Cập nhật lúc 18:59 - 11/12/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 17/11: Hà Nội cách ly người về từ TPHCM, Bình Dương là không hợp lý

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-16T23:11:00

    Số ca nhiễm tiếp tục tăng cao tại nhiều tỉnh miền Tây

    Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tăng cao ở Bạc Liêu

    Ngày 16/11, theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong 24 giờ qua (từ 6h ngày 15/11 đến 6h ngày 16/11/2021) ghi nhận 328 trường hợp mắc COVID-19. So với ngày trước đó (15/11) tăng 30 trường hợp mắc mới và tăng 50 trường hợp trong cộng đồng.

    Trong tổng số 328 ca mắc mới, có 210 trường hợp bệnh ghi nhận trong cộng đồng (58 trường hợp ghi nhận tại TP Bạc Liêu; 11 trường hợp ghi nhận tại BVĐK Thanh Vũ Bạc Liêu; 2 trường hợp ghi nhận tại Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu; 3 trường hợp ghi nhận tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bạc Liêu; các trường hợp còn lại ghi nhận tại các huyện, thị xã trong tỉnh).

    51 trường hợp ghi nhận tại khu phong tỏa; 62 trường hợp ghi nhận tại khu cách ly tập trung; 5 trường hợp về từ tỉnh/thành khác.

    Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, ngoại trừ 5 trường hợp về từ các tỉnh/thành không có khả năng lây lan ngoài cộng đồng do đã được cách ly từ trước. Các trường hợp còn lại có khả năng lây lan ngoài cộng đồng, do trước khi có kết quả dương tính đã tiếp xúc nhiều người.

    Tính đến ngày 16/11, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ghi nhận tổng cộng 7.586 ca mắc COVID-19 (52 ca nhập cảnh); đang cách ly điều trị 3.388 ca; số ca bình phục 4.127; tử vong 71 ca.

    Hiện tại, tỉnh đang cách ly tập trung 1.873 người (1.492 F1 và 381 về từ vùng dịch); đang cách ly tại nhà 821 người; lũy kế đã tiêm mũi 1 là 551.074 (82,12%) và đủ 2 mũi 354.265 (52,79%).

    Hậu Giang thêm nhiều ca mắc COVID-19 trong cộng đồng   

    Theo Sở Y tế Hậu Giang, trong 24 giờ (từ 6 giờ ngày 15/11 đến 6 giờ ngày 16/11), tỉnh Hậu Giang ghi nhận 97 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có hàng chục ca cộng đồng tại nhiều địa phương. Từ hôm nay (16/11) đến 18/11, Hậu Giang tiến hành tiêm vắc xin Pfizer mũi 2 cho người già và phụ nữ mang thai.

    Số ca mắc tăng cao, Vĩnh Long triển khai cách ly F1 tại nhà   

    Chiều 16/11, tỉnh Vĩnh Long ghi nhận 71 ca F0, nâng tổng số ca ghi nhận trong 24 giờ qua là 291. Trong đó, 104 ca qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, 23 ca qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế và 164 ca là F1 được cách ly tập trung.

    Kể từ ngày 17/11, tỉnh Vĩnh Long triển khai cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 (F1). Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long khuyến khích người dân hạn chế ra đường khi không cần thiết từ 20h tối hôm trước đến 3h sáng hôm sau.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-16T23:11:00

    Hà Nội buộc người đến từ TP.HCM, Bình Dương... tự cách ly 7 ngày

    Ngày 16/11, UBND Hà Nội ban hành Công điện số 23 về việc tiếp tục triển khai biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

    Theo đó, từ ngày 17/11, thành phố thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (F0) trên địa bàn xã, phường, thị trấn với phương châm "4 tại chỗ" do các quận, huyện, thị xã thành lập và điều hành theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội.

    Việc thí điểm trước mắt được thực hiện tại một số cơ sở tại quận Long Biên, huyện Hoài Đức, Sóc Sơn, Thanh Trì và Mỹ Đức.

    Đối với những trường hợp tiếp xúc gần (F1), việc cách ly tiếp tục được thực hiện tập trung tại khu cách ly thuộc các quận, huyện, thị xã. Thời gian được điều chỉnh xuống còn 14 ngày.

    Đối với những người đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế, thành phố thí điểm thực hiện cách ly tại nhà. Thời gian thực hiện thí điểm cho đến khi có thông báo của thành phố.

    Đặc biệt, theo nội dung công điện mới, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh tới từ khu vực nguy cơ cao, rất cao (cấp độ 3 và 4, tương ứng màu da cam và đỏ) và tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày thay vì tự theo dõi sức khỏe. Việc xét nghiệm được thực hiện 2 lần vào ngày đầu tiên và thứ 7 của thời gian cách ly.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 17/11: Hà Nội hơn 30% ca mắc là ở ngoài cộng đồng sau hơn một tháng thực hiện Nghị Quyết 128 - Ảnh 1.

    Đối với người chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine về từ khu vực nguy cơ cao phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày. Việc xét nghiệm được thực hiện vào ngày đầu và cuối của đợt cách ly. Sau đó, họ phải tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày.

    Những người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh về Hà Nội từ khu vực nguy cơ cấp độ 2 phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày, xét nghiệm một lần vào ngày đầu tiên; những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều về từ khu vực cấp độ 2 phải tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, xét nghiệm 2 lần.

    Ngoài ra, tất cả trường hợp trên ngay khi về Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương.

    Thành phố yêu cầu Sở Y tế tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm vaccine, ưu tiên tiêm cho người trên 50 tuổi, công nhân khu công nghiệp, chế xuất, lực lượng shipper, vận chuyển, người làm việc tại khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị, phụ nữ có thai… và chuẩn bị tiêm phòng Covid-19 cho người dưới 18 tuổi theo kế hoạch.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-17T00:11:00

    TP HCM ban hành quy định mới về thích ứng an toàn với dịch Covid-19

    Chiều 16-11, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã ký ban hành Quyết định 3400 về quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên địa bàn thành phố.

    Theo đó, quyết định này thay thế cho một số nội dung trong Chỉ thị 18 và nhiều văn bản khác liên quan đến việc đi lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh, ăn uống mà UBND TP HCM ban hành trước đây.

    Từ ngày 16-11-2021, người dân sử dụng ứng dụng "PC-COVID" của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 khi tham gia các hoạt động được quy định tại quyết định này.

    Các hoạt động kinh tế - xã hội tuân thủ quy định của các bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.

    NÓNG: TP HCM ban hành quy định mới về thích ứng an toàn với dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Tiêm vắc-xin cho người dân TP HCM. Ảnh: Hoàng Triều

    Kèm theo quyết định này có 3 phụ lục quy định tạm thời về các biện pháp áp dụng theo từng cấp độ dịch trên phạm vi phường, xã, thị trấn của các nhóm hoạt động gồm cơ quan, công sở, giao thông, giáo dục và hoạt động khác.

    Cụ thể, về điều kiện chung, người tham gia các hoạt động phải tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin đối với loại 2 liều sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.

    Người thuộc diện phải tiêm vắc-xin nhưng không thể tiêm do có chống chỉ định phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế về chống chỉ định.

    Trẻ em chưa đến tuổi tiêm vắc-xin được tham gia các hoạt động khi đi kèm với người lớn đã tiêm vắc-xin.

    Các yêu cầu về xét nghiệm được thực hiện khác nhau theo từng hoạt động.

    Theo quy định, các sở sở kinh doanh dịch vụ như massage, spa, làm đẹp, quán bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke được hoạt động tại các phường, xã, thị trấn cấp độ 1; đảm bảo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

    Người làm việc phải được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

    Đối với cơ sở ăn uống tại chỗ, các phường xã, thị trấn cấp độ 1, 2 sẽ hoạt động có điều kiện. Phường, xã, thị trấn cấp 3 sẽ hoạt động hạn chế có điều kiện. Tuy nhiên, hiện quy định các hoạt động sẽ thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của UBND TP HCM, Sở Công Thương và Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố.

    Đối với bán hàng rong, vé số dạo: phường, xã, thị trấn cấp độ 1 được hoạt động; bảo đảm Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch Covid; phường, xã, thị trấn cấp độ 2 hoạt động hạn chế; phường, xã, thị trấn cấp độ 3, 4 không được hoạt động.

     Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-17T00:11:00

    Vì sao Bình Thuận bổ sung hơn 600 ca mắc COVID-19 mới?

    Trong bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế công bố tối 16-11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận bổ sung thêm 609 ca, nâng tổng số ca mắc mới trong ngày lên hơn 1.000 và đứng thứ 2 cả nước chỉ sau TP.HCM.

    Về vấn đề này, lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận cho biết đó là những trường hợp chưa kịp cập nhật lên hệ thống từ những ngày trước, dồn lại và phần lớn ở TP Phan Thiết.

    Theo vị lãnh đạo trên, thời gian qua tại TP Phan Thiết có số ca dương tính bằng test nhanh sàng lọc cộng đồng tăng vọt. Địa phương đã gấp rút thành lập thêm các bệnh viện dã chiến điều trị tầng 1, đặt ở các trường học.

    Khi có kết quả test nhanh dương tính, các ca mắc trong TP Phan Thiết liền đưa về đây điều trị.

    Do đưa vào hoạt động gấp rút nên thời gian đầu các bệnh viện còn gặp lúng túng, đồng thời nhân viên y tế không kịp cập nhật thông tin số liệu trong ngày. Khi rà soát lại danh sách bệnh nhân để thực hiện chính sách bảo hiểm và chế độ khác thì phát hiện họ có mã số.

    Từ đó, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận yêu cầu tất cả bệnh viện dã chiến rà soát lại để bổ sung. Đến hôm nay, địa phương bổ sung hơn 600 ca mắc vào hệ thống của bộ.

    Tất cả những trường hợp bổ sung đều đã xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR.

    Ngoài con số bổ sung trên, trong ngày 16-11, tỉnh Bình Thuận cũng lập đỉnh ca mắc COVID-19 mới là 439 ca.

    Hiện tỉnh Bình Thuận là vùng cam, riêng TP Phan Thiết là vùng đỏ.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-17T01:11:00

    Hơn 30% ca mắc Covid-19 là ở ngoài cộng đồng sau hơn một tháng Hà Nội thực hiện Nghị Quyết 128

    Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương vừa có báo cáo cho biết, trong ngày 15/11/2021, địa phương ghi nhận 289 ca bệnh trong đó có 47 ca cộng đồng, 178 ca khu cách ly, 64 ca khu phong tỏa.

    Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), Hà Nội ghi nhận 6.622 ca mắc, trong đó, ghi nhận 2.016 ca tại cộng đồng; 3.145 ca trong khu cách ly tập trung, 1.171 ca tại khu phong toả; 77 trường hợp nhập cảnh; 213 trường hợp mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.

    Cộng dồn đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 6.862 ca mắc, trong đó ca ghi nhận 2.136 tại cộng đồng trên địa bàn TP Hà Nội, 3.165 tại các khu cách ly, 1.171 tại khu phong toả, khu ở dịch cũ; 177 trường hợp nhập cảnh và 213 trường hợp mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.

    Đáng lưu ý, trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP đến nay (11/10 - 18h00 ngày 15/11): 2.315 ca mắc (trung bình 64,30 ca/ngày), trong đó 696 ngoài cộng đồng (30,06%), 1.229 tại khu cách ly (53,08%), 369 tại khu phong tỏa (15,75%), 21 ca nhập cảnh (1,11%).

    Thành phố hiện có 15 chùm ca bệnh như sau:

    + Chùm ca bệnh tại Phú Đô, quận Nam Từ Liêm đã ghi nhận 183 ca mắc mới. (Trong ngày ghi nhận 71 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại Khu công nghiệp Đài Tư, quận Long Biên đã ghi nhận 106 ca mắc. (Trong ngày ghi nhận 04 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy đã ghi nhận 114 ca mắc. (Trong ngày ghi nhận 17 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh mới tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm đã ghi nhận 252 ca mắc. (Trong ngày ghi nhận 22 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại đường Bưởi, Cống Vị, quận Ba Đình ghi nhận 34 ca mắc. (Trong ngày ghi nhận 01 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại Thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh đã ghi nhận 241 ca mắc. (Trong ngày ghi nhận 05 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại Phú La, quận Hà Đông ghi nhận 78 ca mắc. (Trong ngày ghi nhận 11 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại huyện Quốc Oai đã ghi nhận 164 ca mắc. (Trong ngày  ghi nhận 01 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại Thủ Lệ, Ngọc Khánh, quận Ba Đình ghi nhận 46 ca mắc. (Trong ngày ghi nhận 10 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa đã ghi nhận 55 ca mắc. (05 ngày chưa ghi nhận ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã ghi nhận 41 ca mắc. (02 ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại La Thành, Giảng Võ đã ghi nhận 78 ca mắc. (Trong ngày ghi nhận 20 ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh tại Yên Xá, Tân Triều, huyện Thanh Trì đã ghi nhận 19 ca mắc mới. (Trong ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh mới tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức đã ghi nhận 15 ca mắc. (02 ngày chưa ghi nhận ca mắc mới).

    + Chùm ca bệnh mới tại Yên Nội, Đồng Quang, Quốc Oai đã ghi nhận 33 ca mắc mới.

    Số ca F1 được ghi nhận trong ngày (tính đến 18h00 ngày 15/11) thêm 748 trường hợp; cộng dồn số F1 (từ 29/4 đến nay): 28.328 trường hợp.

    Theo Sở Y tế, tổng số ca F0 đã điều trị: 5.702; hiện đang điều trị: 1.736 trường hợp F0, trong đó: BV Nhiệt đới Trung ương: 37; BV Đại học Y Hà Nội: 27; BVĐK Đức Giang: 128; Thanh Nhàn 10; BV Bắc Thăng Long: 19; BV Hà Đông: 181; BVĐK Gia Lâm: 146; BVĐK Mê Linh: 97; BV Tâm thần HN: 1. Cơ sở điều trị KTX Phenikaa: 308; Cơ sở điều trị Đền Lừ III: 787.

    Tổng số bệnh nhân đã điều trị khỏi: 4.025. Số bệnh nhân chuyển tầng điều trị: 109 trường hợp. Tổng số bệnh nhân chuyển viện: 679.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-17T03:11:00

    Hà Nội chuẩn bị cho tình huống gia tăng F0: Không để bùng dịch

    Giám sát chặt chẽ

    Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tình hình dịch bệnh trên cả nước và Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc đang gia tăng mạnh. Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng nhận định, dịch bệnh không chỉ xâm nhập từ bên ngoài mà mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng thời gian qua vì còn có những ca bệnh lẩn khuất chưa được phát hiện; thêm vào đó, sự đi lại của người dân được nới lỏng, sự chủ quan của một bộ phận người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

    Một số chùm ca bệnh, ổ dịch như tại thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai), xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh), chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm)... dự báo còn phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao. Các chùm ca bệnh này có liên quan đến đám hiếu, đám cưới, giao lưu buôn bán và liên quan các cơ quan, công sở của nhà nước nên lượng người có tiếp xúc với F0 nhiều. 

    Tính từ ngày 11/10 đến nay, bình quân mỗi ngày Hà Nội phát sinh hơn 60 ca F0, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Đặc biệt những ngày gần đây, số ca F0 tăng lên mức 3 con số; mới nhất từ 18h ngày 14/11 đến 18h ngày 15/11, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận thêm 289 ca dương tính với SARS-CoV-2. Tỉ lệ F1 chuyển thành F0 và tỉ lệ người đã tiêm 2 mũi vắc xin mắc SARS-CoV-2 có xu hướng tăng nhanh.

    Hà Nội dự kiến thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã lưu động được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Căn cứ tình hình thực tế diễn biến dịch trên địa bàn, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ chỉ đạo bộ phận liên quan chuẩn bị các điều kiện về địa điểm, nhân lực, trang thiết bị, thuốc để sẵn sàng thiết lập thêm trạm y tế lưu động.

    PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết: 

    “Chúng ta tiến hành nới lỏng nhiều hoạt động, dần chấp nhận có những ca dương tính và nằm trong dự báo từ trước. Tôi nghĩ rằng vẫn phải thực hiện tốt Nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ, để khống chế số mắc không được quá cao. Bởi nếu số ca mắc quá cao sẽ gây quá tải hệ thống y tế”.

    Theo ông Phu, nhiều người tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn mắc COVID-19 thời gian qua cho thấy, vắc xin chỉ giúp hạn chế các biến chứng nhưng vẫn có khả năng làm lây nhiễm vi rút. Chính vì vậy, mỗi người dân cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc 5K. Về nguyên tắc, khi còn ca mắc trong cộng đồng, vẫn phải giám sát chặt chẽ dịch, nếu không kiểm soát được dịch sẽ có nguy cơ bùng phát.

    Đánh giá về tình hình dịch tại Hà Nội hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, dù Hà Nội có nhiều ổ dịch cộng đồng, song số mắc nặng không nhiều do phần lớn đã được tiêm vắc xin. Lo nhất hiện nay là quá tải hệ thống y tế, bởi quá tải dễ dẫn đến bệnh nhân tử vong. 

    “Thủ đô vẫn phải tiếp tục phát hiện sớm, truy vết, phong tỏa, dập dịch. Phát hiện càng sớm càng tốt để truy vết, dập dịch khi ổ dịch còn nhỏ, nếu để thành ổ dịch lớn, lúc đó khó kiểm soát”, ông Phu nói.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-17T08:11:00

    PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Hà Nội cách ly người về từ TPHCM, Bình Dương là không hợp lý

    Như đã thông tin, ngày 16/11, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công điện mới về phòng, chống COVID-19.

    Đáng chú ý, theo Công điện này, thành phố Hà Nội yêu cầu với người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc là F0 đã khỏi bệnh đi về từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (cấp độ 4 và cấp độ 3, tương ứng với màu đỏ và màu da cam) và các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú (có quyết định cách ly của địa phương) trong vòng 7 ngày thay cho tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

    Những người này phải xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và thứ 7 thay vì 1 lần như trước đây.

    Với người chưa tiêm đủ liều vắc xin đi về từ khu vực nguy cơ cao (cấp độ 3, tương ứng màu da cam), phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày (có quyết định cách ly của địa phương), tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện biện pháp 5K; xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và thứ 7 từ khi tới Hà Nội. Trước đây, những trường hợp này chỉ phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà và không chỉ định xét nghiệm.

    Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 về Hà Nội đi về từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày, xét nghiệm 1 lần vào ngày đầu tiên.

    Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin đi về từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày; xét nghiệm 2 lần.

    Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương.

    Quy định này của Hà Nội được cho là gây bất ngờ, bởi thành phố hiện vẫn xác định đang ở cấp độ 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình về COVID-19. Nhiều người tại TP HCM, Bình Dương 'e ngại' khi di chuyển ra Hà Nội.

    Nhiều người cho rằng vì công việc phải vào TPHCM và Bình Dương công tác 1- 2 ngày, làm việc trong phạm vi hẹp nhưng ra Hà Nội phải cách ly bắt buộc tại nhà 7 ngày khiến công việc bị đảo lộn, lịch làm việc phải hủy sau khi về Hà Nội.

    Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng quyết định bắt buộc cách ly vừa ban hành của Hà Nội là không hợp lý.

    Theo ông Nga, người từ TP.HCM hay các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An khi ra Hà Nội nếu đi máy bay thì đều đã phải tiêm 2 mũi vắc xin và có xét nghiệm âm tính. Như vậy, sao còn phải cách ly. "Hà Nội làm thế phải chăng vì lo tiêm 2 mũi vắc xin và xét nghiệm không hiệu quả?”, ông Nga đặt vấn đề.

    Ông Nga cũng cho biết, hiện nay, thành phố Hà Nội rất lo ngại nguy cơ lây lan dịch, nhưng việc xuất hiện các ca nhiễm mới không phải chỉ do người từ nơi khác về, mà có yếu tố dịch từ nội bộ của thành phố Hà Nội.

    Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, dịch đã lây lan trong cộng đồng. Hiện nay, nếu đi khám, tình cờ cũng có thể phát hiện nhiều người có vi rút, kể cả những người đã tiêm vắc xin rồi. Tuy nhiên, họ có thể có vi rút nhưng không phải người bệnh.

    Ông Nga nêu quan điểm: "Chúng ta đã xác định thích ứng linh hoạt thì chỉ những người có triệu chứng hoặc có bệnh nền thì mới phải chữa trị”.

    Theo ông Nga, hiện nay, TP HCM vẫn có hơn nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày, song đã cho mở lại nhiều dịch vụ hơn Hà Nội, và đang tính cho mở lại hoạt động dạy học trực tiếp. “Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin của 2 thành phố cao gần ngang nhau. Hà Nội không nên vì quá lo lắng mà có những quy định gây khó trong việc mở cửa, thích ứng linh hoạt, đặc biệt là với người nơi khác về Thủ đô công tác, làm việc”, ông Nga khuyến nghị.

    Liên quan đến việc Hà Nội có thông báo về chủ trương thí điểm cách ly F1 tại nhà với những người có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế, ông Nga cho biết, Hà Nội nên triển khai mà không cần thí điểm.

    "Quan điểm của tôi là Hà Nội bỏ cách ly tập trung đi, bỏ phong toả rộng tại khu phố hay toà chung cư, chỉ phong toả hẹp trong gia đình thôi”, ông Nga nêu.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ