Cập nhật lúc 16:08 - 13/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 8/9: Gần 600 người ở Hà Nội khai báo ho, sốt, khó thở trong ngày

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-09-07T18:09:00

    TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine

    Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, TP.HCM đang đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, trong đó tập trung tiêm cho người cao tuổi còn lại, người bệnh lý nền, thai phụ trên 13 tuần trở lên, bà mẹ đang cho con bú, lực lượng tuyến đầu chống dịch là những người chưa được tiêm hoặc mới tham gia chống dịch, lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế bao gồm các nhà đầu tư, doanh nghiệp, công nhân trong và ngoài khu công nghiệp, người lao động thuộc nhóm cung cấp dịch vụ và hàng hóa thiết yếu.

    Liên quan đến vấn đề thiếu vaccine Moderna cho người dân đã tiêm mũi 1, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết hiện ngành y tế của thành phố đang tiến hành tiêm phối trộn. Ông Nam cho biết thêm việc phối trộn những loại vaccine tương đồng ở một số nước trên thế giới cho hiệu quả rất tốt, chưa ghi nhận tai biến nào xảy ra và khẳng định TP.HCM sẽ chọn loại vaccine phù hợp nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất để tiêm trộn cho người dân.

    Qua 5 đợt triển khai tiêm chủng, TP đã tiêm 6.725.192 lượt tiêm, trong đó mũi 1 có 6.132.354 người dân được tiêm chiếm 88,9% tống số người dân trưởng thành, mũi 2 là 592.838 mũi, đạt 8,2 %.

    Theo kế hoạch, đến ngày 15/9, TP.HCM cố gắng bao phủ mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên và tiêm mũi 2 cho những người đã đến thời hạn tiêm các loại vaccine: Pfizer, Astrazeneca, Vero Cell. Ngày hôm qua (6/9) TP.HCM tiêm 162.778 mũi cho người dân, ông Nguyễn Hoài Nam đánh giá đây là tốc độ tiêm nhanh nhất kể từ ngày 20/8.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T19:09:00

    Chuyên gia: Hà Nội cần loại bỏ biện pháp chống dịch không hiệu quả

    TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng trong khi chưa bao phủ được vaccine diện rộng, việc thành phố áp dụng các biện pháp chặt chẽ để phòng chống dịch lây lan là cần thiết.

    Tuy nhiên giải pháp đưa ra cần được "cân nhắc đầy đủ" nhiều mặt. Ông Dũng nói, dịch bệnh lây lan chủ yếu trong không gian kín hoặc qua tiếp xúc gần đông người. Vì vậy, mọi giải pháp chống dịch đề ra phải tuân thủ nguyên tắc không để tập trung đông người, nếu không sẽ gây hiệu ứng ngược. Khi đó mục đích đề ra là chống dịch, nhưng kết quả lại làm cho dịch lây lan.

    Ông Dũng phân tích, việc cấp giấy đi đường theo mẫu mới ở Hà Nội chưa đảm bảo nguyên tắc không tập trung đông người; cấp phép qua mạng có thể tránh tình trạng đổ xô đến trụ sở cơ quan công quyền, song vẫn chưa tránh được ùn ứ khi kiểm tra giấy tại các chốt.

    "Với biến chủng Delta, nếu chỉ có một hai người trong số đám đông bị nhiễm thì sẽ lây lan cho rất nhiều người khác", ông nói và đề xuất Hà Nội thiết lập các chốt kiểm soát tự động, người dân quét mã QR là có thể qua chốt.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 8/9: Hà Nội lấy hơn 800 nghìn mẫu xét nghiệm, phát hiện 11 ca dương tính - Ảnh 1.

    Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, khi đề ra bất kỳ giải pháp chống dịch nào cũng cần phải tính toán đến chi phí mà người dân, doanh nghiệp, chính quyền phải bỏ ra để thực thi. Các giải pháp gây tốn kém thời gian, tiền bạc của các bên mà hiệu quả không đạt được thì cần loại bỏ ngay.

    "Dịch bệnh là vấn đề cấp bách, các chính sách có thể không cần lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, nhưng bắt buộc phải đánh giá tác động. Người làm chính sách tốt là đề ra các giải pháp chống dịch ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội nhất", TS Dũng nói và nêu quan điểm "quản trị thành phố lớn như Hà Nội phải rất tinh tế, không thể cứng nhắc".

    Ông cũng khuyến nghị, thành phố nên đề ra các giải pháp chống dịch để người dân hiểu và đồng tình thực hiện, thay vì các biện pháp mang tính áp chế. Bởi hơn ai hết, người dân lo cho sức khỏe của mình đầu tiên, đại đa số có ý thức phòng chống dịch. "Các chính sách nên theo nguyên tắc này để đỡ tốn kém và gây phản ứng trong xã hội. Nếu áp dụng các biện pháp cực đoan sẽ không đủ nguồn lực để chống dịch lâu dài", ông Dũng nói.

    Đối với cách Hà Nội chia thành ba vùng để áp dụng các biện pháp chống dịch như hiện nay, PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp y tế công cộng (Bộ Y tế), đánh giá "hợp lý".

    Tuy nhiên, ông Phu khuyến nghị thành phố cần có giải pháp để đảm bảo người dân từ vùng đỏ sang vùng xanh không làm lây lan dịch bệnh. Người từ vùng xanh đến vùng đỏ, khi quay về không mang theo mềm bệnh để phát tán trong cộng đồng. "Nếu vùng xanh phát sinh một ca bệnh là có nguy cơ thành ổ dịch, trở thành vùng đỏ, nên việc đảm bảo an toàn khi người dân di chuyển giữa các vùng rất quan trọng", PGS Trần Đắc Phu nói.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T19:09:00

    TP HCM: Vùng xanh thí điểm mở dịch vụ bán thức ăn mang về

    Theo HCDC, trong ngày 7-9, UBND TP đã ban hành văn bản khẩn đồng ý gia hạn việc tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 và miễn phí cho lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) trên địa bàn toàn TP đến hết ngày 15-9. Theo đó, quản lý các ứng dụng giao hàng đã nhanh chóng cập nhật thông tin này cho lực lượng shipper để yên tâm tham gia hoạt động, vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong thời gian giãn cách.

    Từ nay đến 15-9, TP HCM vẫn tiếp tục tăng cường giãn cách xã hội như đang thực hiện nhưng có sự điều chỉnh. Cụ thể, hình thành 2 điểm trung chuyển hàng hóa lương thực thực phẩm là chợ Bình Điền và Hóc Môn để đưa đến các điểm siêu thị trong thành phố. Hệ thống siêu thị, các chuỗi cung ứng sẽ được mở rộng tới vùng xã. Bên cạnh đó, người dân vùng xanh sẽ được đi chợ 1 lần/tuần, khuyến khích những người đã tiêm vắc-xin đi chợ.

    Đồng thời, từ đây đến 15-9, vùng xanh sẽ thí điểm mở dịch vụ bán thức ăn mang về; shipper đi chợ vùng đỏ. Sau 15-9, giả định TP HCM kiểm soát được dịch, những ngành nghề an toàn sẽ được mở dần trở lại.

    TP HCM sẽ nới lỏng hay thắt chặt giãn cách sau ngày 15-9 tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh Covid-19 và dựa trên nguyên tắc an toàn dịch bệnh, an toàn tới đâu mở tới đó. Trong đó, sự chung sức và đồng lòng của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch là một trong những yếu tố cần thiết.

    "Người dân hãy chủ động theo dõi thông tin tổ chức tiêm chủng trên địa bàn quận, huyện, phường, xã và đồng ý tiêm ngay khi đến lượt. Tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5K, "ai ở đâu thì ở đó", tuân thủ nghiêm quy định cách ly tại nhà, dùng thuốc đúng cách và tham gia xét nghiệm tầm soát Covid-19.", HCDC kêu gọi.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T19:09:00

    Hà Nội lấy hơn 800 nghìn mẫu xét nghiệm, phát hiện 11 ca dương tính SARS-CoV-2

    Như đã thông tin, ngày 1/9, UBND thành phố ban hành kế hoạch 203 về xét nghiệm diện rộng bổ sung kế hoạch 199 về việc xét nghiệm sàng lọc diện rộng có trọng điểm phát hiện nhiễm SARS-CoV-2, với chỉ tiêu yêu cầu lấy 1 triệu mẫu.

    Ngành y tế Hà Nội đã phối hợp với 30 quận, huyện, thị xã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người sinh sống trong các khu vực phong tỏa, các khu vực nguy cơ cao có nhiều ca bệnh, ổ dịch và người thuộc các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như: shipper; người bán hàng tại các chợ truyền thống, chợ cóc;...

    Tính đến hết ngày 7/9, toàn thành phố lấy được 817.765 mẫu, đạt 81,78% kế hoạch. Đã có 685.519 mẫu có kết quả (11 mẫu dương tính và 685.508 mẫu âm tính), còn lại 132.246 mẫu chưa có kết quả.

    Việc lấy mẫu cho người sống trong khu vực phong tỏa được triển khai thực hiện tại 8 quận, huyện là Đông Anh, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thanh Xuân với số mẫu dự kiến là 200.000 mẫu. Tổng số mẫu đã được lấy là 44.663 mẫu, đạt 22,3%, trong đó 36.064 mẫu đã có kết quả âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 8/9: Hà Nội lấy hơn 800 nghìn mẫu xét nghiệm, phát hiện 11 ca dương tính - Ảnh 1.

    Hà Nội lấy hơn 800 nghìn mẫu xét nghiệm, phát hiện 11 ca dương tính SARS-CoV-2. Ảnh minh họa.

    Kết quả lấy mẫu cho người sinh sống trong các khu vực nguy cơ cao và đối tượng nguy cơ cao với chỉ tiêu dự kiến là 800.000 mẫu, triển khai tại 30 quận, huyện, thị xã. Hiện đã lấy được 773.102 mẫu, đạt 96,6% so với kế hoạch. Kết quả đã có 649.455 mẫu có kết quả (649.444 mẫu âm tính, 11 mẫu dương tính), số còn lại đang chờ kết quả.

    Cụ thể 10 trường hợp dương tính thuộc đối tượng ở khu vực nguy cơ ghi nhận tại 3 quận, huyện gồm: Thanh Xuân 7 trường hợp (Thanh Xuân Nam: 6, Thanh Xuân Trung: 1), Thanh Trì có 2 trường hợp (đều tại Tả Thanh Oai), Hà Đông 1 trường hợp (Quang Trung). 1 trường hợp dương tính là đối tượng nguy cơ ở xã Tân Minh, huyện Thường Tín.

    Để hoàn thành được kế hoạch thành phố giao, hiện tại các quận, huyện, thị xã vẫn đang tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện, bóc tách kịp thời các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng, thực hiện cách ly, điều trị theo quy định. Đồng thời, đánh giá lại các khu vực nguy cơ, và đánh giá thêm về khu vực nguy cơ, đối tượng nguy cơ để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-08T03:09:00

    Sáng 8/9, Hà Nội ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 trong cùng một gia đình ở Ba Đình

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 7/9 đến 6h ngày 8/9 ghi nhận 4 bệnh nhân Covid-19 tại khu cách ly. Cả 4 ca bệnh này đều ở quận Ba Đình, thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.

    Cụ thể:

    Chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng (04):

    1) T.B.N, Nữ, sinh năm 2019

    2) T.N.B.T, Nữ, sinh năm 2015

    3) T.N.V, Nam, sinh năm 1989

    4) T.T.X.H, Nữ, sinh năm 1965

    Bốn BN cùng nhà: Địa chỉ: Phúc Xá, Ba Đình.

    Dịch tễ: Các BN là F1 của BN T.Đ.N, đã được cách ly từ 29/8. Ngày 07/9, được lấy mẫu và xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Theo Sở Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-08T04:09:00

    F0 là nhân viên SCTV đi thu cước, hàng trăm khách hàng trở thành F1

    Ngày 8/9, UBND TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu cơ quan chuyên môn phối hợp với các phường có liên quan tiếp tục rà soát, theo dõi sức khoẻ cho hàng trăm trường hợp là khách hàng có liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 là ông D.X.D., nhân viên thu tiền cước truyền hình của Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigon Tourist (SCTV) chi nhánh Vũng Tàu.

    Ngày 2/9, kết quả test nhanh ông D.X.D dương tính với SARS-CoV-2, nguồn lây được xác định từ ca F0, là mẹ của ông D. Tuy nhiên, khi lấy mẫu để làm xét nghiệm bằng RT-PCR thì lại cho kết quả âm tính và ông D. được cách ly để theo dõi sức khoẻ.

    Đến tối ngày 6/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả kết quả xét nghiệm RT-PCR, xác định ông D. dương tính SARS-CoV-2. Theo truy vết, tính từ thời điểm ngày 2/9 đến 6/9, ông D. chỉ tiếp xúc gần với 3 người. Tuy nhiên từ ngày 27/8 đến ngày 31/8, ông D. đã tới gặp hơn 400 khách hàng tại phường 2 và phường 8, TP.Vũng Tàu để nhận tiền cước và thanh toán công nợ.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-08T05:09:00

    Trưa 8/9, Hà Nội thêm 35 ca mắc Covid-19, trong đó 7 ca ngoài cộng đồng

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong sáng nay (8/9) ghi nhận 35 ca mắc Covid-19, trong đó có 7 ca tại cộng đồng; 25 ca tại khu cách ly; 3 ca tại khu vực phong tỏa.

    Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Trì (10), Thanh Xuân (8), Hai Bà Trưng (8), Hoàng Mai (4), Thường Tín (3), Đống Đa (1), Cầu Giấy (1) tại các chùm ca bệnh: Chùm sàng lọc khu vực nguy cơ (6); Chùm sàng lọc ho sốt (1); Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (28).

    7 ca mắc ghi nhận tại cộng đồng các quận, huyện: Hai Bà Trưng (3), Thanh Trì (2), Thanh Xuân (1), Hoàng Mai (1).

    Theo Infonet.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-08T05:09:00

    Công an Hà Nội bắt đầu kiểm tra giấy đi đường mới ở các chốt

    Sáng 8/9, lượng phương tiện di chuyển qua chốt kiểm soát tại cầu Nhật Tân khá đông. Trong đó, có người dùng giấy kiểu mới, người dùng kiểu cũ, do chưa thể đồng bộ hoàn toàn.

    Theo thông báo ngày 7/9 của lãnh đạo thành phố, Hà Nội cho phép người dân sử dụng giấy đi đường cũ. Cơ quan chức năng tiếp tục cấp giấy mới kết hợp nhập dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến khi đạt hiệu quả thì mới nhập hai loại giấy thành một. Lực lượng kiểm soát chỉ phạt người ra đường không có lý do thiết yếu theo quy định.

    Đối với giấy đi đường kiểu mới (loại có mã QR code), lực lượng chức năng sẽ sử dụng phần mềm để kiểm tra. Màn hình sẽ hiển thị thông tin khai báo của người di chuyển, thời gian được phép đi lại, tuyến đường...

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 8/9: Công an Hà Nội bắt đầu kiểm tra giấy đi đường mới ở các chốt - Ảnh 1.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 8/9: Công an Hà Nội bắt đầu kiểm tra giấy đi đường mới ở các chốt - Ảnh 2.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 8/9: Công an Hà Nội bắt đầu kiểm tra giấy đi đường mới ở các chốt - Ảnh 3.

    Các phương tiện qua chốt sẽ được kiểm tra giấy thông hành và khai báo y tế và quét mã QR code đối với các xe vận tải thuộc luồng xanh ưu tiên.

    10h, các phương tiện vẫn liên tục được yêu cầu dừng để kiểm tra tại chốt cầu Nhật Tân. TP Hà Nội tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân tự giác chấp hành. Người dân được cấp giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến.

    ...

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-08T05:09:00

    Hơn 33 triệu liều vaccine được cấp cho các địa phương

    Dữ liệu từ Cổng thông tin Tiêm chủng quốc gia sáng 8/9 cho thấy trong ngày 7/9, gần 923.000 mũi vaccine Covid-19 được tiêm, nâng tổng số vaccine đã tiêm trên cả nước lên hơn 24,1 triệu liều.

    Đến nay, gần 3,6 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi. Tỷ lệ sử dụng vaccine Covid-19 toàn quốc đạt gần 73%.

    Riêng tại Hà Nội, Bộ Y tế đã cấp hơn 4,31 triệu liều vaccine cho ngành y tế TP và các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn (chiếm 15% tổng số vaccine trên cả nước). Với 590 điểm tiêm được cập nhật, Hà Nội có hơn 3 triệu người đã được tiêm mũi 1 vaccine, gần 490.000 người đã được tiêm đủ 2 mũi, tỷ lệ sử dụng đạt hơn 82%.

    Sau cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ Y tế hôm 6/9, TP.HCM và 3 tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã đẩy mạnh hơn tốc độ sử dụng vaccine. 

    Đến nay, 4 địa phương này đã được cấp 14,12 triệu liều vaccine, tiêm được 10,64 triệu liều (tỷ lệ sử dụng là 75%).

    Trong đó, TP.HCM được cấp hơn 8,5 triệu liều vaccine Covid-19, thấp hơn 600.000 liều so với số liệu cách đây 3 ngày. Đến nay, TP đông dân nhất cả nước đã tiêm hơn 6,8 triệu liều vaccine, đạt tỷ lệ gần 99% người dân trên 18 tuổi (trong đó có hơn 711.000 người đã tiêm đủ 2 mũi).

    Bình Dương được cấp hơn 2,1 triệu liều vaccine. Tỉnh đã tiêm gần 1,4 triệu liều vaccine, đạt 65% so với lượng phân bổ. Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên ở địa phường này đã được tiêm vaccine là hơn 73%.

    Đồng Nai đã tiêm 1,1 triệu liều vaccine trong tổng số gần 1,8 triệu liều được phân bổ, đạt tỷ lệ sử dụng 61,3%. Gần 50% dân số từ 18 tuổi trở lên ở tỉnh này được tiêm vaccine.

    Còn Long An đã tiêm gần 1,3 triệu liều vaccine trong tổng số hơn 1,6 triệu liều được cấp (đạt gần 78%). 100% dân số trên 18 tuổi ở tỉnh này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine (68.000 người đã được tiêm 2 mũi).

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-08T08:09:00

    Hà Nội lập kỷ lục, tiêm hơn 268.000 mũi vắc xin COVID-19 trong 1 ngày

    Theo báo cáo, đến nay, tổng cộng thành phố đã triển khai tiêm được 2.673.612 mũi (gồm 2.376.659 mũi 1; 269.953 mũi 2), tương đương với gần 39% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng.

    Hiện, thành phố đã được Bộ Y tế quyết định phân bổ hơn 3,3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Trên thực tế, số lượng vắc xin về kho bảo quản của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội là hơn 3,1 triệu liều.

    Với việc thực hiện được hơn 2,6 triệu mũi, thành phố đã đạt khoảng 81% số lượng vắc xin đã tiếp nhận. Dự kiến, đến ngày 9/9, thành phố sẽ hoàn thành 100% lượng vắc xin đã được Bộ Y tế phân bổ.

    Để tăng tốc độ tiêm chủng, Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vào buổi tối cho người dân, mở thêm điểm tiêm tại nhà văn hóa, trường học. Mặt khác, để sàng lọc, xét nghiệm tất cả người dân để phát hiện các F0 trong cộng đồng, trước khi tiêm, tất cả trường hợp phải xét nghiệm nhanh COVID-19.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-08T15:09:00

    Ngày 8/9, gần 600 người ở Hà Nội khai báo ho, sốt, khó thở

    Ngày 8/9, Sở Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội họp trực tuyến với Sở Chỉ huy các cấp, phổ biến, quán triệt Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 20 ngày 6/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và triển khai kế hoạch xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin diện rộng của thành phố.

    Theo cập nhật, từ 18h ngày 7/9 đến 18h ngày 8/9, thành phố Hà Nội ghi nhận 41 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 7 ca ghi nhận tại cộng đồng, 31 ca trong khu vực cách ly, 3 ca khu vực phong tỏa. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.660 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.578 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.082 ca.

    Tổng số điểm phong tỏa tính đến 15h00 ngày 8/9 trên địa bàn thành phố là 601 điểm. Trong đó, số điểm phong tỏa mới trong ngày là 10 điểm. Số điểm phong tỏa mới từ 24/7 đến nay là 381 điểm. Số điểm đang còn phong tỏa 96 điểm.

    Đáng chú ý, tổng hợp đến nay có 6.396.306 tờ khai y tế, riêng ngày 8/9 có 564 trường hợp khai báo có triệu chứng ho, sốt, khó thở.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-08T15:09:00

    Việt Nam sẽ nhận được 16- 17 triệu liều vắc-xin trong tháng này

    Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp của Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin ngày 8/9, do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì.

    Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Tổ phó thường trực Tổ công tác nhấn mạnh với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và trách nhiệm cao, trong thời gian ngắn vừa qua, Tổ Công tác đã kịp thời tham mưu, kiến nghị và tổ chức triển khai mạnh các hoạt động ngoại giao vắc-xin, đặc biệt là vận động cấp cao và đã đem lại những kết quả bước đầu tích cực.

    Trong tháng 8, số lượng vắc-xin mà Việt Nam đã nhận được tăng đáng kể, với hơn 16 triệu liều, nâng tổng số vắc-xin đến nay ta đã nhận được lên khoảng 33 triệu liều. Việt Nam cũng đã tiếp cận và nhập khẩu một số loại thuốc điều trị hiệu quả từ Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sỹ… tiếp nhận nhiều trang thiết bị y tế thiết yếu như máy thở, máy tạo ô-xy, ô-xy lỏng, máy xét nghiệm PCR, bộ kit xét nghiệm, khẩu trang y tế,… trị giá hàng chục triệu USD từ sự hỗ trợ của hơn 20 đối tác, các tổ chức quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

    Bộ Y tế khẳng định sẽ nỗ lực hết sức, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các Bộ, ngành liên quan để triển khai nhanh nhất các quy trình phê duyệt, ký kết thỏa thuận, bảo đảm không chậm trễ trong bất cứ khâu nào.

    Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho biết đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về ngoại giao vắc-xin trong nội bộ của hai Bộ để tăng cường phối hợp với Tổ Công tác của Chính phủ.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ