3 ngày vừa qua, số ca tử vong tại TP.HCM có xu hướng "đi ngang", dao động 160-166 trường hợp.
Chiều 18/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tiếp tục tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại thành phố 24 giờ qua.
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo, ngày 17/9, TP.HCM có 2.270 bệnh nhân xuất viện, 165 trường hợp tử vong trong ngày. Từ 1/1 đến nay, thành phố ghi nhận 166.564 ca xuất viện cộng dồn và 13.099 bệnh nhân tử vong.
3 ngày vừa qua, số ca tử vong tại TP.HCM có xu hướng "đi ngang", dao động 160-166 trường hợp.
Theo ZingNews.vn
Thành phố Hồ Chí Minh cần chủ động tầm soát lây nhiễm trong cộng đồng trong giai đoạn bình thường mới như: khuyến khích người dân tự làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên thường xuyên, những trường hợp có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp, tầm soát tại các địa điểm thường xuyên có tụ tập đông người.
Khuyến cáo này được Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra ngày 18/9.
Theo phân tích của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ 19/7 đến nay, thành phố thực hiện 3 giai đoạn xét nghiệm với các chiến lược khác nhau.
Theo Vietnam+.
Ngày 18/9, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng ký văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 về việc áp dụng thẻ xanh Covid.
Theo văn bản này, chiều cùng ngày, Sở Y tế cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã họp thống nhất quan điểm để tham mưu UBND TP.HCM về thí điểm áp dụng thẻ xanh Covid-19 trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
Về chuyên môn y tế, thẻ xanh Covid-19 được xem là một hình thức công nhận cho người đã có miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại virus SARS-CoV-2 (nhờ đã tiêm vaccine hoặc đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh, hoàn thành thời gian cách ly).
Người có thẻ xanh sẽ ít nguy cơ mắc Covid-19 hoặc giảm nguy cơ chuyển nặng nếu mắc bệnh. Tuy nhiên, thẻ xanh không đồng nghĩa với việc cá nhân đó không lây nhiễm cho người khác.
Sở Y tế đề xuất 2 điều kiện để có thẻ xanh Covid-19:
1. Chỉ cần tiêm ít nhất một mũi vaccine (đối với loại vaccine phải tiêm 2 mũi) và đã tiêm ít nhất 2 tuần.
2. Đã mắc Covid-19 và có giấy công nhận hoàn thành thời gian cách ly do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn cấp.
Cơ quan chức năng lưu ý người có thẻ xanh Covid-19 phải tuân thủ 5K và làm xét nghiệm định kỳ theo quy định của Bộ Y tế. Tần suất tùy thuộc vào mức độ nguy cơ của lĩnh vực, ngành nghề.
Theo Zingnews.vn.
Sáng 19/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng, thành phố phát hiện thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2 đã được cách ly. Trong đó, 1 ca ở Long Biên và 1 ca ở Hoàng Mai.
Cả 2 ca đều thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.
Thông tin cụ thể 2 ca dương tính mới ghi nhận như sau:
1) N.D.H, nữ, sinh năm 2009, địa chỉ tổ 6, Ngọc Thụy, Long Biên. Bệnh nhân là F1 của BN N.T.H; Ngày 18/9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
2) N.T.H, nữ, sinh năm 1987, địa chỉ Giáp Nhị, Thịnh Liệt, Hoàng Mai. BN sống tại khu vực liên quan ổ dịch 24 Kim Đồng, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính ngày 18/9 (CDC Hà Nội thực hiện).
Xem chi tiết tại đây.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 677.023 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.881 ca nhiễm).
Ngày 18/9, lần đầu tiên sau gần 2 tháng, Đà Nẵng không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP tối cùng ngày, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho rằng, sau nhiều ngày không có ca nhiễm kể cả trong cộng đồng lẫn khu cách ly tập trung là tín hiệu vui.
Trước diễn biến tích cực của dịch Covid-19 trên địa bàn TP, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu Văn phòng UBND TP đề xuất 3 phương án trong giai đoạn tới.
Cụ thể, phương án 1, trên cơ sở Quyết định 2985 TP.Đà Nẵng tiếp tục mở rộng một số hoạt động kèm với các biện pháp kiểm soát.
Phương án 2, qua thời gian dài không ghi nhận ca cộng đồng, TP chỉ tạm dừng một số hoạt động như karaoke, massage, spa,...
Phương án 3, sử dụng thẻ xanh, vàng, trắng theo mức độ tiêm vaccine, cho phép người dân đảm bảo các điều kiện để tham gia hoạt động theo nhiều mức độ.
TheoDân Việt
Sáng 19/9, Sở Y tế Hậu Giang cho biết, từ 18 giờ ngày 18/9 đến 6 giờ ngày 19/9, tỉnh Hậu Giang ghi nhận thêm 5 ca mắc COVID-19.
Trong đó, 1 trường hợp là F1 liên quan ổ dịch xã Long Phú, thị xã Long Mỹ; 1 trường hợp là lái xe chở hàng và 3 trường hợp về từ địa phương khác (2 người từ Bình Dương, 1 người từ Bến Tre) đã được cách ly tập trung trước đó).
Trường hợp lái xe chở hàng là tài xế "luồng xanh" vận chuyển hàng tại bãi tập kết của TP Vị Thanh, qua xét nghiệm định kỳ tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, cho kết quả dương tính.
Theo
Tại họp báo về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn TP HCM vào chiều 18-9, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết thành phố chuẩn bị các chiến lược để chuyển sang giai đoạn bình thường mới, sống trong môi trường có Covid-19.
Theo dõi sát tình hình dịch bệnh
Theo bác sĩ Châu, thành phố từng bước nới lỏng giãn cách xã hội dựa vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc biệt là tỉ lệ tiêm vắc-xin trên địa bàn. Hiện thành phố đã bao phủ 90% mũi 1, đang tiêm mũi 2 và tiến tới lộ trình đạt 100% mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Theo đó, về chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19, khi có vắc-xin bao phủ, thành phố sẽ tập trung quản lý các F0 xuất hiện tại cộng đồng, đồng thời tăng cường hệ thống điều trị từ các tầng của bệnh viện để bảo đảm F0 đang điều trị tại nhà được chăm sóc tốt, tự hồi phục. Trường hợp nào diễn tiến nặng sẽ được vào các bệnh viện tầng 2, tầng 3 để tập trung điều trị, hạn chế tỉ lệ tử vong. Bên cạnh đó, thành phố sẽ giám sát liên tục dịch tễ học, triển khai xét nghiệm, kịp thời phát hiện ca nhiễm mới để tiếp nhận theo dõi, điều trị.
Về chiến lược xét nghiệm diện rộng trên địa bàn thành phố, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), thông tin: Từ nay đến hết ngày 30-9, tại các "vùng đỏ", "vùng cam", ngành y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp xét nghiệm nhanh hoặc xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo hộ gia đình. Các "vùng vàng", "vùng xanh", "vùng cận xanh" sẽ thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình với tần suất 5-7 ngày/lần. Trường hợp người dân tự lấy mẫu, có thể lưu lại dữ liệu và nộp cho cơ quan y tế địa phương để được lưu kết quả.
Theo HCDC, từ nay đến ngày 30-9, TP HCM tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch bệnh, việc thực hiện các hoạt động theo tiêu chí an toàn, các mô hình thí điểm để điều chỉnh ngay những vấn đề chưa phù hợp. Sau ngày 30-9, việc điều chỉnh mức độ giãn cách xã hội phụ thuộc rất lớn vào kết quả kiểm soát dịch bệnh cũng như hiệu quả những giải pháp đang triển khai và sự ủng hộ của người dân thành phố.
Cưỡng chế F0 ra đường
Một trong những thông tin đáng chú ý là những ngày qua, cơ quan chức năng phát hiện trong số những nhóm đối tượng được cho phép lưu thông có một số trường hợp là F0.
Tại họp báo, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM, xác nhận theo thống kê đến ngày 16-9, Công an thành phố phát hiện 135 trường hợp có cảnh báo là F0 qua chốt, trạm kiểm soát nội ô. Trong đó, qua xác minh có 33 F0 khỏi bệnh, 102 trường hợp còn lại đang cách ly tập trung (26 trường hợp) và cách ly tại nhà (76 trường hợp).
Trước đó, Công an TP HCM cho biết các trường hợp F0 ra đường sẽ bị cưỡng chế đưa về địa phương cách ly, làm rõ và giao Sở Y tế xử lý vi phạm các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Theo Người lao động.
Bộ Y Tế vừa ban hành công văn số 7770/BYT-MT ngày 18.9.2021 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ đầu mối.
Bộ Y tế đã hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho chợ. Tổ chức mua hàng tại chợ theo quy định một chiều (chiều vào, chiều ra khác nhau).
Tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng phải khai báo y tế qua quét mã QR điểm kiểm dịch hoặc khai trên giấy hàng ngày khi vào chợ, thực hiện Thông điệp 5K.
Tại khu vực cửa vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ.
Các chợ cần bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh; hoặc được xác định là F1 hoặc F2 khi đang làm việc tại chợ.
Theo Người lao động.
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), ngay trong sáng 19-9, TP.HCM đã nhận được 54.700 liều vắc xin AstraZeneca do Bộ Y tế cấp.
HCDC đã phân bổ ngay số vắc xin này cho các quận, huyện, TP Thủ Đức để không bị gián đoạn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân.
Vào ngày 18-9, một số lãnh đạo quận, huyện trong TP cho biết đã hết vắc xin hoặc còn rất ít vắc xin để tiêm cho người dân.
Cũng theo HCDC, gần 55.000 liều vắc xin AstraZeneca này không nhiều so với tốc độ tiêm vắc xin của TP tại các quận huyện trong một ngày, tuy nhiên
Theo Tuổi trẻ.
Trưa 19/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h trưa nay, thành phố phát hiện thêm 12 ca dương tính mới, trong đó, 10 ca khu cách ly và 2 ca khu vực phong tỏa.
Thông tin cụ thể 12 ca dương tính như sau:
1). P.M.D, nam, sinh năm 2005.
2) P.C.T, nữ, sinh năm 2002.
Cả 2 ở địa chỉ Văn Miếu, Đống Đa. Các BN sống trong khu vực phong tỏa từ 21/8. Ngày 18/9, được xác định là F1 (con) của BN N.V.C, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
3) N.B.V, nữ, sinh năm 1970.
4) N.A.T, nam, sinh năm 1970.
Cả 2 ở địa chỉ Văn Chương, Đống Đa. Các BN sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 18/8. BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả âm tính. Ngày 18/9 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
5) N.V.K, nam, sinh năm 1978, địa chỉ Kiêu Kỵ, Gia Lâm. BN là F1 (làm cùng xưởng) của BN N.K.T. Ngày 18/9, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
6) N.N.H, nam, sinh năm 1987, địa chỉ Việt Hưng, Long Biên. Ngày 18/9 BN được xác định là F1 của T.N.N (tiếp xúc lần cuối ngày 15/9). Ngày 18/9 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
7) N.K.N, nam, sinh năm 2009.
8) N.T.Đ, nam, sinh năm 2012.
Cả 2 ở địa chỉ Việt Hưng, Long Biên. Các BN là F1 của N.K.M.K. Tiếp xúc lần cuối ngày 17/9. Ngày 18/9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
9) N.T.N.H, nữ, sinh năm 1990, địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. BN sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 23/8, ngày 1/9 được chuyển vào khu cách ly. Ngày 17/9 có triệu chứng sốt, ngày 18/9 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
10) D.T.P, nữ, sinh năm 2001.
11) N.T.T, nữ, sinh năm 1964.
Cả 2 là mẹ con ở địa chỉ Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Các BN sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 23/8. Ngày 28/9, được xác định là F1 (vợ, con) của BN Đ.H.T nên được chuyển cách ly tập trung, được xét nghiệm nhiều lần âm tính.
Ngày 18/9, xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
12) N.C.K, nam, sinh năm 2017, địa chỉ Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. BN sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 23/8.
Ngày 1/9, được chuyển sang khu cách ly tập trung, xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 18/9, xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Xem chi tiết tại đây.
Trưa 19/9, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, TPHCM cho biết, từ khi triển khai tiêm vắc xin đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 8.735.784 mũi tiêm được thực hiện, trong đó 2.006.981 người tiêm mũi 2. Tính riêng vắc xin Vero Cell, Thành phố đã tiêm cho 2.290.773 người, tất cả đều an toàn.
Đến nay, Thành phố đã cơ bản hoàn tất kế hoạch bao phủ vắc xin mũi 1 cho người trên 18 tuổi, chiến dịch tiêm chủng vắc xin mũi 2 đang được đẩy nhanh. Ngành y tế Thành phố sẽ tập trung quản lý và điều trị các ca F0 phát hiện tại cộng đồng và tăng cường hệ thống điều trị tại bệnh viện, đảm bảo việc điều trị tại các tầng 2 và tầng 3 để hạn chế ca tử vong. Triển khai xét nghiệm, phát hiện kịp thời và điều trị các ca mắc mới có nguy cơ cao.
Theo Tiền phong
Sở Y tế Hà Nội tối 19/9 cho biết, trong chiều nay Thành phố ghi nhận 5 ca mắc COVID-19 mới, đều đã được cách ly. Như vậy tính từ 18h ngày 18/9 đến 12h ngày 19/9, Hà Nội ghi nhận 19 ca trong đó có 17 ca khu cách ly, 2 ca khu vực phong tỏa.
5 ca mới vừa phát hiện chiều nay gồm:
Ca thứ 1 là anh D.M.P, 27 tuổi, ở thôn Linh Quy, xã Kim Sơn, Gia Lâm. Anh là nhân viên y tế, cách ly tại bệnh viện từ ngày 15/8 điều trị bệnh nhân COVID- 19, anh được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ. Ngày 18/9, anh được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Ca thứ 2 là bé trai C.C.C, 5 tuổi, ở 88 Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai. Bé là F1 (con) của BN N.T.H, hàng ngày bé ở nhà. Ngày 18/9, khi đang cách ly tại nhà, bé được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Ca thứ 3 là anh C.V.L, 33 tuổi, cùng ở 88 Giáp Nhị. Anh L là F1 (chồng) của BN N.T.H, ngày 18/9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Ca thứ 4 là chị N.T.P, 33 tuổi, ở chung cư HD Mon, phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm. Chị P là nhân viên y tế cách ly tại bệnh viện từ ngày 24/8 điều trị bệnh nhân COVID-19, chị được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ. Ngày 17/9, chị được lấy mẫu cho kết quả dương tính.
Ca thứ 5 là chị N.T.K, 23 tuổi, ở Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, Thanh Xuân. Chị là nhân viên y tế cách ly tại bệnh viện từ ngày 15/8 điều trị bệnh nhân COVID-19, được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ. Ngày 18/9, chị được lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.922 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.597 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly có 2.325 ca.
Theo Sở Y tế Hà Nội.
Tối 19/9, Bộ Y tế cho biết ghi nhận 10.040 ca nhiễm mới với 15 người nhập cảnh và 10.025 trường hợp trong nước (5.894 ca cộng đồng).
Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (5.496), Bình Dương (2.332), Đồng Nai (953), An Giang (287), Long An (249), Kiên Giang (151), Tiền Giang (102)...
Bộ Y tế thông tin số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 9.137 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 457.505. Trong 24 giờ qua đã thực hiện 230.804 xét nghiệm cho 443.937 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.641.750 mẫu cho 48.496.762 lượt người.
Ngày 18/9 có 455.317 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 34.095.243 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 27.577.472 liều, tiêm mũi 2 là 6.517.771 liều.
Theo Bộ Y tế.