Cập nhật lúc 16:37 - 09/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/12: Hà Nội chỉ còn duy nhất 1 huyện "vùng xanh", 8 quận chuyển thành "vùng cam"

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-25T23:12:00

    Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tiêm vaccine cho F0 vừa khỏi bệnh

    Sau 15 ngày triển khai “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, người có bệnh nền), thành phố đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, số liệu tử vong đang giảm dần.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/12: Hà Nội chỉ còn 1 huyện "vùng xanh", trong khi "vùng cam" tiếp tục mở rộng; Người dân không chủ quan khi đã tiêm vắc xin và âm tính - Ảnh 1.

    Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các địa phương thực hiện mũi 3 (mũi bổ sung và nhắc lại) và hoàn tất trong tháng 1/2022.

    Sở Y tế cũng đánh giá, số liệu về nhóm người nguy cơ được thu thập trực tiếp bằng cách “đi từng ngõ, gõ từng nhà” là rất quan trọng. Tuy nhiên, một số quận, huyện còn chậm trong công tác triển khai cập nhật số liệu nhóm người nguy cơ.

    Do đó, Sở đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện chỉ đạo quyết liệt việc nhập đầy đủ dữ liệu. Các địa phương có dữ liệu chưa đầy đủ cần nhập bổ sung ngay những nội dung còn thiếu, đồng thời phân công tên người chịu trách nhiệm nhập liệu.

    Về công tác tiêm chủng, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các địa phương thực hiện mũi 3 (mũi bổ sung và nhắc lại) và hoàn tất trong tháng 1/2022. Các quận, huyện và TP Thủ Đức phải thực hiện cao điểm tiêm mũi 3 cho cả nhóm nguy cơ, không nguy cơ sau khi đủ 3 tháng tiêm mũi 2. Sở Y tế TP.HCM cũng lưu ý tất cả F0 vừa hoàn thành điều trị cần được tiêm vaccine ngay, không chờ đủ 6 tháng.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-26T00:12:00

    Hà Nội chỉ còn 1 huyện 'vùng xanh', 8 quận chuyển sang ‘vùng cam’

     Ngày 25-12, UBND TP Hà Nội thông báo cấp độ dịch trên địa bàn, trong đó nhiều quận chuyển sang 'vùng cam' do ghi nhận số lượng lớn ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. 

    Theo đó, toàn TP Hà Nội được xác định thuộc cấp độ 2 nhưng đã có 8 quận đạt cấp độ 3 như Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ.

    Hiện "vùng xanh" duy nhất của thủ đô là huyện Phúc Thọ, còn 21 địa phương khác đã chuyển sang cấp độ 2 theo quyết định 4800 của Bộ Y tế.

    Thông báo của UBND TP Hà Nội cho biết trong vòng 14 ngày qua, TP ghi nhận hơn 17.800 trường hợp F0 ở cộng đồng. Có 67 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, phân bổ chủ yếu ở quận Ba Đình (9 đơn vị), Đống Đa (11 đơn vị), Hai Bà Trưng (12 đơn vị)…

    Như vậy, ở cấp xã, phường, thị trấn, Hà Nội có tới 67 đơn vị chuyển sang cấp độ 3, 116 đơn vị cấp độ 2, còn lại là 396 đơn vị thuộc cấp độ 1.

    Với dân số trên 8,3 triệu người, Hà Nội có tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất 1 liều vắc xin COVID-19, đạt trên 98% (tối thiểu 70%), trong đó tỉ lệ người từ 50 tuổi trở lên tiêm đủ liều vắc xin đạt khoảng 95% (tối thiểu 80%).

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-26T00:12:00

    Ca mắc Covid-19 ở Hà Nội tăng liên tục: Không chủ quan khi đã tiêm vắc xin và âm tính

    8 quận lên cấp độ 3 - vùng nguy cơ cao

    UBND TP Hà Nội vừa ban hành thông báo đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố. Theo đó, Thủ đô có 8 quận ở cấp độ 3 trong phòng chống dịch, gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ.

    Đến nay, toàn TP Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch. Có 21 quận, huyện ở cấp độ 2; huyện Phúc Thọ ở cấp độ 1; không có quận, huyện nào ở cấp độ 4.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/12: Hà Nội chỉ còn 1 huyện "vùng xanh", trong khi "vùng cam" tiếp tục mở rộng; Người dân không chủ quan khi đã tiêm vắc xin và âm tính - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Trong 14 ngày gần đây, có 67 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, phân bổ theo các quận, huyện thị xã như sau: Ba Đình 9 đơn vị, Đống Đa 11 đơn vị, Gia Lâm 1 đơn vị, Hà Đông 3 đơn vị, Hai Bà Trưng 12 đơn vị, Hoàn Kiếm 4 đơn vị, Hoàng Mai 12 đơn vị, Long Biên 3 đơn vị, Nam Từ Liêm 2 đơn vị, Tây Hồ 5 đơn vị, Thanh Trì 5 đơn vị.

    Ngoài ra, có 116 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2 trong phòng chống dịch; 396 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1; không có đơn vị nào ở cấp độ 4.

    UBND TP cho biết, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng Covid-19 là 98,2%. Tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 là 95,1%.

    Trong 2 tuần trở lại đây, Hà Nội ghi nhận 17.832 trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng. Liên tục số ca mắc trong ngày ghi nhận trên 1.500 ca.

    Phải đề phòng trường hợp người bên cạnh thậm chí bản thân mình đang là F0

    Nói về diễn biến dịch Covid-19 tại Hà Nội, PGS-TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, khi TP thực hiện chính sách nới lỏng, sống chung an toàn với Covid-19 thì việc tăng số ca bệnh là điều dễ hiểu. Đây là điều chúng ta buộc phải chấp nhận. Người dân không nên quá lo lắng, hoang mang khi con số này tăng từng ngày mà phải xác định phòng bệnh là chính, không bao giờ được chủ quan.

    Mọi người đừng nghĩ mình đã tiêm vắc xin hay có xét nghiệm âm tính là cho phép bản thân chủ quan, không thực hiện 5K. Nhiều trường hợp nhiễm virus nhưng không có triệu chứng. Vì thế, trong giao tiếp, tiếp xúc hằng ngày rất khó để biết được liệu người đối diện hay bản thân mình có mang mầm bệnh hay không. 

    Bên cạnh đó, những hoạt động tập trung đông người như tụ tập ăn uống, liên hoan, đám tang, đám cưới, nhà thờ... không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch sẽ là môi trường rất tốt để virus SARS-CoV-2 lây lan, khó ngăn được số ca nhiễm Covid-19 tăng cao. 

    “Trong dịp lễ Giáng sinh, năm mới, để hạn chế lây nhiễm người dân nên hạn chế các hoạt đông đi chơi, hoạt động tôn giáo tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc gần. Trong môi trường kín, đông người như nhà thờ, virus rất dễ lây lan. Tương tự nhiều nước phương Tây cũng phải áp dụng các biện pháp hạn chế”- TS. Trần Đắc Phu khuyến cáo.

    Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh việc tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Đặc biệt vai trò của người dân trong việc đảm bảo thực hiện 5K của Bộ Y tế trong mọi thời điểm.

    "Chúng ta luôn phải đề phòng trường hợp người bên cạnh, thậm chí bản thân mình, đang là F0. Không thực hiện tốt 5K còn là điều kiện làm lây lan mầm bệnh cho người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương”, TS. Trần Đắc Phu nêu.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-26T01:12:00

    TP.HCM hạn chế tụ tập đông người vào cuối tuần và Tết Dương lịch

    Tại cuộc họp giao ban của Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, Phó Chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức đề nghị các sở, ngành, các đơn vị căn cứ theo chức năng nhiệm vụ nâng cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm; đảm bảo an ninh trật tự và các biện pháp phòng, chống dịch trong thời điểm có nhiều lễ hội, sự kiện diễn ra để chào đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

    Cần chủ động căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để kịp thời đề xuất điều chỉnh quy mô và cách thực hiện hoặc tạm dừng đối với một số hoạt động đã có chủ trương cho phép tổ chức.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/12: Hà Nội chỉ còn 1 huyện "vùng xanh", trong khi "vùng cam" tiếp tục mở rộng; Người dân không chủ quan khi đã tiêm vắc xin và âm tính - Ảnh 1.

    Đặc biệt, ông Đức nhấn mạnh các địa phương cần quyết liệt vận động người dân hạn chế tụ tập đông người vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là dịp Tết Dương lịch. Nhắc nhở việc thực hiện 5K, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong thực hiện phòng, chống dịch. Xử lý nghiêm đối với các cơ sở kinh doanh không thực hiện theo quy định, kiểm tra các loại hình kinh doanh chưa được phép hoạt động nhưng vẫn mở cửa để phục vụ khách.

    Đề nghị Sở Văn hóa và thể thao đánh giá tác động, có ý kiến đề xuất cụ thể đối với một số dịch vụ hiện nay chưa được phép hoạt động, trình Ban Chỉ đạo TP xem xét, quyết định.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-26T04:12:00

    Phát hiện 44 người tại một bản miền núi dương tính SARS-CoV-2

    Sáng 26-12, thông tin từ Sở Y tế Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 18 giờ ngày 25-12 đến 6 giờ ngày 26-12), Nghệ An ghi nhận 117 ca dương tính mới SARS-CoV-2 tại 12 địa phương (Quỳ Châu: 49, Quế Phong: 20, Con Cuông: 12, thị xã Hoàng Mai: 9, TP Vinh: 7, Nghĩa Đàn: 5, Thanh Chương: 4, Quỳnh Lưu: 4, Đô Lương: 3, Hưng Nguyên: 2, Diễn Châu: 1, Nam Đàn: 1).

    Trong đó có 51 ca cộng đồng (Quỳ Châu: 44 ca trong 1 bản, TP Vinh: 3 ca là đồng nghiệp, Quỳnh Lưu: 3, Nam Đàn: 1. 66 ca đã được cách ly từ trước (30 ca là F1, 32 ca trong khu vực phong tỏa, 2 ca từ các tỉnh phía Nam về, 2 ca từ các tỉnh khác về). Ghi nhận 37 ca có triệu chứng, 80 ca không có triệu chứng.

    Đặc biệt tại bản Xẹt 2, xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu, Nghệ An, qua lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, lực lượng chức năng đã phát hiện 44 trường hợp có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Hiện tại cơ quan chức năng đã tiến hành phong tỏa bản này, đồng thời tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan.

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-26T04:12:00

    Hà Nội: Chỉ 2 ca tử vong do Covid-19 trong ngày, TP khuyến cáo có dấu hiệu cần xét nghiệm

    Trong ngày 25/12, toàn thành phố ghi nhận 1879 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 549 ca tại cộng đồng, 1272 ca tại khu cách ly và 58 ca tại khu phong tỏa. Số bệnh nhân mới ghi nhận ở 350 xã, phường, thị trấn thuộc 30 quận, huyện. Trong ngày cũng ghi nhận 02 ca tử vong do Covid-19.

    Tính từ đầu năm 2021 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 37.557 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 13.539 ca cộng đồng, 24.018 ca là đối tượng đã được cách ly.

    Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP từ ngày 11/10 đến nay, Hà Nội ghi nhận 33.446 ca mắc, trong đó 12.007 ca ngoài cộng đồng, 17.611 ca tại khu cách ly, 3828 ca tại khu phong tỏa.

    Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, tất cả người dân trên địa bàn thành phố, khi có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, hoặc mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.

    Theo Soha.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-26T09:12:00

    Hàng ăn, quán cà phê ở Hà Nội đồng loạt treo biển 'chỉ bán mang về'

    Ngay sau khi có công bố cấp độ dịch trên địa bàn, các quận ở cấp độ 3 về dịch COVID-19 đã có văn bản điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn. Cụ thể, các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai thông báo siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, xử phạt theo quy định đối với các hành vi vi phạm; hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; tăng cường hình thức họp trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc.

    Các quận này cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện bán hàng mang về và dừng hoạt động sau 21h00 hằng ngày. Học sinh lớp 12 các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giao dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tạm dừng đến trường; chuyển sang phương án dạy - học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/12: Hà Nội chỉ còn duy nhất 1 huyện "vùng xanh", 8 quận chuyển thành "vùng cam" - Ảnh 1.

    Trưa 26/12, nhiều hàng ăn, quán cà phê ở các quận trung tâm của thành phố Hà Nội đã chuyển sang trạng thái kinh doanh “chỉ bán hàng mang về”, để phòng chống dịch COVID-19. Trong ảnh: Nhân viên quán cà phê trên đường Trích Sài (quận Tây Hồ) dán bảng thông báo chỉ bán hàng mang về, vào 11g45 hôm nay.

    Theo Tiền Phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ