Cập nhật lúc 16:57 - 13/10/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 23/9: Một tháng qua, ca mắc Covid-19 ở Hà Nội giảm rất sâu

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-09-22T23:09:00

    Việt Nam sẽ mua 20 triệu liều vaccine Vero Cell

    Chính phủ đồng ý áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, theo Luật Đấu thầu, để mua 20 triệu liều vaccine Vero Cell của Trung Quốc.

    Theo nghị quyết ngày 21/9 về việc mua vaccine Covid-19 Vero Cell của tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc, Chính phủ chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm với các khiếu nại phát sinh liên quan đến vaccine và sử dụng vaccine; chấp nhận phương thức thanh toán theo các điều khoản hợp đồng; chấp nhận không có nội dung về bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 23/9: Chuyên gia đề nghị Hà Nội không nóng vội áp dụng "thẻ xanh" vaccine - Ảnh 1.

    Việc ký kết, hiệu lực, giải thích, thực hiện và giải quyết tranh chấp của hợp đồng áp dụng theo luật pháp Trung Quốc. Trường hợp không giải quyết được, tranh chấp do Ủy ban Trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh phán quyết; ngôn ngữ trọng tài là tiếng Trung Quốc.

    Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức mua vaccine Vero Cell đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiến độ.

    Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 45 triệu liều vaccine Covid-19 các loại, riêng Vero Cell (Sinopharm) khoảng 20 triệu liều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T00:09:00

    Chuyên gia đề nghị Hà Nội không nóng vội áp dụng 'thẻ xanh' vaccine

    Chiều 22/9, Phó chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng chủ trì buổi làm việc trực tuyến của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội với quận, huyện, thị xã.

    Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP) cho rằng tình hình dịch trên địa bàn còn diễn biến phức tạp. Thời gian tới, ông dự đoán Hà Nội vẫn xuất hiện các F0 trong cộng đồng khi TP quay trở lại phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

    Chưa có quy định cụ thể về "thẻ xanh" vaccine

    Dưới góc độ chuyên gia, ông cho rằng TP cần tập trung xét nghiệm nhanh, xét nghiệm tập trung không để các ổ dịch lan rộng trong cộng đồng. Bên cạnh đó, TP linh hoạt duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vaccine cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng.

    “Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong truy vết giúp công tác phòng, chống dịch của thành phố hiệu quả hơn. TP cần thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với các khu vực có ổ dịch, các đối tượng có nguy cơ cao để chủ động các biện pháp cách ly linh hoạt", ông Hạnh nói.

    Liên quan đến vấn đề “thẻ xanh” đối với người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, ông Hoàng Đức Hạnh cho biết đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có quy định cụ thể. Trên thực tế, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có thể bị mắc Covid-19.

    Ông Hạnh khuyến cáo người dân đã tiêm 2 mũi vaccine không chủ quan và thành phố cần cân nhắc kỹ các yếu tố chuyên môn để vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 23/9: Chuyên gia đề nghị Hà Nội không nóng vội áp dụng "thẻ xanh" vaccine - Ảnh 1.

    Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về "thẻ xanh" vaccine

    Còn theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đến thời điểm này, dịch bệnh của Hà Nội không bùng phát lên là một thành công. Tuy nhiên, để trở về “Zero Covid-19” là rất khó, dịch vẫn còn lẩn khuất trong cộng đồng. Hơn nữa, tình hình dịch trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp.

    Ông cho rằng sau khi tiêm 1 mũi vaccine thì miễn dịch còn kém, tiêm đủ 2 mũi thì giảm lây nhiễm, giảm nguy cơ chuyển biến nặng chứ không miễn nhiễm. Khả năng truyền bệnh giữa người tiêm và chưa tiêm là giống nhau.

    Trước ý kiến Hà Nội nên nghiên cứu cấp "thẻ xanh" cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội. Để giữ vững thành quả phòng, chống dịch, Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine mũi 2 cho người dân kèm theo các biện pháp khoanh vùng, dập dịch hiệu quả.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T00:09:00

    TPHCM lập thêm tổ chăm sóc F0 ngoài cộng đồng

    Các địa phương căn cứ số F0 tại mỗi phường, xã, thị trấn để lập đủ Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19. Mỗi tổ chăm sóc dự kiến sẽ quản lý và chăm sóc từ 10 đến 20 F0.

    Đó là nội dung văn bản Sở Y tế TP.HCM vừa gửi đến Thành phố Thủ Đức và các quận huyện về việc thành lập Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng. Đây là giải pháp nhằm hỗ trợ trạm y tế cố định và trạm y tế lưu động trong việc chăm sóc, quản lý F0 tại nhà.

    Sở Y tế yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các quận huyện và Thành phố Thủ Đức khẩn trương xây dựng kế hoạch căn cứ theo số lượng F0 tại địa phương để lập số lượng tổ hỗ trợ tương ứng.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 23/9: Chuyên gia đề nghị Hà Nội không nóng vội áp dụng "thẻ xanh" vaccine - Ảnh 1.

    Tùy tình hình dịch bệnh trên địa bàn, các quận huyện sẽ chủ động phương án lập thêm tổ chăm sóc F0

    Tổ chăm sóc có ít nhất 3 người, tổ trưởng là Bí thư chi bộ hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban quản lý tòa nhà, khu chung cư. Tổ phó là 1 nhân viên y tế, thành viên là người đang sinh sống trong tổ dân cư. Những người tham gia cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 hoặc F0 đã khỏi bệnh.

    Tổ chăm sóc sẽ quản lý, theo dõi, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà, thực hiện xét nghiệm tại cộng đồng; hỗ trợ tiêm chủng; tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ cấp phát thuốc cho người dân. Tổ chăm sóc có một số điện thoại riêng và trực 24/7 để đảm bảo kết nối với F0.

    Tổ chăm sóc cần trang bị nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo SpO2, bình oxy, túi thở oxy, dụng cụ thở oxy, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, phương tiện phòng hộ cá nhân... Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và quận, huyện hỗ trợ trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm, vật tư và tổ chức hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T01:09:00

    Sáng 23/9, Hà Nội không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2

    Thông báo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, từ 18h ngày 22/9 đến 6h ngày 23/9, thành phố không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2.

    Trước đó, trong kỳ báo cáo từ 12h ngày 22/9 đến 18h ngày 22/9, thành phố cũng không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2.

    Điều này đồng nghĩa với việc 18 giờ đồng hồ qua (tính từ trưa ngày 22/9 đến sáng 23/9), thành phố không phát sinh thêm các trường hợp dương tính SARS-CoV-2.

    Cộng dồn số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.950 ca, trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.599 ca, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly là 2.351 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T01:09:00

    Vụ đông nghịt người đi chơi Trung thu: Quận Hoàn Kiếm ra văn bản chấn chỉnh

    Ngày 22/9, UBND quận Hoàn Kiếm ban hành văn bản về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Quận Hoàn Kiếm cho biết, tối 21/9 đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người ở quanh hồ Hoàn Kiếm và một số tuyến phố như Hàng Bài, Phố Huế, Hàng Mã, Hàng Lược.

    Theo UBND quận Hoàn Kiếm, việc tập trung đông người trong đêm Trung thu tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 23/9: Chuyên gia đề nghị Hà Nội không nóng vội áp dụng "thẻ xanh" vaccine - Ảnh 1.

    Trước tình trạng trên, quận Hoàn Kiếm yêu cầu người dân không ra đường khi không cần thiết.

    Công an quận Hoàn Kiếm chỉ đạo các đội nghiệp vụ và công an các phường tăng cường tuần tra lưu động, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch theo quy định.

    Công an quận Hoàn Kiếm được giao nhiệm vụ chủ động triển khai các phương án phân luồng từ xa đảm bảo giảm mật độ giao thông và xử lý các điểm tập trung đông người.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T02:09:00

    Thủ tướng: 'Không được thu phí tiêm chủng hay bất kỳ biểu hiện trục lợi nào khác trong tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân'

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn vừa ký công điện truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tới Bí thư Tỉnh uỷ, thành uỷ, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định, giải pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế; bảo đảm kiểm soát dịch bệnh trong thời gian nhanh nhất, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

    Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine… phục vụ phòng chống dịch phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, lợi ích nhóm trong việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm và tiêm chủng vaccine.

    Thủ tướng lưu ý việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đúng quy trình, nhanh chóng, thuận tiện nhất cho người dân trên tinh thần đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để dịch bệnh lây lan. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh “không được thu phí tiêm chủng hay bất kỳ biểu hiện trục lợi nào khác trong tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân”.

    Theo Báo Tin tức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T03:09:00

    Người TP HCM được xét nghiệm như thế nào đến 30/9

    Học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên tại trường học sẽ được xét nghiệm Realtime PT-PCR mẫu gộp tần suất 7 ngày một lần.

    Nội dung này được nêu trong công văn do Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam ký ngày 21/9, gửi các quận huyện về việc triển khai xét nghiệm giám sát thường xuyên đến 30/9.

    Nhóm được xét nghiệm Realtime PT-PCR mẫu gộp với tần suất 7 ngày/lần, ngoài học sinh, giáo viên, nhân viên tại trường học, còn có nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, cán bộ công nhân viên các đơn vị thường xuyên lưu trú đông người như doanh trại quân đội, công an, trại giam...

    Nhân viên, người phục vụ sân bay, bến xe, bến tàu, ga, đường sắt được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp tần suất 3 ngày/lần.

    Tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhóm nhân viên, tiểu thương được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp tần suất 3 ngày/lần. Riêng lái xe, phụ xe hàng sẽ được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp cho toàn bộ người theo xe mỗi ngày.

    Tại bệnh viện, bệnh nhân trước khi vào khám sẽ xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên mẫu đơn.

    Lực lượng thường trực tại các chốt giao thông, lực lượng shipper giao hàng được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp từ 1 đến 3 ngày/lần tùy theo đặc điểm dịch tễ khu vực.

    Khối cơ quan hành chính sự nghiệp, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, toàn bộ công nhân viên xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp.ngày 23-9, toàn tỉnh này thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, trừ những khu vực đang bị phong tỏa.

    TP HCM đang triển khai kế hoạch xét nghiệm thần tốc đến ngày 30/9, nhằm phát hiện các ca mắc mới trong cộng đồng, đồng thời thực hiện lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới. Theo đó, các "vùng đỏ, cam" sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn toàn bộ người dân, tần suất lấy mẫu lặp lại 2 ngày, liên tục 3 lần trong 7 ngày.

    Tại vùng xanh và vàng (nguy cơ thấp) xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn cho mẫu đại diện hộ gia đình. Trong đó, mẫu đại diện đợt sau phải khác với mẫu đại diện ở đợt trước, ưu tiên chọn người chưa tiêm vaccine, có tiếp xúc nhiều, không chọn người đại diện đã từng là F0.

    Về kết quả xét nghiệm thời gian qua, Sở Y tế thành phố cho biết tỷ lệ phát hiện dương tính giảm mạnh qua các đợt lấy mẫu.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T06:09:00

    2 F1 ở Thanh Xuân (Hà Nội) dương tính với SARS-CoV-2 sau 1 tháng cách ly

    CDC Hà Nội cho biết, TP vừa ghi nhận 5 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 3 ca tại khu phong tỏa và 2 ca tại khu cách ly. Các ca được phân bổ theo quận/ huyện: Long Biên (3 ca), Thanh Xuân (2 ca). Họ đều liên quan đến chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt. Cụ thể:

    3 bệnh nhân ở phường Việt Hưng, Long Biên. Họ đều sống trong một gia đình ở  khu vực phong tỏa từ ngày 18/9 đã được xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 22/9 được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

    2 bệnh nhân ở Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, sống trong khu vực phong tỏa ổ dịch ngõ 330 Nguyễn Trãi từ ngày 23/8. Ngày 1/9 chuyển vào khu cách ly tập trung theo kế hoạch giãn dân. Ngày 22/9 các bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), TP Hà Nội có 3.955 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.599 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.356 ca./.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T11:09:00

    Ngày 23/9 Việt Nam thêm 9.472 ca nhiễm COVID-19, có 5.344 ca cộng đồng

    Tối 23/9, Bộ Y tế cho biết ghi nhận 9.472 ca nhiễm COVID-19 với 7 người nhập cảnh và 9.465 trường hợp trong nước (giảm 2.060 ca so với ngày trước đó) tại 33 tỉnh, thành phố, có 5.344 ca cộng đồng.

    Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (5.052), Bình Dương (2.764), Đồng Nai (760), Long An (190), Kiên Giang (163), An Giang (109)...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.415), TP. Hồ Chí Minh (-383), Đồng Nai (-170). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (38), Kiên Giang (26), Đắk Lắk (25). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.319 ca/ngày.

    Bộ Y tế thông tin, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 728.435 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.402 ca nhiễm).

    Trong ngày có 6.226 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 493.488.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-23T12:09:00

    Một tháng qua, ca mắc COVID-19 ở Hà Nội giảm rất sâu

    Theo công bố từ Sở Y tế Hà Nội, trong sáng và chiều 23/9, thành phố không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2. Duy có kỳ báo cáo buổi trưa 23/9, thành phố ghi nhận 5 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 2 ca tại khu cách ly, 3 ca tại khu vực phong toả.

    Đây là mức ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 thấp nhất kể từ 24/7 - thời điểm Hà Nội áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống COVID-19.

    Theo biểu đồ tình hình dịch tại cộng đồng thành phố Hà Nội đợt 4 cập nhật đến 18h ngày 23/9, cho thấy, số ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố giảm rất sâu.

    Trong khoảng thời gian từ 23/8 đến 23/9, có những thời điểm Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca dương tính SARS-CoV-2 một ngày, cao điểm có ngày lên tới 133 ca. Những ngày khác, thời điểm cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, trung bình khoảng vài chục ca dương tính/ngày. Tuy nhiên, từ 15/9 đến nay, ngày cao nhất cũng chỉ ghi nhận 19 ca mắc, thậm chí có ngày chỉ 6 ca (ngày 22/9) và 5 ca (ngày 23/9).

    Số ca ghi nhận trong cộng đồng cũng giảm rất sâu. Cuối tháng 8, có những ngày ghi nhận vài chục ca mắc trong cộng đồng, thậm chí cao nhất là 73 ca (ngày 25/8); tuy nhiên, từ cuối tháng 8 đến nay, số ca mắc trong cộng đồng giảm rất sâu, nhiều ngày không ghi nhận ca mắc cộng đồng.

    Theo Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.955 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.599 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.356 ca.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ