Cập nhật lúc 19:26 - 12/03/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: Hà Nội đánh giá mức độ lây nhiễm biến chủng Omicron trên toàn thành phố

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-03-06T23:03:00

    Chưa từng có, Hà Nội áp sát mốc 30.000 ca COVID-19/ngày, gần 12.000 ca cộng đồng

    Sở Y tế Hà Nội tối 6/3 thông tin trong 24 giờ qua TP phát hiện thêm 29.577 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, cao hơn hôm qua gần 5.000 ca, trong đó có 11.957 ca cộng đồng. 

    Bệnh nhân COVID-19 mới phân bố tại 546 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (1.756); Đông Anh (1.714); Sóc Sơn (1.705); Hoài Đức (1.589); Nam Từ Liêm (1.585);

    Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế để kịp thời tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.

    Riêng với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với phòng y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng liên quan tiếp tục rà soát các trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine, đồng thời tuyên truyền, vận động những người từ chối tiêm vaccine cần thực hiện tiêm chủng.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T00:03:00

    Chuyên gia nói về đề xuất bỏ cách ly F1, cho F0 làm việc

    Đồng ý không cách ly F1, cân nhắc cho F0 làm việc

    Nhiều tháng qua, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM, kiên trì thể hiện quan điểm Việt Nam nên bỏ quy định cách ly F1, dù ông chưa ủng hộ việc coi Covid-19 là bệnh đặc hữu như Singapore.

    Trước đây, quy định cách ly F1 được đặt ra khi Việt Nam vẫn còn tư duy "Zero Covid" và truy vết các ca nghi nhiễm. Tuy nhiên, khi thay đổi tư duy sang thích ứng, việc cách ly F1 không hiệu quả và ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất lao động của xã hội.

    "Một người nhiễm, cả nhà nghỉ hết thì xã hội làm sao phục hồi được", ông nói.

    Các F1 cũng dễ dàng lẩn tránh khai báo vì hiện chúng ta không còn truy vết; việc cách ly F1 không hiệu quả bởi không có người theo dõi, xử phạt. Do đó, ông Dũng cho rằng nếu F1 được xác định âm tính thì có thể sinh hoạt bình thường.

    Còn với đề xuất cho F0 làm việc, ông Dũng cho rằng kiến nghị này xuất phát từ cách làm của Mỹ - quốc gia cho phép nhân viên y tế là F0 được đi làm khi có tình trạng khủng hoảng. Lập luận của Mỹ là nếu xảy ra tình trạng thiếu nhân lực y tế thì có thể để F0 (nhân viên y tế) chăm sóc F0 (bệnh nhân).

    Theo kiến nghị của Bộ Y tế, các đơn vị có thể cho phép F0 không triệu chứng làm việc trực tuyến; hoặc tham gia chăm sóc, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc điều trị Covid-19. F0 hỗ trợ tại cơ sở điều trị Covid-19 được di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến nơi làm việc, đảm bảo không tiếp xúc với người xung quanh.

    Bác sĩ Dũng cho rằng đề xuất này hiện chưa phù hợp với Việt Nam. Nguyên nhân là rất khó kiểm soát việc tuân thủ quy định. Nếu kiểm soát không hiệu quả thì không có ý nghĩa. Ông không phản đối việc để F0 làm việc trực tuyến nếu đủ sức khỏe, nhưng đề nghị chỉ nên để F0 đi làm trực tiếp nếu Việt Nam công bố Covid-19 là bệnh đặc hữu. Như vậy, người dân không bắt buộc phải tuân thủ quy định chống dịch như hiện nay.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 1 hoặc 2 làn sóng dịch COVID-19? - Ảnh 1.


    Người dân TP.HCM tuân thủ việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.

    Tại Singapore, dù tiến tới coi Covid-19 là bệnh đặc hữu (endemic), quốc gia này nhấn mạnh không thể coi nó như cúm mùa, theo giáo sư Leo Yee Sin, Giám đốc điều hành của Trung tâm Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (NCID), Singapore.

    "Trong khi kiến thức về cúm mùa đã được xây dựng qua nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học thì Covid-19 vẫn còn rất mới và chưa thể lường hết bất ngờ trong tương lai", ông nói với The Straits Times.

    Hiện, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn giữ cảnh báo chưa nên coi Covid-19 là bệnh đặc hữu, đặc biệt khi biến thể Omicron chưa ổn định. Đây là một trong những yếu tố khiến không ít quốc gia phân vân.

    Giáo sư Teo Yik Ying, Hiệu trưởng Trường Y tế công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), phân tích WHO đưa ra cảnh báo này bởi hầu hết các nước chưa sẵn sàng chung sống với SARS-CoV-2. Hiện, chỉ một số ít quốc gia phát triển có khả năng bảo vệ người dân chống lại virus.

    “WHO lo ngại các quốc gia quyết định bắt chước cách làm này và gỡ bỏ hầu hết biện pháp hạn chế lây nhiễm trước khi việc tiêm chủng và nguồn lực bệnh viện sẵn sàng. Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm bệnh nhiều hơn và tử vong nhiều hơn", giáo sư Teo nêu quan điểm.

    Với sự sẵn sàng của hệ thống y tế, Singapore hiện kiên định theo đuổi con đường sống chung với Covid-19 và coi đây là bệnh đặc hữu.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T00:03:00

    Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 1 hoặc 2 làn sóng dịch COVID-19?

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hiện tại thì chưa thể coi đây là bệnh đặc hữu vì chưa đánh giá hết được rủi ro của COVID-19. Ông cho rằng, hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới biến thể Omicron đang lan nhanh trong cộng đồng. 

    Việc người dân chủ quan vì đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19, bệnh cảnh do biến thể Omicron gây ra nhẹ và không phòng bệnh nghiêm túc, thả lỏng 5K thì dễ dẫn đến mất kiểm soát dịch bệnh.

    Đáng chú ý, tại một số địa phương tỉ lệ tiêm vắc xin chưa cao, nhiều tỉnh thành hệ thống y tế chưa đáp ứng được việc phòng chống đại dịch nên rất khó để tiếp nhận và điều trị những ca bệnh nặng, nguy kịch. Nếu mất kiểm soát số ca mắc sẽ dẫn đến quá tải hệ thống y tế.

    TS Phu cho hay: “Để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, cần có các yếu tố như độ ổn định ca nhiễm, khả năng miễn dịch cộng đồng gồm miễn dịch tự nhiên và độ bao phủ vắc xin, tỷ lệ ca tử vong, khả năng đáp ứng y tế và nguy cơ tác động nguy hiểm tới sức khỏe, đời sống xã hội. Ở thời điểm hiện tại, COVID-19 vẫn có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế, do vậy vẫn chưa thể xem đây là bệnh truyền nhiễm thông thường”.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 1 hoặc 2 làn sóng dịch COVID-19? - Ảnh 1.

    Chưa đạt miễn dịch cộng đồng hoàn toàn

    Trao đổi với Tiền Phong, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (ĐH Y dược TPHCM) nhận định, đến giờ chúng ta vẫn chưa có được hoàn toàn miễn dịch cộng đồng. Để đạt đến mức coi là bệnh đặc hữu thì hầu như toàn bộ người dân phải nhiễm bệnh rồi.

    TS Dũng phân tích: “Hiện nay với virus SARS-CoV-2 thì miễn dịch rất không bền, cho dù tiêm 2 mũi, 3 mũi vẫn chỉ bền vững trong 3 tháng, sau đó vẫn mắc, dù mắc không nặng. Miễn dịch cộng đồng chỉ tương đối an tâm ở thời điểm hiện tại với một số địa phương đã có nhiều người nhiễm và đã tiêm vắc xin đầy đủ. Tuy nhiên nó vẫn không bền vững do thời gian khiến kháng thể của những người đã tiêm bị suy giảm.

    Chưa kể biến thể mới xuất hiện như trường hợp biến chủng Delta “hạ nhiệt” thì xuất hiện biến chủng Omicron nên miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ. Nếu trở thành bệnh đặc hữu vẫn khuyến khích người dân tuân thủ 5K”.

    “Tôi cho rằng tình hình dịch hiện tại của Việt Nam chưa thể tiến tới xem COVID-19 là bệnh đặc hữu được. Cần thêm thời gian để đánh giá Việt Nam. Tôi và một số chuyên gia dịch tễ cùng có chung dự báo còn ít nhất một làn sóng dịch nữa với biến chủng Omicron và nếu có biến chủng nào khác nữa thì vẫn có khả năng thêm làn sóng nữa. Sau làn sóng dịch tới thì tình hình dịch tại Việt Nam mới tương đối ổn định. Theo tôi khoảng 6 tháng nữa dịch bệnh mới lặng lại”.

    Lí giải cho việc có thể xuất hiện thêm làn sóng dịch mới do biến thể Omicron trong thời gian tới, PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói: “Chúng tôi thực hiện mô hình hóa để xem sự lây lan của dịch. Trong dịch tễ khi dịch bệnh tăng lên đến mức nào đó nó sẽ giảm xuống, nếu giảm xuống vẫn còn người trong cộng đồng chưa mắc thì vẫn còn có người tiếp tục nhiễm, cộng với số người có miễn dịch do tiêm chủng giảm dần theo thời gian sẽ tạo ra những người nhảy cảm tiếp. Khối cảm thụ ngày càng tăng lên tạo nên làn sóng dịch tiếp theo trong thời gian tới”.

    TS Dũng cho biết thêm, hiện nay Mỹ cũng chưa coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, mà họ chỉ coi đó là kế hoạch quốc gia để ổn định cuộc sống. Một số nước ở châu Âu đã coi COVID-19 thành bệnh bình thường vì họ đã tiêm chủng và có hệ thống y tế tốt hơn Việt Nam nhiều.

    “Họ đã trải qua 4 làn sóng dịch, đã tiêm vắc xin từ rất lâu, nguồn lực vắc xin dồi dào, hệ thống y tế tốt. Họ có thuốc kháng virus hiệu lực đến 80-90%, hệ thống hồi sức cấp cứu kĩ thuật cao, trong khi thuốc kháng virus của nước ta như Molnupiravir hiệu lực chỉ khoảng 30%. 

    Chúng ta đánh giá trên mọi yếu tố như tôi đã phân tích không phải phủ nhận khả năng tiến tới cuộc sống bình thường mới mà chúng ta phải cần thêm thời gian để hoàn thiện hơn hệ thống chăm sóc và điều trị, lúc đó Việt Nam sẽ coi COVID-19 là bệnh đặc hữu được”.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T01:03:00

    Liên tục là F1 nhưng không mắc Covid-19

    Khi F1 "bất tử"

    Đây là lần thứ 3 M.N. tiếp xúc gần người mắc Covid-19 nhưng vẫn chưa mắc bệnh. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Hà Nội, cô luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm vì lo sợ sẽ mắc bệnh.

    "Tôi mắc bệnh hen, tức là khi không nhiễm nCoV thỉnh thoảng cũng thấy khó thở. Không may mắc Covid-19, tôi lo mình sẽ bị nặng. Gia đình cũng có con nhỏ, tôi cũng không muốn thành nguồn lây cho bé nên đã nhờ ông bà ngoại chăm sóc", chị N. nói.


    M.N. chia sẻ kết quả test nhanh âm tính với người thân trong nhóm chat của gia đình. Ảnh: NVCC.

    Tại công ty người phụ nữ này làm việc, số lượng F0 tăng lên nhanh chóng mỗi ngày. Theo N., cả công ty hàng trăm nhân viên giờ chỉ còn 2-3 trường hợp chưa mắc bệnh, cô là một trong số đó. Mọi người thường gọi cô là "F1 bất tử".

    M.T.T.H., 27 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội, cũng chung tâm trạng thấp thỏm như N.. Cô không nhớ mình đã trở thành F1 bao nhiêu lần vì ngày nào đi làm cũng "va" vào F0.

    "Lần gần nhất cách đây vài ngày, trong cuộc họp của công ty, tôi đeo khẩu trang nhưng cấp trên nhắc nhở bỏ khẩu trang để tiện trao đổi, bớt xa cách. Tôi cũng không muốn trái lời nên làm theo. Ngay ngày hôm sau, sếp của tôi có kết quả dương tính", cô chia sẻ.

    H. ở cùng chồng và con trai 7 tháng tuổi nên rất lo có thể lây bệnh cho người thân nên test nhanh thường xuyên để kiểm tra. Hàng ngày, cô cũng bổ sung các loại vitamin như C, kẽm để tăng cường miễn dịch. May mắn, sau nhiều lần tiếp xúc gần F0 nhưng cô chưa mắc Covid-19.

    Nguyên nhân âm tính dù tiếp xúc nhiều

    TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, cho biết trường hợp âm tính sau khi tiếp xúc nhiều F0 hiện nay chưa có hết các giải đáp. Nó có thể từ nhiều nguyên nhân, thậm chí chưa phát hiện ra.

    Theo vị chuyên gia này, trường hợp dễ xảy ra nhất là những người mang virus nhưng không biểu hiện triệu chứng. Họ đã từng nhiễm virus, vì không phát hiện triệu chứng nên thời điểm xét nghiệm có thể đã khỏi và cơ thể đang được hệ miễn dịch bảo vệ tốt. Khi đó, test nhanh vẫn âm tính.

    Trường hợp thứ hai là những người có hệ miễn dịch tốt. Virus đã xâm nhập nhưng bị tiêu diệt ngay hoặc không bao giờ đủ sinh sôi tới ngưỡng phát hiện của các xét nghiệm.

    Trường hợp thứ ba là những người có tế bào T hoặc kháng thể sinh ra do có lịch sử tiếp xúc loại coronavirus khác hoặc một số virus như cúm mùa.

    Những yếu tố này có thể xuất hiện ngay trong xoang mũi và tiêu diệt virus trước khi có thể tái bản. Do đó, những người này không bị nhiễm bệnh, cũng không có kháng thể đặc hiệu cho SARS-CoV-2 trong máu.

    Ở Anh, một cuộc khảo sát cho thấy 15% nhân viên y tế của London thường xuyên tiếp xúc bệnh nhân mà không bị nhiễm nhờ phát triển tế bào T nhiều và đặc hiệu với SARS-CoV-2.


    Nhiều lý do để giải thích cho việc các F1 vẫn luôn âm tính dù tiếp xúc nhiều lần với F0. Ảnh minh họa: Thạch Thảo.

    Trường hợp thứ tư là một số người mang đột biến hiếm gặp làm thay đổi cấu trúc thụ thể cho SARS-CoV-2 nên virus không xâm nhập được vào tế bào của họ. Trường hợp này đã xảy ra với một số bệnh khác do virus gây ra như HIV, sốt rét hay bệnh do norovirus. Những người miễn nhiễm với HIV có mang đột biến trong cấu trúc thụ thể CCR5 là một ví dụ cho những trường hợp này.

    Hồi tháng 5/2021, một công bố trên tạp chí khoa học Plos One đã đưa ra ước tính dựa trên các biến dị trình tự thụ thể ACE2 ở người để xác định tỷ lệ những người có xu hướng kháng lại SARS-CoV-2 hoặc mẫn cảm với virus này. Nghiên cứu ước tính trong 100.000 người, 320 tới 365 người mang ACE2 có ái lực thấp với protein gai của SARS-CoV-2.

    Đây là nhóm người khó bị nhiễm bệnh hơn dù tiếp xúc cùng nguồn virus với những người khác. Ngược lại, trong 100.000 người, 4-12 trường hợp lại mang loại ACE2 làm protein gai bám tốt hơn và dễ dẫn tới việc nhiễm hoặc triệu chứng nặng.

    Theo TS Lê Minh, việc trở thành F1 nhiều lần nhưng không mắc Covid-19 có thể là do sự kết hợp của các yếu tố này và thời điểm tiếp xúc người bệnh.

    "Nếu một người có hệ miễn dịch tốt, đeo khẩu trang khi tiếp xúc F0 từ khoảng một tuần sau ngày phát bệnh, nguy cơ lây nhiễm cũng giảm đi nhiều. Nhìn chung, chúng ta rất khó có thể xác định được nguyên nhân thực sự tại sao một người tiếp xúc nhiều mà không mắc bệnh", TS Lê Minh cho hay.

    Ông khuyến cáo người dân không nên chủ quan. Có khá nhiều câu chuyện về những cá nhân tiếp xúc liên tục bệnh nhân trong 1-2 năm không mắc bệnh rồi đột nhiên dương tính không phát hiện ra nguồn lây.

    "Bạn chưa mắc Covid-19 không có nghĩa sẽ an toàn mãi mãi. Vì vậy, người dân vẫn nên cẩn trọng, trừ khi biết chắc chắn bản thân ở nguyên nhân thứ tư. Tuy nhiên, trường hợp này với cá nhân rất khó xác định", TS Minh nói.

    Khi sống cùng F0, F1, chúng ta nên ở riêng phòng. Các hoạt động ăn uống, tắm, giặt đồ... cần tách biệt. Ngoài ra, F1 và F0 cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc nhau. F1 cần tự theo dõi sức khỏe của bản thân trong quá trình cách ly chung với F0.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T01:03:00

    Lý do Bộ Y tế đề xuất tạm dừng thông báo số ca mắc COVID-19 hàng ngày

    Số ca nhiễm chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá tình hình cấp độ dịch COVID-19

    Cũng theo Bộ Y tế, hiện nay, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch, được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế theo Hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 218/QĐ-BYT để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP; Căn cứ kết quả đánh giá, các địa phương tổ chức thực hiện linh hoạt các biện pháp đáp ứng phù hợp, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn.

    Hiện có 2.150 xã, phường cấp độ 3 - nguy cơ cao (chiếm 20,3% số xã, phường cả nước); 401 xã, phường cấp độ 4 - nguy cơ rất cao (3,8%) tại 22 tỉnh, thành phố

    Bộ Y tế xin ý kiến Ban Chỉ đạo cho phép tạm dừng việc thông báo số ca mắc COVID-19 hàng ngày để tránh gây hoang mang vì số ca nhiễm chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá tình hình cấp độ dịch mà chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh.

     

     

    Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; nâng cao ý thức cá nhân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế trong quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà, không áp dụng theo các hướng dẫn từ các nguồn thông tin không tin cậy, chưa được kiểm chứng.

    Bộ Y tế cũng tiếp tục đề nghị các địa phương cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, rà soát và đề xuất số lượng và chủng loại vaccine cần để được Bộ Y tế phân bổ kịp thời, hợp lý, đảm bảo sử dụng hiệu quả vaccine.

    Đồng thời, tăng cường rà soát người chưa được tiêm chủng/chưa được tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19 hoặc không thể đến cơ sở tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét, tổ chức tiêm tại nhà (nếu cần thiết) đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đồng thời tăng cường triển khai tiêm mũi 3;

    Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao hiểu biết của người dân về lợi ích của việc tiêm vaccine phòng COVID-19...

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T02:03:00

    Những lưu ý trong quản lý, điều trị F0 tại nhà an toàn, hiệu quả

    Để đảm bảo việc điều trị F0 tại nhà an toàn, hiệu quả, giảm tải cho các cơ sở y tế, từ đầu năm 2022, Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh là đầu mối đã ban hành rất nhiều tài liệu, hướng dẫn quan trọng, trong đó có Hướng dẫn quản lý và điều trị F0 tại nhà, giảm tải cho các cơ sở y tế.

    Trao đổi về vai trò, ý nghĩa của các văn bản hướng dẫn trên trong tình hình hiện nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, các hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở y tế và các gia đình và là những tài liệu quan trọng đối với các Sở Y tế, các cơ sở y tế trên cả nước trong quản lý, điều trị F0 tại nhà, giúp giảm tình trạng quá tải của các cơ sở y tế và việc nhập viện không cần thiết.

    Đồng thời, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê khuyến cáo: Người mắc COVID-19 cũng như người chưa mắc cần bình tĩnh trước quá nhiều luồng thông tin nhận được và cần xem xét những hướng dẫn, khuyến cáo chính thống của các cơ quan y tế trong quản lý, chăm sóc F0 tại nhà để cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 1 hoặc 2 làn sóng dịch COVID-19? - Ảnh 1.

    Xin ông cho biết, việc ban hành Hướng dẫn quản lý và điều trị F0 đối với người lớn và trẻ em có ý nghĩa như thế nào trong tình hình dịch hiện nay?

    Trong bối cảnh số ca mắc tăng cao, số F0 điều trị tại nhà cũng tăng mạnh tại nhiều địa phương. Sự quá tải của hệ thống y tế địa phương dẫn đến việc các F0 khó hoặc chậm được tiếp cận y tế, phải tìm hiểu thông tin trên mạng hoặc gọi bạn bè, bác sĩ quen để xin đơn thuốc, tự điều trị thì việc ban hành “Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà” được áp dụng tại tuyến y tế cơ sở không chỉ giúp các nhân viên y tế tự tin, chủ động hơn trong tiếp cận, điều trị bệnh nhân mà còn giúp người bệnh có những căn cứ chuẩn xác để đối chiếu với tình trạng bệnh của mình, giảm bớt lo lắng không cần thiết cũng như việc nhập viện không cần thiết...

    Xin ông cho biết, F0 ở trong tình trạng như thế nào thì sẽ được điều trị tại nhà?

    Chúng tôi đã đưa ra 3 tiêu chí đối với F0 được điều trị tại nhà.

    Thứ nhất, F0 đó phải được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành. F0 không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt; ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

    Thứ hai, F0 không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

    Đặc biệt, F0 không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

    Bên cạnh đó, chúng tôi đặt ra yêu cầu F0 phải tự chăm sóc được bản thân một cách cơ bản như tự ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

    F0 phải có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu; Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…

    Với trường hợp F0 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí thứ nhất và thứ hai như trên.

    Vậy nếu F0 là trẻ em, việc được quản lý, điều trị tại nhà cần những yêu cầu gì, thưa ông?

    Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc COVID-19 khi tiếp xúc với các ca nhiễm do hệ miễn dịch của con còn non yếu. Các trẻ em bé chưa nhận thức được rõ ràng sự nguy hiểm của dịch bệnh nên việc cách ly tại nhà rất cần sự quản lý chặt chẽ của cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình.

    Do đó, khi gia đình có F0 là trẻ em cách ly tại nhà, cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng, nếu con có biểu hiện nặng, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 1 hoặc 2 làn sóng dịch COVID-19? - Ảnh 2.

    Để trẻ em mắc COVID được cách ly tại nhà cần các điều kiện sau: Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.

    Trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).

    Trẻ không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

    Bên cạnh đó, quản lý chăm sóc trẻ em phải có người chăm sóc như bố, mẹ, người thân… có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế qua các phương tiện như điện thoại, máy tính… để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.

    Hiện nay khi tỷ lệ người mắc COVID-19 khá lớn, trong khi trên mạng có rất nhiều những lời khuyên, khuyến cáo, thậm chí có cả những hướng dẫn chưa có kiểm chứng, ông có lời khuyên như thế nào?

    Để xây dựng các Hướng dẫn chuyên môn, trong đó có 2 hướng dẫn quản lý, điều trị, chăm sóc F0 tại nhà, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã tập hợp đội ngũ chuyên gia lên đến hơn 100 chuyên gia với nhiều kinh nghiệm tại tất cả các chuyên khoa, chuyên ngành khác nhau. Do đó, người dân cần tham khảo những thông tin chính thống từ Bộ Y tế, không hoang mang và lo lắng.

    Người mắc COVID-19 cũng như người chưa mắc cần bình tĩnh trước quá nhiều luồng thông tin nhận được và cần xem xét những hướng dẫn, khuyến cáo chính thống của các cơ quan y tế trong quản lý, chăm sóc F0 tại nhà để cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra.

    Trong hướng dẫn, chúng tôi cũng khuyến cáo người mắc COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

    Hướng dẫn cũng nêu chi tiết những dấu bất thường ở người lớn và trẻ em để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

    Vậy để có thể chủ động trong quản lý chăm sóc F0 tại nhà thì các gia đình cần chuẩn bị những gì thưa ông?

    Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn trong nhà các vật dụng, thuốc cơ bản và cần thiết để chăm sóc, điều trị F0 tại nhà bao gồm: Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

    Thuốc điều trị tại nhà gồm: Thuốc hạ sốt: paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg; Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác; Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc); Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%. Các thuốc này nên chuẩn bị đủ dùng từ 5-7 ngày.

    Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thuốc điều trị bệnh nền nếu trong nhà có người mắc bệnh nền, đủ để sử dụng trong 1-2 tuần.

    Tại hướng dẫn, chúng tôi đã lưu ý rất rõ về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu… Theo đó, các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi bác sỹ kê đơn. Vì vậy, người dân không tự ý mua và sử dụng.

    Đối với nhân viên y tế, khi kê đơn, cần lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Bên cạnh đó, cần tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

    Xin trân trọng cảm ơn ông!

    Theo Báo Tin tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T03:03:00

    F0 âm tính có cần đi khám hậu Covid-19, nếu đi thì nên vào thời điểm nào?

    Những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội tăng chóng mặt, ngày sau luôn cao hơn ngày hôm trước. Cá biệt như ngày 6/3, Thủ đô đã ghi nhận gần 30.000 ca mắc Covid-19. Trong số này, hầu hết bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại nhà.

    Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn nếu không có biểu hiện bất thường sau khi khỏi có cần thiết phải đi khám hậu Covid-19 hay không?

    Chị Nguyễn L. P. (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, chị mắc Covid-19 cách đây 10 ngày. Đến nay chị đã test nhanh còn 1 vạch. Chị cho biết trong quá trình mắc bệnh chị bị ho, rát họng, đau nhức người trong 4 ngày đầu. Sau đó các triệu chứng đó giảm đi.

    Người phụ nữ này băn khoăn không biết "có nên mặc kệ nó mà sống tiếp" hay vẫn phải đi khám hậu Covid-19? Nếu đi thì nên đi vào thời điểm nào? 

    Trao đổi với phóng viên Infonet, Ths.BS Đinh Thế Tiến, phụ trách phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, những ngày gần đây, số bệnh nhân đến khám gia tăng. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám sau khi đã khỏi Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: F0 âm tính có cần đi khám hậu Covid-19, nếu đi thì nên vào thời điểm nào? - Ảnh 1.

    Ths. BS Đinh Thế Tiến, BV Đa khoa Đức Giang đang tư vấn cho bệnh nhân khám hậu Covid-19

    Với bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 mà không có triệu chứng bất thường, không bệnh lý  nền, đã tiêm đủ vắc xin thì không nhất thiết phải đi khám hậu Covid-19.

    Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp cho biết sau khi khỏi bệnh đã đi khám sức khoẻ hậu Covid-19 qua xét nghiệm máu thì phát hiện nhiễm trùng huyết khối phải tiêm thuốc. Chị này cho biết kể từ lúc bị Covid-19 cho đến khi khỏi không có dấu hiệu đau đớn hay khó chịu gì.

    Vậy với trường hợp này được sẽ được giải thích như thế nào?

    Giải thích trường hợp này, Ths. BS Ths.BS Đinh Thế Tiến cho rằng đây là trường hợp rất hiếm. Bởi trên thực tế, biến cố huyết khối hay gặp trên nhóm bệnh nhân: khi mắc Covid-19 phải thở oxy hoặc thở máy, có bệnh nền liên quan đến huyết khối từ trước (nhồi máu não, bệnh huyết khối mạch chi, hoặc xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim), hoặc bệnh nhân có các bệnh lý rối loạn đông máu khác.

    “Vì thế người dân cũng không nên quá lo lắng đến độ ám ảnh bị hậu Covid. Thực tế thì số lượng người có biến chứng hoặc di chứng hậu Covid không quá nhiều. Từ thực tiễn tại Bệnh viện Đức Giang cho thấy, bệnh nhân bị hậu Covid-19 chủ yếu là viêm đường hô hấp trên, ho, hoặc lo lắng stress. Vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng. Một số triệu chứng như hụt hơi, mệt mỏi sau Covid- 19 dần sẽ tự hồi phục”, BS Thế Tiến lưu ý.

    Nếu bệnh nhân khoẻ mạnh, không có triệu chứng sau Covid-19 nhưng cẩn thận thì sau 4 tuần có thể đi kiểm tra sức khoẻ với các hạng mục: Chụp phim phổi, khám tai mũi họng, kiểm tra chức năng gan, chức năng thận, các xét nghiệm bilan phản ứng viêm, và chức năng đông máu, huyết khối…

    “Thông thường tùy tình trạng bệnh nhân, bệnh lý nền, và diễn biến trong khi Covid-19 thì bác sĩ mới quyết định phải khảo sát những gì. Đơn giản nhất thì chỉ cần nghe phổi, xem họng, hoặc nội soi tai mũi họng”, BS Thế Tiến cho hay.

    Hiện nhiều bệnh viện đang đua nhau giới thiệu các gói khám hậu Covid-19 với giá tiền từ vài trăm lên đến vài triệu đồng. BS Thế Tiến cho rằng các gói khám hậu Covid-19 đắt tiền “đang lạm dụng nỗi sợ của bệnh nhân”.

    “Việc lắng nghe cơ thể, tái khám để tầm soát là cần thiết, nhưng tùy từng tình trạng cụ thể mới quyết định có nên làm thăm dò gì. Việc áp dụng một gói khám cứng nhắc là không hợp lý. Thăm khám cũng tương tự với việc khám sức khỏe nội khoa thông thường mà thôi”, BS Thế Tiến cho hay.

    Tại bệnh viện Đức Giang, theo BS Thế Tiến, không phải F0 nào khỏi bệnh đến khám hậu Covid-19 cũng phải xét nghiệm, chụp chiếu mà các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng hiện tại, tuổi tác, bệnh lý nền và tiến trình điều trị dương tính trước đó của họ.

    Đơn cử, nhiều trẻ em khám hậu Covid-19 nhưng không cần chụp chiếu, lấy máu xét nghiệm vì các em chỉ mắc ở mức độ rất nhẹ, thời gian mắc ngắn, khám lâm sàng không thấy dấu hiệu khó thở, ho trong khi năng lượng hoạt động các em vẫn rất tốt. Sau khi cân nhắc lợi ích - nguy cơ thì bác sĩ cho rằng không cần phải lấy máu xét nghiệm hay chụp chiếu, chỉ dặn bố mẹ theo dõi sát, nếu trẻ có triệu chứng sẽ tái khám và làm xét nghiệm liên quan triệu chứng.

    Quan trọng nhất để sức khoẻ nhanh hồi phục sau khi mắc Covid-19, BS Thế Tiến nhấn mạnh, người bệnh cần giữ  tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Trong giai đoạn này đừng quá hốt hoảng, cố gắng chia nhỏ công việc, chia nhỏ các bài tập hoặc hoạt động hằng ngày, làm mọi thứ có nhịp độ và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt

    “F0 vừa khỏi bệnh cần lắng nghe cơ thể, thường sẽ mất đến một vài tuần để hết tình trạng mệt mỏi thiếu năng lượng. Do đó, việc người bệnh tập thở, tập thiền, thực hành lối sống tích cực sẽ giúp mọi người vượt qua được cảm giác thiếu năng lượng mệt mỏi”, BS Thế Tiến cho hay.

    Theo BS Tiến, một số nhóm F0 sau khi khỏi bệnh (âm tính) cần lưu ý vấn đề khám hậu Covid-19 như:

    - Nhóm người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá...);

    - Nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn;

    - Nhóm người phải nhập viện khi mắc Covid-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện…).

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T03:03:00

    F0 âm tính có cần đi khám hậu Covid-19, nếu đi thì nên vào thời điểm nào?

    Những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội tăng chóng mặt, ngày sau luôn cao hơn ngày hôm trước. Cá biệt như ngày 6/3, Thủ đô đã ghi nhận gần 30.000 ca mắc Covid-19. Trong số này, hầu hết bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại nhà.

    Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn nếu không có biểu hiện bất thường sau khi khỏi có cần thiết phải đi khám hậu Covid-19 hay không?

    Chị Nguyễn L. P. (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, chị mắc Covid-19 cách đây 10 ngày. Đến nay chị đã test nhanh còn 1 vạch. Chị cho biết trong quá trình mắc bệnh chị bị ho, rát họng, đau nhức người trong 4 ngày đầu. Sau đó các triệu chứng đó giảm đi.

    Người phụ nữ này băn khoăn không biết "có nên mặc kệ nó mà sống tiếp" hay vẫn phải đi khám hậu Covid-19? Nếu đi thì nên đi vào thời điểm nào? 

    Trao đổi với phóng viên Infonet, Ths.BS Đinh Thế Tiến, phụ trách phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, những ngày gần đây, số bệnh nhân đến khám gia tăng. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám sau khi đã khỏi Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: F0 âm tính có cần đi khám hậu Covid-19, nếu đi thì nên vào thời điểm nào? - Ảnh 1.

    Ths. BS Đinh Thế Tiến, BV Đa khoa Đức Giang đang tư vấn cho bệnh nhân khám hậu Covid-19

    Với bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 mà không có triệu chứng bất thường, không bệnh lý  nền, đã tiêm đủ vắc xin thì không nhất thiết phải đi khám hậu Covid-19.

    Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp cho biết sau khi khỏi bệnh đã đi khám sức khoẻ hậu Covid-19 qua xét nghiệm máu thì phát hiện nhiễm trùng huyết khối phải tiêm thuốc. Chị này cho biết kể từ lúc bị Covid-19 cho đến khi khỏi không có dấu hiệu đau đớn hay khó chịu gì.

    Vậy với trường hợp này được sẽ được giải thích như thế nào?

    Giải thích trường hợp này, Ths. BS Ths.BS Đinh Thế Tiến cho rằng đây là trường hợp rất hiếm. Bởi trên thực tế, biến cố huyết khối hay gặp trên nhóm bệnh nhân: khi mắc Covid-19 phải thở oxy hoặc thở máy, có bệnh nền liên quan đến huyết khối từ trước (nhồi máu não, bệnh huyết khối mạch chi, hoặc xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim), hoặc bệnh nhân có các bệnh lý rối loạn đông máu khác.

    “Vì thế người dân cũng không nên quá lo lắng đến độ ám ảnh bị hậu Covid. Thực tế thì số lượng người có biến chứng hoặc di chứng hậu Covid không quá nhiều. Từ thực tiễn tại Bệnh viện Đức Giang cho thấy, bệnh nhân bị hậu Covid-19 chủ yếu là viêm đường hô hấp trên, ho, hoặc lo lắng stress. Vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng. Một số triệu chứng như hụt hơi, mệt mỏi sau Covid- 19 dần sẽ tự hồi phục”, BS Thế Tiến lưu ý.

    Nếu bệnh nhân khoẻ mạnh, không có triệu chứng sau Covid-19 nhưng cẩn thận thì sau 4 tuần có thể đi kiểm tra sức khoẻ với các hạng mục: Chụp phim phổi, khám tai mũi họng, kiểm tra chức năng gan, chức năng thận, các xét nghiệm bilan phản ứng viêm, và chức năng đông máu, huyết khối…

    “Thông thường tùy tình trạng bệnh nhân, bệnh lý nền, và diễn biến trong khi Covid-19 thì bác sĩ mới quyết định phải khảo sát những gì. Đơn giản nhất thì chỉ cần nghe phổi, xem họng, hoặc nội soi tai mũi họng”, BS Thế Tiến cho hay.

    Hiện nhiều bệnh viện đang đua nhau giới thiệu các gói khám hậu Covid-19 với giá tiền từ vài trăm lên đến vài triệu đồng. BS Thế Tiến cho rằng các gói khám hậu Covid-19 đắt tiền “đang lạm dụng nỗi sợ của bệnh nhân”.

    “Việc lắng nghe cơ thể, tái khám để tầm soát là cần thiết, nhưng tùy từng tình trạng cụ thể mới quyết định có nên làm thăm dò gì. Việc áp dụng một gói khám cứng nhắc là không hợp lý. Thăm khám cũng tương tự với việc khám sức khỏe nội khoa thông thường mà thôi”, BS Thế Tiến cho hay.

    Tại bệnh viện Đức Giang, theo BS Thế Tiến, không phải F0 nào khỏi bệnh đến khám hậu Covid-19 cũng phải xét nghiệm, chụp chiếu mà các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng hiện tại, tuổi tác, bệnh lý nền và tiến trình điều trị dương tính trước đó của họ.

    Đơn cử, nhiều trẻ em khám hậu Covid-19 nhưng không cần chụp chiếu, lấy máu xét nghiệm vì các em chỉ mắc ở mức độ rất nhẹ, thời gian mắc ngắn, khám lâm sàng không thấy dấu hiệu khó thở, ho trong khi năng lượng hoạt động các em vẫn rất tốt. Sau khi cân nhắc lợi ích - nguy cơ thì bác sĩ cho rằng không cần phải lấy máu xét nghiệm hay chụp chiếu, chỉ dặn bố mẹ theo dõi sát, nếu trẻ có triệu chứng sẽ tái khám và làm xét nghiệm liên quan triệu chứng.

    Quan trọng nhất để sức khoẻ nhanh hồi phục sau khi mắc Covid-19, BS Thế Tiến nhấn mạnh, người bệnh cần giữ  tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Trong giai đoạn này đừng quá hốt hoảng, cố gắng chia nhỏ công việc, chia nhỏ các bài tập hoặc hoạt động hằng ngày, làm mọi thứ có nhịp độ và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt

    “F0 vừa khỏi bệnh cần lắng nghe cơ thể, thường sẽ mất đến một vài tuần để hết tình trạng mệt mỏi thiếu năng lượng. Do đó, việc người bệnh tập thở, tập thiền, thực hành lối sống tích cực sẽ giúp mọi người vượt qua được cảm giác thiếu năng lượng mệt mỏi”, BS Thế Tiến cho hay.

    Theo BS Tiến, một số nhóm F0 sau khi khỏi bệnh (âm tính) cần lưu ý vấn đề khám hậu Covid-19 như:

    - Nhóm người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá...);

    - Nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn;

    - Nhóm người phải nhập viện khi mắc Covid-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện…).

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T04:03:00

    Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Còn quá sớm để kết luận đại dịch sắp kết thúc

    TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng có nhiều kịch bản khác nhau về cách đại dịch có thể diễn ra và cách mà giai đoạn cấp tính có thể kết thúc nhưng còn quá sớm để cho rằng Omicron sẽ là biến thể cuối cùng hoặc đại dịch sắp kết thúc.

    Mỗi quốc gia ở trong một tình trạng riêng và phải vạch ra con đường thoát khỏi giai đoạn cấp tính của đại dịch bằng một cách tiếp cận thận trọng, từng bước.

    “Sẽ không có lối thoát trừ khi chúng ta đạt được mục tiêu chung toàn cầu là tiêm chủng cho 70% dân số của mọi quốc gia vào giữa năm nay. Chúng ta phải tiếp tục tiêm chủng cho tất cả những ai đủ điều kiện và không bỏ lại ai”, TS Park nhấn mạnh.

    Theo ông, điều cần thiết bây giờ là sử dụng tất cả các công cụ hiện có để kiểm soát sự lây lan của Covid-19.

    “Ở cấp độ cá nhân, mỗi người phải thực hiện tất cả: tự bảo vệ mình bằng cách tiêm chủng, giữ khoảng cách an toàn, tránh nơi đông người, đeo khẩu trang, giữ cho không gian trong nhà được thông thoáng, rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho và hắt hơi”, TS  Park nhấn mạnh.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: F0 âm tính có cần đi khám hậu Covid-19, nếu đi thì nên vào thời điểm nào? - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Cũng liên quan đến tình hình dịch, nhiều ý kiến cho rằng nên coi Covid-19 là bệnh đặc hữu, Bộ Y tế cho rằng trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành” (bệnh đặc hữu).

    Sở dĩ đưa ra quan điểm này, Bộ Y tế dẫn chứng bệnh lưu hành hay một số chuyên gia còn gọi là “bệnh đặc hữu” là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định .

    Bệnh lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như sau:

    Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh

    Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh

    Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định.

    Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

    Trong khi đó, đến thời điểm hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi Covid-19 trong tình trạng đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến thể không lường trước được của vi rút SARS-CoV-2.

    Nhiều nước trên thế giới vẫn có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.

    Trong nước, tuy tỷ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hàng ngày vẫn ở mức trên dưới 100 trường hợp mỗi ngày, cao hơn cả số tử vong cao điểm hàng năm do bệnh Dại hoặc Sốt xuất huyết, Sởi là những bệnh lưu hành có số tử vong cao hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

    Hiện nay, các chuyên gia và các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành (endemic). Về vấn đề này, Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) nhận định đối với bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

    Cụ thể:

    Trong nước, vi rút SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và số trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cũng đã được báo cáo ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố, tuy vậy dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn “bệnh lưu hành”.

    Tỷ lệ mắc bệnh Covid-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành phố đã từng có tỷ lệ mắc cao trước đo và những tỉnh, thành phố mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

    Số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ từ vong hàng đầu trước đây.

    Vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ, ví dụ biến thể Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến thể này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm; do đó tỷ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

    “Như vậy, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành” và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch Covid-19 cũng như cập nhật sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành” khi thời điểm thích hợp”, Bộ Y tế nêu quan điểm.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T04:03:00

    Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Còn quá sớm để kết luận đại dịch sắp kết thúc

    TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng có nhiều kịch bản khác nhau về cách đại dịch có thể diễn ra và cách mà giai đoạn cấp tính có thể kết thúc nhưng còn quá sớm để cho rằng Omicron sẽ là biến thể cuối cùng hoặc đại dịch sắp kết thúc.

    Mỗi quốc gia ở trong một tình trạng riêng và phải vạch ra con đường thoát khỏi giai đoạn cấp tính của đại dịch bằng một cách tiếp cận thận trọng, từng bước.

    “Sẽ không có lối thoát trừ khi chúng ta đạt được mục tiêu chung toàn cầu là tiêm chủng cho 70% dân số của mọi quốc gia vào giữa năm nay. Chúng ta phải tiếp tục tiêm chủng cho tất cả những ai đủ điều kiện và không bỏ lại ai”, TS Park nhấn mạnh.

    Theo ông, điều cần thiết bây giờ là sử dụng tất cả các công cụ hiện có để kiểm soát sự lây lan của Covid-19.

    “Ở cấp độ cá nhân, mỗi người phải thực hiện tất cả: tự bảo vệ mình bằng cách tiêm chủng, giữ khoảng cách an toàn, tránh nơi đông người, đeo khẩu trang, giữ cho không gian trong nhà được thông thoáng, rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho và hắt hơi”, TS  Park nhấn mạnh.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 07/3: F0 âm tính có cần đi khám hậu Covid-19, nếu đi thì nên vào thời điểm nào? - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Cũng liên quan đến tình hình dịch, nhiều ý kiến cho rằng nên coi Covid-19 là bệnh đặc hữu, Bộ Y tế cho rằng trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành” (bệnh đặc hữu).

    Sở dĩ đưa ra quan điểm này, Bộ Y tế dẫn chứng bệnh lưu hành hay một số chuyên gia còn gọi là “bệnh đặc hữu” là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định .

    Bệnh lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như sau:

    Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh

    Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh

    Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định.

    Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

    Trong khi đó, đến thời điểm hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi Covid-19 trong tình trạng đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến thể không lường trước được của vi rút SARS-CoV-2.

    Nhiều nước trên thế giới vẫn có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.

    Trong nước, tuy tỷ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hàng ngày vẫn ở mức trên dưới 100 trường hợp mỗi ngày, cao hơn cả số tử vong cao điểm hàng năm do bệnh Dại hoặc Sốt xuất huyết, Sởi là những bệnh lưu hành có số tử vong cao hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

    Hiện nay, các chuyên gia và các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành (endemic). Về vấn đề này, Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) nhận định đối với bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

    Cụ thể:

    Trong nước, vi rút SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và số trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cũng đã được báo cáo ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố, tuy vậy dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn “bệnh lưu hành”.

    Tỷ lệ mắc bệnh Covid-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành phố đã từng có tỷ lệ mắc cao trước đo và những tỉnh, thành phố mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

    Số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ từ vong hàng đầu trước đây.

    Vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ, ví dụ biến thể Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến thể này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm; do đó tỷ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

    “Như vậy, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành” và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch Covid-19 cũng như cập nhật sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành” khi thời điểm thích hợp”, Bộ Y tế nêu quan điểm.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-07T07:03:00

    Hà Nội đánh giá mức độ lây nhiễm biến chủng Omicron trên toàn thành phố

    Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19.

    Sở Y tế Hà Nội giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội là đầu mối phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các đơn vị có khả năng giải trình tự gene đối với virus SARS-CoV-2.

    Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức xét nghiệm sàng lọc, giải trình tự gene các ca nhiễm Covid-19. Từ đó, đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron trên địa bàn thành phố.

    Theo báo cáo của Bộ Y tế, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh, thành phố, nhất là ở Hà Nội, TP.HCM. Biến thể này thay thế dần biến thể Delta.

    Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron. Điều đáng nói, biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

    Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế để kịp thời tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.

    Xem chi tiết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ