Cập nhật lúc 18:29 - 12/03/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/2: F0 tăng cao, Hà Nội điều chỉnh phân luồng tiếp nhận bệnh nhân, trẻ mắc COVID-19 sẽ điều trị ở bệnh viện nào?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-02-18T21:02:00

    Hà Nội "lập đỉnh" hơn 4.500 ca F0, hỏa tốc yêu cầu các quận, huyện kiểm soát dịch

    Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, số ca mắc trên cả nước nói chung và Thành phố nói riêng có xu hướng liên tục tăng.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung vào việc phổ biến kiến thức cho người dân quy định, hướng dẫn người mắc COVID-19 theo dõi sức khỏe tại nhà, các trường hợp nguy cơ cao, phát hiện và xử lý kịp thời diễn biến bất thường liên quan bệnh lý nền.

    Kiểm tra phòng, chống dịch các khu vực đông người

    Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, các đồng chí Trưởng ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch Covid-19. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách, đặc biệt tập trung vào các khu vực đông người, cơ quan, đơn vị, cơ sở dịch vụ, di tích, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

    UBND thành phố yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K+ vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân” để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Tập trung vào việc phổ biến kiến thức cho người dân quy định, hướng dẫn người mắc Covid-19 theo dõi sức khỏe tại nhà, các trường hợp nguy cơ cao, phát hiện và xử lý kịp thời diễn biến bất thường liên quan bệnh lý nền.

    Chủ tịch UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và triển khai có hiệu quả hoạt động của các trạm y tế và trạm y tế lưu động; phân công lực lượng trực 24/24h để kiểm soát, tổ chức tư vấn và thông tin kịp thời, hướng dẫn và cấp phát thuốc điều trị kịp thời đối với người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà.

    Các địa phương tổ chức thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19  theo Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 20-1-2022 của UBND thành phố, kế hoạch thực hiện chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân: Tiêm vét mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại hoàn thành trong quý I-2022; đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi cơ bản, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, phụ nữ có thai...

    Xem chi tiết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T23:02:00

    Lần đầu tăng hơn 2.000 ca mắc COVID-19, Vĩnh Phúc triển khai tiêm vắc xin ‘thần tốc’

    Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến 15h00 chiều 18/2, Vĩnh Phúc ghi nhận 2.158 ca dương tính trong ngày, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh lên 25.868 ca. Trong 2.158 ca mắc mới, có 13 ca tại khu cách ly; 1.498 cộng đồng; 647 cách ly tại nhà/ khu phong tỏa.

    Với tỷ lệ người mắc SARS-CoV-2 trên số dân khá cao như hiện nay, trong khi năng lực các cơ sở điều trị COVID-19 tập trung có giới hạn, Vĩnh Phúc thống nhất triển khai thực hiện việc song song điều trị F0 tại các cơ sở điều trị và điều trị F0 tại nhà/nơi lưu trú ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc khuyến khích điều trị tại nhà với các trường hợp đủ điều kiện theo hướng dẫn của ngành Y tế.

    Tỉnh chỉ đạo thực hiện Chiến dịch thần tốc tiêm vắc xin mùa Xuân năm 2022; hỗ trợ kinh phí cho lực lượng cộng đồng, hỗ trợ việc cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà/nơi cư trú; tiếp tục bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư, thuốc men cho các Trạm y tế lưu động.

    Tiếp tục rà soát, lập danh sách các trường hợp không đủ điều kiện tiêm chủng; báo cáo rõ số lượng, lý do các trường hợp không đủ điều kiện tiêm chủng, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo; báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế); đồng thời chỉ đạo tiêm vét cho các đối tượng, hoàn thành việc tiêm vét trong tháng 2/2022.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T23:02:00

    Nhiều ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc cao kỉ lục

    Ngày 18/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 42.439 ca nhiễm mới với 12 ca nhập cảnh và 42.427 trường hợp trong nước (tăng 6.237 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố, có 31.028 ca trong cộng đồng. Đây là ngày ghi nhận số mắc mới cao kỉ lục từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam.

    Trước đó, số ca mắc trên cả nước liên tục lập "đỉnh" mới và có chiều hướng gia tăng theo từng ngày. 

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (-826), Quảng Ninh (-459), Bắc Kạn (-129).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Ninh Bình (+1.540), Vĩnh Phúc (+796), Lạng Sơn (+750).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 32.601 ca/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-19T00:02:00

    Hà Nội: Trẻ mắc COVID-19 sẽ điều trị ở viện nào?

    Trong hai tháng gần đây, Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về số ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày. Đặc biệt trong 4 ngày gần đây, số ca mắc tăng vọt lên mức 3.500-4.500 ca/ngày.

    Theo báo cáo của Sở Y tế, đến hết ngày 17/2, toàn TP đang có hơn 143.500 ca đang điều trị, theo dõi. Gần 97% bệnh nhân điều trị tại nhà hoặc các cơ sở tầng 1; hơn 3% phải nhập viện (tầng 2 và 3).

    Theo công văn khẩn được lãnh đạo Sở ký ngày 18/2, việc phân luồng điều trị với người bệnh COVID-19 (F0) được chia thành các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là có thêm hướng dẫn phân luồng điều trị trẻ mắc COVID-19. Cụ thể:

    - F0 mức độ bệnh lý nền hoặc trong tình trạng cần hồi sức tích cực điều trị tại tầng 3 tại các bệnh viện: Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây và Đống Đa; bệnh viện tầng 2 đáp ứng giường bệnh hồi sức tích cực đã phân công và các bệnh viện trung ương, bộ, ngành.

    - F0 mức độ trung bình hoặc có triệu chứng, tuổi từ lớn hơn hoặc bằng 65, mắc bệnh lý nền không ổn định và chưa tiêm đủ liều vaccine; F0 mắc các bệnh lý có triệu chứng cấp tính cần điều trị nội trú hoặc can thiệp chuyên khoa được điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/2: Số ca mắc bật tăng chưa có dấu hiệu giảm, Hà Nội và nhiều địa phương hỏa tốc chỉ đạo "nóng" - Ảnh 1.

    - F0 mắc ổn định hoặc không ổn định nhưng chưa cần nhập viện, chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine điều trị tại cơ sở tầng 1.

    - F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện quản lý, cách ly, điều trị tại nhà (tầng 1).

    Những trường hợp đặc biệt được phân tầng điều trị

    Hà Nội điều chỉnh khẩn phân luồng tiếp nhận F0, bổ sung hướng dẫn với bệnh nhi - Ảnh 3.

    Hà Nội lần thứ 7 điều chỉnh khẩn phân luồng tiếp nhận F0. Ảnh minh hoạ

    - F0 chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là các bệnh viện: Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn, Thận, Sơn Tây, Mê Linh; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Hà Đông, Đống Đa, Đức Giang, Xanh Pôn, Sơn Tây và bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.

    - F0 có bệnh tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Đức Giang, Hà Đông, Xanh Pôn, Tâm thần Hà Nội và bệnh viện Trung ương.

    - F0 sau ghép tạng điều trị tại tầng 1, 2, 3 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và các bệnh viện đang theo dõi, điều trị cho người bệnh.

    Đặc biệt, tại hướng dẫn này, Sở Y tế Hà Nội cũng bổ sung phân tầng điều trị đối với .

    Cụ thể, trẻ trên 3 tháng tuổi sẽ được điều trị tại nhà. Nếu không đủ điều kiện điều trị tại nhà, sẽ được chuyển điều trị tại cơ sở thu dung quận, huyện.

    Với trẻ có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì, trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống sẽ chuyển điều trị tại bệnh viện đa khoa có giường bệnh điều trị nhi khoa.

    Trẻ mắc COVID-19 mức độ trung bình được điều trị tại tầng 2 (các bệnh viện đa khoa có khoa nhi); bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.

    5 bệnh viện gồm Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn và Sơn Tây; bệnh viện trung ương, bộ, ngành sẽ tiếp nhận trẻ em mắc COVID-19 tầng 3.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-19T00:02:00

    Phát hiện mới về mức độ nguy hiểm của biến chủng Omicron tàng hình

    Biến chủng phụ BA.2 của Omicron không chỉ lây lan nhanh hơn, nó còn có thể gây bệnh nặng hơn và chứa một số “vũ khí” giúp chống lại vaccine.

    Đây là kết quả nhóm chuyên gia tại Nhật Bản đưa ra sau thời gian nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các tác giả tại Đại học Tokyo phát hiện BA.2 mang nhiều đặc tính khiến nó có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn chủng Omicron gốc và cả Delta. Theo CNN, nghiên cứu được đăng tải trên bioRxiv ngày 17/2, đang chờ phản biện và xuất bản.

    Khả năng lây lan và gây bệnh nặng hơn

    Giống Omicron, chủng phụ BA.2 – hay còn được gọi là biến chủng tàng hình – chứa các đột biến có thể thoát khỏi khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra. Mũi tiêm nhắc lại có tác dụng ngăn ngừa 74% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng.

    BA.2 cũng kháng lại một số phương pháp điều trị phổ biến như sotrovimab, kháng thể đơn dòng đang được sử dụng để chống lại Omicron.

    Ở nghiên cứu của nhóm chuyên gia Nhật Bản, BA.2 có thể tự sao chép trong tế bào nhanh hơn BA.1 – phiên bản gốc. Khả năng kết dính tế bào với nhau cũng nhanh hơn, thuần thục hơn. Điều này cho phép virus tạo ra các khối tế bào lớn (hợp bào) hơn BA.1.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/2: Số ca mắc bật tăng, Hà Nội và nhiều địa phương hỏa tốc chỉ đạo "nóng" - Ảnh 1.


    Nghiên cứu mới từ nhóm chuyên gia Nhật Bản phát hiện biến chủng phụ BA.2 của Omicron có khả năng lây lan, gây bệnh nghiêm trọng hơn chủng gốc. Ảnh: CNN.

    Điều đáng lo là những khối hợp bào sau này sẽ trở thành nhà máy sản xuất bản sao của virus. Delta đã từng cho thấy rất giỏi trong việc tạo ra hợp bào trong cơ thể vật chủ. Đây là nguyên nhân khiến virus tàn phá lá phổi người bệnh nhanh và nghiêm trọng.

    Nhóm chuyên gia cho chuột đồng nhiễm BA.2 và BA.1, những con bị nhiễm BA.2 sẽ bị ốm nặng hơn, chức năng phổi cũng suy kiệt mạnh hơn. Trong khi đó, các mô, phổi chuột lang bị nhiễm BA.2 cũng bị tổn thương nhiều hơn nhóm nhiễm BA.1.

    Tương tự chủng Omicron gốc, BA.2 có khả năng phá vỡ các kháng thể trong máu của người đã được tiêm vaccine Covid-19. Nó cũng có thể chống lại các kháng thể tự nhiên của người từng nhiễm một số biến chủng khác như Alpha, Delta… Đặc biệt, BA.2 gần như kháng hoàn toàn một số phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

    Giữa những kết quả tiêu cực, nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản cũng phát hiện điểm sáng duy nhất. Đó là các kháng thể trong máu của những người đã nhiễm Omicron chống lại được BA.2, đặc biệt nếu họ đã tiêm chủng, kháng thể bảo vệ càng mạnh hơn.

    Theo nhà virus học Deborah Fuller, Đại học Y khoa Washington, Mỹ, người không tham gia nghiên cứu, điều này dẫn tới một kết luận rất quan trọng. Đó là BA.2 có vẻ dễ lây lan và gây bệnh nặng hơn Omicron, nhưng nó có thể không gây ra làn sóng lây nhiễm tàn khốc hơn.

    Hệ miễn dịch của con người đang phát triển. Đây là chìa khóa giúp chúng ta có thể dần chế ngự virus này. Và biện pháp cần thiết lúc này, ngoài tiêm chủng vaccine Covid-19, vẫn là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.

    Hiện tượng trái ngược giữa các vùng dịch

    Tiến sĩ Daniel Rhoads, Trưởng khoa Vi sinh, Cleveland Clinic, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận định: “Sau khi xem xét nghiên cứu, tôi cho rằng BA.2 có thể là chủng virus tồi tệ hơn BA.1 và có khả năng lan truyền nhanh hơn, gây bệnh nặng hơn”.

    Cấu trúc trình tự gene của BA.2 có nhiều đột biến so với chủng nCoV ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “BA.2 là chủng về sau, khác với BA.1 ở số lượng đột biến, bao gồm cả số lượng đột biến trong gai protein".

    Giáo sư Kei Sato, Đại học Tokyo, Nhật Bản, tác giả chính, nhấn mạnh các phát hiện của họ chứng minh chúng ta không nên coi BA.2 là chủng phụ của Omicron và nó cần được giám sát chặt chẽ hơn.

    “Như bạn đã biết, BA.2 được gọi là Omicron tàng hình. Bởi nó thiếu một thay đổi di truyền cụ thể vốn cho phép các xét nghiệm PCR có những chỉ dấu ban đầu. Do đó, các phòng thí nghiệm phải thực hiện thêm một bước, giải trình tự virus để tìm ra biến chủng này” – GS Sato nói thêm.

    Do đó, vị chuyên gia nhấn mạnh việc tiên quyết với các quốc gia hiện nay là xây dựng phương pháp giúp phát hiện BA.2.


    Mỹ và nhiều nơi thường xuyên phân tích mẫu nước thải để giám sát sự lây lan của Omicron. Ảnh: CNN.

    Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra BA.2 dễ lây hơn Omicron 30-50%. Hiện tại, nó được phát hiện ở 74 quốc gia và 47 tiểu bang tại Mỹ.

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước tính khoảng 4% người dân nước này nhiễm biến chủng tàng hình BA.2. Đặc biệt, đây là biến chủng phổ biến trong các ca bệnh mới ở ít nhất 10 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm Bangladesh, Brunei, Trung Quốc, Đan Mạch, Guam, Ấn Độ, Montenegro, Nepal, Pakistan và Philippines, theo báo cáo dịch tễ hàng tuần của Tổ chức Y tế Thế giới.

    Ngoài thế giới thực, bằng chứng về mức độ nghiêm trọng của BA.2 có nhiều kết luận khác nhau. Tỷ lệ nhập viện ở nhiều nơi mà biến chủng này đang gia tăng như Nam Phi, Anh, lại có xu hướng giảm.

    Trong khi đó, tại Đan Mạch, BA.2 là nguyên nhân hàng đầu gây lây nhiễm virus, số ca nhập viện, tử vong đang tăng cao. Dữ liệu ban đầu tại Đan Mạch cũng cho thấy BA.2 có khả năng lây nhiễm cao gấp 1,5 lần so với chủng BA.1, song, nó không nguy hiểm hơn.

    Trước đó, theo báo cáo vào tháng 1 của Cơ quan An ninh và Y tế Anh, vaccine giúp ngăn ngừa 70% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng ở người nhiễm biến chủng phụ BA.2 của Omicron. Kết quả được đo lường sau 2 tuần tiêm liều thứ 3. Trong khi đó, với cùng thời gian, khả năng bảo vệ của vaccine trước biến chủng Omicron BA.1 là 63%. Sau 25 tuần tiêm liều vaccine thứ hai, khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng chỉ là 13% với BA.2 và 9% với BA.1.

    Những số liệu này được đo lường ở những người được tiêm hai liều Pfizer, Moderna, AstraZeneca tại Anh.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-19T00:02:00

    Số ca mắc Covid-19 bật tăng chưa có dấu hiệu giảm

    Số ca mắc mới tại Hà Nội đã tăng mạnh trong khoảng 10 ngày, đặc biệt là một tuần trở lại đây. Theo số liệu công bố của Bộ Y tế, các ca mắc Covid-19 ghi nhận trong ngày liên tục lập "đỉnh" mới.

    Cụ thể ngày 17/2, cả nước ghi nhận 36.200 ca nhiễm mới. Trong đó, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước trong nhiều ngày qua. Liên tiếp một tuần sau Tết, số ca bật tăng hơn 3.000 ca/ngày, cá biệt ngày 15/2, Hà Nội ghi nhận gần 4.000 ca mắc ( 3.972 ca). Điều này khiến người dân không khỏi lo ngại, nhất là khi học sinh, sinh viên từng bước trở lại trường học.

    PGS. TS Trần Đắc Phu, những ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội vọt tăng trong những ngày gần đây là điều chắc chắn đã được dự báo từ trước.

    Bởi vì khi đã nới lỏng có giao lưu, đi lại sẽ có sự tiếp xúc giữa người nhiễm Covid-19 với bình thường, đặc biệt sau Tết có sự đi lại giữa các địa phương, các vùng của Hà Nội với nhau.

    Trước thực trạng số ca mắc bật tăng như hiện nay, câu hỏi đặt ra là hiện Hà Nội có kiểm soát được dịch hay không?

    Trả lời vấn đề này, PGS. TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội vẫn đang kiểm soát được dịch. Điều này thể hiện ở việc tỷ lệ tiêm phòng vắc xin của Hà Nội cao, thứ hai dù số ca nhiễm tăng nhưng ca F0 chuyển nặng và tử vong không tăng.

    Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, sau kỳ nghỉ Tết ghi nhận số mắc Covid-19 tăng cao khi Hà Nội mở cửa lại một số dịch vụ, ngành nghề và trường học. Tuy nhiên, theo đánh giá thì công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố vẫn bảo đảm khi tỷ lệ bệnh nhân nặng, tỷ lệ tử vong vẫn trong tầm kiểm soát.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/2: Số ca mắc bật tăng chưa có dấu hiệu giảm, Hà Nội và nhiều địa phương hỏa tốc chỉ đạo "nóng" - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết tỉ lệ ca có chuyển nặng của Hà Nội hiện khoảng 5%. So với tỉ lệ ca chuyển nặng khoảng 11% như thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế thời điểm mức độ phủ vắc xin thấp hơn (tháng 10-2021) và chưa có mũi vắc xin tăng cường, cho thấy tỉ lệ ca chuyển nặng hiện nay đã giảm nhiều.

    “Tuy vậy không thể chủ quan lơ là buông lỏng được vì nếu không làm tốt các giải pháp thì dịch sẽ bùng lên ngay.

    Chúng ta chỉ hạn chế số nhiễm, chứ chúng ta không thể nói rằng không có ca nhiễm. Mà càng nới lỏng thì số ca nhiễm càng tăng. Vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để số ca chuyển nặng không tăng, không gây quá tải cho hệ thống y tế và không tử vong cao”, PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

    Ý thức người dân là yếu tố quan trọng

    Ông Phu cũng nhấn mạnh, Hà Nội nói riêng và các địa phương nói chung đặc biệt là những địa phương có số ca mắc tăng cao phải luôn để ý đến số ca chuyển nặng. Tình trạng ấy hiện như thế nào? Hệ thống y tế đã quá tải hay chưa để điều chỉnh các biện pháp kiểm soát, phòng dịch phù hợp.

    “Theo đó nếu số ca tăng quá cao, hệ thống y tế có dấu hiệu quá tải, không kiểm soát được dịch thì lúc ấy lại phải tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế số ca mắc tăng lên.

    Một số ý kiến cho rằng nên thả lỏng, coi như bệnh truyền nhiễm thông thường nhưng tôi cho rằng chưa phù hợp. Nói gì thì nói Hà Nội hiện mỗi ngày vẫn chết hơn mười ca do Covid-19.

    Chúng ta phải đặt câu hỏi nếu không có dịch liệu có chết không? Có bệnh nào một ngày chết hơn 10 người không?

    Tôi vẫn nói mặc dù số tử vong trên số người mắc giảm đi nhưng nếu số ca mắc tăng chắc chắn số tử vong sẽ cao. Như Hà Nội nếu số ca tiếp tục tăng lên thì con số không chỉ dừng ở hơn 10 ca mà có thể mấy chục ca /ngày. Nên luôn luôn phải để ý vấn đề đó không buôn trôi, thả lỏng được”, PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

    Hơn thế nữa, hiện một số ý kiến quốc tế cho rằng việc tiêm vắc xin mũi 3 sau 4 tháng cũng giảm miễn dịch nên PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh “càng không thể chủ quan”.

    Giải pháp đặt ra theo PGS. TS Trần Đắc  Phu là “không cấm đoán” nhưng chuyển sang “kiểm soát rủi ro”. “Lấy biện pháp dự phòng theo đặc thù của mỗi loại hình hoạt động, đặc thù của mỗi ngành nghề (lễ hội, hàng không, giáo dục…) đặt lên hàng đầu. Trong đó biện pháp chung vẫn là 5K (khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế, không tập trung đông người…).

    Dự báo thời gian tới tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp khi mở cửa trở lại hoạt động vận tải, du lịch, giáo dục, giao thương quốc tế..., Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội cũng đã yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là mà cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-19T00:02:00

    Hà Nội yêu cầu phủ vắc xin cho người cao tuổi, có bệnh nền trong tháng 2

    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    Mục đích kế hoạch nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân và người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

    Kế hoạch yêu cầu huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành tham gia triển khai thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ và sử dụng mọi nguồn lực để quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.

    Thành phố sẽ cập nhật danh sách và quản lý sức khỏe người dân thuộc nhóm nguy cơ. Trong đó, người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm: Người có bệnh nền có nguy cơ cao (có danh mục bệnh nền có nguy cơ cao kèm theo), người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19.

    Trong đó, điều tra xác định các yếu tố: Tình trạng bệnh nền đang được điều trị; tình trạng sức khỏe (khả năng tự đi lại, tự chăm sóc bản thân); tình trạng sống chung (sống một mình, sống chung); nhu cầu hỗ trợ (chăm sóc, điều trị bệnh nền, thuốc, nhu cầu khác). Thành phố áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm quản lý F0 để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe, tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Tổ chức các tổ COVID-19 cộng đồng, tổ chăm sóc người mắc COVID-19 lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao; tổ chức quản lý và theo dõi sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ.

    Thành phố cũng tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức tiêm lưu động tại nhà cho những người không di chuyển được; tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều; rà soát và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.

    Về chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ, thành phố yêu cầu hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc bệnh. Xem xét cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao cách ly, theo dõi tại nhà hay tại cơ sở điều trị có thể được xem xét dựa trên cơ sở: Tình trạng, mức độ bệnh; điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; sự hỗ trợ của cán bộ y tế; nguyện vọng của người mắc COVID-19 hay gia đình.

    Kế hoạch cũng đặt ra giải pháp chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ. Cụ thể, tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly bảo đảm việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19. Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

    Đối với người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều: Thuyết phục và nhanh chóng hướng dẫn đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm vắc xin an toàn. Trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ không thể di chuyển tới điểm tiêm thì tổ chức các đội tiêm lưu động để tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại nhà. Thời gian hoàn thành tiêm vắc xin cho người thuộc nhóm nguy cơ trước ngày 28/2/2022.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-19T01:02:00

    Không nên lạm dụng khám hậu Covid-19

    Không phải tất cả người nhiễm SARS-CoV-2 đều cần đi khám triệu chứng hậu Covid-19. Suy nghĩ cứ khỏi bệnh phải đi khám hậu Covid-19 là sai lầm.

    Thông tin trên được PGS.TS Hoàng Thị Phượng, Giảng viên cao cấp, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội, Đại học Y dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), chia sẻ tại Hội nghị khoa học thường niên quản lý chất lượng và phòng, chống Covid-19 chiều 18/2.

    Đại dịch Covid-19 dẫn đến một số lượng lớn người phục hồi sau nhiễm SARS-CoV-2 ngày càng tăng. Dữ liệu quan sát tích lũy cho thấy những người này có thể gặp một loạt các triệu chứng sau khi khỏi bệnh cấp tính.

    Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau khoảng 3 tháng từ khi mắc Covid-19 và nó tồn tại kéo dài trên 12 tuần hoặc hơn, tùy cơ thể.

    Theo PGS Hoàng Thị Phượng, SARS-CoV-2 tấn công vào tất cả cơ quan trong giai đoạn cấp tính. Đến khi F0 khỏi bệnh, do di chứng tổn thương của đa cơ quan trước đó, hậu Covid-19 cũng có thể gặp ở nhiều vị trí trong cơ thể. Triệu chứng phổ biến gồm tức ngực, ho, khó thở, mất mùi, mệt mỏi, có dấu hiệu tâm lý, stress. Trong đó, phổ biến nhất là các vấn đề về hô hấp.


    Bệnh nhân chờ khám hậu Covid-19 tại một bệnh viện ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

    Tổn thương đa cơ quan, xơ hóa phổi, tắc mạch phổi là 2 tình trạng di chứng phổi rõ ràng và nặng nhất ở hội chứng hậu Covid-19. Nguyên nhân của tình trạng này là nCoV gây phản ứng viêm - cytokines - xơ hóa - rối loạn đông máu hoặc tổn thương di chứng sau thời gian dài điều trị hồi sức trong bệnh viện, bệnh nền kèm theo.

    "Tuy nhiên, không phải ai nhiễm SARS-CoV-2 cũng có hội chứng hậu Covid-19. Chúng ta biết rằng trong đại dịch Covid-19, khi vaccine được phủ rộng rãi, các triệu chứng nặng đã được kiểm soát. Theo đó, các trường hợp mắc sẽ được phục hồi hoàn toàn", PGS Phượng thông tin.

    Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10-20% F0 khỏi bệnh có triệu chứng hậu Covid-19.

    Theo chuyên gia này, với những F0 từng bị viêm phổi hoặc có bệnh lý nền, khi ra viện, các bác sĩ sẽ hướng dẫn tái khám theo định kỳ. Còn với những bệnh nhân không nhập viện, tự điều trị tại nhà, sau khỏi bệnh, họ chỉ nên đi khám khi có triệu chứng. Suy nghĩ cứ khỏi bệnh phải đi khám hậu Covid-19 là sai lầm.

    Đặc biệt, tỷ lệ mắc hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ không cao. Nguyên nhân là hệ thống miễn dịch ở trẻ còn khá tốt. Trẻ ít mắc các bệnh lý nền, sức phục hồi tốt hơn.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-19T02:02:00

    Vaccine Covid-19 cho trẻ em an toàn tương tự loại dành cho người lớn

    Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng nhấn mạnh điều này tại tọa đàm tiêm vaccine cho trẻ - những lưu ý quan trọng - diễn ra chiều 18/2.

    Theo bà Hồng, nghiên cứu trên được công nhận bởi Tổ chức Y tế thế giới và nhà sản xuất. Do đó, tiếp nối việc tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi, hơn 60 quốc gia trên thế giới đang triển khai tiêm vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi. Việt Nam cũng triển khai việc này trong thời gian tới.

    "Chúng tôi rất vững tay để chúng ta có một chiến dịch tiêm chủng an toàn, bảo đảm cho nhóm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, với mong muốn đạt được độ bao phủ trên 90%, thậm chí 95% các cháu sẽ được bảo vệ, chủ động phòng, chống dịch Covid-19", bà Hồng nói.

    Thầy cô giáo cùng tham gia theo dõi trẻ sau tiêm vaccine

    Nói về những lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi, PGS Dương Thị Hồng cho biết quá trình triển khai tiêm chủng cho trẻ em rất cần sự tham gia hỗ trợ tích cực của ngành giáo dục vì trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt.

    Theo bà Hồng, thầy cô cũng cần nắm được các nội dung về chiến dịch tiêm chủng, sự cần thiết về tổ chức tiêm chủng và tham gia ngay những phút đầu trong buổi tiêm. Đó là theo dõi các phản ứng bất thường của các cháu ngay sau khi tiêm chủng.

    Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết mỗi nhóm tuổi sẽ tiêm loại vaccine khác nhau. Với nhóm trẻ em 5-11 tuổi, Việt Nam sử dụng vaccine do hãng Pfizer Biontech sản xuất nhưng hàm lượng kháng nguyên chỉ bằng 1/3 so với vaccine đã tiêm cho lứa tuổi trẻ 12-17 tuổi và vaccine cho người lớn.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/2: Số ca mắc bật tăng chưa có dấu hiệu giảm, Hà Nội và nhiều địa phương hỏa tốc chỉ đạo "nóng" - Ảnh 1.

    Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nói về những điều kiện cần đảm bảo trong quá trình tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi. Ảnh: VGP.

    Để tiêm chủng an toàn với đối tượng là trẻ nhỏ, chuyên gia cho biết cán bộ làm y tế dự phòng, y tế xã, huyện cần được tập huấn kỹ lưỡng để nhận định được thế nào là dấu hiệu bất thường của phản ứng sau tiêm. Việc này quan trọng do 5-11 tuổi là nhóm trẻ nhỏ, bản thân các cháu có thể bỏ qua những triệu chứng của bản thân do khả năng giao tiếp hạn chế.

    "Chúng tôi một lần nữa đề nghị các chuyên gia nhi khoa xem xét hướng dẫn lại cán bộ y tế khám sàng lọc cho các bé trước khi tiêm chủng", bà Hồng nói.

    Đối với trẻ bị bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lưu ý các bệnh viện nhi, bệnh viện tuyến huyện chia sẻ gánh nặng với cán bộ y tế xã. Trẻ trong diện này sẽ được tiêm chủng tại bệnh viện.

    Bà Hồng cũng nhấn mạnh mặc dù kinh nghiệm đã có nhưng vaccine tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là loại mới. Do đó, cán bộ y tế cũng phải học nghiêm túc, tập huấn lại để có thao tác thực hành tiêm chủng an toàn, công tác trực cấp cứu 24/24h để xử trí phản ứng sau tiêm.

    "WHO mong muốn tiêm vaccine cho trẻ dưới 5 tuổi"

    Theo PGS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, nhiều tài liệu cho thấy trẻ em nhóm nguy cơ béo phì, bệnh lý bẩm sinh, sinh non, thiếu cân có nguy cơ tử vong cao khi mắc Covid-19, đặc biệt là nhóm chưa được tiêm vaccine. Cùng với đó là những di chứng để lại khi các cháu bị nhiễm Covid-19 còn quá mới, ngành y tế vẫn chưa tìm hiểu và nghiên cứu được hết.

    "Tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi là việc cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ các cháu hơn là tác hại. Chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều cháu bị nhiễm, khổ sở vô cùng vì khỏi bệnh rồi nhưng các cháu vẫn còn nhiều vấn đề về tâm sinh lý lâu dài", ông Hùng nói.

    Đồng thời, vị bác sĩ cũng bày tỏ sự cảm thông với những lo lắng của các phụ huynh về việc các em có thể gặp phải những biến chứng, sốc phản vệ sau tiêm. Ông Hùng lý giải vaccine đã được CDC Hoa Kỳ và châu Âu nghiên cứu kỹ trước khi cấp phép đưa vào sử dụng. Theo nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ, trong 4.000 trường hợp trẻ tiêm Pfizer, không có trường hợp nào sốc phản vệ.

    So sánh liều sốc phản vệ ở người lớn khi tiêm Pfizer và những vaccine khác thì tỷ lệ phản vệ nói chung chỉ khoảng 10/1 triệu liều tiêm. Đặc biệt đối với vaccine Pfizer, tỷ lệ là 9,3/1 triệu liều tiêm và không có ca nào tử vong.

    "So sánh với những vaccine khác đã tiêm như vaccine phòng dại, viêm não, sởi, quai bị, rubella, HPV thì vaccine Covid-19 hiện dùng gặp phản ứng bất lợi sau tiêm đứng hàng thứ 5 sau những vaccine chúng ta đã từng tiêm cho trẻ em", ông Hùng phân tích.


    Vaccine Pfizer cho trẻ 5-11 tuổi có nắp màu cam để tránh nhầm lẫn. Ảnh: The New York Times.

    Về việc nhiều phụ huynh lo ngại phản ứng lâu dài với trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19, PGS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bản chất của vaccine này là các thành phần RNA thông tin. Thành phần này khi đi vào trong tế bào sẽ tạo ra các protein phối hợp với một số tế bào miễn dịch để tạo ra kháng thể chống virus.

    "Các RNA thông tin không xâm nhập vào nơi chứa tế bào di truyền của cơ thể con người. Đây là một cơ chế khoa học rất rõ ràng", ông Điển nói và mong muốn các phụ huynh cho con mình có cơ hội phòng chống dịch, hưởng những thành quả của khoa học, thành quả của nghiên cứu.

    Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong xu hướng tới đây, Tổ chức Y tế Thế giới rất mong muốn phủ được rộng vaccine ở nhóm tuổi thấp hơn nữa là nhóm dưới 5 tuổi vì đây là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-19T03:02:00

    2 di chứng ở phổi nặng nề nhất mà người mắc hội chứng hậu COVID-19 không thể chủ quan

    2 di chứng phổi nặng nề sau COVID-19

    Hậu Covid là vấn đề sức khỏe được người dân quan tâm, lo lắng, nhất là các những bệnh nhân vừa hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh. Theo báo cáo của Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh công bố, có tới 20% những người bị COVID-19 có các triệu chứng kéo dài hơn 5 tuần và 10% có các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần. Khoảng 300.000 người có các triệu chứng kéo dài từ 5 đến 12 tuần (12/2020). Cũng theo báo cáo của tổ chức này vào tháng 3/2021 ở Vương quốc Anh ước tính 1.100.000 người có các triệu chứng của 'COVID-19 kéo dài hơn 4 tuần.

    Các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần ở 65% và 20% hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Và có tới 20-30% số người không nhập viện trong giai đoạn cấp tính có ít nhất một triệu chứng 1 tháng sau đó và 10% sau 3 tháng. 12% trẻ em từ 2 đến 11 tuổi và 14,5% từ 12 đến 16 tuổi, đã báo cáo các triệu chứng mệt mỏi, ho, đau đầu, đau cơ hoặc mất vị giác hoặc khứu giác 5 tuần sau khi bị COVID-19.

    2 di chứng ở phổi nặng nề nhất mà hội chứng hậu COVID-19 dễ gặp phải không nên chủ quan - Ảnh 2.

    Người mắc COVID-19 dễ gặp di chứng phổi nặng nề. Ảnh TL

    PGS. TS. BS Hoàng Thị Phượng - Giảng viên cao cấp, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội Trường đại học Y dược Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, các triệu chứng phổ biến sau nhiễm COVID-19 là: mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức và những triệu chứng khác ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng này có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục từ đợt mắc COVID-19 cấp tính, hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian.

    Nguyên nhân gây hội chứng hậu COVID-19 là do virus SARS-CoV-2 gây phản ứng viêm - cytokines - xơ hóa - rối loạn đông máu. Ngoài ra còn do tổn thương di chứng sau thời gian dài điều trị hồi sức trong bệnh viện, tổn thương di chứng của bệnh nền kèm theo...

    Các nghiên cứu đã chỉ ra những di chứng thể chất có thể gặp như xơ phổi, đột quỵ, tổn thương thận cấp, huyết khối tĩnh mạch, mệt mỏi... Và những di chứng về tâm lý, tinh thần như suy giảm nhận thức, mất ngủ, vấn đề về trí nhớ, trầm cảm. Tuy gây tổn thương đa cơ quan, nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất là xơ hóa phổi, tắc mạch phổi. Đây là 2 tình trạng di chứng phổi rõ ràng và nặng nề nhất ở hội chứng hậu COVID-19 với biểu hiện hô hấp thường là tình trạng khó thở các mức độ từ nhẹ đến nặng; ho kéo dài, đau tức ngực; suy giảm chức năng hô hấp. Cụ thể:

    + Bệnh xơ phổi

    Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh xơ phổi do hậu COVID-19, gồm: Tuổi cao, nam giới, thời gian nằm viện dài; Bệnh đồng mắc hoặc bệnh phổi kẽ có từ trước; bệnh nhân ở mức độ nặng. Đa số bệnh nhân có bất thường sẽ có các triệu chứng hô hấp (khó thở, ho) và các bất thường chức năng hô hấp. Cần lưu ý nguy cơ xơ phổi hậu COVID-19 ở bệnh nhân sau 4 tuần bị nhiễm COVID-19 vẫn còn tình trạng: Thở nhanh, ho, tức nặng ngực, giảm oxy máu (SpO2 <95%).

    + Tắc mạch phổi

    Tắc mạch phổi là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc COVID-19 từ mức độ nặng hoặc trung bình trở lên. Thuyên tắc phổi cấp tính cũng có thể biến chứng thành các trường hợp COVID-19 nhẹ và nó xảy ra muộn trong quá trình bệnh. Để chẩn đoán bệnh cần dựa trên kết quả xét nghiệm D-Dimer máu cao, kèm theo dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi, chẩn đoán bằng chụp CT phổi có tiêm thuốc cản quang dựng hình động mạch phổi.

    Chăm sóc bệnh nhân hô hấp hội chứng hậu COVID-19

    PGS. TS. BS Hoàng Thị Phượng cho biết, việc tập phục hồi chức năng hô hấp cần thực hiện sớm cho người bệnh bị xơ phổi hậu COVID-19, giúp cải thiện khả năng dung nạp với gắng sức của người bệnh, tình trạng thở nhanh hậu COVID-19 và tình trạng sức cơ và cơ học hô hấp. Các bài tập phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm:

    - Tập thở chúm môi: Hít vào thật sâu, từ từ bằng mũi. Chúm môi và từ từ thở ra cho tới khi hết khả năng.

    - Tập thở cơ hoành: Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng phình lên. Thở ra chúm môi, đồng thời bụng hóp lại.

    - Kỹ thuật tập ho có kiểm soát:

    + Người bệnh thở chúm môi khoảng 5-10 phút, giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản vừa.

    + Tròn miệng hà hơi 5 đến 10 lần,tốc độ tăng dần giúp đẩy đờm từ phế quản vừa ra khí quản.

    + Ho: Hít vào thật sâu, nín nở và ho liên tiếp 2 lần, 1 lần nhẹ, lần 2 nhanh mạnh để đẩy đờm ra ngoài.

    - Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động: Thở có kiểm soát, căng giãn lồng ngực, hà hơi.

    - Tập thở với các dụng cụ hỗ trợ: Bóng, Spiroball.

    - Tập giãn cơ.

    - Tập tăng sức mạnh sức bền với các dụng cụ tập tạ, bóng chày, băng chun, leo cầu thang, tập cơ đùi, tập cơ căng chân.

    Các chuyên gia nhấn mạnh, người dân nên cảnh giác theo dõi sức khỏe trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc cho đến khi đã khỏi bệnh để hạn chế những nguy cơ hậu COVID-19 có thể gây ra và khuyến cáo không tái khám nếu những bệnh nhân này không có bất kỳ triệu chứng hô hấp hay triệu chứng nào khác.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-19T04:02:00

    “Thống kê mắc COVID-19 chỉ là phần nổi của tảng băng”

    Những biện pháp cách ly, truy vết đã không còn phù hợp

    Số ca mắc COVID-19 tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán, trong đó, nhiều ca mắc cộng đồng và nhiều trường hợp có triệu chứng nhưng không khai báo y tế, không xét nghiệm và vẫn sinh hoạt làm việc bình thường. 

    Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam đang thực hiện chiến lược “sống chung với dịch”, do đó, các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát các ca mắc COVID-19 và những người tiếp xúc cần thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/2: “Thống kê mắc COVID-19 chỉ là phần nổi của tảng băng”  - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa)

    PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, những biện pháp cách ly, truy vết đã không còn phù hợp và với những trường hợp này cần nâng ý thức phòng, chống dịch để tự bảo vệ bản thân, bảo vệ người thân trong gia đình, cùng bạn bè và đồng nghiệp: “Điều cần thiết để chống dịch hiện nay là người dân thực hiện nghiêm 5K để tự bảo vệ mình dù đã tiêm vaccine hay chưa. Nhiều trường hợp F0 không khai báo vì lo ngại ảnh hưởng tới công việc và thu nhập, nên nhiều F0 không triệu chứng vẫn đi làm. Do vậy, cần nâng cao ý thức của mỗi người dân, có biện pháp để họ thực hiện khai báo y tế hoặc các đơn vị, các cơ quan phải có biện pháp xử lý nghiêm khi nhân viên là F0 không khai báo”.

    Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế cần đổi mới và cập nhật khuyến cáo, đẩy mạnh truyền thông. Theo đó, hướng dẫn để các cơ quan y tế hoạt động hỗ trợ người bệnh hiệu quả trong điều kiện nhân lực mỏng và quá tải. 

    “Cơ bản hiện nay, người dân có thể tự test và tự theo dõi sức khỏe. Người bệnh chỉ cần nhập viện khi triệu chứng trở nặng và nguy hiểm. Số ca mắc trong cộng đồng có thể rất cao và con số công bố chính thức chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Do vậy, chúng ta xác định sống chung với dịch. Và tập trung chăm sóc y tế cho những người bệnh có triệu chứng hoặc diễn biến nặng. Dần dần chúng ta coi COVID-19 như bệnh đặc hữu, như cúm, sởi…”, PGS.TS Huy Nga nhấn mạnh.

    Đánh giá diễn biến dịch hiện nay, cùng với các biện pháp thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả, PGS. TS Huy Nga khuyến cáo, với các trường hợp xác định tiếp xúc gần F1 tự theo dõi là chính và không cần cách ly tập trung hay cách ly y tế nghiêm ngặt. Tuy nhiên, chính bản thân những người dân khi ở trường hợp này phải nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm 5K.

    Với các trường hợp F0 không triệu chứng, người bệnh cũng cơ bản cách tại nhà và thông báo với y tế cơ sở để được hỗ trợ khi có dấu hiệu chuyển nặng. Các trường hợp bị nặng vẫn cần phải nhập viện điều trị.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/2: “Thống kê mắc COVID-19 chỉ là phần nổi của tảng băng”  - Ảnh 2.

    PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

    “Sự hỗ trợ, chăm sóc và theo dõi của người nhà với các trường hợp F0 này là chính. Những hướng dẫn cho F0 điều trị tại nhà cũng được Bộ Y tế ban hành cụ thể. Trong trường hợp không liên hệ được với y tế cơ sở, người nhà cần theo dõi sát sao, thực hiện tự xét nghiệm tại nhà và liên hệ đưa vào bệnh viện nếu có triệu chứng nặng. Người nhà vẫn cần cách ly với F0, không để bệnh nhân tiếp xúc với người cao tuổi, trẻ em trong nhà, đặc biệt là người chưa tiêm vaccine”, PGS.TS Huy Nga khuyến mạnh.

    Thống kê số ca mắc COVID-19 để tránh tình trạng không năm được diễn biến dịch

    Cũng theo giới chuyên gia, xác định sống chung với COVID-19 và các hoạt động xã hội được nới lỏng theo định hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả được dự báo sẽ khiến số ca mắc tăng cao. Đặc biệt, sau dịp Tết Nguyên đán và các hoạt động lễ hội sắp tới, số ca mắc COVID-19 trong ngày tại Việt Nam đã tăng lên hơn mốc 30.000 ca mỗi ngày.

    Hiện tại có những ý kiến cho rằng, việc thống kê số ca mắc COVID-19 hằng ngày là không còn nhiều ý nghĩa, song từ góc độ chuyên gia, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, việc thống kê là không thể thiếu. Bởi dựa trên số liệu thống kê, các cơ quan y tế, cơ quan chức năng sẽ đánh giá được diễn biến dịch đang theo xu hướng nào.

    Theo ông Phu, khi số ca mắc COVID-19 tăng cao thì số ca chuyển nặng và nhập viện cũng tăng cao theo. Dựa vào những số liệu này, cơ quan chức năng sẽ có giải pháp ứng phó kịp thời.

    “Việc thống kê để tránh tình không nắm bắt được diễn biến dịch, bên cạnh đó còn tính đến khả năng có chuyến biến mới hay xuất hiện biến thể mới của virus. Về khía cạnh bệnh truyền nhiễm, ngành y tế luôn luôn phải thống kê và nắm được số ca mắc cũng phải được thống kê, chỉ là có công bố số liệu trên hệ thống hay không. Không nắm được số ca mắc thì sẽ không chống được dịch”, ông Trần Đắc Phu nói.

    “Các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản nhưng hiệu quả như 5K là rất cần thiết. Dù chúng ta đã tiêm phủ vaccine ở tỷ lệ cao, nhưng vẫn không được buông xuôi, lơ là các biện pháp phòng dịch đơn giản nhất. Khi mắc COVID-19, có những trường hợp nhẹ, nhưng cũng có trường hợp nặng, đặc biệt những trường hợp không được tư vấn, hướng dẫn và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/2: “Thống kê mắc COVID-19 chỉ là phần nổi của tảng băng”  - Ảnh 3.

    PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

    Các chuyên gia khẳng định, người dân khi lây nhiễm bệnh cần phải được tư vấn, hỗ trợ từ cơ sở y tế để điều trị kịp thời và hiệu quả. Song hiện nay nhiều F0 phản ánh họ phải chờ đợi lâu và gần như không được hỗ trợ về chăm sóc sức khoẻ hay cấp thuốc từ y tế cơ sở. Điều này khiến nhiều người nghe theo bạn bè “mách” hay đọc trên mạng để mua thuốc tự điều trị.

    “Đây là vấn đề ngành y tế cần phải sát sao và rút kinh nghiệm. Với dịch bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần được tư vấn, hỗ trợ để khi chuyển nặng sẽ được chuyển tuyến điều trị kịp thời”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

    Từ đầu tháng 12/2021, Singapore đã dừng nhật thông tin hằng ngày về dịch COVID-19. Đây được coi là động thái chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong quá trình coi COVID-19 từ đại dịch sang bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, người dân Singapore vẫn có thể tiếp tục tiếp cận một số thông tin trên trang web của Bộ Y tế, bao gồm số ca mắc bệnh, ca tử vong và tỷ lệ điều trị trong phòng chăm sóc đặt biệt (ICU).

    Trong khi đó, tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM diễn ra chiều 14/2, Sở Y tế thành phố cho rằng: “Còn quá sớm để xem SARS-CoV-2 là bệnh đặc hữu như cúm mùa”. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho rằng, dù có nhiều tín hiệu khả quan nhưng còn quá sớm để nhận định về dịch bệnh COVID-19./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ