Cập nhật lúc 09:01 - 26/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/1: Hà Nội phát hiện ca nhiễm chủng Omicron đầu tiên ngoài cộng đồng

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-01-25T23:01:00

    TPHCM: Chỉ duy nhất 1 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày

    Thông tin từ Bộ Y tế ngày 25/1 cho biết, trên địa bàn TPHCM ngày 25/1 ghi nhận 99 trường hợp mới mắc COVID-19. Đây là con số thấp nhất kể từ khi dịch bùng phát cuối tháng 4/2021 đến nay. Giai đoạn dịch đạt đỉnh vào tháng 8 và tháng 9/2021 mỗi ngày thành phố có từ 6.000 đến 8.000 trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận.

    Tín hiệu đáng lạc quan hơn trong cuộc chiến chống dịch là số ca tử vong vì COVID-19 đã liên tiếp giảm sâu và tiến dần về số 0. Tính riêng trong ngày 25/1, các bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố ghi nhận 5 trường hợp tử vong, trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm: Tiền Giang (1), Đồng Nai (1), Ninh Thuận (1), Hậu Giang (1).

    Như vậy, trong ngày thành phố chỉ còn 1 ca tử vong vì COVID-19. Đây là con số rất đáng mừng cho thấy nỗ lực thực hiện các biện pháp chống dịch đã mang lại thành quả khả quan. Giai đoạn dịch bùng phát dữ dội thành phố đã chìm trong đau thương mất mát với hàng trăm người bị COVID-19 cướp đi sinh mạng, riêng ngày 23/8 có tới 340 ca tử vong.

    Đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết, dịch COVID-19 đang giảm sâu cả về số ca mắc mới, số ca nhập viện và số ca tử vong. Tuy nhiên, thành phố đã ghi nhận chùm ca nhiễm biến chủng Omicron từ người nhập cảnh, đây là mối lo mới đối với sức khỏe cộng đồng. 

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-25T23:01:00

    Hà Nội đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến thể Omicron

    Bản tin COVID-19 Hà Nội do Sở Y tế phát đi tối 25/1 cho biết trong 24 giờ qua Thành phố ghi nhận 2.957 ca bệnh.

    Bệnh nhân phân bố tại 358 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (184); Hoàng Mai (146); Đông Anh (128); Chương Mỹ (118); Đống Đa (107); Nam Từ Liêm (104); Thanh Trì (84).

    Số mắc cộng dồn tại Hà Nội từ ngày 29/4/2021 đến nay là 117.535 ca.

    Theo thông báo của Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận 163 ca nhiễm biến thể Omicron, trong số đó có 14 ca ghi nhận ở Hà Nội.

    Tới hết ngày 24/1, trên địa bàn thành phố có 68.541 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (142 ca), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (223 ca), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3.436 ca).

    Hiện các cơ sở thu dung điều trị thành phố và cơ sở thu dung quận, huyện có hơn 5.800F0, giảm mạnh so với tuần trước. Số F0 theo dõi cách ly tại nhà là gần 59.000. Hôm qua cũng ghi nhận 18 ca COVID-19 tử vong, nâng tổng số ca tử vong từ ngày 29/4 đến nay ở Hà Nội là 487 người.

    Hà Nội đã tiêm được gần 14,5 triệu liều vaccine cho người dân. Những ngày gần đây, số lượng người được tiêm mũi 3 tăng đáng kể. Hiện đã có 239.351 người đã tiêm mũi bổ sung và hơn 2,1 triệu người tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-25T23:01:00

    Người ở 4 cấp độ dịch COVID-19 không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, trừ một số trường hợp

    Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) người dân sinh sống tại khu vực thuộc 4 cấp độ dịch không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, ngoại trừ các trường hợp thuộc diện theo dõi sức khỏe hoặc đang ở trong khu phong tỏa.

    Trước đó, ngày 22/1, Bộ Y tế đã có văn bản số 357/ BYT- MT gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

    Người ở 4 cấp độ dịch COVID-19 không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, trừ 1 số trường hợp - Ảnh 1.

    Để biết được nơi mình đang sống thuộc cấp độ dịch nào, người dân truy cập vào bản đồ COVID-19 https://capdodich.yte.gov.vn/map. Đây là trang web do Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế) quản lý. Ảnh: minh hoạ

    Theo Bộ Y tế, hiện nay, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ cao: người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%, tiêm mũi 3 đạt 18,6%; trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi 1 đạt 94,1%, tiêm đủ 2 mũi đạt 82,2%.

    Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022 và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các nội dung, cụ thể.

    Hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-COV-2 và xử trí theo quy định.

    Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp.

    Giải thích rõ hơn về công văn số 357, Cục trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho hay đây là văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán. Hiện nay tỷ lệ bao phủ vaccine trên cả nước đã đạt cao, vì vậy chỉ những người dân đang trong thời gian cách ly y tế, thuộc diện theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc ở trong khu phong tỏa thì mới phải cách ly khi về quê ăn Tết.

    "Những người còn lại không thuộc các diện nêu trên thì không phải cách ly khi về quê, kể cả ở địa bàn nguy cơ dịch bệnh cấp 4"- PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cho hay.

    Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế cũng thông tin thêm, hiện nay nếu phát hiện ca nhiễm, các địa phương chỉ phong tỏa một tầng, một căn hộ hoặc vài căn hộ trong khu chung cư, một hoặc một vài nhà trong khu dân cư. Những người khác vẫn đi lại bình thường, nên khi về quê cũng không phải cách ly.

    Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp.

    Tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-26T00:01:00

    Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên đồ nhựa và 21 giờ trên da người

    Nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Kyoto tiến hành cho thấy các biến thể của virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn trong với chủng gốc trong nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

    Qua loạt thí nghiệm, các nhà khoa học Nhật Bản kết luận rằng khả năng ổn định cao trong môi trường của biến thể Omicron. Nghĩa là khả năng lây lan cao của biến thể này có thể khiến Omicron thế chân Delta để trở thành biến thể COVID-19 chủ đạo và lây truyền nhanh hơn.

    Omicron đánh bật các biến thể khác về kỷ lục sống sót trên bề mặt nhựa hay nylon

    "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng trên da người và trên bề mặt nylon và đồ nhựa, các biến thể Alpha, Beta, Delta và Omicron đều có thời gian tồn tại lâu hơn gấp 2 lần so với chủng gốc Vũ Hán và duy trì khả năng truyền nhiễm hơn 16 tiếng trên bề mặt da người.", các tác giả của nghiên cứu cho hay.

    Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên đồ nhựa và 21 giờ trên da người - Ảnh 2.

    Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nylon và sống sót tới 21 giờ trên da người.

    Trên bề mặt nylong hay nhựa, thời gian bình quân tồn tại của chủng gốc của virus SARS-CoV-2 ghi nhận là 56 giờ; so với các biến thể khác là Alpha: 56 giờ; Belta: 191,3 giờ; Gamma 156,6 giờ và Delta là 114 giờ.

    Tuy nhiên, cả chủng gốc và các biến thể trên đều không ăn thua gì so với Omicron. Biến thể Omicron là thời gian sống sót bình quân trên bề mặt túi nylong hay đồ nhựa là 193,5 giờ, tương đương với 8 ngày.

    Hiện tại, các nhà khoa học Nhật Bản đã đệ trình nghiên cứu trên lên bioRvix để đánh giá.

    Omicron tồn tại hơn 21 giờ trên da người

    Trên các mẫu da tử thi, thời gian sống sót trung bình của virus SARS-CoV-2 là 8,6 giờ đối với chủng gốc và đối với các biến thể khác lần lượt là Alpha: 19,6 giờ; Beta 19,1 giờ; Gamma 11 giờ; 16,8 giờ đối với Delta và 21,1 giờ đối với Omicron.

    "Nghiên cứu này chỉ ra rằng biến thể Omicron có sự ổn định trong môi trường cao nhất trong số các biến thể đáng quan ngại (VOC). Tính ổn định cao trong môi trường của Omicron cũng là một trong những nhân tố cho phép biến thể Omicron thay thế Delta và sẽ lây lan nhanh chóng", các tác giả cho biết.

    Tiếp tục trở thành mối lo chủ đạo trên thế giới, Omicron hiện nay có mặt ở tất cả quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và đã trở thành biến thể chủ đạo ở phần lớn các nước thành viên EU. Thông tin trên do Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) đưa ra.

    Ở châu Âu, các nước có tỷ lệ ca nhiễm mới Omicron cao nhất phát hiện qua giải trình tự gene là Phần Lan (99,9%), Bỉ (99,7%), Malta (99,3%) và Đan Mạch (98,8%).

    Mặc dù các biến thể thường kháng ethanol (cồn thường được dùng trong chất sát khuẩn và nước rửa tay) hơn so với chủng gốc gây ra COVID-19, tất cả các biến thể của virus đều bị bất hoạt trên da sau 15 giây sử dụng nước rửa tay sát khuẩn có chứa cồn.

    Do đó các nhà khoa học kết luận rằng thực hành các biện pháp khử khuẩn hiện tại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như rửa tay sử dụng chất sát khuẩn vẫn là biện pháp tốt để ngăn ngừa COVID-19.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-26T00:01:00

    Dịch COVID-19 phức tạp, Hà Nội tạm dừng Lễ hội Chùa Hương

    Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương; Chỉ thị số 03/CT-UBND của UBND TP. Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và an toàn cho người dân, du khách, UBND huyện Mỹ Đức sẽ tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại khu di tích Chùa Hương năm 2022 cho đến khi có thông báo mới.

    Dịch COVID-19 phức tạp, Hà Nội tạm dừng Lễ hội Chùa Hương - Ảnh 2.

    Tạm dừng Lễ hội Chùa Hương năm 2022. Ảnh: CL.

    Theo kế hoạch trước đó, Lễ hội Chùa Hương năm 2022 dự kiến diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 2/2 đến hết ngày 30/5 (tức mùng 2/1 đến hết ngày 30/3 Âm lịch); lễ Khai hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng.

    Đây là dịp thu hút khách thập phương về dự lễ hội kết hợp tham quan quần thể khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời, góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân và du khách về ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị của di sản văn hóa.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-26T01:01:00

    Việt Nam nhận thêm hơn 6 triệu liều vắc xin Pfizer và Astra Zeneca

    Theo thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNICEF), trước thềm chuyển giao giữa năm 2021 và năm 2022. Việt Nam đã tiếp nhận 4,2 triệu liều vắc xin Pfizer do chính phủ các nước Đức, Luxembourg và Bồ Đào Nha hỗ trợ.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/1: Những nghiên cứu mới về biến thể Omicron, tồn tại tới 8 ngày trên đồ nhựa và 21 giờ trên da người - Ảnh 1.

    Vắc xin được các nước châu Âu hỗ trợ tại kho lạnh của Viện Vệ sinh dịch tễ T.ƯUNICEF

    Trong đó, Đức là nước ủng hộ nhiều nhất với 4 triệu liều, 99.450 liều do Chính phủ Luxembourg hỗ trợ và 159.120 liều từ Chính phủ Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhận thêm 2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca do Chính phủ Anh chuyển giao thông qua Cơ chế COVAX.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/1: Những nghiên cứu mới về biến thể Omicron, tồn tại tới 8 ngày trên đồ nhựa và 21 giờ trên da người - Ảnh 2.

    Đến nay, tổng số vắc xin mà Đức đã chia sẻ cho Việt Nam là trên 10 triệu liều.UNICEF

    Tiến sĩ Guido Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam, chia sẻ: lô vắc xin lần này gồm hơn 4 triệu liều được chuyển giao qua cơ chế COVAX, nước Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phòng chống và vượt qua đại dịch Covid-19.

    "Năm 2022, Đức vẫn sẽ tiếp tục thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam trong cuộc chiến chống lại các tác động của đại dịch đồng thời cung cấp các lô vắc xin tiếp theo qua cơ chế COVAX", ông Guido nhấn mạnh

    Với 2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca do Chính phủ Vương quốc Anh hỗ trợ trong đợt này, ông Gareth Ward, Đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ai Len tại Việt Nam, cho biết lô vắc xin này là một phần hỗ trợ của Anh cho Việt Nam trong lộ trình mở cửa nền kinh tế bằng cách thúc đẩy tiêm chủng tăng cường trên quy mô lớn hơn.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/1: Những nghiên cứu mới về biến thể Omicron, tồn tại tới 8 ngày trên đồ nhựa và 21 giờ trên da người - Ảnh 3.

    Vương quốc Anh là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Cơ chế COVAX, đóng góp hơn 548 triệu bảng hỗ trợ cung ứng vắc xin trên toàn cầu, trong đó có Việt NamUNICEF

    Đóng góp này cũng là cam kết hỗ trợ vắc xin song phương lần thứ ba của chính phủ Anh cho Việt Nam, nâng tổng số lượng vắc xin nước này hỗ trợ Việt Nam lên gần 3 triệu liều.

    Với sự hỗ trợ vắc xin đợt này từ các quốc gia châu Âu, Việt Nam hiện đã tiếp nhận hơn 51 triệu liều vắc xin Covid-19 thông qua Cơ chế COVAX.

    Cơ chế COVAX được đồng lãnh đạo bởi WHO, Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Vắc xin (GAVI), UNICEF là đối tác thực hiện chính. Mục tiêu của cơ chế này là thúc đẩy quá trình phát triển và sản xuất vắc xin Covid-19 cũng như đảm bảo việc tiếp cận công bằng và bình đẳng cho mọi quốc gia trên thế giới.

    Theo thông tin từ Bộ Y tế, tới ngày 25.1, Việt Nam đã tiêm 177,38 triệu liều (tiêm mũi 1 là 78,91 triệu liều; tiêm mũi 2 là 73,86 triệu liều; tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 24,6 triệu liều).

    Theo Thanh Niên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-26T09:01:00

    Hà Nội phát hiện ca nhiễm chủng Omicron đầu tiên ngoài cộng đồng

    Thông tin nêu trên được Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết vào trưa 26/1.

    Theo ông Cương, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và một người lây nhiễm ngoài cộng đồng. Trường hợp cộng đồng này là nhân viên phục vụ khách sạn, bị nhiễm chủng Omicron sau khi tiếp xúc gần với người nhập cảnh là F0.

    "Sau khi xác định trường hợp lây nhiễm ngoài cộng đồng này, ngành y tế đã lập tức tiến hành truy vết, khoanh vùng để nhanh chóng dập dịch" - ông Cương nói và cho biết, thông tin này đã được Sở báo cáo tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội vào sáng nay 26/1.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 26/1: Hà Nội phát hiện ca nhiễm chủng Omicron đầu tiên ngoài cộng đồng - Ảnh 1.

    Toàn cảnh phiên họp BCĐ phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội sáng 26/1 (Ảnh: Phú Khánh).

    Cộng dồn đến 18h ngày 25/1, Hà Nội đã ghi nhận 118.111 ca mắc (tại Hà Nội 117.915 trường hợp, 254 trường hợp nhập cảnh), 506 trường hợp tử vong (0,43%). Toàn thành phố vẫn có dịch ở cấp độ 2.

    Về công tác tiêm chủng, thành phố đã tiêm được khoảng 14,5 triệu mũi. Trong đó với người trên 50 tuổi đạt tỷ lệ tiêm mũi 1 là 99.3 %; tỷ lệ tiêm mũi 2 là 98.3 %.

    Từ 27/4 đến nay, Hà Nội tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 117.871 bệnh nhân; hiện đang quản lý, điều trị 45.720 người.

    Nhận định và đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong kỳ báo cáo Hà Nội trung bình ghi nhận 2.902 ca/ngày; số lượng ca mắc cơ bản đang được kiểm soát tốt ở ngưỡng 3.000 ca mắc/ngày.

    Trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm "giả tạo" do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca trên ngày sau Tết Nguyên đán 2022, thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện 5K.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ