Cập nhật lúc 06:03 - 14/03/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 12/3: Bệnh nhi là F0 tăng cao, Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn cho các bệnh viện

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-03-11T23:03:00

    Hà Nội: Sau 2 ngày giảm nhẹ, số ca mắc mới lại bật tăng

    Tính từ 16h ngày 10/3 đến 16h ngày 11/3, Việt Nam ghi nhận 169.114 ca nhiễm mới, (tăng 8.429 ca so với ngày trước đó).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (31.899), Nghệ An (11.057), Phú Thọ (6.352), Bắc Ninh (6.346), Bình Dương (5.574), Sơn La (4.728), Hưng Yên (4.324), Lạng Sơn (4.291), Hòa Bình (4.281), Hải Dương (4.035)...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-2.162), TPHCM (-628), Hải Phòng (-236). 

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+4.224), Hà Nội (+1.742), Phú Yên (+839).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 153.998 ca/ngày.

    Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.448.935 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-12T00:03:00

    Chủ tịch Hà Nội khẳng định "đang kiểm soát chủ động dịch bệnh"

    Chiều 11-3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì hội nghị giao ban công tác tháng 3-2022 của UBND thành phố.

    Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thủ đô đang thích ứng linh hoạt khi từ thành phố đến cơ sở kiểm soát một cách chủ động dịch COVID-19. 

    Ông Chu Ngọc Anh đánh giá trong 2 tháng đầu năm 2022, Hà Nội đã trải qua nhiều khó khăn khi ca F0 tăng cao và sự xuất hiện của biến chủng Omicron.

    "Trong hoàn cảnh như vậy, thành phố đã tập trung chăm sóc, quản lý được đối tượng nguy cơ cao", ông Chu Ngọc Anh nói.

    Chủ tịch Hà Nội khẳng định đang kiểm soát chủ động dịch bệnh - Ảnh 2.

    Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: UBND TP Hà Nội

    Về thích ứng trong tình hình mới, chủ tịch Hà Nội cho rằng "phục hồi tốt nhưng phải thích ứng an toàn, linh hoạt". 

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-12T00:03:00

    Trẻ F0 khỏi bệnh bao lâu thì được tiêm vắc xin COVID-19?

    Thời gian qua, số ca mắc COVID-19 ở nước ta liên tục tăng cao, nhiều người bị lỡ lịch tiêm vắc xin COVID-19 do thành F0. Sau khi khỏi bệnh, những người này không biết lúc nào thì đi tiêm vắc xin. Hỏi nhân viên y tế, họ bất ngờ khi nhận được câu trả lời không giống nhau: nơi thì bảo tiêm ngay, nơi bảo phải chờ 1 - 2 tháng...

    Theo bà Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ tháng 12-2021, Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi COVID-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vắc xin COVID-19 (bao gồm các liều vắc xin cơ bản và mũi tiêm nhắc lại).

    "Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi COVID-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân. Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. 

    Tuy nhiên, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể hồi phục sức khỏe ngay chỉ sau 1 - 2 tuần. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thể trạng của mỗi người", bà giải thích. 

    "Khi tiêm vắc xin COVID-19 sẽ có phản ứng thông thường, có thể gây mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa phục hồi, lại thêm những phản ứng sau tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bởi vậy, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiếp tục tiêm vắc xin", bà Hồng khuyến nghị.

    Đối với trẻ mắc COVID-19, cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vắc xin.

    "Kế hoạch sắp tới nước ta sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Với trẻ ở độ tuổi này, Bộ Y tế vẫn đang nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn cụ thể", bà Hồng cho hay.

    Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 là những người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần; chống chỉ định với những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước) và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-12T01:03:00

    Hiểu rõ về tái nhiễm COVID-19 khi có miễn dịch tự nhiên và đã tiêm vaccine

    Về lý thuyết, những người từng mắc COVID-19 sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên và trong giai đoạn phục hồi, hệ miễn dịch tích cực tiêu diệt tận gốc virus, tạo ra các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa cơ thể khỏi bị tái nhiễm trong tương lai. 

    Theo một nghiên cứu từng đăng trên Times of India, khả năng miễn dịch và phản ứng kháng thể có xu hướng giảm xuống sau một thời gian. Tuy nhiên, mức độ suy giảm vẫn chưa rõ ràng. 

    Những nghiên cứu trước đây cho thấy, khả năng miễn dịch tự nhiên vẫn ở mức cao nhất trong 3-5 tháng sau khi khỏi bệnh, rồi bắt đầu suy giảm. Khi đó, số lượng kháng thể ít dần, mức độ miễn dịch thấp khiến cơ thể có nguy cơ tái nhiễm. Nhưng các biến thể virus đang trở nên “thông minh hơn” với khả năng vượt qua miễn dịch tự nhiên hay các kháng thể có được sau khi tiêm vaccine.

    Nhiều chuyên gia đánh giá, biến thể Omicron đang được xem là nguyên nhân chính khiến tình trạng tái nhiễm COVID-19 gia tăng. Những người trước đây từng dương tính với biến thể Delta, nay tiếp tục bị lây nhiễm.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 12/3: Hà Nội "đang kiểm soát chủ động dịch bệnh" - Ảnh 1.

    Người dân tự thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19. (Ảnh: NLĐ)

    PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, các trường hợp dương tính lại sau một thời gian từng mắc COVID-19, cần có nghiên cứu kỹ và cụ thể. Những trường hợp này cần có xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.

    “Phải có nghiên cứu để khẳng định, người bệnh tái nhiễm là do đã từng mắc COVID-19 nhưng cơ thể không sinh miễn dịch. Người mắc dù có tiêm vaccine những cơ thể không tự sinh miễn dịch họ vẫn có thể mắc COVID-19 và sau đó có thể tái nhiễm. Có những trường hợp, trong người còn sót lại những mảnh virus nên kết quả xét nghiệm dương tính và dễ hiểu nhầm là virus sống. P

    hải nghiên cứu xem những người tái nhiễm có khả năng lây lan virus sang người khác hay không. Chúng ta cần phải có cơ sở nghiên cứu như vậy chứ không thể chỉ quan sát và thông tin qua truyền miệng…”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.

    Cũng theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, cũng có người tái nhiễm virus SARS-CoV-2 do mắc phải chủng khác. Ví dụ, người từng mắc Delta có thể mắc thêm biến thể Omicron, song vẫn cần có nghiên cứu cụ thể với nhiều trường hợp mới có cơ sở chính xác.

    Trong khi đó, khả năng miễn dịch có được từ vaccine hiệu quả trong vòng 6-9 tháng. Không giống khi nhiễm bệnh tự nhiên, vaccine hoạt động để tạo ra một phản ứng miễn dịch đồng nhất, có nghĩa là mọi người sẽ được bảo vệ như nhau. Còn người từng mắc COVID-19 có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch khác nhau, tùy thuộc, vào mức độ triệu chứng bệnh, nhẹ, trung bình hoặc nặng. 

    Ngoài ra, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần nên cần tiêm vaccine để tăng cường khả năng chống lại COVID-19.

    Các chuyên gia cảnh báo tình trạng, nhiều người chủ quan khi cho rằng đã từng mắc COVID-19 và đã tiêm đủ 3 mũi vaccine sẽ không bị tái nhiễm. Các chuyên gia, bác sĩ điều trị nhắc lại khuyến cáo, sau khi mắc COVID-19 cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch, song không phải miễn dịch nào cũng có tính bền vững vì luôn có sự suy giảm kháng thể trong máu. 

    Thống kê tại Mỹ cho thấy, có từ 7-23% người mắc COVID-19 bị tái nhiễm trong khoảng thời gian 70 ngày sau lần đầu nhiễm bệnh. Theo các thông kê này, tình trạng bệnh khi tái nhiễm sẽ nhẹ hơn do kháng thể vẫn còn.

    BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giải thích, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2. Mặc dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm, như lần đầu tiên./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-12T01:03:00

    COVID-19 có thể gây tổn thương não, phát triển rối loạn lo âu ở người bệnh

    1. COVID-19 có thể gây rối loạn lo âu bất kể bệnh nặng hay nhẹ

    Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học Đại học Northwestern đã phát hiện ra rằng tình trạng viêm não và tổn thương tế bào thần kinh ở những bệnh nhân COVID-19 kéo dài, kể cả những người không phải nhập viện, có liên quan đến sự phát triển rối loạn lo âu.

    Nghiên cứu trên một nhóm bệnh nhân, bao gồm:

    • Bệnh nhân COVID -19 đã phải nhập viện trong thời gian dài
    • Bệnh nhân COVID-19 nhẹ không nhập viện
    • Bệnh nhân nhập viện vì một bệnh não khác
    • Những người khỏe mạnh không bị nhiễm COVID-19

    Những người tham gia đã trả lời các câu hỏi về chất lượng cuộc sống của mình sau khi hồi phục COVID-19; hoàn thành các hoạt động được tiêu chuẩn hóa nhằm kiểm tra khả năng nhận thức, tốc độ xử lý, sự chú ý, chức năng điều hành và trí nhớ làm việc…

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những bệnh nhân đã nhập viện do COVID-19 có mức độ suy giảm nhận thức và giảm chất lượng cuộc sống tương tự như những người có trường hợp nhẹ hơn. Do đó, kết quả nhận thức không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng dấu hiệu sinh học cho chứng viêm não phổ biến hơn ở những người trải qua lo lắng. Ngoài ra, những người bị lo lắng nghiêm trọng hơn có tỷ lệ dấu hiệu viêm cao hơn.

    Điều này đúng ngay cả khi các nhà nghiên cứu tính đến sự khác biệt về nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính và chỉ số khối cơ thể.

    2. Đóng góp thêm dữ liệu về COVID-19 gây tác động tới thần kinh

    Một số người cho rằng bệnh hiểm nghèo ở những bệnh nhân COVID-19 kéo dài là kết quả của những thay đổi môi trường trong thời kỳ đại dịch hoặc sự kỳ thị liên quan đến việc bị nhiễm bệnh, nhưng mối liên hệ giữa các triệu chứng rối loạn lo âu và các dấu ấn sinh học trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có những thay đổi thể chất đối với não ở một số bệnh nhân. 

    Điều này có thể gợi ý rằng có thể có một nguyên nhân cơ học nào đó gây ra triệu chứng lo âu tâm thần kinh đó. Các nhà khoa học cho biết.

    Từ lâu, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân nhập viện do SARS-CoV-2 đôi khi phải gánh chịu hậu quả thần kinh do các phương pháp điều trị cần đặt nội khí quản hoặc hạn chế oxy lên não. So sánh nhóm này với những người chưa bao giờ nhập viện do COVID-19, chỉ ra rằng tác động của COVID-19 tới thần kinh đang gây ra các vấn đề về thần kinh.

    Theo các nhà khoa học, các nghiên cứu về COVID -19 kéo dài nên tính đến các nhóm đối chứng khỏe mạnh, cũng như nhóm bệnh nhân nhập viện và không nhập viện. Do có nhiều yếu tố từ đại dịch có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức, như cô lập xã hội, căng thẳng và trầm cảm, nếu chúng ta có thể tìm thấy hai nhóm đều sống trong đại dịch - một nhóm đã bị nhiễm bệnh và một nhóm chỉ bị ảnh hưởng - và vẫn cho thấy có sự khác biệt, điều đó thực sự quan trọng.

    Mặc dù là nghiên cứu nhỏ và cần có những nghiên cứu sâu hơn với nhiều người tham gia hơn, bao gồm cả những bệnh nhân đã hồi phục sau COVID-19 mà không có các triệu chứng thần kinh để làm rõ hơn kết quả của nghiên cứu, nhưng phát hiện của nghiên cứu này vẫn đóng góp vào lượng kiến thức ngày càng tăng về tác động tâm thần kinh của COVID kéo dài.

    Hiểu được  sẽ giúp phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt hơn.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-12T03:03:00

    Giới chuyên gia đưa ra dự đoán mới nhất về thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19

    Hai năm sau đại dịch COVID-19, hầu hết thế giới đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ nhiễm trùng, nhập viện và tử vong trong những tuần gần đây, báo hiệu cuộc khủng hoảng dường như sắp hạ nhiệt. 

    Nhưng đại dịch sẽ kết thúc như thế nào? Giới chuyên gia vừa đưa ra dự đoán mới nhất về thời điểm kết thúc đại dịch kinh hoàng này.

    Nhà khoa học Erica Charters của Đại học Oxford, người nghiên cứu vấn đề này cho biết: "Sự kết thúc đại dịch là một quá trình dài, bao gồm các loại kết thúc khác nhau có thể không xảy ra cùng một lúc. Trong đó, bao gồm "kết thúc y tế" khi bệnh tật thuyên giảm, "kết thúc chính trị", khi các biện pháp phòng ngừa của chính phủ chấm dứt và "kết thúc xã hội" khi mọi người quay trở lại cuộc sống bình thường".

    Tại Mỹ, nhiều người cho rằng thời điểm kết thúc đại dịch đã cận kề. Tới nay, đã có khoảng 65% người Mỹ được tiêm chủng đầy đủ, và khoảng 29% được tiêm mũi tăng cường. Tỉ lệ mắc mới tại quốc gia này đã giảm trong gần hai tháng qua, với mức trung bình mắc mới hàng ngày giảm khoảng 40% chỉ trong tuần trước. Số người nhập viện cũng giảm mạnh, giảm gần 30%. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng đã đến lúc mọi người quay trở lại văn phòng và bình thường lại cuộc sống như thời trước đại dịch.

    Nhưng đại dịch này đầy bất ngờ, kéo dài hơn hai năm và gây ra cái chết cho gần 1 triệu người ở Mỹ và hơn 6 triệu người trên khắp thế giới, theo các báo cáo. Một số chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các đại dịch trong quá khứ nhằm có thể rút ra dự đoán chính xác về sự kết thúc của đại dịch COVID-19 có thể diễn ra như thế nào.

    Cách đây đúng 2 năm, vào ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 là một đại dịch và nói rằng sẽ quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc tế kết thúc đến khi nào các quốc gia chứng kiến sự giảm đủ số ca bệnh, hoặc ít nhất là số ca nhập viện và tử vong.

    Tuy nhiên, đến nay, WHO vẫn chưa công bố thời điểm đại dịch kết thúc. Trong một cuộc họp báo vừa diễn ra trong tuần này, trước các câu hỏi về sự kết thúc có thể xảy ra của đại dịch, các quan chức WHO cho biết còn rất nhiều việc cần phải hoàn thành trước khi thế giới có thể lật sang trang mới.

    Các trường hợp mắc COVID-19 đang giảm dần ở Hoa Kỳ và giảm 5% trên toàn cầu trong tuần trước. Nhưng các ca bệnh đang gia tăng ở một số nơi, bao gồm Vương quốc Anh, New Zealand và Hồng Kông.

    Tiến sĩ Carissa Etienne, Giám đốc Tổ chức Y tế Liên Mỹ, thuộc WHO, cho biết người dân ở nhiều quốc gia đang rất cần vaccine và thuốc men. Riêng ở Mỹ Latinh và Caribe, hơn 248 triệu người chưa được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên và các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp có khả năng sẽ chứng kiến sự gia tăng bệnh tật, nhập viện và tử vong trong tương lai, theo bà Etienne.

    Tiến sĩ Ciro Ugarte - Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe của PAHO cho biết: "Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi đại dịch này. Chúng ta vẫn cần tiếp cận đại dịch một cách thận trọng".

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-12T07:03:00

    Bệnh nhi khám Covid-19 tăng, Sở Y tế TP HCM ra văn bản khẩn cho các bệnh viện

    Ngày 12-3, Sở Y tế T HCM đã có văn bản khẩn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập, trung tâm y tế các quận, huyện và TP Thủ Đức, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về việc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ em mắc Covid-19 tại các bệnh viện.

    Bệnh nhi khám Covid-19 tăng, Sở Y tế TP HCM ra văn bản khẩn cho các bệnh viện - Ảnh 1.

    Dù buổi tối nhưng tại khu vực khám sàng lọc nghi mắc Covid-19 Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), rất đông phụ huynh và trẻ nhỏ vẫn còn ngồi chờ đến lượt khám

    Theo Sở Y tế TP HCM, trước đó, vào ngày 24-2, sở đã ban hành công văn về việc tăng cường chăm sóc, thu dung điều trị trẻ em mắc Covid-19. Trong đó, ưu tiên thu dung, điều trị trẻ em mắc Covid-19 tại 3 bệnh viện nhi để kịp thời đánh giá, nhận định đặc điểm lâm sàng nhằm rút kinh nghiệm cho các đơn vị trong việc điều trị Covid-19 ở trẻ em.

    Sở Y tế TP HCM cho biết trong những ngày gần đây, trên địa bàn TP ghi nhận số lượt trẻ em đến khám tại các bệnh viện nhi do nghi ngờ mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của các bệnh viện nhi, đặc điểm chung của trẻ mắc Covid-19 là sốt, ho và đau họng; rất ít trường hợp có dấu hiệu nặng.

    Do đó, để chủ động ứng phó với tình huống số trẻ em mắc Covid-19 tăng cao, Sở Y tế TP HCM yêu cầu các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Nhi Đồng Thành phố tăng số giường điều trị tại khoa Covid-19 lên tối thiểu 300, trong đó có 50 giường hồi sức.

    Sở Y tế TP HCM yêu cầu bảo đảm công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn, tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và điều trị trẻ em mắc Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho các bệnh viện theo cụm điều trị đã được phân công.

    Ngoài ra, giám đốc các bệnh viện nêu trên phải chịu trách nhiệm về quyết định cho bệnh nhi mắc Covid-19 điều trị nội trú tại khoa Covid-19 hoặc phòng cách ly tại các khoa lâm sàng khác tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ, đồng thời phải bảo đảm việc phòng chống lây nhiễm.

    Song song đó, Bệnh viện Nhi Đồng 1 làm đầu mối tổ chức họp Tổ chuyên gia điều trị Covid-19 ở trẻ em của 3 bệnh viện nhi, thống nhất và có văn bản tham mưu cho Sở Y tế TP HCM cập nhật chỉ định xét nghiệm sàng lọc trẻ em khi đến khám tại bệnh viện để phù hợp với giai đoạn hiện nay của dịch bệnh.

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ