Cập nhật lúc 18:06 - 13/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 12/11: Số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM tăng do người dân có tâm lý chủ quan

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-11T23:11:00

    Cả nước vượt mốc 1 triệu ca mắc COVID-19

    Với 8.162 ca nhiễm mới trong ngày 11/11, nước ta đã vượt 1 triệu ca mắc Covid-19 từ đầu dịch đến nay.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.000.897 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.159 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 995.903 ca, trong đó có 843.131 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. 

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TPHCM (443.815 ca), Bình Dương (241.589 ca), Đồng Nai (75.843 ca), Long An (36.252 ca), Tiền Giang (19.516 ca).

    So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Theo Bộ Y tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-11T23:11:00

    Số ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng ở Hà Nội giảm sâu

    Ngày 11/11, thành phố Hà Nội ghi nhận 146 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 19 ca ở cộng đồng, 107 ca ở khu cách ly và 20 ca ở khu phong toả. 

    Đáng chú ý, trong 146 ca dương tính SARS-CoV-2 ghi nhận ngày 11/11 chỉ có 19 ca ở cộng đồng, giảm rất sâu so với những ngày trước đó (ngày 9/11: 95 ca cộng đồng; ngày 10/11: 28 ca cộng đồng).

    Cộng dồn trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021), Hà Nội ghi nhận 5.612 ca mắc COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.175 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.437 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T00:11:00

    Hà Nội chưa có chủ trương cách ly F1 tại nhà

    Trao đổi với báo chí ngày 11/11 về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, dự báo, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong những ngày tới. Nguyên nhân là do hiện nay thành phố còn nhiều chùm ca bệnh rải rác ở nhiều quận huyện với nhiều ca mắc ghi nhận ở cộng đồng.

    Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố có 12 ổ dịch, chùm ca bệnh phức tạp, ghi nhận khá nhiều ca mắc, gồm: Ổ dịch Phú Đô (Nam Từ Liêm): 35 ca mắc; Ổ dịch đường Bưởi (Cống Vị, Ba Đình): 31 ca mắc; Ổ dịch đường Trần Duy Hưng (Cầu Giấy): 61 ca mắc; Ổ dịch Thủ Lệ (Ngọc Khánh, Ba Đình): 29 ca mắc; Ổ dịch Phú La (Hà Đông): 46 ca mắc; Ổ dịch chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm): 176 ca mắc; Ổ dịch kho hàng Shopee (KCN Đài Tư, Long Biên): 71 ca mắc; Ổ dịch Yên Xá (Tân Triều, Thanh Trì): 15 ca mắc; Ổ dịch Phú Vinh (An Khánh, Hoài Đức): 14 ca mắc; Ổ dịch Nam Dư (Lĩnh Nam, Hoàng Mai): 37 ca mắc; Ổ dịch Bạch Trữ (Tiến Thắng, Mê Linh): 187 ca mắc; Ổ dịch Sài Sơn - Thị trấn Quốc Oai (Quốc Oai): 155 ca mắc.

    Thành phố cũng ghi nhận 112 người về từ các tỉnh có dịch dương tính SARS-CoV-2 và 71 trường hợp thứ phát dương tính SARS-CoV-2 liên quan người về từ các tỉnh có dịch.

    "Diễn biến dịch bệnh tại Hà Nội vẫn còn phức tạp, khó lường nên trước mắt chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tăng cường, giám sát", ông Tuấn nói.

    Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, thành phố sẽ bám sát theo chỉ đạo chung của Chính phủ. Xử lý các ổ dịch theo nguyên tắc nguy cơ đến đâu, khoanh đến đấy. Thành phố sẽ không giãn cách, phong tỏa diện rộng như trước đây.

    Về tổng thể, các biện pháp chống dịch sẽ căn cứ theo đánh giá cấp độ dịch đã được Chính phủ quy định. Bên cạnh đó, với từng khu vực, thành phố sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình dịch.

    Liên quan đến ý kiến của một số chuyên gia dịch tễ cho rằng, Hà Nội nên tính phương án cách ly và điều trị F0 không triệu chứng và F1 tại nhà, theo ông Tuấn hiện thành phố chưa có chủ trương này.

    "Hiện tại, Hà Nội vẫn có đủ nguồn lực để cách ly và điều trị tập trung F1 và F0. Chỉ khi nào số lượng F0, F1 tăng vượt quá khả năng thì chúng ta mới tính đến phương án cách ly F1 và F0 không triệu chứng tại nhà", ông Tuấn nói.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T00:11:00

    TP.HCM có F0 tử vong dù đã tiêm vaccine, người dân không được chủ quan

    Thông tin trên được TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết tại cuộc họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, chiều 11/11.

    Đa số ca tử vong ở TP.HCM là người cao tuổi

    TS Vĩnh Châu cho biết trong thời gian qua, Sở Y tế TP.HCM liên tục theo dõi ca bệnh nặng và số trường hợp tử vong trên địa bàn. Thống kê trong 2 ngày qua, bên cạnh ca bệnh tử vong tại thành phố, một số trường hợp là F0 nặng từ các tỉnh chuyển lên.

    Ngày 10/11, thành phố ghi nhận 5 người tử vong là bệnh nhân từ các tỉnh. Hôm nay, toàn thành phố có 38 ca tử vong, trong đó 3 ca từ tỉnh Long An, Sóc Trăng và Bạc Liêu chuyển lên.

    Trong số 38 ca bệnh tử vong, 34 người mắc bệnh nặng, độ tuổi 18-50 là 2 người; độ tuổi 51-65 là 15 người; độ tuổi trên 65 là 21 người (chiếm 55%).

    Về tiền sử tiêm vaccine phòng Covid-19, TS Châu cho biết số trường hợp chưa tiêm là 20 người, trong đó có 12 bệnh nhân trên 65 tuổi, có bệnh nền, một số người bệnh bị liệt, không thể di chuyển nhiều năm qua.

    Số ca tử vong tiêm 1 mũi vaccine là 2 người. Số ca tử vong tiêm đủ 2 mũi vaccine là 10 người (trong đó tất cả đều trên 50 tuổi, có bệnh nền).

    Từ thông tin này, ông Châu nhận định nhóm nguy cơ tử vong cao tập trung vào trường hợp mắc Covid-19 có bệnh nền, lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền nhưng nằm một chỗ lâu ngày và chưa tiêm vaccine.

    Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết từ cuối tháng 9, số ca bệnh nặng và tử vong ở TP.HCM có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Số ca cần thở oxy và hồi sức cao hơn dao động con số 1.800, không giảm hơn. Số ca thở máy xâm lấn dao động 230-250. Số ca tử vong giảm thấp nhất là 21 trường hợp vào ngày 31/10, đến nay vẫn dao động 21-43 trường hợp.

    Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo các địa phương tiếp tục tìm và phát hiện tất cả người lớn tuổi, chưa tiêm vaccine và nhanh chóng tiêm. Ngoài ra, các địa phương và gia đình cần có giải pháp bảo vệ họ, tránh mắc Covid-19.

    "Chúng tôi kêu gọi, khuyến cáo thanh niên, người trẻ tuổi cần thận trọng, đặc biệt là họ có thể mắc Covid-19 và mang mầm bệnh về cho người thân, nhất là ông bà lớn tuổi, nằm một chỗ, chưa tiêm vaccine", TS Châu nói.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T01:11:00

    COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM ra văn bản yêu cầu không để tái bùng phát

    Qua đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn TP.HCM cho thấy tình hình dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp.

    Ngày 11/11, UBND TP.HCM đã có công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện về việc tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

    Nhằm tiếp tục kiểm soát và không để dịch tái bùng phát trên địa bàn thành phố, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, lập lại trật tự lòng lề đường, không để tình trạng mua bán, tụ tập đông người, xử lý nghiêm hoạt động của chợ tự phát và rà soát điều kiện an toàn để mở cửa chợ truyền thống.

    Đối với các địa bàn chưa được phép mua bán thức uống có cồn, TP.HCM đề nghị tăng cường xử phạt các cơ sở kinh doanh cố tình vi phạm quy định phòng, chống dịch.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 12/11: Dịch tại TP.HCM có chiều hướng phức tạp trở lại - Ảnh 1.

    Thành phố sẽ tiến hành xử phạt nghiêm các cơ sở kinh doanh cố tình vi phạm biện pháp phòng, chống dịch. Ảnh: Nguyễn Toàn.

    UBND TP.HCM yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, sở, ban, ngành, TP Thủ Đức và các quận huyện thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 và Chỉ thị 18.

    Trên tinh thần đó, các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy... nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe; quy trình quản lý F0 khi phát hiện tại cở sở và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm biện pháp phòng, chống dịch hoặc có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm làm lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

    TP.HCM yêu cầu kiểm tra việc thực hiên cấp mã QR qua Cổng thông tin An toàn Covid-19 tại các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện nhằm kiểm soát người dân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn. Xử lý nghiêm các đơn vị, cơ sở không thực hiện kiểm tra mã QR.

    Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố tiếp tục rà soát, chuẩn bị và kịp thời cấp phát túi thuốc cho F0 theo hướng dẫn. Tuyệt đối không để bất kỳ trường hợp bệnh nhân tự điều trị tại nhà không tiếp cận đươc gói điều trị.

    Đồng thời, các cơ sở y tế tổ chức bố trí các điểm tiêm vaccine lưu động, nhất là tại các cửa ngõ giáp ranh, bến xe, nhà ga tàu hỏa để chủ động tiêm cho người dân quay trở lại thành phố làm việc nhưng chưa được tiêm chủng.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T01:11:00

    Hà Nam ghi nhận 1.099 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch mới

    Kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9 đến tối 11/11, Hà Nam ghi nhận 1.099 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.

    Theo phân tích dịch tễ, các ca bệnh được phát hiện tập trung chủ yếu ở TP Phủ Lý với 627 trường hợp. Tiếp theo là huyện Thanh Liêm 119 trường hợp; huyện Kim Bảng 41 trường hợp; Bình Lục 32 trường hợp; huyện Lý Nhân 30 trường hợp và huyện Duy Tiên 29 trường hợp.

    Ngoài ra có 163 ca bệnh ghi nhận trong khu công nghiệp và 52 F0 phát hiện tại các công ty, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T02:11:00

    TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc COVID-19 tăng do người dân có tâm lý chủ quan

    Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm như: Số ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố đang có chiều hướng gia tăng, người lao động quay trở lại thành phố làm việc, mở lại chợ truyền thống, lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh do COVID-19… được đại diện các sở, ngành thông tin tại buổi họp báo do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh tổ chức chiều tối 11/11.

    Ghi nhận số ca nhiễm tăng tại nhiều địa phương

    Về tình hình phòng, chống dịch của thành phố, thời gian qua, TP Hồ Chí Minh chứng kiến sự gia tăng trở lại của các ca mắc COVID-19. Riêng tại huyện Nhà Bè, từ ngày 5-9/11 đã phát sinh 543 ca, trong đó có 46% là ca nhiễm từ các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp và từ các cơ sở sản xuất bên ngoài. Cụ thể, khu công nghiệp Hiệp Phước chiếm 21% số ca nhiễm, khu chế xuất Tân Thuận chiếm 26%, khu công nghiệp Long Hậu 37%, các doanh nghiệp bên ngoài chiếm 15%.

    Phân tích nguyên nhân của tình trạng trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn cho rằng, người dân đang có tâm lý chủ quan vì phần lớn đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Bên cạnh đó, thành phố nới lỏng giãn cách phòng dịch đã dẫn đến việc tiếp xúc giữa người dân tăng cao, khiến lây lan nhiều hơn. Đáng nói, "khi doanh nghiệp xét nghiệm cho công nhân, phát hiện dương tính thì doanh nghiệp yêu cầu công nhân về nhà, nhưng lại không thông báo cho địa phương về các ca này. Người nào tự giác thì đến cơ sở y tế khai báo, người nào không tự giác thì về nhà trọ, tiếp tục lây nhiễm cho người khác trong khi điều kiện các khu nhà trọ rất chật hẹp", ông Võ Phan Lê Nguyễn cho biết.

    Nhằm kiểm soát dịch bệnh, ngoài việc thực hiện cách ly người nhiễm COVID-19 theo các quy định hiện tại, huyện Nhà Bè cũng vận động các chủ nhà trọ thực hiện khai báo, nắm bắt thông tin của người lưu trú, kịp thời thông báo cho địa phương khi phát hiện ca nhiễm. Đồng thời, kêu gọi chủ nhà trọ dành 50% công suất nhà trọ để cách ly cho người thuê bị nhiễm bệnh. Huyện Nhà Bè cũng xây dựng nhiều phương án chăm lo an sinh để người nhiễm an tâm cách ly tại nhà. Bên cạnh đó, khu công nghiệp Hiệp Phước dự kiến sẽ thành lập khu cách ly cho công nhân bị mắc COVID-19; thành lập trạm y tế lưu động được thiết lập để hỗ trợ y tế cho người nhiễm tại đây. Đối với khu công nghiệp Long Hậu, dự kiến sẽ thiết lập đường dây nóng để thông báo khi có ca mắc.

    Trong khi đó, dù huyện Hóc Môn đang ở cấp độ 2 nhưng khi rà soát test nhanh hàng ngày vẫn phát hiện nhiều ca nhiễm mới. Ngày 10/11, huyện phát hiện 466 ca dương tính trong cộng đồng, hộ gia đình. Phó Chủ tịch UBND Huyện Hóc Môn Lê Thụy Mỹ Châu cho biết, Hóc Môn là địa bàn giáp ranh nhiều khu công nghiệp, có nhiều khu nhà trọ của công nhân. Tương tự như huyện Nhà Bè, khi công nhân của huyện xét nghiệm dương tính, chủ doanh nghiệp không quản lý, để người lao động tự quay lại nhà trọ dẫn đến lây nhiễm lan nhanh. Bên cạnh đó, khi lực lượng quân y rút khỏi địa bàn, lực lượng phòng, chống dịch tại chỗ quá mỏng nên không giám sát, quản lý hết được các ca nhiễm.

    Về điều trị, huyện Hóc Môn chỉ có Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, không có nhà nghỉ, khách sạn đủ điều kiện làm cơ sở cách ly, vì vậy, chỉ có thể trưng dụng các trường học làm khu cách ly. Tuy nhiên, thành phố chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại nên các khu cách ly đang phải thu hẹp, trả lại cơ sở vật chất cho nhà trường. Để giải quyết, huyện Hóc Môn sẽ tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường, dự kiến sẽ vận hành vào tuần sau. Cùng với đó, huyện khoanh vùng, xét nghiệm khu vực nguy cơ, trọng tâm, đẩy mạnh tiêm vaccine. Đặc biệt, thực hiện nghiêm 5K đối với người dân tại 9/12 chợ truyền thống đã được hoạt động trở lại.

    Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở Y tế thường xuyên phân tích số liệu bệnh nhân COVID-19 nặng và tử vong do COVID-19. Cụ thể, trong ngày 11/11, có 38 ca tử vong, trong đó có 34 ca là người mang bệnh nền. Nhóm từ 18-50 tuổi có 2 trường hợp tử vong, nhóm từ 51 đến 65 tuổi có 15 trường hợp tử vong (chiếm 39,5% tổng số ca), nhóm trên 65 tuổi là 21 ca (chiếm 55%). Sở Y tế nhận định, số ca tử vong vẫn tập trung ở nhóm có bệnh nền và người lớn tuổi.

    Phân tích sâu hơn về tiền sử tiêm vaccine, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, có 20/38 trường hợp tử vong chưa tiêm vaccine. Trong số chưa tiêm vaccine này, có 12 trường hợp trên 65 tuổi và có bệnh nền. Một số trường hợp là người già, nằm liệt tại chỗ nhiều năm nay, bị lây nhiễm và tử vong. Trong số 38 ca tử vong, có 2 trường hợp tử vong đã tiêm 1 mũi vaccine. Đáng chú ý, vẫn có 10 bệnh nhân COVID-19 tử vong dù tiêm đủ 2 mũi vaccine. 10 trường hợp này đều trên 50 tuổi, có bệnh nền.

    Giải thích tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, khi tiêm vaccine COVID-19, người dân sẽ được bảo vệ, làm giảm khả năng mắc bệnh; còn nếu khi mắc bệnh sẽ giảm nguy cơ bệnh nặng. Đặc biệt khi xuất hiện biến chủng Delta, dù người dân đã tiêm 2 mũi cũng có thể bị nhiễm bệnh và có nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu khẳng định, tỷ lệ nhiễm bệnh và chuyển nặng của nhóm đã tiêm đủ vaccine đều thấp hơn rất nhiều so với nhóm chưa tiêm. Đáng chú ý, ở một số người trẻ có cơ địa đặc biệt, phản ứng dữ dội của cơ thể khi nhiễm bệnh tạo thành "cơn bão Cytokine" có thể dẫn đến nguy kịch và tử vong kể cả khi đã chạy ECMO.

    Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục tìm, phát hiện những người lớn tuổi, nằm liệt hoặc nhiều bệnh nền để triển khai tiêm vaccine; đồng thời, tìm giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng này khỏi lây nhiễm từ những người khác trong gia đình. Sở Y tế cũng cảnh báo nhóm người đang đi làm, thanh niên, người trẻ…, cần hết sức cẩn thận khi tham gia các hoạt động ngoài xã hội để tránh mang mầm bệnh lây nhiễm cho người thân. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh nền, người lớn tuổi chưa được tiêm vaccine sẽ nhiễm bệnh và nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, người dân cần tuyệt đối tuân thủ 5K và các nguyên tắc phòng dịch, kể cả khi địa phương đã ở vùng xanh, vùng vàng.

    Hiện nay, khi số ca mắc mới trong cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh gia tăng, Sở Y tế cho biết đây là kết quả tất yếu khi thành phố thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội. Thời gian tới, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) sẽ gửi các đội đặc nhiệm xuống địa phương để phát hiện ổ dịch, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng. Ngoài ra, tại một số địa phương, lực lượng bác sỹ, quân y đang thực hiện rút quân nên khi số ca nhiễm tăng thời gian qua đã dẫn xảy ra tình trạng quá tải cục bộ trong việc theo dõi, chăm sóc người mắc COVID-19 ở một số nơi. Sở Y tế đã cử các trạm y tế lưu động do bác sỹ của các bệnh viện tuyến thành phố và quận, huyện đến hỗ trợ y tế địa phương; theo dõi, cấp thuốc và chuyển viện cho người nhiễm nếu cần.

    Theo TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T04:11:00

    Vì sao Hà Nội chưa cách ly F1, điều trị F0 tại nhà?

    Ngày 12/11, UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian qua thành phố đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ nên tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát.

    Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì là địa bàn rộng, giao thương đông, có thể xuất hiện các ca bệnh mới bất cứ lúc nào do mầm bệnh có thể còn tồn tại ngoài cộng đồng và nguy cơ cao dịch xâm nhập từ bên ngoài.

    Từ ngày 11/10 đến 12h ngày 11/11, Hà Nội ghi nhận 1.509 ca (trung bình 50,3 ca/ngày), trong đó có 542 ca mắc ngoài cộng đồng (35,9%), 730 ca tại khu cách ly (48,3%) và 216 ca tại khu phong tỏa (14,3%), 21 ca nhập cảnh (1,5%).

    Thực tế, một số trường hợp đi về từ vùng dịch nhưng không tự giác khai báo, không thực hiện nghiêm quy định cách ly tại nhà nên đã làm lây lan dịch bệnh, tạo thành những chùm lây nhiễm phức tạp. Đặc biệt, những ngày gần đây, thành phố ghi nhận nhiều ổ dịch mới, nhiều trường hợp không rõ nguồn lây, không triệu chứng…

    Bên cạnh đó, việc thành phố "mở cửa" để phát triển kinh tế - xã hội sẽ xác định và đối diện với việc xuất hiện nhiều ca bệnh. Trong những ngày tới, có thể sẽ xuất hiện thêm nhiều ổ dịch mới bởi nhiều người bệnh có lịch trình di chuyển nhiều nơi, phức tạp không xác định hết được nguồn lây.

    Để kiểm soát tốt nhất trước dịch bệnh, UBND TP Hà Nội khẳng định sẽ nhất quán thực hiện quan điểm " F0 phải đi điều trị, F1 phải cách ly tập trung" để bóc tách nguồn lây ra khỏi cộng đồng, kiểm soát tình hình dịch bệnh từ sớm, từ xa, không để rơi vào tình trạng bị động, mất kiểm soát. Mục tiêu cao nhất là giữ vững an toàn cho Thủ đô, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân.

    Theo ông Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, thành phố luôn xác định phải chủ động cao hơn một mức so với thực tiễn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Thủ đô.

    Đứng trước nguy cơ dịch vẫn còn rất cao, có khu vực dịch đã ngấm sâu trong cộng đồng, Hà Nội đã chuẩn bị mức độ cao nhất về các điều kiện phục vụ điều trị, cách ly, với quan điểm xuyên suốt là "F1 cách ly tập trung, F0 điều trị tại bệnh viện". Thành phố cũng tăng cường cho cơ sở y tế về mọi mặt, tiếp tục củng cố, nâng cao về nhân lực, trang thiết bị cho cơ sở y tế hạng một.

    Cùng với đó, Hà Nội sẽ xây dựng kịch bản phòng, chống dịch Covid-19 cao hơn so với kịch bản hiện nay; tính đến phương án thí điểm quản lý F1, F0 tại nhà với những bước đi phù hợp điều kiện thực tế của thành phố, nhưng phải đảm bảo điều kiện về nhà ở, phòng cách ly, cơ sở pháp lý…

    Theo ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tới đây, thành phố sẽ không đưa những trường hợp F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung mà sẽ thành lập trạm y tế lưu động.

    Ông Tuấn khẳng định, việc lập trạm y tế lưu động tại các địa phương cũng tương tự điều trị tại nhà. Bởi các trạm y tế lưu động này không cố định, không điều trị tập trung. Các quận, huyện, xã, phường đều phải có các địa điểm để điều trị cho F0 không triệu chứng.

    "Hiện nay số cơ sở cách ly tập trung của Hà Nội vẫn chứa được khoảng 60.000-70.000 F1 trở lên. Đến khi toàn thành phố khoảng hàng trăm nghìn trường hợp F1 trở lên mới tính đến phương án cách ly tại nhà" - ông Tuấn cho hay.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T05:11:00

    Hơn 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi

    Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đến hết ngày 11/11, cả nước đã tiêm được 95.688.596 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó có 63.614.168 liều mũi 1 và 32.074.428 liều mũi 2.

    Về tiêm vaccine cho trẻ em, đến nay có 12 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi là TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Lào Cai.

    Tổng số liều vaccine được tiêm đến nay là hơn 1.200.000 liều.

    Một số địa phương khác xây dựng kế hoạch và bắt đầu triển khai tiêm chủng cho đối tượng trẻ 12-17 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T11:11:00

    Ngày 12/11, ghi nhận 8.982 ca mắc COVID-19

    Tối 12/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.982 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 8.976 trường hợp trong nước (tăng 831 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố, có 4.180 ca trong cộng đồng.

    Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (1.388), Đồng Nai (813), An Giang (661), Bình Dương (654), Tiền Giang (634), Tây Ninh (517), Kiên Giang (403), Đồng Tháp (383), Sóc Trăng (298), Bình Thuận (287), Vĩnh Long (284), Cà Mau (258), Bạc Liêu (252), Cần Thơ (178), Bà Rịa - Vũng Tàu (177), Hà Nội (176), Khánh Hòa (170), Long An (110), Hậu Giang (101), Bình Phước (99)...Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tiền Giang (+217), TP. Hồ Chí Minh (+203), Vĩnh Long (+125). 

    Theo Bộ Y tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T12:11:00

    Hà Nội thêm 165 ca dương tính SARS-CoV-2

     Ngày 12/11, thành phố Hà Nội ghi nhận 165 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 27 trường hợp ở cộng đồng, 109 trường hợp ở khu cách ly và 29 trường hợp ở khu phong tỏa.

    165 ca dương tính SARS-CoV-2 được xác định phân bố tại 17 quận, huyện, gồm: Ba Đình (39 ca), Nam Từ Liêm (19 ca), Bắc Từ Liêm (19 ca), Hà Đông (19 ca), Mê Linh (13 ca), Gia Lâm (12 ca), Cầu Giấy (8 ca), Đống Đa (7 ca), Thanh Trì (6 ca), Long Biên (5 ca), Thanh Xuân (3 ca), Hoàng Mai (3 ca), Hoài Đức (3 ca), Chương Mỹ (2 ca), Hai Bà Trưng (2 ca), Ba Vì (1 ca), Thanh Oai (1 ca), Hoàn Kiếm (1 ca), Quốc Oai (1 ca), Tây Hồ (1 ca).

    Theo Sở Y tế, chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt tăng thêm 64 ca; chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng tăng thêm 27 ca; chùm sàng lọc ho sốt có thêm 15 ca; chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng tăng thêm 14 ca; chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm tăng thêm 11 ca; chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm tăng thêm 10 ca; chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát tăng thêm 8 ca; chùm liên quan các tỉnh có dịch tăng thêm 6 ca; chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư tăng thêm 5 ca; chùm liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam tăng thêm 2 ca; chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh tăng thêm 1 ca; chùm liên quan ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai tăng thêm 1 ca; chùm liên quan ổ dịch Phú vinh, Hoài Đức tăng thêm 1 ca.

    27 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng được xác định phân bố tại các quận, huyện: Đống Đa (5 ca); Ba Đình, Hà Đông mỗi nơi 3 ca; Long Biên, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Hoài Đức mỗi nơi 2 ca; Thanh Xuân, Ba Vì, Thanh Trì, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm mỗi nơi 1 ca; thuộc các chùm ca bệnh: chùm liên quan sàng lọc ho sốt (15 ca); chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (8 ca); liên quan các tỉnh có dịch (2 ca); Ổ dịch Trần Duy Hưng (1 ca); Liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát 1 ca.

    Cộng dồn trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021), Hà Nội ghi nhận 5.778 ca mắc COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.202 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.758 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-12T13:11:00

    Khánh Hòa bất ngờ tăng mạnh số ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng

    Đến 17 giờ ngày 12-11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết trong 24 giờ qua có thêm 161 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 87 ca phát hiện ngoài cộng đồng (Chỉ riêng huyện Diên Khánh có đến 69 ca), nâng số ca mắc trong đợt dịch này lên 9.881 ca.

    Đáng chú ý, từ 17 giờ ngày 7-11, huyện Diên Khánh có 318 ca thì chỉ 5 ngày sau số ca nhiễm SARS-CoV-2 huyện này đã lên 552 ca.

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ