Cập nhật lúc 12:06 - 13/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/12: Bộ Y tế kiến nghị dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-15T23:12:00

    Lâm Đồng có số ca mắc mới trong ngày nhiều nhất từ đầu dịch

    Ngày 15/12, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 284 ca mắc Covid-19 mới, là số ca nhiễm trong 24 giờ cao nhất từ trước đến nay.

    Trong số 284 ca mắc mới của toàn tỉnh, 4 huyện và thành phố phức tạp về Covid-19 là Đà Lạt, Di Linh, Đức Trọng và Đạ Huoai đã có 217 ca.  

    Tình hình Covid-19 tại Lâm Đồng diễn biến càng phức tạp kể từ đầu tháng 12 với gần 2.500 ca trong nửa tháng, tăng nhanh nhất khu vực Tây Nguyên.

    Cập nhật ngày 15/12, toàn tỉnh có 5.983 ca Covid-19, trong đó 2.864 ca vẫn trong thời gian điều trị.

    Ứng phó với số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, ngày 15/12, Sở Y tế Lâm Đồng đã cấp mã số cho 3 cơ sở điều trị Covid-19 mới, với 570 giường bệnh, dành cho các F0 nhẹ và không triệu chứng. Trong số đó, có 2 cơ sở tại thành phố Đà Lạt và 1 tại huyện Di Linh./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-16T00:12:00

    Hà Nội chưa có phương án phong tỏa diện rộng, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát

    Ngày 15/12, tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có một số chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

    Ông Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành ủy, UBND đã chỉ đạo tập trung tối đa cho tuyến cơ sở để phòng, chống dịch.

    Ngành Y tế phải có hướng dẫn về chuyên môn, nhất là trang thiết bị và con người cho các trạm y tế. Từng phường, xã, thị trấn phải có phương án cụ thể để chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực tương ứng với số lượng trạm y tế lưu động sẵn sàng triển khai khi số ca F0 tăng mạnh. Nơi nào cần phải tổ chức thiết lập vận hành ngay; nơi nào chưa cần ngay phải có tập huấn, diễn tập để khi có động lệnh là triển khai, bố trí nhanh nhất.

    Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị toàn hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở và người dân Thủ đô tiếp tục vào cuộc quyết tâm bảo vệ Thủ đô trước dịch bệnh, đặc biệt, không để vì chủ quan trong những dịp lễ lớn như Noel, Tết Dương lịch làm dịch lây lan rộng trên địa bàn. Các phường, xã, thị trấn tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ, nhóm COVID cộng đồng, tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà.

    "Hiện tại, thành phố cũng chưa có phương án phong tỏa diện rộng vì tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát, đặc biệt là khi mức độ tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 đủ 2 mũi đã khá cao. Các quận, huyện, thị xã sẽ thực hiện các biện pháp theo Nghị quyết số 128-NQ/CP của Chính phủ bảo đảm linh hoạt theo diễn biến của dịch và từng địa bàn cụ thể", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-16T00:12:00

    Rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà; theo dõi, quản lý F0 chặt chẽ

    Chiều ngày 15/12 trong cuộc họp giao ban trực tuyến với lãnh đạo Sở Y tế và các Trung tâm hồi sức điều trị COVID-19 các tỉnh, thành phố phía Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nhấn mạnh: Các bệnh viện TW được Bộ Y tế phân công hỗ trợ các tỉnh phía Nam phải đảm bảo nhân lực chuyên môn sâu cùng địa phương chống dịch COVID-19. 

    Bộ Y tế sẽ tiếp tục cấp thuốc, máy thở phục vụ điều trị F0; Các tỉnh, thành cần rà soát, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà...

    60-80% bệnh nhân COVID-19 chưa tiêm vaccine, có bệnh nền, trên 50 tuổi

    Báo cáo từ điểm cầu An Giang, lãnh đạo Sở Y tế cho biết trước ngày 1/10, địa phương này có 5.000 ca COVID-19, tính đến hết ngày 14/12 đã tăng lên trên 28.000 ca; có 33 cơ sở thu dung điều trị F0, trong đó tầng 3 gồm 3 cơ sở điều trị, tầng 2 có 10 cơ sở, số còn lại là tầng 1.

    Hiện đang còn hơn 4.500 F0 đang điều trị, trong đó 1.852 người điều trị tại các tầng (riêng bệnh nhân ở tầng 3 chiếm 8,7%); số còn lại điều trị tại nhà.

    An Giang đã ghi nhận tổng số ca tử vong cộng dồn là 674 ca, đa số là nữ, khoảng 90% số tử vong có bệnh nền, trên 86% là người từ 50 tuổi trở lên; 83% số ca tử vong là chưa tiêm vaccine;

    Trước diễn biến ca bệnh tăng nhanh của tỉnh, Bộ Y tế đã điều động BV Bạch Mai hỗ trợ các bệnh viện tầng 3 của An Giang. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/12: Hà Nội chưa có phương án phong tỏa diện rộng, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát - Ảnh 1.

    Báo cáo của ngành y tế Đồng Nai cũng cho biết, thời gian gần đây số F0 của địa phương không giảm, hiện tỉnh đã ghi nhận hơn 93.300 bệnh nhân COVID-19; có 1.079 ca mắc COVID-19 tử vong.

    BV Phổi TW hỗ trợ Đồng Nai trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 theo 2 hình thức tại chỗ và từ xa; đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho BVĐK Thống Nhất Đồng Nai.

    Thông tin từ điểm cầu Tiền Giang cho biết, hiện tỉnh đang điều trị hơn 6.500 bệnh nhân COVID-19; trong số 694 ca mắc COVID-19 tử vong cộng dồn đến nay chủ yếu do bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường; khoảng 65% tử vong chưa tiêm vacccine. Bộ Y tế phân công BV Hữu Nghị hỗ trợ Tiền Giang trong công tác phòng chống dịch.

    Rà soát người trên 50 tuổi, có bệnh nền để tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều, có thể tiêm tại nhà những trường hợp không thể đi lại

    Trong cuộc họp, Thứ trưởng nhấn mạnh qua báo cáo của các tỉnh, thành cho thấy số lượng ca mắc COVID-19 tại các địa phương phía Nam tiếp tục tăng, do đó việc theo dõi quản lý F0 tại nhà phải có trọng tâm, trọng điểm. Thực tế cho thấy phần lớn ca tử vong tại các tỉnh, thành phía Nam là người trên 50 tuổi có bệnh nền và đa số chưa tiêm vaccine.

    Trước thực trạng lực lượng chuyên môn y tế hiện đang thiếu trong khi F0 gia tăng, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị giám đốc Sở Y tế các địa phương tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh, thành phố chỉ sử dụng lực lượng y tế cho chuyên môn y tế, lực lượng khác như đoàn thanh niên... hỗ trợ làm việc hành chính.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-16T01:12:00

    Bí thư TP.HCM: Chuẩn bị tinh thần sống chung với biến thể mới Omicron

    Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 15/12 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM với các quận huyện và TP Thủ Đức, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu, trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố cần tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch COVID-19 khi mở lại các hoạt động, không được lơ là chủ quan, cho mở ra nhưng kiểm soát không kỹ.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/12: Hà Nội chưa có phương án phong tỏa diện rộng, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát - Ảnh 1.

    Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

    "Khẳng định TP.HCM đang trong giai đoạn bình thường mới”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, thành phố cần chuẩn bị tinh thần sống chung với biến thể mới Omicron.

    Hiện tình hình dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến phức tạp; các nước đang nỗ lực ứng phó với biến thể Omicron. Tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến tương tự các nước nhưng có tín hiệu đáng mừng là đã cơ bản kiềm chế được số ca mắc mới, số ca tử vong…

    Dẫn lại dự báo của các chuyên gia Đại học Monash (Australia) về tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM rằng từ nay đến cuối tháng 3/2022, nhiều khả năng TP.HCM sẽ diễn ra ít nhất một làn sóng dịch mới, Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: Dự báo trên chính là sự cảnh báo cần thiết để thành phố quyết tâm, chủ động và nỗ lực nhiều hơn trong công tác ứng phó.

    Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, để ứng phó với biến thể mới, TP.HCM phải ngăn ngừa một cách chủ động từ xa. Ngoài cửa khẩu hàng không, việc giám sát, kiểm soát dịch cần chủ động thực hiện trên cả đường bộ, đường thủy, tuyệt đối không để ca nhiễm lọt vào TP.HCM rồi mới ứng phó.

    Về các giải pháp sắp tới, ông Nên yêu cầu tiếp tục bao phủ vaccine cho người dân, tiêm mũi tăng cường cho lực lượng tuyến đầu, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, rà soát và thực hiện việc tiêm vét cho những người chưa tiêm đủ liều.

    Bí thư Thành uỷ yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê số người có nguy cơ cao (người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, chống chỉ định đối với tiêm vaccine…) trên địa bàn, tìm hiểu kỹ từng trường hợp để có biện pháp bảo vệ an toàn.

    Ông đề nghị ngành Y tế TP.HCM củng cố bệnh viện dã chiến 3 tầng, hệ thống trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng…

    Về nhân sự tham gia chống dịch, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên khẳng định, ngoài lực lượng y tế tư nhân, khoảng 15.000 sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẵn sàng được bổ sung cho hệ thống trạm y tế cơ sở.

    Ngoài ra, TP.HCM đã huy động được hơn 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia phòng chống dịch. Ông đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM có chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các nhà thuốc và các y bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế tư nhân tham gia chống dịch.

    “TP.HCM không thiếu thuốc điều trị COVID-19. Quan trọng là chúng ta phải quản lý chặt chẽ, có quy trình, có kiểm tra giám sát…”, ông Nên nhấn mạnh.

    Theo VTC News

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-16T07:12:00

    Hà Nội cần làm gì để không lặp lại bài học dịch Covid-19 tại TPHCM?

    Tính từ ngày 11/10- giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128 đến 18h ngày 15/12, TP Hà Nội ghi nhận hơn 17.400 ca mắc Covid-19, trung bình hơn 270 ca/ngày), trong đó gần 6.700 ca ngoài cộng đồng, chiếm hơn 38%. Đáng chú ý, số ca mắc mới trong ngày 14/12 là 900 ca thì đến ngày 15/12 đã tăng lên gần 1.400 ca.

    Dịch tại Hà Nội có thể tiếp tục tăng cao

    PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, khi TP thực hiện nới lỏng, sống chung an toàn với Covid-19 thì việc tăng số ca bệnh là điều dễ hiểu. Nhiều trường hợp nhiễm virus nhưng không có triệu chứng. Vì thế, trong giao tiếp, tiếp xúc hằng ngày rất khó để biết được liệu người đối diện hay bản thân mình có mang mầm bệnh hay không. 

    Bên cạnh đó, những hoạt động tập trung đông như người như liên hoan, đám tang, đám cưới... sẽ là môi trường rất tốt để SARS-CoV-2 lây lan.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/12: Hà Nội cần làm gì để không lặp lại bài học dịch Covid-19 tại TPHCM? - Ảnh 1.

    "Số ca bệnh tại Hà Nội có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đây là điều chúng ta buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên, thành phố cũng cần sớm kiểm soát tình hình, không để số ca tăng cao hơn nữa, nếu không muốn tình trạng quá tải hệ thống y tế xảy ra", TS Phu nhấn mạnh.

    Theo ông, khi số mắc tăng quá cao, sức chịu đựng của ngành y tế sẽ không đủ. Hậu quả là nhiều trường hợp mắc bệnh, diễn biến nặng sẽ không được tiếp cận với y tế cũng như tư vấn và điều trị kịp thời. Từ đó, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng sẽ tăng cao.

    Với tỷ lệ tiêm vaccine cao, đa số ca bệnh của TP sẽ chỉ diễn biến nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, cả chính quyền và người dân không nên lấy lý do tiêm vaccine đủ để chủ quan.

    Lý do vì không phải 100% người dân tiêm đủ liều vaccine sẽ diễn biến nhẹ khi mắc Covid-19. Vẫn có trường hợp diễn biến nặng, tử vong dù đã tiêm vaccine, số lượng này không lớn nhưng có.

    Ngoài ra, khi số mắc tăng cao, y tế quá tải, việc số trường hợp diễn biến nặng, tử vong tăng cao là hệ quả tất yếu. Lấy một ví dụ đơn giản để hình dung, nếu như trước khi tiêm vaccine 10 ca mắc có một ca nặng, thì nay 100 ca mắc có một ca nặng. Nếu cứ để số mắc tăng cao không kiểm soát thì tỷ lệ bệnh nặng sẽ tăng cao, kéo theo đó là tỷ lệ tử vong, TS Phu phân tích.

    "Vaccine" ý thức là quan trọng nhất

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/12: Hà Nội cần làm gì để không lặp lại bài học dịch Covid-19 tại TPHCM? - Ảnh 2.

    Người dân cần nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K. Ảnh minh họa.

    "Người dân cần thực hiện nghiêm túc 5K. Tôi luôn khuyến cáo người dân cần đảm bảo thực hiện 5K của Bộ Y tế trong bất cứ thời điểm nào. Việc nghĩ rằng đã tiêm vaccine sẽ không mắc bệnh hoặc chỉ ở thể nhẹ, từ đó buông lỏng việc bảo vệ bản thân là rất nguy hiểm", TS Phu nhấn mạnh.

    Cũng theo ông, việc không thực hiện tốt 5K còn là điều kiện làm lây lan mầm bệnh cho người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, mắc bệnh nền, trẻ em hay những đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine.

    "Việc tự ý thức, bảo vệ bản thân là rất quan trọng. Chúng ta luôn phải đề phòng trường hợp người bên cạnh, thậm chí bản thân mình, đang là F0", TS Phu chia sẻ.

    Theo chuyên gia, trong giai đoạn hiện nay, người dân nên hạn chế tiếp xúc khi không thực sự cần thiết, tránh những hoạt động, địa điểm có nguy cơ lây lan cao như chợ búa không an toàn, hội họp không an toàn...

    Hà Nội cũng cần tiếp tục kiện toàn các cơ sở tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19. TP cần tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sao tất cả người dân không may nhiễm SARS-CoV-2 đều được tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.

    Bên cạnh đó, các cơ sở y tế tại Hà Nội cũng cần nhanh chóng chuẩn bị thêm giường bệnh để phòng trường hợp có F0 diễn biến nặng sẽ được can thiệp ngay.

    Về việc tiêm vaccine, ngoài việc đảm bảo việc tiêm đủ 2 mũi cho người dân, TP cũng cần tiến tới tiêm mũi tăng cường cho người suy giảm miễn dịch, cao tuổi, mắc bệnh nền, nhanh chóng tiêm mũi nhắc lại khi đảm bảo được nguồn vaccine.

    "Tiêm vaccine, sống chung với dịch không có nghĩa là "buông trôi, thả lỏng". Nếu cứ để số mắc tiếp tục tăng cao thì ngành y tế sẽ rất vất vả. Nếu người dân cứ ra đường tụ tập ăn uống, liên hoan… không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch thì khó ngăn được số ca nhiễm Covid-19 tăng cao", TS Phu lưu ý.

    Vì thế, cả người dân và chính quyền cần có thái độ ứng phó quyết liệt hơn, để kiềm chế đà tăng số ca mắc; việc thả lỏng, chủ quan là cực kỳ nguy hiểm.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-16T09:12:00

    Ca mắc mới gia tăng, TPHCM kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ khẩn 3.000 y bác sĩ

    UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn kiến nghị Bộ Y tế xem xét, tiếp tục hỗ trợ bổ sung lực lượng y tế tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Văn bản được gửi đi trong bối cảnh, dịch Covid-19 tại TPHCM có dấu hiệu gia tăng, tỷ lệ F0 nặng ở mức cao.

    Hiện tại, thành phố tiếp tục duy trì hoạt động các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19, bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16, trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y dược, trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế. Tuy nhiên, một số bệnh viện, trung tâm hồi sức đang cần bổ sung thêm nhân lực để mở rộng quy mô giường bệnh.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/12: Bộ Y tế kiến nghị dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết - Ảnh 1.

    TPHCM kiến nghị Bộ Y tế tăng cường 3.000 bác sĩ, điều dưỡng chống dịch (Ảnh: Hải Long).

    Do đó, UBND TPHCM kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ thêm 1.000 bác sĩ, trong đó có 300 bác sĩ có chuyên môn hồi sức cấp cứu; 2.000 điều dưỡng, trong đó có 600 điều dưỡng có chuyên môn hồi sức, cấp cứu. Ngoài ra, thành phố mong muốn Bộ Y tế tiếp tục duy trì hoạt động của Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế. 

    Trước đó, UBND TPHCM cũng đã kiến nghị Bộ Quốc phòng đề nghị tiếp tục hỗ trợ nhân lực cho các trạm y tế trên địa bàn. Cụ thể, địa phương này cần bổ sung thêm 537 quân y để tăng cường cho 179 trạm y tế lưu động đang hoạt động.

    Trong những ngày vừa qua, TPHCM đã ghi nhận dấu hiệu tích cực liên quan đến tình hình dịch Covid-19. Cụ thể, số trường hợp điều trị khỏi, xuất viện đã có quãng thời gian cao hơn số ca bệnh cần nhập viện điều trị.

    Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 mỗi ngày trên địa bàn thành phố, cùng số ca nặng, tử vong vẫn ở mức cao. 

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-16T11:12:00

    Ngày 16/12 ghi nhận 15.270 ca mắc, Tây Ninh đăng ký bổ sung 18.792 trường hợp COVID-19

    Ngày 16/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.270 ca nhiễm mới với 3 ca nhập cảnh và 15.267 trường hợp trong nước tại 60 tỉnh, thành, có 9.888 ca trong cộng đồng. Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đăng ký bổ sung thông tin cho 18.792 ca nhiễm.

    Cụ thể: Cà Mau (1.339), TP. Hồ Chí Minh (1.175), Tây Ninh (932), Bình Phước (880), Đồng Tháp (795), Bến Tre (760), Cần Thơ (728), Khánh Hòa (598), Vĩnh Long (597), Bạc Liêu (516), Đồng Nai (479), Hà Nội (423), Trà Vinh (421), An Giang (387), Bình Định (338), Sóc Trăng (334), Tiền Giang (330), Hải Phòng (330), Hậu Giang (313), Bình Dương (275), Kiên Giang (267), Bà Rịa - Vũng Tàu (260), Thừa Thiên Huế (253), Bắc Ninh (252), Đà Nẵng (212), Lâm Đồng (181), Quảng Ngãi (179), Thanh Hóa (157), Đắk Lắk (152), Bình Thuận (150), Gia Lai (128), Quảng Ninh (117), Quảng Nam (106)...

    Ngày 16/12/2021, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đăng ký bổ sung thông tin cho 18.792 ca nhiễm trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Tây Ninh. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-601), Bến Tre (-275), Sóc Trăng (-245). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+564), Cà Mau (+267), Hải Phòng (+214).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.269 ca/ngày.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.493.237 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.143 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.487.788 ca, trong đó có 1.061.644 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (491.610), Bình Dương (288.554), Đồng Nai (93.854), Tây Ninh (61.192), Long An (39.466).

    Trong ngày số bệnh nhân khỏi bệnh là 1.033 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.064.461 trường hợp.

    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.852 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.402 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.271 ca; Thở máy không xâm lấn: 193 ca; Thở máy xâm lấn: 967 ca; ECMO: 19 ca.

    Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 15/12 đến 17h30 ngày 16/12 ghi nhận 241 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (65) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (3), Tiền Giang (2), Đồng Nai (1), Tây Ninh (1); tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26), An Giang (20), Tây Ninh (19), Tiền Giang (15), Bình Dương (14), Cần Thơ (12), Đồng Tháp (10), Kiên Giang (10), Sóc Trăng (9), Bình Thuận (7), Vĩnh Long (6), Long An (5), Trà Vinh (4), Bạc Liêu (4), Bình Định (3), Bình Phước (3), Cà Mau (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hà Nội (2), Quảng Ngãi (1), Khánh Hòa (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 239 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.857 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

    Theo Bộ Y tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-16T12:12:00

    Bộ Y tế kiến nghị dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết

    Chiều 16/12, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành để đánh giá tình hình và đề ra giải pháp cụ thể nhằm giảm số ca chuyển nặng, tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, tăng cường hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở.

    Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh chủng Omicron xuất hiện mà WHO cảnh báo lây lan nhanh, độc lực chưa thể đánh giá hết, do đó kêu gọi cả thế giới tiếp tục cảnh giác, không được lơ là, chủ quan.

    Mở đầu cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ lưu ý tình hình dịch trong nước còn diễn biến phức tạp, số ca mắc Covid-19, nhất là trong cộng đồng và số ca tử vong vẫn tăng; năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở vẫn chưa có nhiều chuyển biến…

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/12: Bộ Y tế kiến nghị dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết - Ảnh 1.

    Vì vậy, cần phải tiếp tục bàn, đánh giá trên phạm vi cả nước để đưa ra các giải pháp cụ thể, thực chất để quyết liệt, ngăn chặn các ca nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là các ca chuyển nặng, kiểm soát bằng được các ca tử vong.

    Thủ tướng cũng đề nghị, bàn các giải pháp thực hiện thần tốc chiến dịch tiêm vaccine cho cả đối tượng từ 18 tuổi trở lên và 12 đến 18 tuổi; về thuốc điều trị Covid-19; tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng..

    Bộ Y tế đánh giá tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước (trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 44 tỉnh, thành phố).

    Bộ Y tế cũng nhìn nhận có tâm lý chủ quan của người dân, những người tiêm vaccine giai đoạn đầu miễn dịch sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian, còn những người mới tiêm cần có thời gian để sinh miễn dịch.

    Kiến nghị giải pháp chống dịch thời gian tới, Bộ Y tế nhấn mạnh nhiệm vụ ngăn chặn lây nhiễm cộng đồng, dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; tiếp  tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn Covid-19.

    Cùng với đó, tăng cường các biện pháp giám sát, truy vết, phát hiện nhanh các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu  quả dịch bệnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.

    Bộ Y tế cùng đề nghị các địa phương, đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng, vaccine phòng Covid-19, điều trị và thuốc điều trị Covid-19 và nâng cao năng lực y tế cơ sở.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ