Cập nhật lúc 08:55 - 12/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/10: TPHCM chưa thể "bình thường mới" trong tháng 11

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-10-13T23:10:00

    Ba tiêu chí đánh giá cấp độ dịch Covid-19 tại Việt Nam

    3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

    Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần

    Tỷ lệ này được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Mức một là từ một đến dưới 20; Mức 2 từ 20 đến dưới 50; Mức 3 từ 50 đến dưới 150 và mức 4 từ 50 trở lên. Các địa phương có thể điều chỉnh số ca mắc trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế.

    Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19

    Tỷ lệ này được phân theo 2 mức là từ 70% trở lên và dưới 70%. Các địa phương cũng có thể điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

    Trong tháng 10/2021, Bộ Y tế yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine Covid-19. Từ tháng 11, tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine.

    Đảm bảo khả năng tiếp nhận, điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến

    Theo đó, các tỉnh, thành phố phải có kế hoạch thiết lập cơ sở tiếp nhận, điều trị và bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại cơ sở khám, chữa bệnh thuộc địa phương (gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch cấp độ 4.

    Các quận, huyện, thị xã cũng phải có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm nCoV tại cộng đồng và cung cấp oxy cho các trạm y tế.

    Dựa trên những tiêu chí này, các địa phương sẽ đánh giá và phân loại thành 4 cấp độ dịch khác nhau. Trường hợp không đạt tiêu chí 3 sẽ không được giảm cấp độ dịch.

    Theo Zingnews.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-13T23:10:00

    Mũi vaccine COVID-19 tăng cường khiến nguồn cung vaccine khan hiếm

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, với nỗ lực lớn trong chiến lược vaccine, đặc biệt là ngoại giao vaccine, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 80 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã nêu ra 3 khó khăn chính trong tiếp cận nguồn cung vaccine trong bối cảnh hiện nay.

    Trong đó, khó khăn chung lớn nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến mua bán, nhập khẩu vaccine COVID-19. Các nước phải chấp nhận hầu hết các điều kiện mà các nhà cung ứng vaccine đưa ra như vấn đề thoả thuận bồi hoàn, miễn trừ về trách nhiệm, bảo mật thông tin và cả rủi ro liên quan đến giao hàng không đúng thời hạn.

    Thứ hai, nguồn cung ứng vaccine trên toàn cầu vẫn luôn khan hiếm. Hiện nay, ngay cả cơ chế COVAX cũng chưa đạt được kế hoạch cung ứng vaccine cho các nước, trong đó có Việt Nam.

    Thứ ba là các nước thay đổi chính sách trong tiêm chủng vaccine COVID-19, như mở rộng đối tượng tiêm, tiêm tăng cường mũi 3. Do đó, sự điều chỉnh trong chính sách cung ứng vaccine làm các nước cũng bị ảnh hưởng theo.

    “Trong tháng 10/2021, mặc dù Việt Nam có kế hoạch tiếp nhận vaccine COVID-19 với số lượng lớn, tuy nhiên, nguồn cung chưa đảm bảo. Hiện đã giữa tháng 10, nhưng chúng ta mới chỉ nhận được lượng vaccine đạt 20% so với kế hoạch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-14T00:10:00

    Hà Nội khôi phục 7 tuyến xe khách liên tỉnh

    Các tuyến xe khách từ Hà Nội đi/đến Sơn La, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu được hoạt động trở lại.

    Theo văn bản thí điểm hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường sắt do Phó chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền ký tối 13/10, số chuyến xe khách được hoạt động bằng 5% số chuyến của các đơn vị trên tuyến theo biểu đồ đã được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội công bố.

    Với đường sắt, có hai tuyến đi và đến Hà Nội gồm Hải Phòng - Hà Nội và TP HCM - Hà Nội. Các tuyến khác thực hiện theo lộ trình thí điểm của Bộ Giao thông Vận tải.

    Về vận chuyển khách, hàng hóa bằng xe buýt, taxi, thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn tổ chức thực hiện theo quy định của Bộ, ngành liên quan và theo công điện số 21 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội chiều 13/10. Theo đó, từ 6h sáng 14/10, xe buýt, xe taxi được hoạt động trở lại theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-14T00:10:00

    Bao giờ Hà Nội tiêm vaccine COVID-19 cho người dưới 18 tuổi?

    Chiều 13/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 21/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới. Một trong những nội dung nhận được sự chú ý của đông đảo người dân là từ 6h ngày 14/10 nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ các cơ kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh tại chỗ (không quá 50% chỗ ngồi); xe buýt, taxi được phép hoạt động dưới sự hướng dẫn của Sở GTVT; bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách không quá 10 người/đoàn; khách sạn, cơ sở lưu trú hoạt động không quá 50% công suất.

    Công điện nêu, Sở Y tế được giao chủ trì phối hợp các sở, ngành của thành phố và các địa phương trên cơ sở quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế kịp thời tham mưu báo cáo UBND thành phố, Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch COVID-19. Xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả.

    Sở Y tế cũng thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine); người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú/lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất theo quy định.

    UBND TP. Hà Nội giao Sở Y tế triển khai kịp thời kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường khi có hướng dẫn và phân giao vaccine của Bộ Y tế.

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-14T01:10:00

    Bộ Y tế: Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân

    Tối 13-10, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

    Ngoài đưa ra các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch bao gồm 3 tiêu chí: Tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc-xin Covid-19 và đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến. Bộ Y tế cũng lưu ý, việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.

    Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

    Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)…

    Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

    Đối với người đã tiêm đủ liều vắc-xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-14T03:10:00

    Phó Bí thư Hà Nội: Nguy cơ lây lan dịch vẫn cao vì còn F0 trong cộng đồng

    Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành phố vẫn đang ở trong giai đoạn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao vì vẫn còn F0 trong cộng đồng; ổ dịch xuất hiện ở quận Hà Đông cũng chưa rõ nguồn lây.

    Nhận định nêu trên được Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đưa ra tại cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với cơ quan liên quan để triển khai thực hiện Công điện số 21/CĐ-UBND về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn trong tình hình mới.

    Kết luận buổi giao ban, ông Phong cho biết, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy khẳng định, thành phố vẫn đang ở trong giai đoạn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao vì vẫn còn F0 trong cộng đồng, mới nhất là ổ dịch xuất hiện ở quận Hà Đông, chưa rõ nguồn lây.

    Trong khi đó, số người dân trở về từ vùng dịch ngày càng đông; ngoài các phương tiện máy bay, tàu hỏa, xe khách, người dân còn di chuyển tự phát bằng phương tiện cá nhân. Các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Hà Nam cũng vừa phát sinh thêm các ổ dịch mới rất phức tạp.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/10: Nguy cơ lây lan dịch ở Hà Nội vẫn cao vì còn F0 trong cộng đồng - Ảnh 1.

    "Trên thực tế, một số quận, huyện nhiều ngày chưa có ca F0 trong cộng đồng nên đã xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan" - ông Phong nhấn mạnh và yêu cầu phải nêu cao trách nhiệm hơn nữa, phải quyết liệt ngay từ những ngày đầu thiết lập trạng thái bình thường mới.

    Để bảo vệ thành quả chống dịch đạt được thời gian vừa qua, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã phải chủ động dự báo và đánh giá đúng tình hình, nhất là các nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh; xây dựng kế hoạch, phương án rà soát điều kiện cơ sở vật chất, con người để ứng phó khi cần thiết; không được chủ quan, lơ là, đảm bảo chuyển trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trong tình hình mới.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-14T04:10:00

    Vận tải hành khách liên tỉnh đi và đến Hà Nội cần đáp ứng điều kiện gì?

    Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đào Việt Long vừa ký kế hoạch tổ chức tạm thời hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh trong tình hình mới.

    Sở Giao thông vận tải Hà Nội quyết định triển khai theo lộ trình thí điểm hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt, đường bộ, trong đó có các tuyến từ Hà Nội đi - đến các tỉnh, thành gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La với số chuyến bằng 5% số chuyến của các đơn vị hoạt động trên tuyến theo biểu đồ đã được công bố.

    Phải đáp ứng điều kiện gì?

    Sở Giao thông vận tải Hà Nội đặt ra tương đồng với quy định thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 Bộ Giao thông vận tải ban hành trước đó.

    Cụ thể, hành khách đi từ địa phương, khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn phải đáp ứng các điều kiện: tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền); Có kết quả xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên ô tô.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/10: Nguy cơ lây lan dịch ở Hà Nội vẫn cao vì còn F0 trong cộng đồng - Ảnh 1.

    Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm vắc xin khi đi cùng người thân trên chuyến xe hoặc hành khách đi từ địa phương, khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương, khu vực có nguy cơ cao hơn phải có giấy xét nghiệm COVID-19 (test nhanh hoặc PCR) còn hiệu lực theo quy định của Bộ Y tế .

    Đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, Hà Nội yêu cầu tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh -trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có các xác nhận liên quan); Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên ô tô.

    "Sau chuyến đi, trường hợp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện nhiều vòng chuyến (lượt đi và lượt về) và giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 còn hiệu lực thì không cần xét nghiệm khi quay lại điểm đi, tuân thủ thông điệp 5K, tự theo dõi sức khỏe cho đến chuyến đi tiếp theo.

    Trường hợp cư trú tại địa phương, lái xe, nhận viên phục vụ được về nhà, tự theo dõi sức khỏe tại nhà cho đến chuyến đi tiếp theo. Nếu lưu trú tạm thời, đơn vị vận tải phối hợp với địa phương bố trí nơi lưu trú đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 20-3-2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế", kế hoạch nêu.

    Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, bên cạnh các yêu cầu về xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải hành khách bảo đảm tuân thủ quy định, Sở Giao thông vận Hà Nội cũng đề nghị doanh nghiệp yêu cầu lái xe trong giai đoạn thí điểm chạy đúng hành trình và chỉ dừng dọc đường (ăn uống, vệ sinh). Đón, trả khách đúng các địa điểm theo danh sách được Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo công khai.

    Đơn vị kinh doanh vận tải cũng phải theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển. Tăng cường giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên ô tô.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-14T05:10:00

    Bộ Công an tích hợp thông tin hưởng trợ cấp Covid-19 vào căn cước công dân

    Sáng 14/10, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho biết: Trước tình hình đại dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Người lao động và người sử dụng là những người trực tiếp bị ảnh hưởng, do vậy Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 để quy định về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

    "Đây là một chính sách quan trọng mà cộng đồng doanh nghiệp và xã hội rất kỳ vọng. Tuy nhiên, hình thức triển khai hỗ trợ chính sách này cũng đang gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự phát huy hiệu quả do thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Chính phủ và thủ tục thực hiện chính sách còn khó khăn" - đại diện C06 cho biết.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/10: Nguy cơ lây lan dịch ở Hà Nội vẫn cao vì còn F0 trong cộng đồng - Ảnh 1.

    Bộ Công an tích hợp thông tin đối tượng hưởng trợ cấp Covid-19 vào CCCD.

    Đại diện C06 thông tin thêm, với việc đưa hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào vận hành chính thức từ ngày 1/7, đây là một điều kiện rất quan trọng để ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý dữ liệu dân cư, hệ thống Bigdata (dữ liệu lớn) vào công tác hỗ trợ chính sách của Chính phủ với các đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp. Bộ Công an đã đưa vào triển khai phần mềm quản lý công dân diện chính sách hỗ trợ Covid-19.

    Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng công an cơ sở, trực tiếp là lực lượng công an xã, phường, thị trấn, cảnh sát khu vực chủ động phối hợp với UBND cấp xã nhanh chóng cập nhật danh sách các đối tượng thuộc diện được hưởng chế độ theo quy định, để tích hợp thông tin vào căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử. 

    Việc này giúp công dân không cần phải về nơi đăng ký thường trú xin xác nhận, hệ thống đã ghi nhận việc có thuộc đối tượng hay không, đã chi trả hoặc chưa chi trả, địa điểm chi trả tiền hỗ trợ và hình thức là nhận trực tiếp hay chuyển khoản theo quy định. Việc triển khai góp phần đơn giản thủ tục hành chính, việc chi trả đảm bảo đúng người, đúng đối tượng, khách quan, minh bạch và tiết kiệm chi phí rất lớn.

    Hướng dẫn kiểm tra và chia sẻ thông tin hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ trên ứng dụng VNEID:

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/10: Nguy cơ lây lan dịch ở Hà Nội vẫn cao vì còn F0 trong cộng đồng - Ảnh 2.

    Bước 1 (hình trái): Sau khi đăng nhập thành công ứng dụng VNEID - Người dùng thực hiện vào tab Tài khoản và chọn nút Đối tượng hưởng trợ cấp. Bước 2 (Hình phải): Hệ thống sẽ dựa theo danh sách người lao động được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ để hiển thị thông tin.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/10: Nguy cơ lây lan dịch ở Hà Nội vẫn cao vì còn F0 trong cộng đồng - Ảnh 3.

    Trường hợp người dân không trong danh sách được hỗ trợ (hình trái). Trường hợp người dân thuộc danh sách được hỗ trợ (hình phải). Nếu thuộc danh sách hỗ trợ, khi có yêu cầu kiểm tra thông tin hỗ trợ theo Nghị quyết 68, người dân thực hiện gạt nút "Gạt để chia sẻ". Hệ thống sẽ hiện thông báo và nếu người dân xác nhận, thông tin hỗ trợ sẽ được chia sẻ khi quét mã QR trên thẻ CCCD/QRcode cá nhân ở ứng dụng VNEID.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/10: Nguy cơ lây lan dịch ở Hà Nội vẫn cao vì còn F0 trong cộng đồng - Ảnh 4.

    Bước 4: Đơn vị yêu cầu kiểm tra thông tin thực hiện chọn chức năng quét mã QR trên ứng dụng VNEID và thực hiện quét mã của người dân cung cấp.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-14T06:10:00

    TPHCM chưa thể "bình thường mới" trong tháng 11

    Trong vòng nửa tháng qua, tình hình dịch Covid-19 tại địa bàn TPHCM đã có nhiều tín hiệu khả quan rõ nét so với quãng thời gian dài trước đó. Cùng với những điểm sáng ấy, thành phố đông dân nhất cả nước đã từng bước mở lại các hoạt động, tính toán các phương án, lộ trình tiến tới trạng thái "bình thường mới" từ cuối tháng 9.

    Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Dân trí, các vị lãnh đạo Thành ủy và UBND TPHCM đều bày tỏ những lo ngại nhất định về diễn biến và sự phức tạp của dịch Covid-19 trong tương lai. Việc trở lại trạng thái "bình thường" hay "bình thường mới" là mong muốn và nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Tuy nhiên, thành phố cần những lộ trình, tính toán cụ thể và đảm bảo an toàn.

    "Hàng ngày, những thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên thế giới làm tôi rất băn khoăn. Nhiều nước có hệ thống khoa học, dự báo, dân trí ở trình độ cao nhưng phải liên tục thay đổi các biện pháp", ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/10: Nguy cơ lây lan dịch ở Hà Nội vẫn cao vì còn F0 trong cộng đồng - Ảnh 1.

    Trong ngắn hạn trước mắt, TPHCM chưa thể quay lại trạng thái "bình thường mới" (Ảnh: Phạm Nguyễn).

    Trong cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Dân trí, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết: So với những tháng trước, tình hình dịch Covid-19 tại thành phố đã được cải thiện nhiều. Kết quả ấy được thể hiện qua các chỉ số liên quan đến dịch tễ được kiểm soát, kéo giảm.

    "Với trải nghiệm của tôi trong thời gian chống dịch tại thành phố và kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, chúng ta chưa thể nói trước được điều gì. Tình hình của thành phố đã được cải thiện, nhưng đã bền vững chưa hay đã trở lại trạng thái bình thường mới được chưa, thì chưa đưa ra được mốc thời gian cụ thể", Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ.

    Ông Phan Văn Mãi cũng nhìn nhận, trong thời gian qua, nhiều ý kiến đánh giá của chuyên gia về tình hình dịch Covid-19 được công bố, tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, diễn biến đã nằm ngoài tầm dự đoán. Chủ tịch UBND thành phố cho rằng các nhận định về tình hình dịch bệnh sẽ chỉ có giá trị trong từng thời điểm.

    Người đứng đầu chính quyền thành phố phân tích thêm, hiện tại, các hoạt động, lĩnh vực trên địa bàn chưa thể hoạt động lại như trước. Trong ngắn hạn trước mắt, thành phố chưa thể quay lại trạng thái "bình thường mới".

    Ông Phan Văn Mãi phân tích thêm, thời gian qua, nhiều nước đã liên tục điều chỉnh các biện pháp khi tình hình dịch Covid-19 tốt lên hoặc xấu đi. Nên hiện tại, thành phố không thể chắc chắn, tình hình sẽ chỉ có tốt hơn trước mà cần tính tới việc quay lại các biện pháp kiểm soát nếu dịch phức tạp trở lại.

    "Theo diễn tiến tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn hiện nay, thành phố chưa thể trở lại trạng thái "bình thường mới" trong tháng 11", Chủ tịch UBND TPHCM dự báo.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ