Cập nhật lúc 14:30 - 17/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 30/8: Bệnh viện ở TP.HCM tuyển người từng là F0 chăm sóc F0

- Bình Dương vượt mốc hơn 100.000 ca mắc.

- Nhiều địa phương tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách, ai ở đâu ở đó.

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-08-29T16:08:00

    Bình Dương vượt mốc hơn 100.000 ca mắc, nhiều công nhân ở trọ chưa tiếp cận chính sách

    Tối 29/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương thông tin, trong 24 giờ qua, địa phương ghi nhận 5.414 ca mắc mới. Số ca mắc toàn tỉnh Bình Dương tăng 33,7% so với ngày trước. Địa phương có số ca mắc tăng gồm: Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một. Số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa (84,3%) và sàng lọc cộng đồng (12%).

    Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 104.208 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.892 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế, 21.804 ca bệnh phát hiện trong Khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 43.993 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa, 29.765 ca trong cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa).

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 30/8: Bình Dương vượt mốc hơn 100.000 ca, Hà Nội khẩn thiết đề nghị người ho, sốt liên hệ cơ sở y tế để được xét nghiệm - Ảnh 1.

    Hiện, Bình Dương đang có 1.142 khu vực phong tỏa (tập trung nhiều ở Dĩ An 543 điểm, Thuận An 260 điểm, TDM 181 điểm, Tân Uyên 102 điểm) với 118.962 người trong khu vực phong tỏa. Lũy kế toàn tỉnh Bình Dương đã tiêm 906.655 liều (gồm: 867.125 mũi 1 và 39.530 mũi 2).

    Mặc dù thời hạn hỗ trợ các chính sách cho công nhân ở trọ theo tinh thần của địa phương đã hết. Tuy nhiên, khi trao đổi với PV Tiền Phong, công nhân ở trọ tại một số khu vực trên địa bàn nói rằng họ chưa nhận tiếp cận được gói hỗ trợ nào.

    Cụ thể ở khu trọ gần đường Bình Chuẩn 08, KP Bình Qưới A, phường Bình Chuẩn, TP Thuận An (nơi đang bị khóa chặt, đông cứng), người ở trọ cho biết 1 tháng nay họ chỉ nhận được một lần thực phẩm rau, củ quả và chưa nhận được tiền.

    Ở 3 khu nhà trọ có đông công nhân ở đường Thuận Giao 31 (phường Thuận Giao, TP Thuận An), người ở trọ cũng phản ánh hơn 2 tháng chỉ nhận 1 lần lương thực nhưng không có gạo.

    “Kể từ khi giãn cách xã hội đến nay, chúng tôi ở phòng trọ hơn 2 tháng nhưng chỉ nhận được 1 lần rau, củ cách đây 4 ngày, chưa có gạo, chưa nhận được khoản tiền nào”, bà T.T.H (công nhân ở trọ) nói.

    Các khu nhà trọ chung cảnh tương tự ở phường Thuận Giao (TP Thuận An) chưa được nhận gạo, tiền gồm: khu nhà trọ 1/109D đường 22/12 thuộc KP Hòa Lân 2; 4 khu nhà trọ bên đường Thuận Giao 17 thuộc KP Hòa Lân 2; Khu trọ sau cổng chào tổ 7, KP Bình Thuận I.

    Dù vậy, theo báo cáo của TP Thuận An đến nay, 3 nhóm hỗ trợ trên địa phương đã chi 300 tỷ đồng.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-29T16:08:00

    Chưa thể trở lại 'bình thường mới' như mục tiêu, Bình Dương tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 15/9

    Ngày 29/8, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương thống nhất tiếp tục giãn cách xã hội thêm 15 ngày với mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9.

    Riêng một số "vùng đỏ" như TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên đang "khóa chặt, đông cứng" sẽ thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường, người dân không ra khỏi nhà, kể cả đi chợ, lương thực sẽ được phát miễn phí hoặc đi chợ hộ.

    Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục truy vết, xét nghiệm sàng lọc diện rộng lần 3; trường hợp cần thiết thực hiện tách F0, cách ly tại chỗ. Khi có kết quả khẳng định PCR khẩn trương điều phối F0 về tuyến tỉnh điều trị, nhằm giảm áp lực, tạo điều kiện cho các địa phương trên thu dung số F0 mới qua sàng lọc.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-29T16:08:00

    Chưa đề xuất cấp phép vaccine Nanocovax

    Thông cáo báo chí từ Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Bộ Y tế (gọi tắt là Hội đồng tư vấn) tối 29/8 cho biết, đề nghị doanh nghiệp tiếp tục bổ sung hồ sơ vaccine Covid-19 Nanocovax.

    Theo đó, Hội đồng tư vấn đã thẩm định hồ sơ vaccine Nanocovax kỹ lưỡng, nhiều lần, dựa trên hồ sơ pháp lý, chất lượng, dược lý, lâm sàng và kết luận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia (Hội đồng đạo đức).

    Sau buổi họp, Hội đồng tư vấn ghi nhận các kết quả đạt được đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vaccine Nanocovax. Hội đồng tư vấn đề nghị doanh nghiệp tiếp tục bổ sung: Hồ sơ chất lượng; Hồ sơ dược lý, lâm sàng bổ sung tính an toàn của toàn bộ người đã được tiêm ít nhất một liều vaccine tới hiện tại và giải thích rõ về các trường hợp gặp phản ứng nghiêm trọng (SAE).

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 30/8: Bình Dương vượt mốc hơn 100.000 ca, Hà Nội khẩn thiết đề nghị người ho, sốt liên hệ cơ sở y tế để được xét nghiệm - Ảnh 1.

    Mẫu Nanocovax, tại phòng thí nghiệm ở quận 9; TP HCM. Ảnh:Quỳnh Trần.

    Hồ sơ vaccine Nanocovax cũng cần bổ sung về tính sinh miễn dịch, cập nhật dữ liệu đánh giá tính sinh miễn dịch trên các biến chủng mới, ví dụ chủng Delta, Alpha; cỡ mẫu đánh giá tính sinh miễn dịch cần thực hiện theo đúng đề cương nghiên cứu đã được thông qua.

    Về tính sinh miễn dịch của vaccine, công ty cần phối hợp với nhóm nghiên cứu để phân tích, bàn luận về mối liên quan giữa tính sinh miễn dịch của vaccine, hiệu quả bảo vệ tối thiểu 50% theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các dữ liệu y văn.

    Hội đồng tư vấn đề nghị Công ty Nanogen khẩn trương bổ sung, cập nhật các nội dung trên. Sau đó, công ty phải báo cáo Hội đồng Đạo đức và Hội đồng tư vấn tiếp tục xem xét, thẩm định cuốn chiếu các kết quả nghiên cứu để cấp phép khẩn cấp.

    Theo quy trình, sau khi thông qua hồ sơ, Hội đồng tư vấn sẽ đề xuất Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp cho vaccine. Như vậy, sau cuộc họp hôm nay, Hội đồng tư vấn đề nghị doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, có nghĩa chưa tiến tới bước đề xuất cấp phép cho Nanocovax.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-29T16:08:00

    Nhiều địa phương tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách, ai ở đâu ở đó

    Trước tình hình dịch  còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều địa phương tiếp tục kéo dài thực hiện giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở đó".

    Tây Ninh giãn cách xã hội thêm 14 ngày từ 0h ngày 30-8

    Sau 42 ngày tỉnh Tây Ninh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (từ ngày 18-7), tình hình dịch bệnh cơ bản được kiềm chế, số ca F0 trong cộng đồng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, kết quả tổng xét nghiệm sàng lọc COVID-19 những ngày qua cho thấy tình hình dịch bệnh, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều ca F0 chưa được phát hiện.

    Ngày 29-8, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc đã chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, từ 0h ngày 30-8.

    UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh, tỉnh sẽ xem xét, cân nhắc điều chỉnh thời gian giãn cách xã hội cho phù hợp.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 30/8: Bình Dương vượt mốc hơn 100.000 ca, Hà Nội khẩn thiết đề nghị người ho, sốt liên hệ cơ sở y tế để được xét nghiệm - Ảnh 1.

    Chốt kiểm soát ở Tây Ninh - Ảnh: THANH TÂN

     Người dân TP Vinh tiếp tục không ra khỏi nhà thêm 3 ngày  

     Tối 29/8, ông Bùi Đình Long, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ký quyết định về việc gia hạn thực hiện giãn cách cao hơn một mức theo Chỉ thị 16 tại 25 phường, xã của TP Vinh thêm 3 ngày từ 0h ngày 30/8 đến 0h ngày 2/9.

    Quyết định trên được đưa ra khi tỉnh này đã trải qua 7 ngày nâng mức cao hơn Chỉ thị 16, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở yên đó” để xét nghiệm người dân toàn thành phố, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

    Từ ngày 13/6 đến 29/8, Nghệ An ghi nhận 1.355 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại 21 địa phương.

    Theo ZingnewsTuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-29T17:08:00

    Hà Nội khẩn thiết đề nghị người ho, sốt liên hệ cơ sở y tế để được xét nghiệm

    Trước việc tiếp tục ghi nhận thêm hàng chục ca mắc COVID-19 mới được phát hiện qua sàng lọc ho, sốt cộng đồng và là F1 của ca sàng lọc qua ho, sốt cộng đồng, ngày 29/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phát đi thông báo khẩn, khẩn thiết đề nghị tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội khi có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.

    Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong ngày 29/8, từ 6 giờ đến 13 giờ 22 phút, trên địa bàn đã ghi nhận 84 ca mắc COVID-19, trong đó 3 ca ghi nhận tại cộng đồng và 81 ca trong khu vực đã cách ly, phong tỏa.

    Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 3.042 ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.533 ca, số mắc là các trường hợp đã được cách ly 1.509 ca.

    Theo Báo Tin tức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T02:08:00

    Sáng ngày 30/8, Hà Nội ghi nhận 23 ca mắc mới, trong đó 05 ca tại cộng đồng

    Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, có 23 ca dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận trên địa bàn thành phố kể từ 18h00 ngày 29/8 đến 6h00 ngày 30/8, trong đó 5 ca tại cộng đồng, 18 ca đã được cách ly.

    Số ca mắc mới được ghi nhận ở 6 quận, huyện gồm quận Thanh Xuân (17 ca), quận Đống Đa (2 ca), quận Hoàng Mai (1 ca), quận Hai Bà Trưng (1 ca), huyện Phú Xuyên (1 ca), huyện Thanh Oai (1 ca); trong đó, 2 trường hợp thuộc chùm sàng lọc ho sốt, 21 trường hợp là F1 của các ca ho sốt cộng đồng.

    05 ca ghi nhận tại cộng đồng thuộc chùm sàng lọc ho sốt (02), F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (03) và phân bố ở Hoàng Mai (01), Phú Xuyên (01), Thanh Xuân (03).

    1. H.V.Q, nam, sinh năm 1996, Bùi Huy Bích, Thịnh Liệt, Hoàng Mai. Bệnh nhân là nhân viên báo gạo, trong thời gian gần đây có thường xuyên đến giao hàng tại ngõ 24 Kim Đồng, Giáp Bát. Ngày 28/8, bệnh nhân xuất hiện ho, đi làm xét nghiệm tại Bệnh viện Thăng Long được lấy mẫu xét nghiệm PCR, kết quả dương tính.

    2. N.H.T, nam, sinh năm 1986, thôn Đồng Tiến, Phượng Dực, Phú Xuyên, là F1 của N.T.H được lấy mẫu xét nghiệm ngày 28/8, kết quả dương tính.

    3. N.T.H, nữ, sinh năm 1981, Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân. Ngày 27/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau họng. Ngày 29/8, đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng được làm test nhanh, kết quả dương tính nên được lấy mẫu chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương làm xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính.

    4. N.T.M.H, nữ, sinh năm 1975, Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, là F1 của H.T.T được lấy mẫu xét nghiệm ngày 29/8, kết quả dương tính.

    5. P.L.C, nữ, sinh năm 1996, Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, là F1 của H.T.T được lấy mẫu xét nghiệm ngày 29/8, kết quả dương tính.

    Đặc biệt, trong số 18 ca bệnh ghi nhận tại khu cách ly, khu phong tỏa thì có 14 ca bệnh tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

    Đến sáng 30/8, 'ổ dịch' Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 270 ca dương tính SARS-CoV-2.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T05:08:00

    Bí thư Hà Nội: Kiên trì giãn cách xã hội, giảm tối đa số người ra đường

    Trao đổi với báo chí về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, đợt bùng phát dịch lần này phức tạp hơn rất nhiều các đợt bùng phát dịch trước đây do sự xuất hiện của chủng mới, tiếp tục biến đổi lây nhiễm mạnh, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Nguy cơ phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng còn lớn. Những ca bệnh, chùm ca bệnh mới phát sinh những ngày gần đây cho thấy còn không ít sơ hở trong tổ chức thực hiện giãn cách xã hội.

    Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, trước mắt, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay vẫn phải là thực hiện giãn cách xã hội một cách thực chất.

    Ông Dũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn trên toàn thành phố phải chủ động lên kế hoạch đánh giá các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ tạm... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động; tổ chức kiểm soát dịch chặt chẽ từ “gốc” tới từng ngõ, ngách, từng hộ gia đình.

    Bí thư Hà Nội yêu cầu bằng mọi giải pháp giảm số người ra đường, bảo đảm yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó”. Cấp ủy các cấp ở quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, làm chặt chẽ hơn việc quản lý người ra đường; học tập các mô hình đang được tổ chức hiệu quả tại quận Hai Bà Trưng; trọng tâm là siết chặt quản lý, kiểm tra, giám sát từ các ngõ, phố, kiểm tra lưu động trên các tuyến đường gắn với kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phương án sản xuất an toàn, cấp và sử dụng giấy đi đường...

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T06:08:00

    Trưa 30/8, Hà Nội thêm 45 ca mắc Covid-19, Thanh Xuân có 32 ca

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong sáng nay (30/8) ghi nhận 45 ca mắc Covid-19 mới, các ca bệnh được ghi nhận sau khi đã cách ly.

    Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (32), Hai Bà Trưng (7), Đông Anh (3), Hoàng Mai (1), Đống Đa (1), Hoài Đức (1); Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (44), Chùm liên quan TP Hồ Chí Minh (1).

    Đặc biệt, với 32 trường hợp vừa ghi nhận tại quận Thanh Xuân đã nâng tổng số ca dương tính tại đây lên 302 ca.

    Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.159 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.539 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.620 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T07:08:00

    Hà Nội có nên giãn cách theo khu vực?

    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một chuyên gia chống dịch COVID-19 tại Hà Nội cho rằng, hiện nay trên địa bàn thành phố đang có nơi phòng chống dịch tốt, nghiêm túc, nhưng cũng có nơi làm chưa thực sự quyết liệt, chưa chấp hành tốt quy định. Việc này gây nhiều lo ngại, dẫn tới việc có thể phải tiếp tục gia hạn thêm biện pháp cách ly xã hội.

    Việc thực hiện giãn cách xã hội thời gian khá dài, nhưng vẫn xuất hiện các “ổ dịch”, ca bệnh ở cộng đồng xuất hiện thông tin trên mạng xã hội cho rằng, Hà Nội đang chống dịch chưa thực sự kiên quyết, triệt để.

    Trao đổi về vấn đề này, một chuyên gia phòng, chống dịch của thành phố cho rằng, đây không hẳn là ý kiến đúng hết, nhưng cũng không thể bác bỏ hoàn toàn.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 30/8: Hà Nội thêm 45 ca, "ổ dịch" Thanh Xuân Trung vượt 300 ca  - Ảnh 1.

    “Thực tế cũng có nơi, có chỗ thực hiện chưa tốt. Có chỗ làm rất chặt, rất tốt, nhưng có chỗ cả chính quyền, người dân còn lơi lỏng, chưa làm chặt”, vị này nói. Vì thế, các trường hợp F0 vẫn di chuyển, vẫn làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

    Theo vị này, mấu chốt là phải làm triệt để việc giãn cách xã hội, cách ly người với người, ai ở đâu yên đấy. Nếu không làm triệt để thì không thể chống dịch được.

    “Như bây giờ nhiều người vẫn di chuyển. Rồi các xe ô tô luồng xanh, như các trường hợp lái xe ở chỗ Giáp Bát. Họ di chuyển về, nhưng vẫn đi lại, rồi uống nước ở quán ven đường. Hàng nước vẫn bán, người dân vẫn uống nước, bán nước như thế thì mới lây ra cả phố, rồi lại khai báo thiếu trung thực nữa”, vị này thông tin.

    Vị này cũng nói thêm, việc cấp, sử dụng Giấy đi đường cũng còn nhiều bất cập. Cấp xong, người ra đường có tuân thủ quy định không hay có giấy rồi đi lại vô tư không ai kiểm soát, không ai biết. Các cơ quan, đơn vị, cả các doanh nghiệp cũng được cấp Giấy đi đường, nhưng việc hậu kiểm thế nào, nếu sai phạm xử phạt ra sao, có nghiêm và đủ sức răn đe hay không cũng rất khó.

    Hai nữa là phát phiếu đi chợ nhưng có kiểm soát không, hay ngày nào cũng đi chợ được. “Có trường hợp dương tính rồi, qua rà soát thấy hai mẹ con ngày nào cũng đi chợ”, vị này chia sẻ.

    Theo chuyên gia này, thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục phát hiện các ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng qua xét nghiệm sàng lọc.

    “Hiện vẫn tập trung xét nghiệm diện rộng nhưng có trọng tâm, trọng điểm, chưa tính tới khả năng xét nghiệm toàn bộ người dân. Việc thực hiện giãn cách nữa hay không cũng là bài toán phải cân nhắc. Việc này Thành uỷ, thành phố sẽ quyết định. Tuy nhiên, cũng có thể có những hình thức khác, như phân chia khu vực để thực hiện, tránh kéo dài thời gian giãn cách quá lâu”, vị này nêu quan điểm.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T07:08:00

    Hà Nội: Ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung vượt 300 ca Covid-19 chỉ trong một tuần

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội trưa 30/8 ghi nhận thêm 32 ca Covid-19 tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Như vậy, trong một tuần (tính từ ngày 23/8), ổ dịch chưa rõ nguồn lây này có tổng 302 ca, được đánh giá "nóng" nhất Thủ đô hiện nay.

    Theo CDC Hà Nội, 2 ca chỉ điểm đầu tiên là 2 mẹ con sống tại ngõ 330 Nguyễn Trãi. Chiều 22/8, họ đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm PCR kết quả khẳng định dương tính.

    Từ đó, 300 bệnh nhân khác lần lượt được phát hiện thông qua phong tỏa, sàng lọc và xét nghiệm diện rộng, chủ yếu tập trung tại ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, liên quan đến các chợ, siêu thị, khu tập thể trên địa bàn.

    Chính quyền địa phương đã quyết định cách ly y tế 2 ngõ này trong vòng 7 ngày từ 14h chiều 23/8 với gần 700 hộ dân và hơn 2.000 nhân khẩu, tập trung xét nghiệm để bóc tách F0, đưa các F1 đi cách ly tập trung. Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 quận Thanh Xuân cũng phát thông báo khẩn, tìm người từng đến khu vực ổ dịch từ ngày 17/8 đến 24/8.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 30/8: Hà Nội thêm 45 ca, "ổ dịch" Thanh Xuân Trung vượt 300 ca  - Ảnh 1.

    Ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung vượt 300 ca Covid-19 chỉ trong một tuần. Ảnh minh họa

    Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau khi phát hiện những ca dương tính tại phường Thanh Xuân Trung, cơ quan chức năng đã phong toả rất chặt ở 2 ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi.

    "Chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, trong những ngày tới sẽ tiếp tục xuất hiện những ca dương tính mới tại khu vực, điều này quận Thanh Xuân đang chủ động khống chế", bà Hà nói và yêu cầu lực lượng đảm bảo nhà cách ly nhà, người dân ở yên trong nhà, không có việc giao tiếp, đi lại sang nhà của nhau từ khi thực hiện phong toả.

    Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội cho biết, qua đánh giá sơ bộ, nguồn lây của ổ dịch này có thể từ người bán rau thường xuyên đến chợ đêm Ngã Tư Sở. Ông Tuấn đề xuất xét nghiệm toàn bộ tiểu thương ở chợ này để sàng lọc nguy cơ.

    Ông Tuấn nhận định, chuỗi lây nhiễm này xuất hiện tại khu dân cư cũ, mật độ đông, tỷ lệ lây nhiễm cao. Do phát hiện muộn, đã đến vòng lây nhiễm thứ 2, thứ 3, nên số lượng ca mắc sau khi ghi nhận đã tăng cao.

    Tuy nhiên, theo ông Tuấn, may mắn ổ dịch "nằm gọn" trong 2 ngõ, đã được khoanh vùng và phong tỏa kín. "Quan trọng lúc này là ý thức người dân, nếu từng tiếp xúc với người trong khu vực này, phải khai báo và tự theo dõi sức khỏe. Nếu họ xuất hiện triệu chứng, sẽ được lấy mẫu xét nghiệm ngay", ông Tuấn nói.

    Ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung được nhận xét có sự tương đồng như chùm ca bệnh ở hai phường Văn Chương và Văn Miếu (thuộc quận Đống Đa), do nhiều ngõ ngách, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới. CDC Hà Nội hiện đang xem xét và xây dựng chiến lược phòng chống dịch mới, áp dụng cho những nơi nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ với mật độ dân cư đông như phường Thanh Xuân Trung hay phường Văn Miếu, Văn Chương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T09:08:00

    Tuyển người từng là F0 chăm sóc F0 trong bệnh viện

    Bác sĩ Trần Văn Khanh, giám đốc bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết bệnh viện này đang tuyển 100 tình nguyện viên là F0 đã âm tính để điều trị, chăm sóc F0 và bệnh nhân COVID-19.

    Trong đó, bệnh viện cần 25 bác sĩ và điều dưỡng, 50 người chăm sóc bệnh nhân, 2 tài xế lái xe chở F0 và các vị trí khác.

    Các tình nguyện viên sẽ làm việc trong các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung và điều trị COVID-19 do bệnh vện Lê Văn Thịnh phụ trách.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 30/8: "Ổ dịch" Thanh Xuân Trung vượt 300 ca chỉ trong 1 tuần - Ảnh 1.

    Trước mắt, bệnh viện sẽ tuyển các tình nguyện viên là F0 từng điều trị ở bệnh viện dã chiến số 3. Nếu không đủ số lượng thì bệnh viện sẽ đăng công khai lên trang thông tin của bệnh viện để tuyển các tình nguyện viên từng là đã âm tính đã điều trị bất cứ đâu.

    Mỗi tình nguyện viên sẽ làm việc tối thiểu 1 tuần tại bệnh viện dã chiến, mỗi ngày làm 8 giờ, được lo chỗ nghỉ ngơi, ăn uống.

    Đặc biệt là, mỗi tình nguyện viên sẽ được trả thêm thù lao 2 triệu đồng mỗi tuần ngoài chế độ tình nguyện viên chung của nhà nước.

    Số tiền thù lao trả thêm của các tình nguyện viên do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tài trợ.

    Bác sĩ Trần Văn Khanh cho rằng những F0 đã được điều trị khỏi bệnh tại các bệnh viện sẽ đều ít nhiều họ có kinh nghiệm vượt qua bệnh tật, họ hiểu tâm lý, nhu cầu của người bệnh nên sẽ chăm sóc và tư vấn người bệnh tốt hơn tình nguyện viên bình thường.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T09:08:00

    TP HCM xét nghiệm miễn phí cho shipper

    Sáng 30/8, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết, hiện Sở Công thương đã có danh mục cụ thể 414 trạm y tế lưu động do quân y phụ trách để xét nghiệm cho shipper hoạt động ở 22 quận, huyện và TP Thủ Đức. Danh mục bao gồm địa chỉ, tên người phụ trách tại từng trạm y tế.

    Hôm qua, UBND TP HCM đã có văn bản cho phép lực lượng shipper hoạt động ở 8 quận, huyện "vùng đỏ" nguy cơ cao (Thủ Đức, 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh và Hóc Môn) từ ngày 30/8 nhưng phải tiêm ít nhất một mũi vaccine, test nhanh (mẫu gộp 3) vào 5-6h hàng ngày.

    Tại 14 quận, huyện còn lại, shipper đang hoạt động cũng phải xét nghiệm 2 ngày một lần theo mẫu gộp 3 người do lực lượng quân y ở các trạm y tế lưu động của 312 phường, xã thực hiện.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T12:08:00

    Ngày 30/8, kỷ lục 14.224 ca mắc COVID-19 với 7.504 trường hợp trong cộng đồng

    Ngày 30/8 Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.224 ca nhiễm mới với 5 trường hợp nhập cảnh và 14.219 ca trong nước (7.504 ca cộng đồng). Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương có số ca mắc trong ngày vượt mốc 6.000.

    Cụ thể, tại Bình Dương (6.050), TP. Hồ Chí Minh (5.889), Long An (524), Đồng Nai (491), Tiền Giang (221), Khánh Hòa (126), Hà Nội (110), An Giang (90), Kiên Giang (73), Nghệ An (68), Tây Ninh (56), Đà Nẵng (54), Bình Thuận (46), Thừa Thiên Huế (40), Đồng Tháp (37), Cần Thơ (36), Trà Vinh (36), Bà Rịa - Vũng Tàu (33), Quảng Bình (30), Quảng Ngãi (30), Đắk Lắk (24), Bình Định (20), Sóc Trăng (19), Thanh Hóa (18), Bình Phước (15), Phú Yên (14), Bến Tre (11), Quảng Nam (10), Vĩnh Long (7), Ninh Thuận (7), Quảng Trị (6), Đắk Nông (5), Hà Tĩnh (4), Hậu Giang (4), Lâm Đồng (3), Bạc Liêu (3), Sơn La (2), Kon Tum (2), Hưng Yên (2), Bắc Ninh (2), Cà Mau (1).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 449.489 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 163/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.572 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 445.291 ca, trong đó có 226.042 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-30T12:08:00

    Thêm 315 bệnh nhân COVID-19 tử vong, Việt Nam vượt mốc 11.000 ca thiệt mạng

     Tối 30/8, Bộ Y tế cho hay, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 315 ca tử vong tại 16 tỉnh, thành phố.

    Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh (245), Bình Dương (39), Tiền Giang (7), Long An (6), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (3), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (1), Hà Nội (1), An Giang (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 11.064 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.449 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 4.157; thở ô xy dòng cao HFNC: 1.247; thở máy không xâm lấn: 105; thở máy xâm lấn: 916; ECMO: 24.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ