếp tục ghi nhận 51 ca COVID-19, 45 người ở thành phố Phú Lý

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam cho biết, trong đêm 24/9 và ngày 25/9, CDC Hà Nam đã tập trung cao độ cho công tác xét nghiệm nhằm sàng lọc sớm nhất những trường hợp dương tính. Bằng phương pháp xét nghiệm Real-Time PCR, CDC Hà Nam tiếp tục phát hiện nhiều chùm ca bệnh có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/9: Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, số ca tử vong tại TP.HCM giảm sâu kỷ lục - Ảnh 1.

    Một chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19 tại Ngã tư đường Nguyễn Văn Trỗi - Quy Lưu, thành phố Phủ Lý. (Ảnh: Báo Hà Nam).

    CDC Hà Nam công bố 51 trường hợp đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh, trong đó, 45 ca tại TP. Phủ Lý. 1 ca có địa chỉ tại huyện Thanh Liêm, 4 ca tại huyện Kim Bảng và 1 ca ở huyện Bình Lục.

    Trong ngày 25/9, toàn tỉnh Hà Nam có thêm 66 trường hợp đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh. Như vậy, kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9, đến 18h ngày 25/9, Hà Nam ghi nhận 130 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

    Theo VTCNews.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T02:09:00

    Đến 30/9, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội

    Tại cuộc họp, thông tin về dự thảo Hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đây là văn bản quan trọng điều chỉnh toàn bộ chiến lược, phương thức để ứng phó với dịch thời gian tới. Trong đó, Hướng dẫn nhằm hai mục tiêu chính: Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19 và khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mới. Hướng dẫn cũng đề cập đến các cấp độ dịch, gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh); cấp 2 (nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng); cấp 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam); cấp 4 (nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ).

    Hướng dẫn cũng đề cập đến một số điểm đáng lưu ý như, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh được phép hoạt động ở cả 4 cấp độ nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Người vận chuyển hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ có đăng ký được hoạt động có 2 điều kiện (tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc được xét nghiệm định kỳ). Cơ sở sản xuất kinh doanh, khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động ít nhất 7 ngày/lần (thay vì 3 ngày/lần như trước đây) đối với ít nhất 20% người lao động có nguy cơ cao. “Các doanh nghiệp tự xét nghiệm và tự chịu trách nhiệm kết quả này”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T02:09:00

    Chuyên cơ của Chủ tịch nước đã về đến Hà Nội, chở theo hơn 1 triệu liều vắc xin Abdala

    Tối 25/9, 1,05 triệu liều vắc xin Abdala trong hợp đồng 10 triệu liều mua của Cuba đã được chuyển về Việt Nam cùng Đoàn công tác của Chủ tịch nước.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/9: Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, số ca tử vong tại TP.HCM giảm sâu kỷ lục - Ảnh 1.

    Cụ thể, TTXVN đưa tin, vào 21h tối 25/9, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cuba, tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thực hiện các hoạt động song phương tại New York, Hoa Kỳ từ ngày 18 đến 24/9.

    Ngay sau khi chuyên cơ đáp xuống sân bay Nội Bài, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận vắc xin, trang thiết bị và vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 được chuyển về Việt Nam cùng Đoàn công tác của Chủ tịch nước.

    Theo Tổ Quốc

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T02:09:00

    Hoạt động, dịch vụ nào ở Hà Nội vẫn phải tạm dừng do dịch Covid-19?

    Theo Chỉ thị 22 của TP Hà Nội thì hiện nay xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh… đang tạm dừng hoạt động. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự cũng chưa được mở cửa trở lại.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/9: Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, số ca tử vong tại TP.HCM giảm sâu kỷ lục - Ảnh 1.

    Theo VOV.VN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T03:09:00

    Hải Phòng tiêm vắc xin toàn dân ở quận Đồ Sơn và huyện Cát Hải

    Sáng 26/9, UBND TP Hải Phòng triển khai đợt tiêm chủng 500.000 liều vắc xin mở rộng cho các đối tượng trên địa bàn. Trong đó, tập trung ưu tiên cho toàn dân tại quận Đồ Sơn và huyện Cát Hải, nơi có các điểm du lịch.

    Theo kế hoạch trong đợt này, TP Hải Phòng triển khai tiêm 500.000 liều vắc xin Vero Cell (SinoPharm), trong đó, 200.000 mũi 1 và 300.000 mũi 2.

    Thành phố tập trung, ưu tiên bao phủ tiêm chủng toàn bộ quận Đồ Sơn (17.000 liều) và huyện Cát Hải (8.500 liều).

    Dự kiến, lực lượng y tế tiêm mũi 1 trong 4 ngày từ 26-29/9 với 251 bàn tiêm và mũi 2 thực hiện trong 5 ngày với 312 bàn tiêm.

    Thạc sỹ, bác sỹ Phan Hồng Hải – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP cho biết, tính đến nay toàn thành phố đã tiêm tổng số hơn 666.000 mũi tiêm. Trong đó, 586.631 mũi 1 và 79.441 mũi 2.

    Theo

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T06:09:00

    Trưa 26/9, Hà Nội tiếp tục không có ca mắc Covid-19 mới

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong sáng nay (26/9) không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Đây là buổi trưa thứ hai liên tiếp Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19.

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.965 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.364 ca.

    Theo

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T07:09:00

    Ghi nhận 17 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, Gia Lai phong tỏa hẹp một số nơi

    Như vậy, tính từ ngày 28/5 đến 7 giờ ngày 26/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 547 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Hiện nay có 282 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 2 ca tử vong, 263 người đang tiếp tục được điều trị.

    Ngay sau khi ghi nhận các ca mắc mới, tỉnh Gia Lai đã triển khai các công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đối với chùm ca bệnh tại tổ 11, phường Hoa Lư, ngay trong tối 25/9, các cơ quan chức năng đã xét nghiệm 224 trường hợp đối với khu vực nhà của F0 tại đường Lê Đình Chinh, truy vết được 22 F1; 26 người F2. Hiện các lực lượng chức năng đang tiếp tục thực hiện truy vết các F1, F2.

    Đối với chùm ca liên quan đến dự án điện gió, lực lượng chức năng đã truy vết, xét nghiệm khu vực nhà trọ xung quanh với 54 người, có kết quả âm tính.

    Lực lượng chức năng khẩn trương khoanh vùng diện rộng tổ 11, phường Hoa Lư; phong tỏa hẹp đối với các khu vực có mốc dịch tễ liên quan đến các chùm ca bệnh nêu trên; phun khử khuẩn ngay trong ngày 26/9 đối với chợ Hoa Lư, đường Lê Đình Chinh và trường tiểu học Bùi Dự, thành phố Pleiku.

    Theo Báo Tin Tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T07:09:00

    Học sinh Hà Nam tiếp tục được nghỉ học, chuyển sang học trực tuyến

    Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Nam diễn biến phức tạp, sau khi xem xét đề nghị của Sở GD&ĐT và của Sở LĐ-TB&XH về việc đề nghị tiếp tục cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Hà Nam đồng ý cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam tiếp tục nghỉ học từ ngày 27/9, chuyển sang học trực tuyến đến khi kiểm soát tốt được dịch bệnh.

    UBND tỉnh Hà Nam giao Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã thông báo, chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện nghiêm các quy định, chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch Covid-19.

    Theo Dân Trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-26T08:09:00

    Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ mạnh dạn mở cửa, thích ứng với nCoV

    Trong kiến nghị gửi Thủ tướng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết sau gần 2 năm chống chọi với Covid-19, hầu hết doanh nghiệp trong ngành đã kiệt sức, thậm chí một số doanh nghiệp đã lâm vào nguy cơ phá sản nếu không được hỗ trợ kịp thời.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/9: Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, số ca tử vong tại TP.HCM giảm sâu kỷ lục - Ảnh 1.

    Theo dự báo của các chuyên gia, ngành du lịch Việt Nam cần ít nhất 5 năm để phục hồi. Ảnh: Nam Khánh.

    HoREA cho rằng lĩnh vực bất động sản hiện đóng góp 7-8% GDP hàng năm và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản lại chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng vì vẫn bị coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.

    Do vậy, HoREA cho rằng cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành vượt qua đại dịch lần này.

    Theo hiệp hội, việc thực hiện giãn cách xã hội diện rộng đã khiến các doanh nghiệp bất động sản thiếu hụt dòng tiền. Điều này có thể làm cho doanh nghiệp khó khăn ngay lập tức do không còn tiền để trả lãi vay, trả nợ, không còn tiền để duy trì hoạt động, trả lương người lao động.

    Theo

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ