Cập nhật lúc 18:45 - 12/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/10: Hà Nội lập kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-10-21T23:10:00

    Nghệ An ghi nhận thêm 57 F0 trong 24h

    Chiều 21/10, theo thông tin từ ngành y tế Nghệ An, trong 12 giờ (từ 6h-18h ngày 21/10), Nghệ An ghi nhận 32 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 tại 8 địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 3 ca cộng đồng được ghi nhận tại huyện Nghi Lộc, 6 trường hợp là F1, 23 ca còn lại trở về từ các tỉnh phía Nam.

    Trước đó, sáng 21/10, Nghệ An công bố ghi nhận 25 F0 từ 18h ngày 20/10 đến 6h ngày 21/10, trong đó, có 4 ca cộng đồng - 3 ca ở TP. Vinh và 1 trường hợp ở huyện Nam Đàn.

    Như vậy trong 24 giờ, Nghệ An đã ghi nhận tổng cộng 57 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-21T23:10:00

    Việt Nam công nhận hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia, vùng lãnh thổ

    Những người mang giấy chứng nhận tiêm chủng hay hộ chiếu vaccine này tới Việt Nam chỉ phải cách ly tập trung 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Thông tin trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra tại họp báo thường kỳ chiều nay, 21/10.

    Trả lời câu hỏi về quy trình công nhận và cấp giấy chứng nhận tiêm chủng hay hộ chiếu vaccine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Theo tinh thần của Nghị quyết 128 của Chính phủ ngày 1/10 về thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, hiện nay Việt Nam đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng hay hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được các quốc gia và vùng lãnh thổ này giới thiệu chính thức tới Bộ Ngoại giao".

    Cũng theo bà Hằng, những loại giấy tờ này sẽ được sử dụng trực tiếp tại Việt Nam và người có đủ giấy tờ được giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày, theo hướng dẫn của Bộ Y tế về rút ngắn thời gian cách ly đối với người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc đã mắc Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh.

    "Bộ Ngoại giao cũng đang trao đổi với gần 80 đối tác về công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận tiêm chủng hay hộ chiếu vaccine. Hiện giấy chứng nhận vaccine của Việt Nam cung cấp đã được một số quốc gia công nhận" - bà Hằng nói.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T00:10:00

    TP.HCM quản lý F0 thế nào khi không còn phong tỏa khu phố?

    Chiều 21/10, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng lý giải theo tinh thần Nghị quyết 128, những nhà có F0 sẽ phải dán bảng ghi rõ địa điểm cách ly y tế, phòng chống dịch Covid-19. Tổ Covid-19 cộng đồng và phường, xã, tổ dân phố sẽ là đơn vị quản lý.

    Ngoài ra, ban chỉ đạo tại địa phương sẽ phải phối hợp với chính quyền thường xuyên đánh giá ổ dịch, dựa vào mối liên hệ giữa các nhà xung quanh với hộ có F0; xem họ có kết nối với nhau không; đã tiêm vaccine chưa để theo dõi.

    Riêng hàng xóm trong khu vực có F0 và ổ dịch sẽ hạn chế ra ngoài và hạn chế tiếp xúc chứ không phong tỏa cứng như trước.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/10: Kết hợp việc cấp Căn cước công dân và tiêm vaccine phòng COVID-19 - Ảnh 1.

    Hàng xóm của hộ gia đình có ca mắc Covid-19 có thể được xét nghiệm tầm soát. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

    Ông Hưng cho biết thêm trường hợp được xem là ổ dịch hộ gia đình là khi có ít nhất 1 ca mắc Covid-19 trong hộ gia đình đó. Ổ dịch cộng đồng là khi có từ 2 hộ có ca mắc Covid-19.

    Theo ông Hưng, ca F0 và F1 trong một hộ sẽ được cách ly tại nhà 14 ngày nếu đủ điều kiện. Những nhà xung quanh sinh hoạt bình thường, nếu cần, ngành y tế có thể xét nghiệm tầm soát cả khu phố đó.

    Còn đối với ổ dịch cộng đồng, từ 2 nhà có người mắc Covid-19 trở lên cũng xử lý tương tự. F0 và F1 vẫn được cách ly tại nhà. Ca F0 sau 14 ngày được xét nghiệm lại, nếu dương tính thì phải cách ly tiếp. F1 sẽ được xét nghiệm vào ngày đầu tiên, ngày thứ 3 và ngày thứ 14.

    Về việc xác định F0 trong cộng đồng và xử lý bước đầu, ông Hưng cho biết có nhiều cách. Một là khi phòng xét nghiệm khẳng định phát hiện ca F0, nhập dữ liệu lên phần mềm quản lý, danh sách này sẽ được đưa về Sở Y tế, các trạm y tế.

    Hai là kết quả xét nghiệm tầm soát ở nhóm nguy cơ, nguy cơ cao sẽ được đưa về cơ quan y tế địa phương. Đối với người khám sàng lọc dương tính nCoV, các cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm báo về Sở Y tế TP.

    Người dân tự xét nghiệm và phát hiện dương tính sẽ thông báo cho trạm y tế địa phương. Nếu trạm này thấy kết quả đủ cơ sở chứng minh thì không cần xét nghiệm lại. Từ đó, trạm y tế lập danh sách F0 và điều tra các trường hợp tiếp xúc gần để xử lý.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T00:10:00

    Du khách vào Việt Nam phải tiêm đủ vaccine hoặc đã khỏi bệnh trong 6 tháng

    Chiều 21/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ VH,TT&DL và các địa phương: Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh về phương án đón khách du lịch quốc tế trong tình hình mới.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, lộ trình mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch quốc tế khẩn trương, nhưng phải bảo đảm đầy đủ các quy định, triển khai khoa học, an toàn.

    Đối với giai đoạn một (từ tháng 11/2021), việc đón du khách nước ngoài đến năm tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh phải nêu rõ, chi tiết điểm đến, khu du lịch, nghỉ dưỡng cụ thể. Ví dụ, khách quốc tế đến Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) không phải là toàn bộ đảo, mà có quy định cụ thể là những địa điểm nào.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/10: Kết hợp việc cấp Căn cước công dân và tiêm vaccine phòng COVID-19 - Ảnh 1.

    Những du khách hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày, muốn tiếp tục đi tới những điểm đến khác thì phải thực hiện xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.

    Việc mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực du lịch cần căn cứ cụ thể vào tình hình dịch bệnh, những bài học, kinh nghiệm đã được đúc rút, tổng kết từ việc triển khai giai đoạn một, giai đoạn hai.

    "Du khách nước ngoài khi vào Việt Nam phải an toàn về dịch bệnh, tiêm đủ mũi vaccine, hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, được xét nghiệm đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế", Phó Thủ tướng nói.

    Phó Thủ tướng giao Bộ VH,TT&DL chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn việc đón khách du lịch trong giai đoạn đầu để các địa phương căn cứ vào đó thực hiện.

    UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào hướng dẫn này để quyết định áp dụng những biện pháp, điều kiện bảo đảm an toàn, kiểm soát được dịch bệnh khi đón du khách nước ngoài.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T01:10:00

    Bộ Y tế: Kết hợp việc cấp Căn cước công dân và tiêm vaccine phòng COVID-19

    Ngày 21/10, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông; UBND các tỉnh, thành phố; Các đơn vị trực thuộc Bộ; Y tế các bộ, ngành về việc hướng dẫn quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

    Công văn của Bộ Y tế cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

    Đến nay, nhiều người đã được tiêm nhưng còn thiếu, không có hoặc sai thông tin về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, dẫn đến ảnh hưởng đến việc xác định thông tin về tiêm chủng cho công dân.

    Ngày 16/10/2021, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp thống nhất về việc chia sẻ, xác thực thông tin tiêm vaccine phòng COVID-19 trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T01:10:00

    Quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

    Bước 1: Điều tra cơ bản trước khi lập kế hoạch tiêm chủng

    Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã) chỉ đạo Trạm Y tế cấp xã phối hợp với Công an cấp xã (kết hợp với điều tra cơ bản người trong độ tuổi cấp Căn cước công dân), tổ dân phố, tổ COVID cộng đồng... lập danh sách (bằng cách tiếp nhận thông tin đăng ký tiêm trực tiếp, thông qua dữ liệu trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 do người dân tự đăng ký hoặc đăng ký theo tổ chức) có nhu cầu tiêm mũi 1, chuẩn bị tiêm mũi 2, gửi Công an cấp xã để kiểm tra, xác minh thông tin của người dân.

    Ở bước này, đối với cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn người đứng đầu đơn vị triển khai tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 (Cơ sở tiêm chủng) lập danh sách đối tượng tiêm theo quy định, gửi Chính quyền xã, phường, thị trấn (cấp xã) trên địa bàn để kiểm tra, xác minh thông tin của người dân.

    Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo Công an cấp xã tiến hành đối chiếu thông tin của công dân trong dữ liệu dân cư để yêu cầu người dân bổ sung, hoàn chỉnh thông tin sau đó xác nhận và gửi lại Trạm Y tế xã, phường để quản lý. 

    Không thực hiện xác minh thông tin đối với trường hợp không phải là công dân Việt Nam.

    Trường hợp người trong danh sách chưa có thông tin hoặc có thông tin không chính xác với dữ liệu dân cư, cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm xác minh bổ sung và gửi lại danh sách cho Trạm Y tế  cấp xã.

    Thời gian gửi lại danh sách đã được xác minh không quá 02 ngày kể từ ngày Trạm y tế lập danh sách.

    Bước 3: Trạm Y tế cấp xã/ Cơ sở tiêm chủng trên cơ sở dữ liệu được xác minh của Công an lập kế hoạch, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế (ưu tiên lập kế hoạch chung, kết hợp việc cấp Căn cước công dân và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, để tạo thuận lợi cho người dân).

    Bộ Y tế: 4 bước xác minh thông tin và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 - Ảnh 3.

    Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp thống nhất về việc chia sẻ, xác thực thông tin tiêm vaccine phòng COVID-19 trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Người đến tiêm phải mang Căn cước công dân hoặc thông báo số định danh cá nhân có mã QR do Công an cấp và giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trước đó (nếu có).

    Điểm tiêm chủng kiểm tra, đối chiếu các thông tin và cập nhật, bổ sung các thông tin tiêm chủng (nếu có), thực hiện tiêm chủng, nhập thông tin về mũi tiêm mới trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.

    Bước 4: Sau khi hoàn thiện việc nhập dữ liệu cho đối tượng đã tiêm chủng, Chủ tịch UBND cấp xã ký chứng thư số đối với dữ liệu kết quả tiêm trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19. 

    Trong thời gian chưa có chứng thư số, Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì lập biên bản giữa các bên liên quan xác nhận tính chính xác của dữ liệu kết quả tiêm.

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T02:10:00

    Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em phải có sự đồng ý của phụ huynh

    Tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 chiều ngày 21/10, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho biết, Thành phố có khoảng 780.000 trẻ em trong độ tuổi 12-17, trong đó chủ yếu học phổ thông, còn lại hơn 10.000 trẻ em không đi học hoặc học hệ giáo dục khác.

    “Các cháu từ 12-17 tuổi đều được tiêm và Thành phố sẽ tiêm ở trạm y tế hoặc tiêm ở trường học. Thành phố sẽ tập huấn trước khi triển khai tiêm và chấp hành đúng quy định của Bộ Y tế” - ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nói.

    Theo ông Hưng, do trẻ em dưới 18 tuổi nên trước khi triển khai tiêm chủng Thành phố sẽ lấy ý kiến phụ huynh, phải có sự đồng ý của phụ huynh Thành phố mới tổ chức tiêm. Sở Y tế sẽ phối hợp với gia đình, nhà trường để tổ chức tiêm và xử lý kịp thời những tình huống tiêm chủng.

    Ông Hưng cho biết thêm, đến nay, tỷ lệ tiêm chủng của Thành phố rất khả quan, với dân số hiện nay khoảng 7,2 triệu dân (có sự di biến động) thì tỷ lệ vắc xin mũi 1 cho người trên 18 tuổi đạt 99%; mũi 2 đạt 78,6%.

    Theo ông Hưng, Thành phố sẽ tập trung cho mục tiêu tất cả người dân đều được tiêm vắc-xin, ít nhất 1 mũi. Do đó những người đã mất giấy xác nhận tiêm mũi 1 vẫn được tiêm mũi 2, chỉ cần ký cam kết đã tiêm mũi 1.

    "Những người trước đó rời Thành phố khi quay lại chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ mũi sẽ được tiêm vắc xin, nếu đã tiêm mũi 1 ở địa phương sinh sống sẽ được tiêm mũi 2 tại Thành phố. Người dân khi quay lại Thành phố có thể đăng ký với chính quyền địa phương tại địa bàn cư trú tại TPHCM để tiêm ngừa. Đối với doanh nghiệp, số lao động quay trở lại chưa được tiêm hoặc chưa tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ thì lập danh sách gửi Sở Y tế để tổ chức tiêm” - ông Hưng nói.

    Ngoài ra, theo ông Hưng tất cả quận huyện (trừ huyện Bình Chánh) đều có xe tiêm vắc xin lưu động, người dân có thể đăng ký tiêm tại chỗ với các xe lưu động này. Sở Y tế cũng phối hợp với UBND quận, huyện giáp ranh để cho cho bà con địa phương khác về tiêm chủng ngay tại địa bàn giáp ranh.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T03:10:00

    Những điểm mới nhất về tiêm vắc-xin cho trẻ và người quay lại TP HCM làm việc

    * Đối với các trường hợp về TP HCM sinh sống làm việc, TP sẽ hỗ trợ tiêm vắc-xin như thế nào, thưa ông?

    Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM: 

    - Sau thời gian nới lỏng giãn cách, có một số người lao động cũng như người dân ở TP về các tỉnh, bây giờ muốn trở về TP sinh sống, học tập và làm việc. Những người này cũng sẽ được tạo điều kiện tiêm vắc-xin đầy đủ, nếu chưa được tiêm thì sẽ tiêm mũi 1, nếu đến hạn tiêm mũi 2 sẽ được tiêm mũi 2.

    Sở Y tế cũng đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện và cũng mong người dân khi trở về TP thì hãy đăng ký với địa phương để được tiêm. Song song đó, trách nhiệm của UBND các quận, huyện phải chỉ đạo cho các phường, xã làm sao nắm bắt trong thời gian sớm nhất tiêm vắc-xin cho bà con.

    Đối với các doanh nghiệp, khi người lao động về TP HCM làm việc chưa tiêm vắc-xin, Sở Y tế đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp phải lập danh sách gửi lên để người lao động được tiêm. Việc tổ chức tiêm có thể tiêm các các điểm tiêm hoặc khu vực nào đó thuận tiện...

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T04:10:00

    Hà Nội dự kiến tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 cho người trên 18 tuổi

    Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021.

    Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, cộng dồn năm 2021 (từ 1/1 đến 18/10), Hà Nội có 4.463 trường hợp mắc COVID-19, 45 ca tử vong.

    Cộng dồn đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) có 4.394 trường hợp trong đó 71 trường hợp nhập cảnh, 203 trường hợp ghi nhận tại các khu cách ly, 10 trường hợp là nhân viên y tế tại các khu cách ly, 4.110 trường hợp tại cộng đồng.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/10: Hà Nội dự kiến tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 cho người trên 18 tuổi - Ảnh 1.

    Đối với tiêm phòng vắc xin COVID-19, toàn thành phố đã triển khai 24 đợt tiêm với hơn 1.300 điểm tiêm thực hiện tiêm được 7.879.954 mũi tiêm, có ngày tiêm trên 600.000 mũi.

    Từ nay đến hết năm 2021, ngành Y tế thành phố tập trung thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 các đợt trả mũi 2 và tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai trên 13 tuần, bệnh mạn tính…), tiêm cho người ngoại tỉnh, tiêm cho người Hàn Quốc (theo yêu cầu của Bộ Y tế) và theo tình hình cung ứng vắc xin.

    Cùng với đó, rà soát thống kê số lượng trẻ trên địa bàn cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 3-11 tuổi, 12-15 tuổi và 16-17 tuổi. Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Sẵn sàng xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2022 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên; nhắc lại mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi.

    Kết luận Hội nghị, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đánh giá cao công sức, sự nỗ lực của các y, bác sĩ, nhân viên y tế tại các đơn vị trong công tác phòng chống đại dịch nguy hiểm COVID-19.

    Theo bà Hà, dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế, tuy nhiên dự báo tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp do vẫn ghi nhận rải rác một số ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng không rõ nguồn lây; việc gỡ bỏ giãn cách, khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là nối lại giao thông với các tỉnh thành trong khi một số tỉnh phía Nam vẫn chưa kiểm soát được dịch; tỷ lệ tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 tại Hà Nội và cả nước còn thấp; ghi nhận ngày càng nhiều biến chủng vi rút mới có khả năng lây lan nhanh, độc lực cao, do đó các đơn vị tiếp tục chú trọng vào công tác tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19 để sớm đẩy lùi dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T09:10:00

    Hà Nội lập kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội vừa báo cáo tổng kết công tác y tế dự phòng trên địa bàn 9 tháng và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2021.

    Về công tác tiêm chủng, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, cho biết trong năm qua, toàn thành phố đã triển khai 24 đợt tiêm với xấp xỉ 7,9 triệu mũi. Ngành y tế thành phố đặt mục tiêu hoàn thành tiêm vaccine trả mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên vào cuối 2021.

    Về nhiệm vụ những tháng cuối năm, CDC Hà Nội rà soát thống kê số lượng trẻ cần tiêm vaccine phòng Covid-19 cho nhóm 3-11 tuổi, 12-15 tuổi và 16-17 tuổi.

    Đáng chú ý, CDC Hà Nội xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, kế hoạch tiêm năm 2022 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên.

    TP tiếp tục ưu tiên người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai trên 13 tuần, bệnh mạn tính… Cùng với đó, TP chuyển sang tiêm phủ cho người ngoại tỉnh, người nước ngoài tại Hà Nội và theo tình hình cung ứng vaccine.

    Theo đánh giá của bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dịch Covid-19 tại TP đã cơ bản được khống chế, tuy nhiên dự báo tình hình còn phức tạp. Hà Nội vẫn ghi nhận rải rác một số ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng không rõ nguồn lây; việc gỡ bỏ giãn cách, khôi phục hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là nối lại giao thông khi một số địa phương phía Nam chưa kiểm soát được dịch...

    Với tỷ lệ tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19 tại Hà Nội và cả nước còn thấp, bà Hà yêu cầu các đơn vị tiếp tục chú trọng công tác tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19 để sớm đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả nhất.

    Cộng dồn đợt dịch 4 (từ ngày 27/4), toàn TP có 4.394 trường hợp mắc Covid-19 trong đó 71 người nhập cảnh, 203 ca ghi nhận tại các khu cách ly, 10 trường hợp là nhân viên y tế tại các khu cách ly, 4.110 trường hợp tại cộng đồng.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ