Cập nhật lúc 03:38 - 13/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 1/1: Dịch Covid-19 ở Hà Nội năm 2022 được dự báo thế nào?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-31T23:12:00

    10 quận huyện Hà Nội là "vùng cam", Covid-19 ở Đống Đa "hạ nhiệt"

    Tối 31/12, UBND TP Hà Nội phát đi thông báo đánh giá cấp độ trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Theo đó, dịch bệnh ở quy mô cấp thành phố của Hà Nội vẫn ở cấp độ 2. Tuy nhiên, tính theo quy mô cấp quận, huyện, thị xã thì thành phố đang có 10 địa phương có dịch ở cấp độ 3; 18 địa phương ở cấp độ 2 (tức vùng vàng) và 2 địa phương có dịch ở cấp độ 1 (tức vùng xanh).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 1/1: Hà Nội "vùng cam" mở rộng ra 10 quận, huyện; Yêu cầu người dân có việc cần thiết mới ra ngoài - Ảnh 1.

    Hiện dịch bệnh trên địa bàn quận Đống Đa được xác định ở cấp độ 2 (Ảnh: Mạnh Quân).

    10 địa phương "vùng cam" gồm 8 quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân và 2 huyện: Thanh Trì, Gia Lâm.

    Như vậy, so với thông báo vào tuần trước, dịch ở quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì và huyện Gia Lâm đã chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3. Riêng cấp độ dịch ở quận Đống Đa chuyển từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2.

    Ở quy mô cấp xã, phường, thị trấn, Hà Nội đang ghi nhận 111 địa phương có dịch ở cấp độ 3, 278 địa phương ở cấp độ 2 và 190 địa phương ở cấp độ 1.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-01T00:01:00

    Số ca mắc Covid-19 tại TPHCM liên tục giảm; Nhiều quận, huyện ở TP.HCM giảm cấp độ dịch

    Tối 31/12, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - đã ký văn bản công bố cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn. Trong tuần cuối cùng của năm 2021, TPHCM vẫn duy trì cấp độ 2 của dịch Covid-19.

    Đối với từng quận, huyện, TP Thủ Đức, TPHCM có 16 địa phương thuộc cấp độ một và 6 địa phương thuộc cấp độ 2 dịch Covid-19. Toàn địa bàn không còn khu vực thuộc cấp độ 3 (vùng cam).

    Như vậy, số quận, huyện thuộc cấp độ một của TPHCM ngày càng tăng. Thành phố chỉ có duy nhất quận Tân Phú tăng từ cấp độ một lên cấp độ 2 dịch Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 1/1: Hà Nội "vùng cam" mở rộng ra 10 quận, huyện; Yêu cầu người dân có việc cần thiết mới ra ngoài - Ảnh 1.

    Tại TPHCM, số quận, huyện thuộc vùng xanh đã chiếm đa số (Ảnh: P.N.).

    Các địa phương thuộc cấp độ một dịch Covid-19 gồm quận 3, 5, 6, 7, 8, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và TP Thủ Đức. Những khu vực thuộc cấp độ 2 là quận 1, 4, 10, 11, Bình Thạnh, Tân Phú.

    Đối với cấp phường, xã, thị trấn, toàn thành phố có 192 nơi thuộc cấp độ một, 116 khu vực thuộc cấp độ 2 và 4 nơi thuộc cấp độ 3.

    Trong những tuần gần đây, số ca mắc mới mỗi tuần của TPHCM liên tục giảm, kéo theo tỷ lệ ca mắc mới/100.000 dân/tuần giảm tương ứng. Cụ thể, trong tuần qua, thành phố có 4.087 ca mắc mới, tỷ lệ ca mắc mới/100.000 dân/tuần là 52,4. Tỷ lệ này 2 tuần liền kề trước đó lần lượt là 71 và 90,1.

    Vừa qua, TPHCM đã triển khai thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron. Sau khi xuất hiện một ca nhiễm biến chủng Omicron tại Hà Nội, các địa phương, trung tâm y tế của TPHCM đã áp dụng các phương án phát hiện từ xa nguy cơ xâm nhập biến chủng mới vào địa bàn. Các biện pháp được chuẩn bị sẵn sàng gồm xét nghiệm nhanh, xét nghiệm PCR, giải trình tự gen.

    Đối với công tác điều trị cho người nhiễm biến chủng mới, TPHCM đã xây dựng bệnh viện dã chiến số 12 tại thành phố Thủ Đức làm nơi tiếp nhận, thu dung, điều trị người nhiễm biến chủng Omicron. Điều này đã nằm trong thế trận ứng phó với biến chủng Omicron của TPHCM.

    Tại cộng đồng, các cơ sở y tế, đặc biệt y tế dự phòng sẽ kích hoạt các biện pháp tầm soát đối với những khu vực có dấu hiệu bất thường như số F0, ca tử vong tăng cao. Những trường hợp nghi ngờ sẽ được xét nghiệm PCR và giải trình tự gen ngay lập tức.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-01T00:01:00

    Hà Nội yêu cầu tăng tối đa công suất điều trị F0 tại nhà

    Ngày 31-12, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế TP.HCM giao ban với các địa phương về công tác phòng chống dịch.

    Tại cuộc họp, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - thông tin trong ngày 31-12, TP.HCM ghi nhận 5 ca nghi mắc biến thể Omicron và dự báo về khả năng biến thể mới này tiếp tục xuất hiện trên địa bàn thành phố.

    Ông Mãi yêu cầu các ngành, các địa phương tiếp nỗ lực kiểm soát tốt tình dịch, nhất là với sự xuất hiện của biến thể Omicron trên địa bàn. Trước mắt, quận 1 và các địa phương chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, tuyên truyền để đảm bảo các hoạt động vui chơi trong dịp Tết Dương lịch không xảy ra tụ tập đông người.

    Nhiệm vụ này cũng cần tiếp tục được duy trì vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhằm đảm bảo an toàn, kiểm soát được dịch bệnh.

    Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện các ca mới phát sinh và xử lý theo kịch bản được xây dựng. Các quận huyện, TP Thủ Đức cũng cần nhắc nhở các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý người nhập cảnh theo quy định mới.

    Tại buổi giao ban, ông Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP - cho biết ngay đầu năm 2022 sẽ có chuyến bay nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất với khoảng 600 người.

    Cũng từ ngày 1-1-2022, Sở Y tế phối hợp cấp mã QR thực hiện khai báo với người nhập cảnh để rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, theo quy định mới, người nhập cảnh vào Việt Nam đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì không phải cách ly mà sẽ giám sát, theo dõi tại nhà. Vì thế, các địa phương cần quan tâm phối hợp và tăng cường giám sát người nhập cảnh vào địa phương.

    Theo Sài Gòn Giải phóng

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-01T01:01:00

    TP.HCM có 5 ca nghi mắc biến thể Omicron

    Ngày 31-12, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế TP.HCM giao ban với các địa phương về công tác phòng chống dịch.

    Tại cuộc họp, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - thông tin trong ngày 31-12, TP.HCM ghi nhận 5 ca nghi mắc biến thể Omicron và dự báo về khả năng biến thể mới này tiếp tục xuất hiện trên địa bàn thành phố.

    Ông Mãi yêu cầu các ngành, các địa phương tiếp nỗ lực kiểm soát tốt tình dịch, nhất là với sự xuất hiện của biến thể Omicron trên địa bàn. Trước mắt, quận 1 và các địa phương chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, tuyên truyền để đảm bảo các hoạt động vui chơi trong dịp Tết Dương lịch không xảy ra tụ tập đông người.

    Nhiệm vụ này cũng cần tiếp tục được duy trì vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhằm đảm bảo an toàn, kiểm soát được dịch bệnh.

    Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện các ca mới phát sinh và xử lý theo kịch bản được xây dựng. Các quận huyện, TP Thủ Đức cũng cần nhắc nhở các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý người nhập cảnh theo quy định mới.

    Tại buổi giao ban, ông Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP - cho biết ngay đầu năm 2022 sẽ có chuyến bay nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất với khoảng 600 người.

    Cũng từ ngày 1-1-2022, Sở Y tế phối hợp cấp mã QR thực hiện khai báo với người nhập cảnh để rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, theo quy định mới, người nhập cảnh vào Việt Nam đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì không phải cách ly mà sẽ giám sát, theo dõi tại nhà. Vì thế, các địa phương cần quan tâm phối hợp và tăng cường giám sát người nhập cảnh vào địa phương.

    Theo Sài Gòn Giải phóng 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-01T01:01:00

    Từ 1-1-2022 sẽ xét nghiệm nhanh tất cả người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

    Theo đó, lực lượng y tế phối hợp các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh đối với tất cả trường hợp nhập cảnh ngay tại sân bay.

    Nếu hành khách âm tính sẽ xử lý theo quy định nhập cảnh trong công văn số 10688 của Bộ Y tế. Trường hợp hành khách dương tính sẽ cách ly theo quy định hiện hành.

    Dự kiến trong ngày 1-1-2022, lực lượng y tế sẽ lấy mẫu khoảng 200 trường hợp nhập cảnh tại sân bay này.

    Trong chiều 31-12, TP.HCM đã triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất đối với các trường hợp nhập cảnh tại TP.HCM.

    Đây được xem là động thái mới nhất sau khi Việt Nam đã ghi nhận những trường hợp nhập cảnh đầu tiên dương tính COVID-19 nhiễm biến thể Omicron.

    Bộ Giao thông vận tải cũng vừa đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 với hành khách trên các chuyến bay thương mại quốc tế chở khách thường lệ đến thành phố từ 1-1-2022.

    Tính đến tối 31-12, Việt Nam đã ghi nhận 15 trường hợp nhập cảnh nhiễm biến thể Omicron, trong đó 1 trường hợp nhập cảnh vào Hà Nội vào tối 19-12 và 14 trường hợp nhập cảnh vào Đà Nẵng từ các ngày 21 đến 24 -12, hiện đang cách ly tại Quảng Nam.

    Bộ Y tế đã có công điện khẩn yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Nam truy vết thần tốc, mở rộng điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nguy cơ... không để Omicron lây lan.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-01T02:01:00

    Từ 1/1 thực hiện quy định mới với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19

    Bộ Y tế cho biết theo quy định mới, kể từ 1/1/2022, người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi COVID-19, xét nghiệm PCR âm tính sẽ cách ly tại nơi nhà 3 ngày...

    Theo đó, trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú (gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh…); không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi cư trú.

    Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày thứ 1 và ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

    Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

    Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19, thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày thứ 1 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

    Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế) được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc.

    Yêu cầu đối với người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm COVID-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như đối với người nhập cảnh.

    Bộ Y tế yêu cầu trong thời gian theo dõi sức khỏe, người nhập cảnh luôn thực hiện đầy đủ quy định 5K (đeo khẩu trang, khai báo y tế, khử khuẩn tay thường xuyên, không đến nơi đông người, không tụ tập). Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng, … thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

    Khuyến khích tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 vào ngày thứ 1 kể từ ngày nhập cảnh; Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-01T03:01:00

    Diễn biến dịch Covid-19 ở Hà Nội năm 2022 được dự báo thế nào?

    Trong năm 2021, "làn sóng" dịch Covid-19 thứ 4 ập đến, với sự thống trị của biến chủng Delta khiến công tác phòng, chống dịch của Hà Nội gặp nhiều vất vả, khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, Hà Nội vẫn giữ được thế chủ động, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

    Ở giai đoạn "thích ứng linh hoạt", dù thành phố liên tục "lập đỉnh" với số ca mắc tăng cao, thường xuyên ghi nhận gần 2.000 ca F0 mỗi ngày nhưng tỷ lệ tử vong ở mức rất thấp.

    Thời điểm trước khi bước sang năm mới 2022, PV Dân trí có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam về diễn biến dịch bệnh thời gian tới và cách ứng phó.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 1/1: Dịch Covid-19 ở Hà Nội năm 2022 được dự báo thế nào? - Ảnh 1.

    Không quyết liệt hơn thì dịch bệnh rất dễ bùng phát sau Tết

    - Là Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, ông dự báo như thế nào về xu hướng, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong dịp Tết Âm lịch sắp tới và cả trong năm 2022?

    Tôi cho rằng diễn biến dịch trên địa bàn thành phố trong dịp Tết Âm lịch sắp tới và trong nửa đầu năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Sự phức tạp nằm ở chỗ, diễn biến dịch sẽ phụ thuộc cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

    Trong đó, về yếu tố khách quan, hiện tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Bên cạnh đó, trong dịp Tết, nhiều người ở nước ngoài có nhu cầu về Việt Nam, nhập cảnh vào Hà Nội cũng tạo ra gánh nặng trong công tác giám sát người nhập cảnh để phòng, chống dịch lây lan từ nước ngoài về.

    Về yếu tố chủ quan, trong dịp Tết, nhu cầu đi lại của người dân giữa các địa phương tăng cao; nhu cầu đi lại trong địa bàn thành phố cũng tăng cao, đồng thời, sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt, giao lưu đông người vào dịp này. Vậy nên, nếu Hà Nội không thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp thì công tác phòng, chống dịch sẽ rất khó khăn.

    Đặc biệt, trong bối cảnh các ca mắc hằng ngày trên địa bàn Hà Nội chưa có dấu hiệu giảm nhiệt thì việc dịch bệnh có bùng lên hay không trong năm 2022 sẽ phụ thuộc rất nhiều và khả năng đáp ứng phòng, chống dịch của Hà Nội. Ngay bây giờ, nếu không đáp ứng đúng, không quyết liệt hơn thì tôi cho rằng dịch bệnh rất dễ bùng phát, nhất là sau dịp Tết Âm lịch sắp tới.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 1/1: Dịch Covid-19 ở Hà Nội năm 2022 được dự báo thế nào? - Ảnh 2.

    Chuyên gia dự báo trong dịp Tết Âm lịch sắp tới và trong nửa đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp (Ảnh: Ngô Nhung).

    - Vậy ngay bây giờ, Hà Nội cần triển khai thêm các biện pháp nào để hạn chế sự lây lan dịch bệnh ra các địa bàn khác?

    Hà Nội vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh và trong thời gian qua, thành phố đã đi đúng hướng, bài bản trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch dù cũng có lúc hệ thống y tế cơ sở bắt đầu bị quá tải. Tuy nhiên, việc hệ thống y tế cơ sở bị như vậy do vấn đề điều tiết bệnh nhân vào các tầng điều trị. Khi xuất hiện nhiều F0 quá đột ngột gây ra cả sự lo lắng, thiếu bình tĩnh của người bị nhiễm SARS-CoV-2, y tế cơ sở lần đầu tiên phải làm công việc mới mẻ là tư vấn điều trị cho những F0. Trong khi đó, khi lực lượng y tế có hạn, chưa chuẩn bị kịp cùng với việc bệnh nhân liên hệ không được khiến họ đến thẳng bệnh viện, gây ra hiện tượng "quá tải ảo" cho hệ thống điều trị.

    Tôi cho rằng Hà Nội đã quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch rồi thì hiện tại càng cần phải quyết liệt hơn nữa. Đặc biệt, thành phố tiếp tục tuyên truyền để làm sao khơi dậy được tinh thần tự giác phòng, chống dịch của người dân; tránh việc người dân cho rằng, khi đã tiêm đủ liều vaccine rồi thì mắc bệnh cũng không lây nhiễm, không trở nặng, không tử vong rồi buông trôi, thả lỏng.

    Bên cạnh đó, thành phố cũng cần có giải pháp trong dịp Tết dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ dịch bệnh, ví dụ như hạn chế đám đông, hạn chế người dân giao lưu, đi lại trong khoảng thời gian này.

    Từ cấp phường, xã, thị trấn đến cấp quận, huyện, thị xã cũng cần phải đánh giá nguy cơ, xây dựng kịch bản phòng, chống dịch cụ thể, trong đó nêu rõ hoạt động nào được phép, hoạt động nào phải dừng. Những hoạt động nào không bị cấm thì phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch đi kèm và phải ưu tiên cho những hoạt động thiết yếu.

    Ví dụ, lễ hội thì làm phần lễ theo hình thức trực tuyến, cắt giảm phần hội; tăng cường biện pháp phòng, chống dịch ở bến xe, bến tàu; đảm bảo an toàn tại các khu chợ; không liên hoan tất niên; gặp mặt đầu xuân…

    - Thực tế cho thấy, dù kiểm soát được tình hình nhưng hiện tượng "cam hóa vùng xanh" đang diễn ra ở nhiều quận trên địa bàn thành phố? Vậy nếu trong thời gian tới, tất cả 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội có nguy cơ trở thành "vùng cam" không?

    Tôi cho rằng, nếu Hà Nội tiếp tục làm quyết liệt thì hiện tượng "cam hóa vùng xanh" tất cả các quận, huyện sẽ không xảy ra vì hiện tại nhiều địa phương nằm ở ngoại thành vẫn còn nhiều phường, xã là "vùng xanh". Tuy nhiên, Hà Nội cần lưu ý việc chống dịch dựa trên yếu tố nguy cơ, các hoạt động giao lưu xã hội chứ không chỉ bám vào địa giới hành chính.

    Đồng thời, các địa phương cần đánh giá nguy cơ ở quy mô nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, buôn bán trong dịp Tết của người dân; tránh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại các xã chuyên sản xuất nông nghiệp, bán hoa, bán hàng nông sản... nơi mà người dân trông chờ vào dịp Tết Âm lịch. Chính vì vậy phải quyết liệt triển khai các phương án phòng dịch ngay từ bây giờ đối với các địa bàn này.

    Chỉ một chủng Delta đã khiến tình hình phức tạp!

    - Việc Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 mang biến chủng Omicron đặt ra thách thức thế nào đối với công tác phòng, chống dịch của thành phố, thưa ông?

    Sau khi xuất hiện, biến chủng Omicron đã lây lan nhanh chóng ra hơn 100 nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện của cả chủng Delta và chủng Omicron sẽ gây ra sự quá tải cho hệ thống y tế. Trong khi đó, Hà Nội lại là nơi có nguy cơ cao như đã nói.

    Có công bố cho rằng, người nhiễm chủng Omicron chỉ có triệu chứng nhẹ nhưng lây ở lứa tuổi trẻ nhiều hơn vì nhóm này chưa tiêm vaccine. Nếu lây nhiễm thì mặc dù tỉ lệ nặng thấp nhưng số tuyệt đối thì có thể tăng vì số nhiễm cao. Như vậy sẽ dẫn đến quá tải hệ thống y tế.

    Bên cạnh đó, dù biến chủng Omicron chưa xuất hiện, chỉ một biến chủng Delta hoành hành đã khiến tình hình dịch bệnh có diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, Hà Nội cần phải lưu ý về biến chủng mới ngay. Đồng thời, thành phố cần có các biện pháp quyết liệt để làm sao vừa tổ chức cho người dân một dịp Tết an vui nhưng vẫn phòng, chống được dịch bệnh, tránh tình trạng mọi người đón tết xong thì dịch bùng phát lên.

    - Trong năm 2021, Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên mức cần thiết rồi vấp phải phản ứng gay gắt từ phía người dân. Theo ông, trong năm 2022, Hà Nội có nên thể tiếp tục áp dụng các biện pháp tương tự?

    Thủ tướng Chính phủ đã nói cả nước cần thực hiện theo sự chỉ đạo chung của Trung ương, của Chính phủ. Khi các địa phương có biện pháp chống dịch trên mức cần thiết thì cần phải báo cáo Thủ tướng để điều chỉnh cho phù hợp, tránh việc ảnh hưởng tới an sinh xã hội, đời sống người dân. Các mô hình của địa phương cũng có thể là mô hình hay nhưng Trung ương chưa kịp tổng kết.

    Tuy nhiên, tôi cho rằng, Hà Nội cần tránh đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch "thái quá". Khi đưa ra biện pháp không tới thì không phòng chống được dịch bệnh nhưng thái quá sẽ ảnh hưởng tới an sinh xã hội, kinh tế. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới địa phương của mình mà còn ảnh hưởng tới các tỉnh, thành phố khác. Phải "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", đúng với quan điểm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả".

    - Trân trọng cảm ơn ông!

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ