Chiều tối 8-9, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận 12.680 ca COVID-19 mới, giảm 1.530 ca so với ngày 7-9. Số BN được công bố khỏi bệnh trong ngày là 13.937. Đáng chú ý, 7 ngày qua cả nước ghi nhận trung bình 310 ca tử vong mỗi ngày.
Tính từ 17h ngày 7-9 đến 17h ngày 8-9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.680 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 12.663 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (7.308), Bình Dương (3.172), Đồng Nai (814), Long An (372)...
Trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.530 ca. Tại TP.HCM giảm 2 ca, Bình Dương giảm 794 ca, Đồng Nai giảm 131 ca, Long An giảm 118 ca, Tiền Giang giảm 12 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.862 ca/ngày.
Cũng trong ngày, 13.937 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày. Tổng số ca được điều trị khỏi: 325.647.
Số tử vong vẫn cao, trung bình 310 ca/ngày
Theo tổng hợp số liệu tử vong do các sở y tế công bố một ngày vừa qua ghi nhận 335 ca tử vong tại các tỉnh như sau:
TP.HCM ngày 8-9: 268 ca; Bình Dương ngày 8-9: 34 ca; Long An ngày 8-9: 8 ca; Tiền Giang ngày 8-9: 7 ca; Đồng Nai trong 2 ngày 8 và 9-9: 11 ca; Đồng Tháp ngày 8-9: 2 ca; Trà Vinh ngày 8-9: 1 ca; Vĩnh Long trong 2 ngày 8 và 9-9: 2 ca; Bến Tre ngày 8-9: 1 ca; Khánh Hòa ngày 8-9: 1 ca.
Tây Ninh bổ sung số liệu ca tử vong của tháng 8-2021: 89 ca
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 310 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.135 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Theo Bộ Y tế.
Đây là một phần trong kế hoạch số 206 về xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vaccine phòng, chống Covid-19 do Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh ký chiều 8/9.
Ba vùng xét nghiệm, tiêm chủng gồm: vùng 1 (15 quận, huyện): Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai. Tại vùng 1, việc lấy mẫu xét nghiệm và tiêm chủng do các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thực hiện.
Vùng 2 (5 quận, huyện): Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Đơn vị hỗ trợ thực hiện là tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
Vùng 3 (10 huyện, thị xã): Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Đơn vị hỗ trợ thực hiện là tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng.
Thành phố cũng đề nghị các viện, bệnh viện, đại học trực thuộc Bộ, ngành Trung ương, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tham gia lấy mẫu, xét nghiệm; hỗ trợ tiêm.
Hà Nội cho hay sẽ "thần tốc xét nghiệm diện rộng". Cụ thể, đến ngày 15/9, khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (2-3 ngày/lần). Khu vực có nguy cơ và các khu vực khác, hoàn thành xét nghiệm toàn bộ người dân ít nhất một lần (5-7 ngày/lần). 100% trường hợp ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng sẽ được xét nghiệm tầm soát.
Thành phố cũng xét nghiệm 3 ngày/lần với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám, chữa bệnh và người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Thành phố tiêm vaccine mũi một cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên đến ngày 15/9, trên cơ sở số vaccine được Bộ Y tế phân bổ và giao.
Tiêm mũi một bằng vaccine nào thì mũi hai loại đó. Với người tiêm mũi một vaccine của AstraZeneca, nếu họ đồng ý có thể tiêm mũi hai bằng vaccine của Pfizer, khoảng cách 8-12 tuần.
Theo VnEpress.
Ngày 8/9, TP Đà Nẵng đã xét nghiệm 108.000 lượt người, gấp 3 lần ngày hôm trước, phát hiện 30 ca dương tính với SARS-CoV-2, giảm hơn ngày hôm qua 2 ca. 129 bệnh nhân khỏi Covid-19 được xuất viện.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nhận định, hôm nay (8/9), thành phố ghi nhận số ca dương tính thấp nhất trong ngày kể từ giữa tháng 7 đến nay, chủ yếu là ở khu cách ly tập trung, khu phong tỏa. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm còn ở mức cao, một số ca chưa xác định được nguồn lây. Vì vậy, lãnh đạo thành phố yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu, các địa phương xây dựng quy chế hoạt động của ban điều hành khu dân cư, trang bị cho ban điều hành các thiết bị như máy quét mã QR, công cụ hỗ trợ.
Các địa phương sớm chuyển kinh phí hỗ trợ xăng xe cho ban điều hành; ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người tham gia Ban điều hành tổ dân phố, đảm bảo ít nhất là 1 mũi. Các phường chủ động đề xuất các quận khen thưởng các cá nhân tiêu biểu trong ban điều hành khu dân cư giai đoạn từ 16/8 đến ngày 5/9. Cán bộ, công chức tham gia công tác phòng chống dịch tại địa phương được theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ như là nhiệm vụ chính trị của từng cá nhân.
Theo VOV.
23 tỉnh, thành phố bao gồm:
TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Khánh Hòa, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Phước, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Phú Yên, Sóc Trăng.
Xác định thần tốc xét nghiệm trên diện rộng là then chốt, Bộ Y tế cho rằng thời gian qua, các địa phương, nhất là các nơi đang giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội đã đẩy mạnh việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng. Tuy nhiên tiến độ xét nghiệm tại một số địa phương chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng chống dịch.
Để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương thần tốc xét nghiệm cho toàn bộ người dân để phát hiện sớm nguồn lây, hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng. Tần suất, thời gian lấy mẫu, xét nghiệm theo các khu vực nguy cơ.
Huy động tối đa các lực lượng tham gia lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu lưu động và không giới hạn thời gian lấy mẫu.
Tăng cường hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đã được tập huấn.
Theo Tuổi trẻ.
Tối 8/9, Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra trực tuyến việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ngay sau đó, Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã ban hành Công điện về kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải hoàn thành mục tiêu xét nghiệm toàn dân trước ngày 15 tháng 9 năm 2021 để loại trừ nguồn lây ra khỏi cộng đồng.
Tổ chức thần tốc việc xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; rút ngắn tần suất xét nghiệm dài nhất là 2-3 ngày/lần tại những địa bàn có nguy cơ cao, rất cao; dài nhất là 5-7 ngày/lần tại các địa bàn còn lại để phát hiện sớm nguồn lây nhằm cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng và thực hiện tốt việc chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19.
Theo Tiền phong.
Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 8/9 đến 6h ngày 9/9, thành phố ghi nhận 3 ca dương tính SARS-CoV-2, đều tại khu cách ly.
3 ca bệnh đều là F1 của các ca ho, sốt cộng đồng, gồm 2 ca ở huyện Thanh Trì, 1 ca tại quận Hai Bà Trưng.
H.C.T, nam, sinh năm 1949, địa chỉ tại Minh Khai, Hai Bà Trưng; là F1 của bệnh nhân N.V.V, đã được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 8/9 bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
H.V.P, nam, sinh năm 1959; H.V.H, nam, sinh năm 1985, địa chỉ tại Liên Ninh , Thanh Trì. 2 bệnh nhân là F1 của BN H.T.P, ngày 8/9 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Theo Sở Y tế Hà Nội.
Sáng 9/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết, TP Hà Nội vừa tiếp nhận 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm từ Bộ Y tế.
Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, sáng 9/9, số vaccine này được đưa về các quận, huyện bắt đầu triển khai tiêm chủng. Như vậy, tính đến thời điểm này, Hà Nội đã nhận 4,3 triệu liều vaccine Covid-19 từ Bộ Y tế.
Theo thống kê từ Sở Y tế, đến ngày 8/9, Hà Nội đã tiêm gần 2,9 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó 2.570.866 người đã tiêm mũi 1 và 317.777 người tiêm đủ 2 mũi. Tính thêm số liệu từ các viện, bệnh viện tuyến Trung ương, tổng số liều đã tiêm khoảng 3,78 triệu liều. Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng là khoảng 57%.
Tính đến hết ngày 8/9, có hơn 24,9 triệu liều vaccine các loại được tiêm. Hiện, nhiều địa phương trên cả nước triển khai tiêm vaccine VeroCell như TP.HCM, Bình Dương, Hải Phòng… Trong đó, tại TP.HCM, đã có 1,4 triệu người đã tiêm vaccine này.
Theo VOV.
Trưa 9/9, TP Hà Nội có thêm 32 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong khu cách ly và phong tỏa, trong đó riêng Thanh Xuân có 20 ca.
CDC Hà Nội cho biết, các ca dương tính này đều liên quan đến chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng. Cụ thể:
20 bệnh nhân ở quận Thanh Xuân gồm 3 ca ở Thanh Xuân Nam, 1 ca ở Nhân Chính và 16 ca ở Thanh Xuân Trung. Họ đều là F1 đã được chuyển cách ly tập trung và sống trong khu vực phong tỏa. Ngày 8/9, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), TP Hà Nội có 3.695 ca, trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.578 ca, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly 2.117 ca./.
Theo VOV.
Ngày 8/9, Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội họp trực tuyến với Sở Chỉ huy các cấp để phổ biến, quán triệt Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 20 ngày 6/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và triển khai kế hoạch xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin diện rộng của thành phố.
Theo kế hoạch mới được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành chiều ngày 8/9, Hà Nội sẽ thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn thành phố.
Cụ thể, đến 15/9, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao: hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2 - 3 ngày/lần); tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác: hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5 - 7 ngày/lần).
Xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
Xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh…
Thành phố cũng hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên. Áp dụng xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp. Trường hợp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp, phải trả kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ.
Với quan niệm đã “ở nhà suốt 45 ngày, không ra ngoài, không tiếp xúc với người lạ cũng không có biểu hiện” do đó rất nhiều người dân cho biết sẽ không đi hoặc không cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm.
Giải đáp băn khoăn này, BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM khẳng định: “cách hiểu này hoàn toàn sai”.
Bởi vì người dân họ không có biểu hiện gì không có nghĩa không mang mầm bệnh. Thực tế đã chứng minh nhiều người dương tính với SARS- CoV- 2 nhưng không có biểu hiện.
Đồng tình với quan điểm này, trao đổi với phóng viên Infonet, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho hay, dịch bệnh không trừ một ai cho nên có biểu hiện ban đầu của bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được lấy mẫu xét nghiệm. Việc xét nghiệm được thực hiện miễn phí chứ không thu phí.
Khẳng định việc lây nhiễm khi đi lấy mẫu xét nghiệm “gần như không có, mình đang lo sợ quá thôi”, ông Tuấn giải thích “bởi vì bản thân nhân viên y tế người ta lấy cho hàng triệu người, hàng nghìn người, hàng trăm người có gì đâu”.
“Tất nhiên có chỗ này, chỗ khác có những thao tác chưa chuẩn. Trong tình huống này thì bản thân người dân cần có trách nhiệm giám sát, nhắc nhở. Mình được quyền mà, người dân cứ mạnh dạn nhắc nhở”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo Infonet.
Trưa 9/9, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, theo số liệu tổng hợp, sẽ có 3.355 nhân viên y tế của 11 tỉnh, thành về Hà Nội hỗ trợ thành phố xét nghiệm diện rộng, tiêm vắc xin COVID-19.
Nhân viên y tế các địa phương sẽ tiến hành hỗ trợ công tác xét nghiệm, tiêm chủng tại các quận, huyện của TP.
UBND thành phố, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố quán triệt sâu sắc, thấm nhuần tinh thần chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố.
Cụ thể, phải “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút” để hoàn thành việc xét nghiệm diện rộng toàn thành phố, đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp tiến độ nhằm phát hiện sớm nhất nguồn lây, kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Cùng với đó, lập kế hoạch chi tiết và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vắc-xin đến từng phường, xã, thị trấn, theo nguyên tắc “vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất”, “vắc-xin về đến đâu phải tiêm hết ngay đến đó” đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp tiến độ, không được để chậm trễ, có vắc-xin nào tiêm hết ngay loại đó;.
Theo Tiền phong.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) vừa có văn bản gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã về việc tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID - 19 trên địa bàn thành phố Hà Nội đợt 13.
CDC Hà Nội cho biết sẽ thực hiện ưu tiên tiêm vaccine Vero Cell mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng và tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Vero Cell.
Theo đó, CDC Hà Nội đề nghị Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19 các đợt tiếp theo căn cứ đối tượng cần tiêm, đã tiêm, số lượng vaccine COVID-19 được phân bổ đảm bảo minh bạch, đúng đối tượng, tiếp nhận và thực hiện tiêm ngay sau khi nhận được vaccine.
Theo VOV.
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội ngày 09/9/2021 (cập nhật 18 giờ) 1.
1. Số mắc trong ngày:
- Số ca mắc mới từ 12h ngày 09/9 đến 18h ngày 09/9 ghi nhận 01 bệnh nhân tại khu cách ly.
+ Phân bố theo quận/huyện: Cầu Giấy (1).
+ Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (01).
- Như vậy tính từ 18 giờ ngày 08/9 đến 12 giờ ngày 09/9: 36 bệnh nhân.
- Thông tin cụ thể 01 bệnh nhân ghi nhận trong kỳ báo cáo như sau: Chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng (01)
1) N. S.T, nam, 1987. Đ/c: Yên Hòa – Cầu Giấy
Dịch tễ: Bệnh nhân vào viện chăm sóc con là N.S.Q.M từ ngày 01/9 tại Bv Đức Giang và đã được XN âm tính trước đó, ngày 08/9 được lấy mẫu XN lần 2 kết quả dương tính (BV Đức Giang).
2. Số mắc cộng dồn tại Hà Nội - Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.696 ca, trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.578 ca, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly 2.118 ca.
Theo Sở Y tế Hà Nội.
1. Thông tin các ca nhiễm mới:
- Tính từ 17h ngày 08/9 đến 17h ngày 09/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.420 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 12.399 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (5.549), Bình Dương (4.531), Đồng Nai (880), Long An (412), Tây Ninh (161), Kiên Giang (135), Tiền Giang (115)...
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 264 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 1.759 ca, Bình Dương tăng 1.359 ca, Đồng Nai tăng 66 ca, Long An tăng 40 ca, Tây Ninh giảm 10 ca.
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.750.
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.523.
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 338.170.
- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 272 ca tử vong.