Cập nhật lúc 19:26 - 11/12/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 10/12: Tiêm vaccine có xu hướng giảm, Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiến độ

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-09T23:12:00

    30/30 quận huyện của Hà Nội đều có ca nhiễm mới, gần 90% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine

    Sở Y tế Hà Nội tối 9/12 cho biết trong 24 giờ qua TP ghi nhận 704 ca COVID-19 trong đó có 222 ca cộng đồng, khu cách ly (419), khu phong tỏa (63).

    263826979_622876132237456_1187422131585720212_n.jpg

    704 bệnh nhân tại 215 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện: Đống Đa (95); Thanh Trì (50); Tây Hồ (49); Gia Lâm (48); Đông Anh (42); Bắc Từ Liêm (39); Hoàn Kiếm (38); Hai Bà Trưng (36); Thanh Xuân (33); Hà Đông (26); Nam Từ Liêm, Hoàng  Mai (23); Cầu Giấy (21); Quốc Oai (20); Gia Lâm (17); Mê Linh, Sóc Sơn (15); Chương Mỹ (14); Đan Phượng (13); Ba Vì, Phúc Thọ (12);  Ba Đình, Thường Tín(11); Thanh Oai, Mỹ Đức (9); Thạch Thất (8); Phú Xuyên (6); Hoài Đức (5); Ứng Hòa, Long Biên (2)

     222 ca cộng đồng phân bố tại 108  xã phường thuộc 30/30 quận huyện: Đống Đa (34); Hoàn Kiếm (29); Hoàng Mai (17); Bắc Từ Liêm (16); Thanh Xuân (13); Hà Đông (12); Hai Bà Trưng (11); Thanh Oai, Cầu Giấy, Đông Anh (8); Thanh Trì (7); Thạch Thất, Nam Từ Liêm, Phúc Thọ (6); Thường Tín, Phú Xuyên (5); Tây Hồ, Gia Lâm, Quốc Oai (4); Chương Mỹ, Ba Đình, Sóc Sơn (3); Gia Lâm, Đan Phượng, Mỹ Đức (2); Ứng Hòa, Ba Vì, Hoài Đức, Long Biên (1)

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 15.959 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 6.069 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 9.890 ca.

    Đến nay, Hà Nội đã tiêm vaccine COVID-19 cho gần 90% trẻ em từ 12-17 tuổi. Với người trên 18 tuổi, tính tới hết ngày 8/12, có hơn 6,16 triệu người ở Hà Nội đã tiêm mũi 1 (đạt 94,3 % dân số trên 18 tuổi); trong đó hơn 5,57 triệu người tiêm đủ 2 mũi (đạt 85,2 % dân số trên 18 tuổi). 84% người trên 50 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-09T23:12:00

    Hải Phòng ghi nhận số ca dương tính SARS-CoV-2 cao kỷ lục

    Tối 9/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Phòng thông tin, địa phương ghi nhận thêm 235 ca dương tính SARS-CoV-2, số ca bệnh cao kỷ lục trong một ngày. Địa phương này cũng ghi nhận ca bệnh thứ 2 tử vong do COVID-19.

    Trong đó, 55 trường hợp là F1 của các ca bệnh trước đó tại phường Sở Dầu. 61 trường hợp tại quận Ngô Quyền và quận Lê Chân đều liên quan chợ Sắt, khu công nghiệp Vsip và F1 của các ca bệnh trước.

    Ổ dịch tại huyện Thủy Nguyên ghi nhận thêm 27 trường hợp liên quan Công ty Regina, khu công nghiệp Vsip. Tại quận Đồ Sơn ghi nhận 13 trường hợp, đa số là nữ là F1 của những ca bệnh trước đó.

    Ngoài ra, các huyện Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Kiến Thụy, Cát Hải và các quận Hải An, Kiến An, Dương Kinh đều ghi nhận thêm nhiều ca dương tính.

    Từ 27/4 đến nay, thành phố Hải Phòng ghi nhận tổng số 1.926 ca mắc COVID-19.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-10T00:12:00

    Dịch có chiều hướng tăng, TP.HCM xin hỗ trợ 537 quân y

    UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị tiếp tục hỗ trợ nhân lực tăng cường tại các trạm y tế lưu động trên địa bàn TP.

    Theo UBND TP, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM đang có chiều hướng tăng, số ca nhiễm F0 đang cách ly tại nhà ở mức tương đối cao.

    Để đảm bảo chăm sóc điều trị F0, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Quốc phòng xem xét, tiếp tục hỗ trợ bổ sung lực lượng để tăng cường cho 179 trạm y tế lưu động (chưa kể 85 trạm đang hoạt động) với tổng số 537 quân y.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 10/12: TP.HCM dịch có chiều hướng phức tạp, số ca chuyển nặng, tử vong có xu hướng tăng - Ảnh 1.

    Trước đó, đầu tháng 12, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM đề xuất Bộ Quốc phòng tiếp tục hỗ trợ duy trì hoạt động 85 trạm y tế lưu động với số lượng 153 nhân viên y tế trên địa bàn TP đến hết tháng 12-2021.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-10T00:12:00

    Ca mắc tăng cao tại nhiều tỉnh miền Tây

    Số ca Covid-19 nặng, tử vong ở TP.HCM có xu hướng tăng

    Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, hết ngày 8.12, tổng số ca mắc Covid-19 mới qua xét nghiệm RT-PCR là 1.475 người, tăng gần 500 ca so với ngày trước đó. Trong đó, có 1.010 ca sàng lọc tại bệnh viện, 237 ca cộng đồng và 228 ca được lấy mẫu sau khi chuyển vào cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và bệnh viện dã chiến. Tổng số ca test nhanh dương tính với Covid-19 là 4.176 ca, tăng gần cả nghìn ca so với ngày 7.12.

    Cà Mau có 720 ca mắc Covid-19 mới trong ngày, vượt mốc 14.000 ca

    Ngày 9/12, tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau, tỉnh này vừa ghi nhận 720 ca dương tính với Covid-19. Toàn bộ các ca này đều chưa rõ thông tin tiêm vắc xin. Trong số đó, có 371 ca đang cách ly; 32 ca trong khu vực phong tỏa; 2 ca ngoài tỉnh (cộng dồn 1.116 ca) và 324 ca nhiễm trong cộng đồng.

    Trong đợt dịch này, tỉnh Cà Mau đã có 14.206 ca nhiễm (có 6.080 ca cộng đồng); 7.259 người điều trị khỏi và 63 người tử vong.

    Vĩnh Long thêm 568 ca nhiễm, hơn 3.600 F0 cách ly, điều trị tại nhà

    Ngày 9/12, tỉnh này ghi nhận thêm 568 ca mắc Covid-19 và 8 ca tử vong; nâng tổng số ca mắc ở tỉnh từ ngày 1/1 đến nay lên 16.435 ca; điều trị khỏi bệnh, xuất viện về nhà 10.857 ca và có 137 ca tử vong. 

    Trong 568 ca mắc mới, có 410 ca được phát hiện trong cộng đồng và các cơ sở y tế; 162 ca là F1 chuyển thành F0 khi đang cách ly tại nhà. Trong 8 ca tử vong ghi nhận trong ngày, đa phần là người cao tuổi, có người đã 93 tuổi; trong đó có 3 trường hợp tử vong tại nhà.

    Chiều 9.12, Sở Y tế Vĩnh Long cho biết tỉnh đang thực hiện cách ly, điều trị tại nhà hơn 3.600 bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Các trạm y tế lưu động cũng được kích hoạt để hỗ trợ trạm y tế quản lý, theo dõi, điều trị F0 tại nhà. Ngoài ra, tỉnh hiện có hơn 10.700 F1 cách ly tại nhà.

    Ca nhiễm mới ở Tiền Giang bất ngờ tăng vọt

    Chiều 9/12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang cho biết, hôm nay tỉnh ghi nhận 568 ca nhiễm Covid-19, tăng 261 ca so với ngày trước. Tổng số ca nhiễm Covid-19 của tỉnh tính từ đầu tháng 6 đến nay là 27.288 ca. Cùng ngày, tỉnh ghi nhận 11 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số người tử vong do Covid-19 của tỉnh lên 633 người.

    Sở Y tế Tiền Giang cho biết nguyên nhân số ca nhiễm tăng cao trong ngày 9.12, là do tình trạng lây nhiễm chéo tại điểm tiêm vắc xin Covid-19, tập trung chờ tiêm nhưng không đảm bảo 5K. Bên cạnh đó, người dân còn tụ tập đông người tại các sạp hàng, chợ nhưng không tuân thủ quy định trong phòng, chống dịch bệnh. Nhiều người chưa tuân thủ chặt chẽ quy định cách ly, tự ý rời khỏi nhà khi đang cách ly.

    Theo Thanh Niên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-10T00:12:00

    TP HCM tiêm vaccine mũi 3 cho các nhóm ưu tiên

    Là địa phương đầu tiên cả nước triển khai tiêm mũi 3, quận huyện đã rà soát người trên 50 tuổi, bệnh nền, lực lượng chống dịch… để tiêm từ hôm nay.

    Đợt này, quận Gò Vấp dự kiến khoảng 110.000 người thuộc nhóm ưu tiên tiêm vaccine mũi 3, gồm: nhóm suy giảm chức năng miễn dịch gần 2.000 người, lực lượng tuyến đầu khoảng 2.000 người, còn lại nhóm từ 50 tuổi trở lên. Căn cứ thông tin lưu trữ số lượng người đã tiêm mũi 1, mũi 2 các đợt trước, quận chia sẻ dữ liệu về các phường lập danh sách nhóm ưu tiên. Riêng nhóm suy giảm chức năng miễn dịch do Trung tâm y tế phụ trách rà soát, lập danh sách.

    Về tổ chức tiêm, các phường chủ động bố trí cơ sở vật chất, nhân lực thực hiện. Để việc tiêm đạt hiệu quả cao, quận Gò Vấp khuyến khích các phường phối hợp y tế tư nhân đóng trên địa bàn. Phía quận phụ trách điều phối cấp phát vaccine, kinh phí phục vụ công tác tiêm chủng ở các phường. Với những phường không đủ điều kiện, quận sẽ tổ chức tiêm tập trung tại 2 địa điểm Đại học công nghiệp TP HCM và trường tiểu học An Hội.

    Theo ông Đỗ Anh Khang, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, với nhóm người bị suy giảm miễn dịch và lực lượng tuyến đầu dự kiến hoàn thành tiêm mũi 3 trong 2 ngày cho mỗi nhóm. Riêng nhóm từ 50 tuổi trở lên, quận sẽ tổ chức tiêm vào năm sau do nhóm này bắt đầu tiêm mũi hai từ tháng 7/2021.

    "Quận dự kiến tiêm vaccine từ 10/12 cho hai nhóm ưu tiên là người suy giảm chức năng miễn dịch và lực lượng tuyến đầu", ông Khang nói và cho biết với những người chưa tiêm vaccine vì các lý do khác nhau, địa phương tạo điều kiện cho họ đăng ký trên mạng để tổ chức tiêm bổ sung, nhằm giảm tỷ lệ tử vong.

    Nằm ở ngoại ô TP HCM, huyện Củ Chi cũng hoàn thành kế hoạch tổ chức tiêm vaccine mũi 3 cho người nguy cơ cao và các nhóm ưu tiên. Trong ngày đầu tiên, huyện dự kiến tiêm một điểm ở trường tiểu học thị trấn Củ Chi, sau đó tổ chức theo 3 cụm: trung tâm văn hóa xã Tân Thông Hội, nhà văn hóa An Nhơn Tây và nhà văn hóa lao động huyện. Nhóm người suy giảm khả năng miễn dịch, người từ 50 tuổi trở lên tiêm ở các cụm tiêm của huyện. Với nhóm lực lượng tuyến đầu chống dịch sẽ tiêm theo 21 điểm tiêm ở xã.

    Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi Nguyễn Thị Hằng cho biết, mỗi điểm dự kiến 8-10 đội tiêm, mỗi đội 3 người gồm phụ trách tiêm, khám sàng lọc và theo dõi sau tiêm. Tại các điểm tiêm được bố trí xe cấp cứu và bác sỹ để xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm. 

    "Huyện đã có thông tin những người dân tiêm các đợt trước đó, chuyển danh sách về xã mời dân đi tiêm", bà Hằng nói

    Đến ngày 8/12, hơn 6,8 triệu người TP HCM tiêm mũi 2. Theo kế hoạch tiêm mũi 3, thành phố tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, có tình trạng suy giảm miễn dịch (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong 6 tháng...) đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Người từ 50 tuổi trở lên được ưu tiên tiêm trước.

    Đối với liều nhắc lại, thành phố sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Nhóm được ưu tiên là người bệnh nền, cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch.

    Lộ trình tiêm dự kiến chia thành hai giai đoạn: Đợt một từ ngày 10/12 đến hết năm nay tập trung tiêm cho người suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày và người tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng. Đợt hai suốt năm 2022, thành phố tổ chức tiêm cho các nhóm ưu tiên và toàn bộ người trên 18 tuổi.

    Loại vaccine để tiêm được thực hiện theo nguyên tắc: Nếu các mũi tiêm trước đó cùng loại vaccine thì mũi bổ sung, mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA (như Moderna, Pfizer...); nếu các mũi tiêm trước đó dùng các loại vaccine khác nhau, mũi bổ sung hay nhắc bằng vaccine mRNA; nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine Vero Cell thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA, hoặc vaccine vectơ virus (vaccine Astrazeneca).

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-10T02:12:00

    Tiêm vaccine phòng COVID-19 có xu hướng giảm, Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiến độ

    Theo ghi nhận của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế những ngày gần đây tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 của cả nước có xu hướng giảm nhiều, tỷ lệ sử dụng vaccine/số vaccine phân bổ của nhiều địa phương còn thấp (dưới 85%).

     Để tăng cường công tác tiêm chủng, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản trong năm 2021, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các nội dung, cụ thể:

     Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền), đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. 

    Đối với những địa phương đã đạt được độ bao phủ vaccine cao cho người từ 18 tuổi trở lên cần rà soát kĩ lại các đối tượng tiêm, tổ chức tiêm vét để tránh bỏ sót đối tượng và triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-10T06:12:00

    Nóng: Bộ trưởng Bộ Y tế điều 2 bệnh viện TW vào hỗ trợ Bà Rịa- Vũng Tàu chống dịch COVID-19

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản TW hỗ trợ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong quản lý, điều trị COVID-19, hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Vũng Tàu.

    Tại quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giao Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản TW có các nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đánh giá, tổ chức thu dung điều trị, các điều kiện hiện có về giường bệnh, hệ thống oxy, trang thiết bị, thuốc, vật tư, nhân lực của các cơ sở y tế để xác định những khó khăn, bất cập và đề xuất với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh, thành phố để chỉ đạo và hỗ trợ khắc phục.

    Thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19.

    Đồng thời, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản TW phải cử cán bộ y tế trực tiếp hướng dẫn chuyên môn tại chỗ, hội chẩn từ xa, tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực và giám sát chất lượng về cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế các tỉnh, thành phố.

    Tổ chức giao ban hàng ngày để rút kinh nghiệm điều trị giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến quận/huyện/thành phố được phân công.

    Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản TW cũng có nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh, thành phố (nếu có) trong việc điều phối, chuyển tuyến kịp thời và phù hợp người bệnh COVID-19. 

    Bộ trưởng Bộ Y tế cũng giao Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản TW hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các tỉnh, thành phố trong thực hiện quản lý, điều trị người nghi nhiễm và nhiễm SARS-CoV-2.

    Số lượng ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tính từ ngày 28/6 đến nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là 20.370 ca.

    Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công 14 bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 tại TP HCM và 10 tỉnh phía Nam.

    Trong thời gian gần đây số ca mắc COVID-19 tại TP HCM và một số địa phương phía Nam gia tăng, trong đó rất nhiều F0 trong cộng đồng. Việc gia tăng ca mắc khiến cho không ít tỉnh phải điều chỉnh cấp độ dịch... và phải mở rộng cơ sở điều trị, thu dung. Đồng thời một số địa phương đã triển khai cách ly, điều trị và theo dõi F0 tại nhà.

    Trước đó tại cuộc họp với 5 tỉnh phía Nam có ca mắc và ca tử vong tăng, về đề xuất tăng cường nhân lực của các tỉnh này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh rà soát ngay việc điều động nhân lực từ các BV tuyến trung ương theo Quyết định số 5500/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành ngày 30/11/2021 về việc phân công các BV tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 tại TP HCM và 10 tỉnh phía Nam.

    Bộ trưởng yêu cầu các Bệnh viện trong danh sách phân công phải nhanh chóng đưa thêm nhân lực vào các tỉnh này để đảm bảo phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác phòng chống dịch. Bệnh viện Bạch Mai,  phải cử thêm 1 đoàn cán bộ y tế nữa đến An Giang; Bệnh viện Việt Đức vào hỗ trợ Bà Rịa- Vũng Tàu; Bệnh viện E vào hỗ trợ Tây Ninh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng.

    Riêng TP Cần Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu BVĐK Trung ương Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ thành phố trong công tác điều trị.

    Bộ trưởng chỉ đạo các Bệnh viện tuyến Trung ương phải cử chuyên gia hồi sức có kinh nghiệm đến các tỉnh để hỗ trợ điều trị, đồng thời chú trọng triển khai tập huấn, nâng cao năng lực điều trị cho y bác sĩ tại chỗ.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ