Cập nhật lúc 18:56 - 12/03/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/02: Có quá sớm để coi Covid-19 là bệnh thông thường?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-02-17T23:02:00

    Hà Nội thêm hàng nghìn F0, số ca nặng, nguy kịch đang tăng

    Ngày 17/2 là ngày thứ 3 liên tiếp Hà Nội ghi nhận gần 3.900 F0 trong một ngày. Số ca phải nhập viện có mức độ trung bình tăng 30%. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 hiện ở mức 0,46% tổng ca mắc. 

    Trong số ca mắc mới, có 913 ca cộng đồng. Gần 4.000 F0 mới phát hiện phân bố tại 496 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (240), Nam Từ Liêm (229), Chương Mỹ (192), Bắc Từ Liêm (189), Long Biên (179).

    872 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận từ tháng 4/2021 đến nay, chiếm tỷ lệ 0,46% tổng số ca mắc. So với con số 1,5% của cả nước, đây là tỷ lệ thấp.

    Cũng theo cơ quan này, tới hết ngày 16/2, hiện toàn thành phố có 126.073 F0 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, hơn 121.000 F0 điều trị tại nhà và 853 ca điều trị tại khu cách ly. Như vậy, hiện gần 97% F0 ở Hà Nội mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng.

    Hơn 3% còn lại (hơn 4.000 ca) phải nhập viện điều trị. Trong số này có hơn 3.700 F0 điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3); 345 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

    Theo cập nhật của Bộ Y tế tới ngày 17/2, trong số các bệnh nhân nhập viện ở Hà Nội, có hơn 2.500 ca mức độ trung bình (tăng gần 30% so với trung bình 7 ngày trước); Gần 700 ca mức độ nặng/nguy kịch (tăng gần 15%); 608 ca thở oxy (tăng 18%); 44 ca phải thở máy xâm lấn (tăng 13%). Số còn lại là bệnh nhân thở HFNC, lọc máu, ECMO...

    Bộ Y tế hôm nay cũng thông báo ngày 17/2 Hà Nội ghi nhận 19 ca tử vong, tăng 4 ca so với ngày trước đó.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T00:02:00

    Vaccine chống biến thể Omicron hiệu quả như liều 3 vaccine COVID-19 thông thường

    Do Omicron, biến thể của virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục lây lan rộng toàn cầu, các nhà sản xuất vaccine đang dồn nguồn lực vào các cuộc thử nghiệm lâm sàng liều vaccine COVID-19 đặc hiệu nhằm chống lại biến thể Omicron.

    Tuy nhiên, một loạt nghiên cứu trên động vật ban đầu cho thấy liều vaccine tăng cường đặc hiệu nhằm chống lại biến thể Omicron cũng không hơn gì so với liều 3 các loại vaccine phòng COVID-19 hiện nay.

    Phần lớn nghiên cứu chỉ tập trung vào thử nghiệm trên một số lượng nhỏ động vật - 8 con linh trưởng. Tuy nhiên, dấu hiệu ban đầu cho thấy liều duy nhất vaccine thiết kế chuyên dụng chống Omicron sẽ không làm thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến với biến thể Omicron này.

    Những gì chúng tôi nhận thấy từ nghiên cứu tiền lâm sàng ban đầu trên động vật cho thấy liều tăng cường đặc hiệu chống biến thể Omicron không thực sự tốt hơn liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 hiện hành.
    David Montefiori - Chuyên gia nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19, Giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển Vaccine AIDS tại Trung tâm Y khoa Đại học Duke ở Durham, North Carolina

    Liều tăng cường vaccine COVID-19 phiên bản gốc hay đặc hiệu Omicron là ngang nhau trong việc chống lại mọi biến thể

    Kể từ khi lần đầu nhận diện vào tháng 11 năm ngoái, Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo toàn cầu. Về mặt sinh học, biến thể này khác biệt so với chủng gốc của virus SARS-CoV-2 mà hầu hết các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay dựa vào để phát triển.

    Chính sự khác biệt này có thể lý giải tại sao 3 liều vaccine hiện hành (2 liều cơ bản và 1 liều bổ sung) kém hiệu quả hơn trước biến thể Omicron trong việc chống lây nhiễm so với các biến thể khác.

    Những đột biến của virus đã buộc các nhà sản xuất vaccine sử dụng công nghệ mRNA phát triển nên công thức vaccine ngừa COVID-19 phù hợp với Omicron. Cả hai hãng dược phẩm Pfizer và Moderna đã tuyên bố vào cuối tháng 1 rằng hai hãng này đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng những liều vaccine đặc hiệu chống Omicron. Dữ liệu thử nghiệm sẽ sớm được công bố trong những tháng tới.

    Trong khi các nhà khoa học đang chờ đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng chính thức từ các nhà sản xuất, nghiên cứu trên động vật có thể hé mở khả năng tận dụng tiềm năng của các loại vaccine được cải tiến này.

    Một nghiên cứu kiểm tra phản ứng miễn dịch trên 8 con khỉ giống rhesus macaques (tên khoa học: Macaca mulatta) nhằm so sánh sự khác biệt. 

    Trong thí nghiệm, tiêm 3 liều vaccine COVID-19 gồm 2 liều cơ bản vaccine Moderna và 1 liều tăng cường (dù là cùng loại hay phiên bản tích hợp đột biến protein gai Omicron).

    Và kết quả là, những con khỉ được tiêm liều 3 tăng cường dù là với phiên bản gốc hay phiên bản cải tiến Omicron đều sản sinh ra lượng kháng thể lớn chống lại tất cả mọi biến thể đáng quan ngại, trong đó có Omicron.

    Điều quan trọng là, liều tiêm tăng cường có tác dụng tích cực đối với tế bào ghi nhớ B của hệ miễn dịch. Tế bào B miễn dịch đóng vai trò tập hợp các kháng thể tạo thành hàng rào bảo vệ chống lại virus. Cả vaccine phiên bản gốc lẫn liều cải tiến đều giúp nâng cao lượng tế bào ghi nhớ miễn dịch nhằm nhắm tới nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2.

    Chúng ta vẫn có thể bảo vệ chống lại mọi loại biến thể đã biết của virus SARS-CoV-2 với liều tiêm tăng cường của vaccine COVID-19 hiện tại.
    Chuyên gia Robert Seder- Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ

    Theo ông Robert Seder- đồng tác giả của công trình nghiên cứu và nhà miễn dịch học tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ ở Maryland, đây là một tín hiệu vui. "Điều đó có nghĩa rằng chúng ta vẫn có thể bảo vệ chống lại mọi loại biến thể đã biết với liều tiêm tăng cường của vaccine COVID-19 hiện tại."

    Tuy nhiên, ông cảnh báo nghiên cứu này mới chỉ kiểm tra phản ứng miễn dịch 4 tuần sau liều tiêm tăng cường. Như vậy, chưa rõ cơ thể sẽ tiếp tục sản sinh kháng thể chống virus trong bao lâu.

    Liều tăng cường đặc hiệu chống Omicron chưa phải là giải pháp tối ưu

    Nhóm nghiên cứu của Seder đã tiết lộ về phản ứng miễn dịch trên những con khỉ được tiêm liều tăng cường khi so sánh giữa liều 3 vaccine ngừa COVID-19 thông thường với phiên bản cải tiến chống Omicron. 

    "Liều 3 loại nào cũng khóa sự nhân lên của virus trong vòng 2 ngày.", ông nói. Ở cả thí nghiệm về phản ứng miễn dịch cũng như phân tích về tế bào B ghi nhớ miễn dịch, phiên bản đặc hiệu chống biến thể Omicron không có lợi thế nào đáng kể hơn so với vaccine phiên bản gốc.

    Đồng nhất với những kết quả nghiên cứu trên linh trưởng, một nghiên cứu trên chuột cho thấy liều tăng cường cải tiến chống Omicron sau 2 liều cơ bản vaccine mRNA cũng không mang lại lợi ích nhiều hơn so với liều tăng cường thông thường. 

    Nghiên cứu này cũng xem xét hiệu quả vaccine đặc hiệu chống Omicron ở chuột, những con trước đó chưa từng được tiêm chủng và nhận thấy rằng cơ thể chúng sản sinh ra lượng kháng thể cao chống lại Omicron. Tuy nhiên, lượng kháng thể này lại chỉ có hiệu quả giới hạn trong việc ức chế các biến thể chủ đạo khác của COVID-19. 

    Một nghiên cứu khác ở chuột được tiêm vaccine mRNA phiên bản cải tiến Omicron cũng cho kết quả tương tự.

    Trong nghiên cứu thứ 4, các nhà khoa học thử nghiệm 3 liều vaccine nhân bản RNA của HDT Bio ở Seattle, Washington trên chuột. Đầu tiên, chuột được tiêm 2 liều vaccine phiên bản gốc kèm theo 1 liều vaccine tăng cường đặc hiệu chống Omicron. Trong thí nghiệm này, liều 3 đã không nâng cao phản ứng miễn dịch chống Omicron. Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch chống Omicron nâng lên rõ rệt khi chuột được tiêm kết hợp 1 liều vaccine phiên bản gốc với 2 liều đặc hiệu chống Omiron. 

    "Những nghiên cứu này cho chúng ta thấy quy luật của hệ miễn dịch khi bạn được tiêm liều tăng cường đặc hiệu chống biến thể", chuyên gia Montefiori nói. Những quy luật này cho thấy chỉ một liều đơn lẻ vaccine cải tiến chống một loại biến thể không phải là giải pháp, ông nói. "Vẫn còn đó những câu hỏi quan trọng cần được giải đáp. Hy vọng nghiên cứu thử nghiệm của Pfizer và Moderna trên người sẽ làm được điều đó". 

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T00:02:00

    Gia tăng số ca mắc COVID-19 trong trường học

    Tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch và phục hồi kinh tế chiều 17/2, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Công tác chính trị, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, sau gần 1 tuần triển khai học trực tiếp, tỷ lệ trẻ đến trường từ 14/2 đến nay đang gia tăng. Cụ thể, nhóm trẻ mầm non đạt 66,33%; tiểu học - 96%; trung học cơ sở đạt gần 97%%, trung học phổ thông gần 99%.

    Số liệu phân tích của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho thấy, những ngày qua, tỷ lệ trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, lớp 6 đến trường tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi học sinh trở lại trường cũng gia tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19, số ca F0 được ghi nhận tại trường học đang gia tăng. Ngày 14/2 ghi nhận 27 trẻ mắc COVID-19; ngày 15/2 là 50 ca; ngày 16/2 ghi nhận 86 ca. “Dự kiến, ngày 17/2, số F0 được phát hiện sẽ tiếp tục tăng nhưng đều là ca nhiễm nhẹ” – ông Duy Trọng nói.

    Trong 2 tuần vừa qua, các cơ sở giáo dục đều dạy học trực tiếp theo cấp độ 1 vì TPHCM và 22 địa phương đều ở cấp 1 (theo cách đánh giá cấp độ dịch cũ). Sau khi thay đổi đánh giá cấp độ dịch, thu hẹp lại ở cấp phường, xã thì đến nay, cơ sở giáo dục vẫn tổ chức hoạt động theo quy định chung ở cấp độ 1. Trong tình huống phát sinh phức tạp thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của các địa phương sẽ có điều chỉnh tại các cơ sở tùy theo cấp độ dịch.

    Trong tuần đầu đi học lại, nhiều trường hiện chưa triển khai việc học bán trú khiến phụ huynh phải đưa đón con đi học rất vất vả. Trước vấn đề trên, ông Trọng cho biết, ngay từ khi TPHCM xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh học trực tiếp, Sở đã khuyến khích các cơ sở nỗ lực thực hiện học bán trú để tạo sự thuận lợi cho phụ huynh, học sinh. Sở GDĐT và Sở Y tế đã tổ chức hướng dẫn chuyên sâu về tổ chức học bán trú an toàn cho các đơn vị.

    Tuy nhiên, trên thực tế sau giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số trường chưa thể tổ chức học bán trú. Hiện các trường chưa tổ chức học bán trú đang chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để mở lại các hoạt động này trong thời gian sớm nhất.

    Liên quan đến ca nhiễm COVID-19 trong trường học, hiện nay tất cả những trường hợp F1 học ở lớp 1 phải cách ly 14 ngày theo quy định. "Một số cơ sở giáo dục đang rất lúng túng trong chuyện này. Quy định của Bộ Y tế, tại văn bản 9038 và thực tế có sự vênh nhau" - ông Trọng cho hay.

    Hiện, một số địa phương, trung tâm y tế, trạm y tế đã linh hoạt trong xác định F1 để thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, duy trì tối đa việc học cho học sinh, đặc biệt là khối tiểu học. Ngành giáo dục chỉ đạo các cơ sở phối hợp chặt chẽ với y tế cơ sở để đưa ra chỉ dẫn cụ thể phù hợp với diễn biến thực tế.

    Liên quan đến vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết Sở Y tế cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo đang giám sát chặt học sinh trong các trường qua tầm soát lấy mẫu ngẫu nhiên, đồng thời, quan sát các trường, khu vực có ca dương tính để xử lý kịp thời. Với nhóm mầm non, tiểu học các trường cần phải đặc biệt chú ý đến cô giáo, bảo mẫu vì đây là nhóm có thể mang mầm bệnh, lây nhiễm cho trẻ.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T01:02:00

    Tác dụng phụ 'đáng gờm' của thuốc kháng virus trị Covid-19

    Hiện có 3 thuốc kháng virus là Monulpiravir, Favipiravir, Remdesivir; được sử dụng trong 5 ngày giúp đào thải virus nhanh hơn.

    Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai cho biết thuốc kháng virus là thuốc giúp giảm nguy cơ trở nặng cũng như giảm lây lan khi nhiễm Covid-19 nhưng khi dùng thuốc kháng virus người bệnh hết sức thận trọng vì các tác dụng phụ đáng gờm của thuốc.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/02: Hà Nội số ca nặng, nguy kịch đang tăng - Ảnh 1.

    Theo bác sĩ Thái, trong 3 loại thuốc kháng virus hiện nay đều có các chống chỉ định kèm theo tác dụng phụ nên khi dùng bạn cần chú ý tác dụng của từng thuốc.

    Thứ nhất, thuốc Favipiravir là thuốc kháng virus và nó có cơ chế tác động vào sự nhân lên ARN của virus. Nó tác động tới cơ chế tạo ra tế bào sinh sản ở tế bào người nên thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú. Ngoài ra, khi dùng Favipiravir phải dùng hết sức thận trọng đối với những trường hợp có khả năng có thai. Trong quá trình điều trị và sau liều cuối 1 tuần không được phép mang thai.

    Chống chỉ định của Favipiravir trong trường hợp quá mẫn. Suy gan, suy thận nặng không dùng được Favipiravir. Người bị suy gan nhẹ, suy thận nhẹ vẫn dùng được.

    Các tác dụng phụ hay gặp như buồn nôn, nôn. Những người bị gút dùng thận trọng. Người dùng thuốc lao cũng cẩn trọng vì dùng Favipiravir có thể tăng axit uric, tăng men gan.

    Thứ hai, thuốc Monulpiravir tác động ARN của virus tạo ra các ARN lỗi. Khi sử dụng thuốc này cũng hết sức thận trọng vì nó có thể gây quái thai cho thế hệ sau. Vì vậy tuyệt đối không dùng thuốc Monulpiravir khi đang mạng thai. Phụ nữ và nam giới trong thời kỳ dùng thuốc này phải tránh thai hoàn toàn. Phụ nữ trước khi dùng thuốc Monulpiravir phải được thử thai. Phụ nữ sau dùng thuốc này liều cuối cùng thì không được thụ thai trong 4 ngày.

    Nam giới dùng ảnh hưởng tới tinh trùng nên nam giới trong thời gian điều trị và sau 3 tháng phải tránh hoàn toàn. Bởi vì trong thời gian này nếu bạn uống thuốc và vẫn để thụ thai thì các hợp tử sẽ bị ảnh hưởng. Khi sinh con các em bé có thể bị biến đổi về mặt di truyền, ảnh hưởng tới cả cuộc sống tương lai sau này của em bé.

    Khi uống thuốc Monulpiravir phải uống nguyên viên, không bẻ thuốc ra. Các liều thuốc cách nhau 12 tiếng.

    Người bị suy gan, suy thận vẫn uống được Monulpiravir, FDA khuyến cáo thuốc này dùng được cho bệnh nhân suy gan, suy thận, chưa có khuyến cáo thêm.

    Theo BS Thái với trẻ em dưới 18 tuổi không sử dụng Monulpiravir vì hiện nay thử nghiệm tính an toàn trên trẻ em dưới 18 tuổi chưa xác lập. Ngoài ra, các thử nghiệm trên động vật đã nhấn mạnh độc tính ở xương, sụn ở các trường hợp tiếp xúc phơi nhiễm Monulpiravir nên được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

    Thứ ba, thuốc Remdesivir là thuốc kháng virus được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện phải thở oxy, thở máy. Nhưng các kết quả nghiên cứu gần đây thì Remdesivir dùng cho các bệnh nhân nhẹ ở các cơ sở điều trị ngoại trú. Bệnh nhân phải được truyền tĩnh mạch từ 1 đến 2 tiếng.

    Remdesivir dùng cho người bị nhẹ thì dùng 3 ngày. Khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân vẫn có nguy cơ ảnh hưởng thận. Vì vậy người bị suy thận, người bị tăng men gan từ 5 lần trở lên, suy đa phủ tạng cũng không dùng Remdesivie. Men gan tăng vọt lên khi dùng Remdesivir thì bạn sẽ ngưng dùng thuốc.

    Nhưng Remdesivir được cân nhắc sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi. Nhưng hạn chế của nó là truyền tĩnh mạch.

    Thạc sĩ Thái khuyến cáo dùng thuốc kháng virus dùng thật sớm khi mắc Covid-19 và ưu tiên dùng cho người có triệu chứng, người có yếu tố nguy cơ cao. Khi dùng thuốc kháng virus cần hết sức thận trọng, không tự ý dùng. Khi dùng thuốc kháng virus Favipiravir, Monulpiravir cần hết sức lưu ý về việc tránh thai khi điều trị thuốc. 

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T01:02:00

    Dịch vụ test COVID-19 tại Hà Nội nóng từng ngày

    Nhiều cơ quan, trường học đã bắt đầu trở lại công việc, nhu cầu xét nghiệm COVID-19 tại bệnh viện tăng cao. Tại nhiều bệnh viện, người đến xét nghiệm phải xếp hàng chờ đợi, giá xét nghiệm ở các cơ sở y tế cũng chênh lệch tương đối lớn.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/02: Hà Nội số ca nặng, nguy kịch đang tăng - Ảnh 1.

     Một số bệnh viện như Medlatec, An Việt (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lượng người xếp hàng chờ xét nghiệm tràn ra cả vỉa hè. Tại các cơ sở y tế, giá thực hiện xét nghiệm cũng có sự chênh lệch. 

    Tại bệnh viện An Việt, giá xét nghiệm nhanh là 150 nghìn đồng/mẫu, xét nghiệm PCR là 600 nghìn đồng/mẫu. Tại bệnh viện Medlatec giá test nhanh COVID-19 là 100 nghìn đồng/mẫu, còn xét nghiệm PCR là 500 nghìn đồng/mẫu đơn và 110 nghìn đồng/mẫu (test gộp).

    Trong khi đó, tại bệnh viện Hồng Ngọc, giá test nhanh đối với người Việt Nam là 200 nghìn đồng, người nước ngoài là 250 nghìn đồng/mẫu. Giá test PCR đối với người Việt Nam là 790 nghìn đồng/mẫu, 1 triệu 290 nghìn đồng/mẫu đối với người xuất cảnh.

    Theo Tiền phong


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T02:02:00

    F0 điều trị tại nhà: 5 bước cần thực hiện

    Bước 1: Xét nghiệm khi có nguy cơ

    Nguy cơ: Có các triệu chứng (ho, đau họng, sốt, khó thở, mất khứu giác/vị giác) hoặc vừa tiếp xúc với F0.

    Xét nghiệm: Test nhanh vào ngày thứ nhất và thứ 3, test PCR vào ngày thứ 3.

    Bước 2: Khi có kết quả dương tính

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM: 

    Điều kiện tự cách ly tại nhà:

    - Không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (sốt dưới 38,5 độ C, không có dấu hiệu suy hô hấp, Sp02 trên 96%).

    - Dưới 50 tuổi, không mang thai, không có bệnh nền hoặc bệnh nền ổn định, đã tiêm 2 mũi vắc xin hoặc mũi 1 từ 14 ngày trở lên.

    - Nhà có không gian riêng đảm bảo cách ly (phòng ở riêng, WC riêng).

    - Có khả năng tự chăm sóc hoặc có người chăm sóc.

    Chuẩn bị:

    - Tự cách ly trong phòng riêng (ăn riêng, WC riêng, đeo khẩu trang khi vào không gian chung, xịt khuẩn các bề mặt tiếp xúc chung).

    - Báo y tế phường.

    - Chuẩn bị các vật dụng:

    + Khẩu trang y tế cho cả nhà trong 2-3 tuần.

    + Găng tay y tế cho người chăm sóc trong 2-3 tuần.

    + Thùng đựng chất thải có túi nylon lót bên trong.

    + Đồ dùng riêng cho bệnh nhân (bát đĩa, bình, cốc uống nước).

    + Thiết bị y tế: Que test nhanh (5 que/F0, 2 que/F1), nhiệt kế, máy đo SpO2.

    + Các loại thuốc: Hạ sốt, nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi, Ozerol, viên xông họng, thuốc tiêu chảy, vitamin tổng hợp, thuốc kháng virus (tham khảo ý kiến bác sĩ).

    - Chuẩn bị thực phẩm cho 7-10 ngày.

    Bước 3: Điều trị

    A. Nếu có triệu chứng nhẹ: 

    - Sốt: Đối với người lớn: Nếu sốt > 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều, cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như Paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống Oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

    Đối với trẻ em: Nếu sốt > 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, thông báo cho nhân viên y tế quản lý F0 tại nhà. 

    - Ho: Dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. 

    - Đo chỉ số Sp02 hằng ngày, uống bổ sung vitamin, súc họng, rửa mũi. 

    B. Tập luyện nhẹ nhàng: Người mắc và người nghi mắc Covid-19 được khuyến khích vận động vừa sức để theo dõi các tình trạng khó thở, nâng cao sức khỏe. Xem hướng dẫn F0 cách tập thở tại đây.

    C. F0 cần một chế độ ăn uống lành mạnh (ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, tăng cường nhiều rau quả, ăn đồ nóng, uống nước ấm…). Xem bài chế độ ăn cho F0 tại nhà tại đây.

    d, Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế đọc tin tức tiêu cực. Người bệnh có thể thư giãn bằng cách đọc sách, xem phim… Xem thêm cách vệ sinh nhà cửa. 

    Bước 4: Theo dõi dấu hiệu chuyển nặng, cần nhập viện

    Khó thở, thở hụt hơi; đau tức ngực; chỉ số SpO2 ≤ 95%; thay đổi ý thức như lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, mệt lả… là những dấu hiệu F0 cần đi bệnh viện.

    Bước 5: Điều kiện dỡ bỏ cách ly

    Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế: 

    - Cách ly, điều trị đủ 7 ngày và có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

    - Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính, tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin.

    Trạm Y tế nơi quản lý F0 chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T04:02:00

    Nhiều người là F1 đã vội vàng uống thuốc dành cho F0

    Gia đình bà Nguyễn Thị M. – Gia Lâm, Hà Nội mới là F1 đã sử dụng hết 3 hộp thuốc kháng virus vừa mua hàng xách tay của Nga với giá 12 triệu đồng. Bà M. cho biết, trước đó con gái bà mua sẵn mấy hộp thuốc trị Covid-19 của Nga về nhà để phòng. Khi con gái út nhiễm Covid-19, cả nhà test nhanh vẫn âm tính nhưng bà M. đã vội vàng lôi các hộp thuốc mua trước đó cho cả nhà uống.

    Trong gia đình, bà M. và chồng đều 70 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường nên bà rất sợ nhiễm bệnh sẽ bị biến chứng nặng. Con gái bà đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin mà vẫn phải vào bệnh viện dã chiến để thở oxy vì tình trạng sụt giảm SpO2, khó thở.

    Bà M. cho rằng sử dụng thuốc phòng còn hơn chống, vì uống thuốc này thì không virus nào có thể tấn công được.

    Không riêng bà M, sau khi trở thành F1, chị Hoàng Thị Dung – Long Biên, Hà Nội cũng vội vàng tìm mua cho mình đủ các đơn thuốc dự phòng. Chị Dung rất sợ mình thành F0 dù đã tiêm được 2 mũi vắc xin. Chị Dung khoe đơn thuốc chị đang dùng được người quen ở miền Nam gửi ra rất hiệu nghiệm, phòng được Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/02: Nhiều trường hợp mới F1 đã sử dụng thuốc dành cho F0 mà chưa biết hết tác dụng phụ của thuốc kháng virus trị Covid-19 - Ảnh 1.

    Các thuốc được bán trên mạng, nhiều người mới là F1 đã mua dùng.

    Nhà anh Nguyễn Thành C. Cầu Giấy, Hà Nội cũng sử dụng thuốc ức chế virus khi mới là F1. Anh C. và vợ tiếp xúc với F0 khi đi liên hoan tân niên ở công ty. Sau khi về nhà, vì sợ mắc Covid-19 lây nhiễm cho bố mẹ già nên anh C. và vợ “tung” hết các thuốc kháng virus đã mua trước đó ra uống.

    Anh C. cho biết cuối tháng 1, anh mua 4 hộp thuốc Favipiravir 400mg trên mạng với giá 1,5 triệu đồng/hộp. Khi thành F1 anh đã cho người nhà uống luôn để chặn virus từ cửa ngõ, không lo virus tấn công.

    Nhìn đơn thuốc với hàng chục loại khiến bác sĩ cũng hoảng, nào là thuốc Medrol 16mg, Methylprednisolone (thuốc chống viêm corticosteroid), Paracetamol, Vitamin C và nhỏ mũi, súc họng, smecta…

    Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái –Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai cho biết có rất nhiều người mới là F1 đã hoảng loạn và tìm đủ các biện pháp chặn virus nào là xông, uống thuốc, thậm chí cả thuốc dành cho F0 có triệu chứng, F0 nặng.

    Có những người đưa đơn thuốc có tới 12, 13 loại thuốc mua sẵn về nhà dùng, có người thì khi là F1 ra ngay hiệu thuốc cũng mua sẵn cho mình các gói thuốc. Nhà thuốc vì lợi nhuận cũng gói cho khách mua thuốc đủ các loại thuốc từ kháng viêm, kháng đông, vitamin, kẽm, hạ sốt, tiêu chảy, thuốc ho… Có những người đau dạ dày, mệt mỏi vì tác dụng phụ của thuốc do uống quá nhiều mà không có hiệu quả, người còn mệt mỏi hơn.

    Tác dụng phụ 'đáng gờm' của thuốc kháng virus trị Covid-19


    Thuốc kháng virus là thuốc đặc trị Covid-19 và hiện nay nhiều người sẵn sàng chi cả chục triệu đồng ....

    Theo BS Thái, với thuốc kháng virus chỉ dành cho người bệnh đã xét nghiệm dương tính với Covid-19. Nếu gia đình mua sẵn thuốc của Nga mà nhiều người đang săn lùng thì vẫn có thể dùng (dù tác dụng không nhiều) có thể người bệnh an tâm về mặt tâm lý, nhưng chỉ dùng khi dương tính vì chưa có virus thì uống kháng virus chỉ phí thuốc.

    Với các thuốc kháng virus Bộ Y tế cấp phép sử dụng thì dùng hết sức thận trọng theo hướng dẫn của cơ quan y tế, không phải ai cũng dùng được và không dùng cho trẻ em.

    Trước tình trạng dùng thuốc vô tội vạ của người dân thậm chí người bệnh không có triệu chứng hoặc chỉ là F1 đã sử dụng đơn thuốc có đủ thuốc gói A, gói B dẫn đến bệnh nặng hơn.

    Ngày 17/2, Sở Y tế thành phố Hải Phòng đã ra văn bản yêu cầu chấn chỉnh việc sử dụng thuốc gói B.

    Sở Y tế Hải Phòng cho biết tình hình dịch trên thành phố diễn biến phức tạp, số F0 trong cộng đồng đều trên 1000 ca mỗi ngày. Đến nay, Hải Phòng đang điều trị quản lý cho khoảng 31 nghìn ca bệnh, nhiều cơ sở y tế tư nhân cũng tham gia vào công tác điều trị cho F0 tại nhà để giảm tải cho cơ sở y tế. Tuy nhiên, thời gian qua bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

    Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Sở Y tế Hải Phòng đã yêu cầu các trường hợp điều trị tại nhà tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng viêm Corticoid với những người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

    Bệnh nhân cần theo dõi sát diễn tiến bệnh và khi có dấu hiệu chuyển nặng kịp thời liên hệ với cơ sở y tế hoặc trạm y tế lưu động để chuyển tuyến kịp thời. Sở Y tế Hải Phòng cũng yêu cầu các cơ sở y tế bán lẻ thuốc không được bán thuốc trái với quy định của pháp luật.

    Khi gia đình bạn thành F0, tách riêng với người chưa nhiễm trong nhà ngay và luôn. Riêng nhà có em bé, không nên gửi bé đi nhà khác tránh nguy cơ thành 2 nhà F0. Chuẩn bị ngay máy đo SPO2.

    Có triệu chứng nào điều trị triệu chứng đó, đến nay virus chỉ thuốc kháng virus mới tiêu diệt được hoặc cơ thể sinh ra kháng thể để tiêu diệt nó. Khi uống thuốc kháng virus phải uống đúng thuốc, không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T06:02:00

    Có quá sớm để coi Covid-19 là bệnh thông thường?

    Ý kiến trái chiều

    TS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam (Đại học Sydney, Australia) và bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cùng chung quan điểm còn quá sớm để coi Covid-19 là bệnh thông thường.

    Bác sĩ Hùng phân tích để dịch bệnh chuyển sang bệnh thông thường hoặc bệnh đặc hữu thì phải có đầy đủ "vũ khí" điều trị, kiểm soát được bệnh, và quan trọng hơn cả là tiên lượng được số lượng ca bệnh theo từng mùa. Ví dụ ngành y tế có thể dự đoán số ca cúm mùa mỗi năm và số bệnh nhân nhập viện. Nếu chưa thể tiên lượng thì chưa thể coi là bệnh thông thường.

    Tại Việt Nam hiện nay, số ca mắc Covid-19 vẫn gia tăng rất mạnh, lên tới 36.000 ca/ngày vào 17/2, và chưa thể dự đoán được số ca bệnh như các bệnh đặc hữu khác. Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh khả năng lây lan rộng và tỷ lệ mắc bệnh còn quá cao vừa ảnh hưởng đến sức lao động của xã hội, vừa tiềm ẩn nguy cơ tạo ra đột biến mới.

    “Với 2 tác hại này thì cần cảnh giác sự bùng phát của đợt dịch mới diễn tiến nặng hơn. Sau khi chích ngừa, tỷ lệ tử vong không cao nên người dân có vẻ bỏ quên chuyện cảnh giác, phòng ngừa”, ông nhận định.

    Đáng chú ý, bác sĩ Hùng cảnh báo số ca nhiễm hiện tại có thể chưa phải con số thực. Thông qua tư vấn cho nhiều F0, ông cho biết hầu hết các trường hợp này không báo cáo với địa phương mà chỉ tự điều trị tại nhà. Điều này cho thấy bức tranh về dịch Covid-19 có thể chưa được đánh giá sát thực tế.


    Chuyên gia cảnh báo người dân đang có tâm lý chủ quan với dịch bệnh. Ảnh: Chí Hùng.

    Có quan điểm tương tự, TS Nguyễn Thu Anh lý giải biến thể mới thường xuất hiện khi có sự nhân lên của virus. Với tốc độ lây nhiễm hiện nay, Covid-19 lây lan liên tục với tốc độ cực nhanh nên khả năng tạo ra biến thể mới là rất cao.

    Xu hướng từ biến thể Alpha tới Delta và Omicron là khả năng lây truyền tăng nhưng độc lực giảm. Do đó, bà hy vọng các biến thể sau Omicron sẽ ít “nguy hiểm” hơn, nhưng không thể loại trừ 100% nguy cơ xuất hiện biến thể mới gây bệnh nặng.

    “Nhờ có vaccine và thuốc điều trị mà Covid-19 đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 luôn gây ra những thay đổi rất bất ngờ. Loài người liên tục trở tay không kịp nên chúng ta không thể chủ quan”, bà nói.

    Nếu “hành vi” của biến thể mới giống như Omicron thì có thể coi đây là một “bệnh truyền nhiễm thông thường”, chứ không phải bệnh thông thường. Còn nếu biến thế mới gây tử vong hoặc bệnh nặng cao, hậu quả tới sức khỏe lớn thì cần thay đổi chiến lược ứng phó.


    Tốc độ lây nhiễm càng cao thì càng dẫn đến nguy cơ xuất hiện biến chủng mới. Ảnh: Chí Hùng.

    Chia sẻ góc nhìn khác, PGS.TS Vũ Minh Phúc, nguyên Trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng đã đến lúc có thể coi Covid-19 là bệnh thông thường và chuyển dịch bệnh này từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

    Trước băn khoăn về việc tốc độ lây lan nhanh dẫn đến nguy cơ xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn trước, bác sĩ Phúc cho rằng số ca nhiễm hiện nay cao nhưng cần nhìn vào tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong xem có tăng hay không.

    “Nếu bệnh viện quá tải mới đáng lo. Còn nếu không, nhiều người nhiễm sẽ giúp đạt miễn dịch cộng đồng”, bà Phúc nói.

    Chuyên gia phân tích bản chất của virus là đột biến và theo chiều hướng thích nghi để có lợi cho nó và kháng lại các loại thuốc được sản xuất để “tiêu diệt” nó. Đó là lý do các loại thuốc chích ngừa thay đổi mỗi năm và người dân phải tiêm lại vaccine theo một chu kỳ cụ thể. Ví dụ vaccine cúm phải tiêm nhắc hàng năm; viêm gan phải tiêm lại mỗi 5 năm; viêm não Nhật Bản tiêm lại mỗi 3 năm...

    Bà cho rằng con người sẽ luôn phải chạy theo virus nên "lo cũng không làm được gì” mà quan trọng là cần thích nghi. Cụ thể là liên tục phát triển thuốc chủng ngừa mới để phù hợp với sự đột biến của virus.

    Không chỉ Việt Nam, cả thế giới cũng lúng túng

    Trước những quan điểm chưa thống nhất về việc đã nên coi Covid-19 là bệnh thông thường, TS Nguyễn Thu Anh chia sẻ không chỉ Việt Nam mà cả thế giới cũng lúng túng và đang cân nhắc xem nên gọi Covid-19 là “pandemic” (đại dịch toàn cầu) hay “endemic” (bệnh đặc hữu).

    Hiện, định nghĩa “pandemic” vẫn phù hợp với Covid-19 vì có đủ các yếu tố như số ca nhiễm nhiều, xuất hiện ở nhiều quốc gia, lây từ người sang người. Định nghĩa này không nói gì đến mức độ nặng, nhẹ của bệnh và tác động lên sức khỏe cộng đồng.

    Khi thế giới chưa có câu trả lời về vấn đề này, TS Thu Anh cho rằng định nghĩa không quan trọng bằng việc hiểu bản chất vấn đề.

    Thứ nhất, với những biến thể Covid-19 đang lưu hành và các loại vaccine, thuốc điều trị Covid-19 hiện có thì tác động của Covid-19 đến sức khỏe là không lớn, có thể quản lý được. Điều đó có nghĩa cần phải nới lỏng các biện pháp quản lý, phòng chống dịch. Thứ 2 là Covid-19 đã lây lan rất sâu, việc loại virus ra khỏi cộng đồng là bất khả thi nên cần chấp nhận và chuyển qua quản lý rủi ro thay vì loại trừ Covid-19 ở thời điểm này.


    Vaccine vẫn là "vũ khí" hiệu quả để bảo vệ người dân khỏi SARS-CoV-2. Ảnh: Phạm Ngôn.

    Nếu chấp nhận Covid-19 trong cộng đồng thì phải mở cửa các hoạt động như trường học, kinh doanh, sản xuất, du lịch… và áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động của Covid-19 lên số ca bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, biện pháp ở đây không phải khoanh vùng, dập dịch, phong tỏa, cách ly…

    Các biện pháp cần ưu tiên là: Đảm bảo những người có nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong do Covid-19 được bảo vệ bởi vaccine, được tiếp cận thuốc điều trị sớm và hiệu quả, người có bệnh nền được điều trị và quản lý bệnh nền ổn định. Người bị nhiễm vẫn cần tự cách ly trong giai đoạn có triệu chứng hô hấp để hạn chế lây bệnh cho người khác, góp phần giữ số bệnh nhân phải nhập viện trong giới hạn năng lực của hệ thống y tế.

    “Phải nhận thức là Covid-19 đã, đang và sẽ hiện diện trong cộng đồng; vẫn sẽ có người bị tử vong hoặc bị ảnh hưởng tới sức khỏe khi mắc Covid-19. Vì thế, chúng ta không được mặc kệ dịch bệnh mà phải quản lý rủi ro, nhưng cách quản lý đã và cần tiếp tục thay đổi”, bà nói và nhấn mạnh cần luôn chuẩn bị cho một tương lai chưa biết chắc sẽ thế nào.

    Khi nào có thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu?

    Hiện, Việt Nam đang thuộc top 20 quốc gia có tỷ lệ chích ngừa tốt nhất thế giới. Với thành quả này, bác sĩ Lê Quốc Hùng cho rằng Việt Nam nên duy trì các mức độ phòng, chống dịch tối thiểu trong 2-3 tháng nữa và kỳ vọng dịch có thể ổn định hẳn.

    Cùng quan điểm, bà Thu Anh khuyến nghị cần thêm thời gian để khẳng định chắc chắn rằng sau đợt bùng phát gây ra do Omicron, số ca bệnh nặng và tử vong duy trì ở mức thấp trong thời gian tương đối dài - 6 tháng hoặc một năm. Sau đó cần tiếp tục theo dõi hàng năm xem các đợt bùng phát dịch có bất thường hoặc theo mùa không.

    “Khi không thấy số ca nhập viện, ca tử vong tăng cao đột biến nữa thì mới có thể tự tin là kiểm soát được. Nhưng như thế không có nghĩa là buông. Các nhà khoa học vẫn phải theo dõi, giám sát để xem có những biến thể mới sau đấy hay không, và tác động của các biến thể này tới sức khỏe cộng đồng về lâu dài là thế nào”, bà nói.

    Chuyên gia nhấn mạnh thận trọng không đồng nghĩa với việc phản ứng cực đoan, duy trì các biện pháp hành chính quá mức. Điều quan trọng là cần chuẩn bị cho các kịch bản theo các hướng khác nhau trong tương lai ngắn và dài hạn.


    Người cao tuổi là nhóm nguy cơ cao cần được bảo vệ khỏi dịch Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.

    Đề xuất phương hướng chống dịch thời gian tới, TS Nguyễn Thu Anh chia sẻ quan điểm việc đầu tiên cần làm là tuyên truyền để người dân tiếp tục đeo khẩu trang nơi đông người, đặc biệt là khu vực kín, tiêm vaccine khi chưa đủ liều và xét nghiệm Covid-19 khi có triệu chứng nghi mắc.

    Hai là cần đón chờ các loại vaccine mới. Việt Nam không nên “bỏ hết trứng vào một giỏ” mà phải luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận các loại vaccine hiệu quả hơn.

    Ba là cần tìm kiếm loại thuốc điều trị Covid-19 hiệu quả hơn, trên một quần thể lớn hơn. Bởi lẽ, khi có nhiều người bệnh, thuốc có hiệu quả trên quần thể lớn sẽ hiệu quả hơn về kinh tế.

    Chuyên gia cũng cho rằng Chính phủ cần có các chiến lược dài hạn hơn thay vì “tạm thời”. Một vấn đề quan trọng khác là phải giải bài toán kinh phí dài hạn để xem cần đầu tư vào đâu để vừa hiệu quả, vừa an toàn.

    Với “lá chắn” vaccine, Nhà nước cần có chiến lược bền vững. “Chính phủ sẽ không thể mãi mãi trả tiền được và tỷ lệ đồng ý tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều trong tương lai”, bà dự báo.

    Việt Nam cũng nên tìm cách tự chủ một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất thuốc điều trị và vaccine. Bên cạnh đó, để giám sát sự xuất hiện của các biến thể như các nước, Việt Nam vẫn phải giải trình tự gene và quan sát các thay đổi bất thường về đặc điểm dịch tễ.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-18T06:02:00

    Bệnh viện điều trị Covid-19 ở Hà Nội kín giường

    Sáng 18/2, điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Phương, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Đại học Y Hà Nội, cho biết cơ sở y tế này hiện điều trị 180 bệnh nhân, đã kín giường. Mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận 20-30 F0.

    "Bệnh viện có hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng và tình nguyện viên tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Giường bệnh vẫn còn nhưng nhân lực để tiếp nhận, điều trị theo công suất tối đa là 530 giường của bệnh viện chưa đủ. Với số nhân lực và số bệnh nhân đang điều trị, chúng tôi còn thiếu bác sĩ, điều dưỡng", điều dưỡng Phương nói.

    Khu vực R13 và R14 là nơi điều trị bệnh nhân tầng 3, nặng và nguy kịch. Mỗi khu có thể điều trị tối đa 20 bệnh nhân. Hiện khu vực này cũng kín giường.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/02: Bệnh viện điều trị Covid-19 ở Hà Nội kín giường - Ảnh 1.


    BS Nguyễn Minh Nguyên, điều trị tầng 3, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, cho biết đặc điểm của các bệnh nhân tại đây là rất già, tuổi trung bình từ 80 đến 100 và tỷ lệ chưa tiêm vaccine lớn.

    "Các bệnh nhân điều trị tại khu vực hồi sức luôn cần theo dõi liên tục 24/24 giờ vì diễn biến xảy ra liên tục, khó lường. Bệnh nhân chủ yếu nằm lưu cữu, thời gian điều trị dài, có khi vài tuần hoặc vài tháng mới có thể ra viện. Vì vậy, chúng tôi phải chiến đấu dài hơi. Đây cũng là thách thức lớn với nhân viên y tế", bác sĩ Minh Nguyên nói.

    Bác sĩ Nguyên phân tích sau khi tiêm vaccine, số lượng F0 ngoài cộng đồng tăng, tỷ lệ bệnh nhân nặng có giảm. Tuy nhiên, khi số F0 tăng quá cao, lượng bệnh nhân nặng cũng sẽ tăng, đặc biệt người già yếu, nhiều bệnh nền, không có khả năng đi tiêm vaccine. Những trường hợp này mắc thêm Covid-19 thường rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

    Vì vậy, theo bác sĩ Minh Nguyên, muốn giữ được tỷ lệ tử vong thấp, chúng ta cần "phòng bệnh hơn chữa bệnh", giảm tỷ lệ lây nhiễm ngoài cộng đồng, bảo vệ đối tượng nguy cơ nặng.

    Từ 31/8/2021, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 với quy mô 500 giường bệnh chính thức đi vào hoạt động. Đây là nơi tiếp nhận, điều trị của các bệnh nhân Covid-19 tầng 2, tầng 3.

    Tính đến hết 16/2, Hà Nội có 126.073 F0 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, hơn 121.000 F0 điều trị tại nhà và 853 ca điều trị tại khu cách ly. Hơn 3% còn lại (khoảng 4.000 ca) phải nhập viện điều trị.

    Số lượng bệnh nhân nặng tại Hà Nội cũng có xu hướng tăng nhẹ, trong đó khoảng 2.500 ca mức độ trung bình (tăng gần 30% so với trung bình 7 ngày trước); gần 700 ca mức độ nặng/nguy kịch tăng gần 15%; 608 ca thở oxy (tăng 18%); 44 ca phải thở máy xâm lấn (tăng 13%).

    Số còn lại là bệnh nhân thở oxy dòng cao (HFNC), lọc máu, ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể).

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ