Cập nhật lúc 14:44 - 17/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Cả nước thêm 11.214 ca mắc COVID-19; Bình Dương vượt mốc 70.000 ca

- Tổng số ca nhiễm trong nước từ ngày 27/4 đến nay lên 332.627 tại 62 tỉnh thành.

- 2 ngày liên tiếp số ca mắc Covid-19 tại Bình Dương vượt TP.HCM.

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-08-21T16:08:00

    Số ca Covid-19 cộng đồng ở Đà Nẵng ba ngày không giảm

    Chiều 21/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 thành phố Đà Nẵng cho biết, trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 43 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Con số này bằng với hai ngày liền trước, cho thấy nguy cơ F0 ẩn khuất trong cộng đồng không giảm.

    Ngoài số ca cộng đồng, thành phố ghi nhận 35 ca trong khu phong toả, 44 ca cách ly tạm thời tại nhà và 75 ca cách ly tập trung. Trong tổng số các ca mắc mới, có 54 ca hiện chưa rõ nguồn lây. Tất cả bảy quận, huyện đều có ca mắc mới, nhiều nhất là quận Hải Châu với 57 người; Cẩm Lệ 51 người.

    Đà Nẵng đang thực hiện 7 ngày người dân "ở yên trong nhà" để tập trung chiến lược xét nghiệm toàn diện 100% dân cư. Hầu hết người dân đã được lấy mẫu lần thứ hai, theo diện xét nghiệm đại diện hộ gia đình.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trưa 21/8, Chủ tịch UBND Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã ký quyết định kéo dài thêm thời gian yêu cầu người dân cách ly nhà với nhà đến 8h ngày 26/8, chỉ lực lượng chống dịch và vận chuyển được ra đường (có thẻ do công an thành phố cấp).

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T16:08:00

    Bình Dương 2 ngày liên tiếp vượt TP.HCM về số ca nhiễm mới

    Trong 2 ngày 20 và 21/8, theo bản tin của Bộ Y tế, số ca Covid-19 tại tỉnh Bình Dương liên tiếp vượt TP.HCM. Cụ thể, trong ngày 20/8, tỉnh Bình Dương ghi nhận 4.505 ca, TP.HCM 4.084 ca. 

    Còn trong ngày 21/8, tỉnh Bình Dương ghi nhận 4.223 ca, TP.HCM 3.375.

    Như vậy, số ca nhiễm trong 2 ngày vừa qua tại Bình Dương đã vượt qua TP.HCM. 

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Bình Dương 2 ngày liên tiếp vượt TP.HCM - Ảnh 1.

    2 ngày liên tiếp số ca mắc Covid-19 tại Bình Dương vượt TP.HCM. Ảnh minh họa.

    Tính đến tối 21/8, tỉnh Bình Dương cán mốc 66.447 ca Covid-19 kể từ đợt dịch thứ 4. Không dừng lại ở đó, trong cùng ngày cũng đã có 42 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 550.

    Toàn tỉnh đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 đợt 21 và 22, tính đến 17h ngày 21/8 đã tiêm được 75.241 liều. Trong đó, 72.185 liều mũi 1 và 3.056 liều mũi 2.

    Từ 0h ngày 22/8, địa phương này nâng mức giãn cách xã hội với 11 phường ở TP. Thuận An và thị xã Bến Cát, trên tinh thần "ai ở đâu ở yên đó", cách ly tuyệt đối "người cách ly người, nhà cách ly nhà".

    Trong thời gian thực hiện "khoá chặt, đông cứng" này, chỉ có lực lượng làm nhiệm vụ mới ra đường và tiếp cận với người dân. Các địa phương cụ thể bao gồm: TP. Thuận An có 4 phường: Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa; TX.Tân Uyên có 7 phường: Uyên Hưng, Hội Nghĩa, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp.

    Trong thời gian này, các lực lượng chức năng liên quan sẽ có phương án điều phối, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho người dân trong khu vực "khoá chặt, đông cứng", đảm bảo công tác phòng, chống dịch đúng quy định.

    Tỉnh triển khai chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng đợt 2, kéo dài 15 ngày, nhằm quét triệt để F0 ra khỏi cộng đồng; đồng thời tập trung vào khâu thu dung, điều trị, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

    (Tổng hợp)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T16:08:00

    Phương án tiêm vaccine, xét nghiệm ở TP.HCM sau ngày 23/8

    Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết thành phố sẽ tổng lực thực hiện giãn cách, xét nghiệm theo kế hoạch. Về tiến độ tiêm vaccine, thành phố đặt mục tiêu đến 15/9, ít nhất 70% người dân được tiêm mũi 1 và 15% tiêm mũi 2.

    Theo ông Nam, thành phố đang củng cố lại để thực hiện theo kế hoạch của UBND TP.HCM. Địa điểm tổ chức lấy mẫu phải phù hợp, có thể tổ chức tại nhà hoặc địa điểm thuận lợi. Nếu người dân có thể tự lấy mẫu thì nhân viên y tế cung cấp thiết bị để người dân tự làm, sau đó thu lại mẫu.

    Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, trung tâm y tế nhận và chuyển mẫu vào các thời điểm 11h, 18h và 23h trong ngày, theo sự điều phối của Trung tâm Điều phối xét nghiệm.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Bình Dương 2 ngày liên tiếp vượt TP.HCM - Ảnh 1.

    TP. Hồ Chí Minh được trao tặng 10 xe xét nghiệm COVID-19 lưu động.

    Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết Bộ Y tế đã bàn giao 10 xe xét nghiệm lưu động cho thành phố vào chiều 20/8. Các xe này sẽ được đưa đến khu vực, bệnh viện ở xa trung tâm, tránh tình trạng phải vận chuyển mẫu đến khu trung tâm.

    Đối với việc xét nghiệm cộng đồng, tại các vùng bình thường mới (xanh và cận xanh) ngành y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR mẫu gộp (10) đại diện hộ gia đình tại các tổ dân phố, tổ nhân dân thuộc "vùng xanh" và "cận xanh", tần suất 2 lần, cách nhau 7 ngày.

    Khu vực được xem là "vùng xanh" dựa vào tiêu chí xét nghiệm và các điều kiện: Không có trường hợp dương tính sau 2 lần xét nghiệm hoặc có F0 nhưng nồng độ virus thấp, ít lây lan; tỷ lệ tiêm chủng đạt 50% đối với nhóm người trên 18 tuổi; có khả năng đảm bảo thực hiện giãn cách trong cộng đồng.

    Tại các vùng nguy cơ - "vùng vàng", ngành y tế thực hiện xét nghiệm theo nguyên tắc "ngẫu nhiên, có trọng điểm" bằng phương pháp rRT-PCR mẫu gộp (5) đại diện hộ gia đình, từng bước tiến đến xét nghiệm đại diện toàn bộ các hộ gia đình để chuyển "vùng vàng" thành "vùng xanh".

    Riêng các khu phong tỏa, ngành y tế tổ chức xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa. Thực hiện xét nghiệm gộp mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hộ gia đình. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, sẽ giải gộp bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên và hướng dẫn cách ly, chăm sóc, xét nghiệm và điều trị theo quy định.

    Trường hợp âm tính có thể gỡ phong tỏa nếu đủ điều kiện và tiếp tục theo dõi thực hiện xét nghiệm lại khi phát hiện ca nghi nhiễm nCoV. Đối với các khu vực vẫn tiếp tục phong tỏa sẽ tổ chức xét nghiệm lại sau 5-7 ngày để tiếp tục thu hẹp thành điểm phong tỏa, tiến tới gỡ phong tỏa khi đủ điều kiện.

    Với nơi ngoài khu vực phong tỏa, cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm rRT-PCR mẫu đơn người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm nCoV. Tùy điều kiện thực tế, thực hiện giám sát ngẫu nhiên ở địa bàn dân cư có nhiều yếu tố lây nhiễm theo phương pháp rRT-PCR mẫu gộp hộ gia đình hoặc xét nghiệm nhanh.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Bình Dương 2 ngày liên tiếp vượt TP.HCM - Ảnh 2.

    Về vấn đề tiêm vaccine, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết qua thống kê của các địa phương và bệnh viện, TP.HCM có hơn 650.000 người trên 65 tuổi. Thành phố đã tiêm cho 517.318 người thuộc nhóm này và còn khoảng 140.000 người chưa tiêm. Các quận, huyện đang tích cực để tiêm hết.

    Theo Bộ Y tế, TP.HCM đang là địa phương được phân bổ vaccine nhiều nhất với hơn 5,5 triệu liều (bao gồm cả số lượng vaccine phân bổ cho các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn). Thành phố đã tiêm hết 96,19% số vaccine Covid-19 được phân bổ.

    Tỷ lệ phân bổ vaccine đối với dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 39,48%. Hiện, 4 loại vaccine được tiêm chủng tại TP là AstraZeneca, Moderna, Pfizer và Vero Cell. Tất cả đều đến từ nguồn của Bộ Y tế cấp và phê duyệt, kiểm định chất lượng.

    Thống kê từ Sở Y tế TP.HCM cho thấy đến 16h ngày 20/8, hơn 5,29 triệu người dân từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine Covid-19. Trong đó, 177.018 người tiêm đủ 2 mũi. Tất cả đều an toàn.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T16:08:00

    TP.HCM: F0 trong cộng đồng vẫn cao, riêng quận Tân Bình chiếm hơn 97%

     Theo thống kê từ Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM tính đến 17h ngày 21-8, trong hôm nay, TP ghi nhận 4.052 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 2.885 ca cộng đồng.

    Như vậy, tỉ lệ F0 cộng đồng chiếm 71,2% tổng số ca mới (giảm 12,1% so với ngày 20-8), trong đó nhiều nhất là các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Tân, quận 8, 10...

    Tại quận Tân Bình, trong ngày 21-8, tỉ lệ F0 qua tầm soát ngoài cộng đồng và trong bệnh viện chiếm 97,8% tổng số ca mới. Cụ thể, trong ngày quận phát hiện 327 ca dương tính, trong đó có đến 320 ca tầm soát cộng đồng và trong bệnh viện.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ 18h30' ngày 20-8 đến 18h ngày 21-8, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.084 ca mắc COVID-19 mới tại TP. Như vậy trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4) đến nay, TP đã có tổng cộng 171.801 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.

    Theo Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T17:08:00

    Nguyên nhân số ca mắc Covid-19 mới ở Bình Dương vọt trên 6.000

    Ngày 21/8, Bộ Y tế ghi nhận Bình Dương có tổng cộng 6.623 ca mắc Covid-19. Đây là ngày Bình Dương ghi nhận số ca bệnh cao kỷ lục từ trước tới nay.

    Trả lời về con số ca nhiễm cao kỷ lục, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Dương Nguyễn Thành Danh cho biết thực tế, ngày 21/8, toàn tỉnh ghi nhận thêm 4.505 ca nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, CDC Bình Dương đăng ký bổ sung 2.118 ca được lấy mẫu từ các ngày trước. Như vậy, Bình Dương ghi nhận ngày có số ca được công bố cao nhất với 6.623 ca.

    Theo Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương, những ngày qua, số ca F0 trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu tăng nhanh là do tỉnh đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng đợt 2 trong cộng đồng. Dự kiến số ca F0 trong những ngày tới ở Bình Dương còn tăng cao.

    Tính từ đợt dịch thứ 4, Bình Dương ghi nhận 66.447 ca nhiễm, là điểm nóng của dịch Covid-19 tại khu vực phía Nam, chỉ đứng sau TP.HCM.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T02:08:00

    Sáng 22/8, Hà Nội phát hiện 7 ca mắc Covid-19

    Sáng 22/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố đã ghi nhận thêm 7 ca dương tính SARS-CoV-2 mới trong đó, 3 ca tại cộng đồng và 4 ca trong khu cách ly.

    Phân bố theo quận/huyện: Hoàng Mai (3), Đống Đa (2), Đông Anh (1), Hai Bà Trưng (1). Phân bố theo chùm ca bệnh gồm Chùm ho sốt thứ phát (5), Sàng lọc khu vực phong tỏa (2).

    Như vậy, sau nhiều ngày, số ca dương tính ghi nhận buổi sáng ở Hà Nội đều ở mức 2 con số thì buổi sáng cuối tuần 22/8, số ca ghi nhận mới đã xuống còn 1 con số.

    Theo CDC Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T02:08:00

    Bàn giao hơn 1,2 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế

    Sau 3 ngày hoàn thành thủ tục kiểm định chất lượng, sáng 22/8, lô vaccine Covid-19 gồm 1.209.400 liều AstraZeneca được VNVC bàn giao cho Bộ Y tế.

    Đây là lô vaccine thứ 9 thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều giữa VNVC và AstraZeneca, vừa được đưa về Việt Nam hôm 19/8.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Nguyên nhân nào khiến số ca mắc mới ở Bình Dương tăng vọt, 2 ngày liên tiếp vượt TP.HCM? - Ảnh 1.

    Như vậy, chỉ sau 1 tuần kể từ khi lô vaccine thứ 8 gồm hơn 1,1 triệu liều được VNVC bàn giao cho Bộ Y tế, VNVC tiếp tục lần bàn giao 1,2 triệu liều vaccine Covid-19. Từ 9/7 đến nay, đã có hơn 6,2 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca được VNVC đưa về Việt Nam theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều từ tháng 11/2020.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T02:08:00

    TP.HCM đến từng nhà tiêm vắc xin COVID-19 từ 23-8

    Sáng 22-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn những việc triển khai tiêm vắc xin từ ngày 22-8 đến ngày 6-9.

    Cụ thể, việc tiêm vắc xin COVID-19 ở "vùng đỏ" và "vùng cam" (gồm TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn) sẽ được tổ chức theo hướng đưa đội tiêm vắc xin di động đến tận nhà dân để tiêm.

    Cùng với đó sẽ tổ chức đội tiêm ở địa điểm phù hợp, bên trong hoặc sát khu phong tỏa, mời bà con từng hộ.

    Riêng tại khu chung cư, phối hợp với ban quản lý chung cư tổ chức điểm tiêm, mời tuần tự các hộ cùng tầng ra tiêm, có thể tổ chức vào buổi tối. Các đội tiêm và phục vụ tiêm được trang bị đầy đủ thiết bị, quần áo bảo hộ.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Nguyên nhân nào khiến số ca mắc mới ở Bình Dương tăng vọt, 2 ngày liên tiếp vượt TP.HCM? - Ảnh 1.

    TP.HCM đến từng nhà tiêm vắc xin COVID-19 cho từng nhóm đối tượng. Ảnh minh họa.

    Về điều trị F0 tại nhà, Sở Y tế tham mưu UBND TP ban hành kế hoạch triển khai các trạm y tế lưu động trong ngày 22-8.

    Tiếp nối các trạm y tế lưu động đã được thành lập vào ngày 20-8, Sở xây dựng lộ trình triển khai thành lập các trạm y tế lưu động còn lại với sự thống nhất của từng địa phương, chia thành 2 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: thành lập 135 trạm y tế của 14 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, Nhà Bè, Tân Bình, Gò Vấp, thành phố Thủ Đức) đi vào hoạt động trước ngày 24-8.

    Giai đoạn 2: thành lập 225 trạm y tế của 18 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn) đi vào hoạt động trước ngày 27-8.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T04:08:00

    Chung cư HH4C Linh Đàm đã có 38 ca Covid-19

    Tính đến sáng 22/8, chùm ca bệnh mới tại tòa chung cư HH4C, Khu đô thị HH Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai đã có tổng 38 ca Covid-19. 14 trường hợp được phát hiện từ ngày 8 đến 19/8 qua truy vết, 24 ca còn lại qua xét nghiệm sàng lọc diện rộng.

    Ca bệnh chỉ điểm là nam, 35 tuổi, sống tại tầng 6, HH4C, làm cùng cơ quan với F0, ngày 7/8 được lấy mẫu xét nghiệm, đến ngày 8/8 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Cùng ngày, phường Hoàng Liệt đã phong tỏa toàn bộ tầng 6, lấy mẫu xét nghiệm 6 F1, 54 người sống cùng tầng. Kết quả xét nghiệm lần 1 đều âm tính với SARS-CoV-2.

    Những ngày sau, các ca bệnh rải rác tại tầng 6 được ghi nhận, gồm người thân, những người tiếp xúc gần và sống cùng tầng với ca chỉ điểm.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Đã có 38 ca nhiễm liên quan đến Chung cư HH4C Linh Đàm - Ảnh 1.

    Những trường hợp F1 đi cách ly.

    Từ ngày 18/8, phường Hoàng Liệt lấy mẫu xét nghiệm diện rộng theo đại diện hộ gia đình, trong đó có Khu đô thị HH Linh Đàm. Ngày 19/8, cơ quan y tế ghi nhận 10 mẫu gộp dương tính (93 mẫu thành phần) tại HH4C, kết quả xét nghiệm khẳng định có 13 mẫu dương tính, do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện. 13 trường hợp này sống tại 8 tầng của tòa HH4C, gồm tầng 4, 6, 7, 8, 27, 30, 32, 33.

    Tối 19/8, phường Hoàng Liệt quyết định dựng lều dã chiến, thành lập Sở chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19, phong tỏa toàn bộ chung cư HH4C. Đây là lần thứ hai trong 11 ngày, tòa HH4C bị phong tỏa.

    Từ ngày 20/8 đến sáng 22/8, tòa HH4C tiếp tục ghi nhận các ca bệnh tại các tầng trước đó, đến nay tổng 38 ca, phân bố tại các tầng 4 (4 ca), 6 (14 ca), 7 (4 ca), 8 (4 ca), 27 (3 ca), 30 (4 ca), 32 (2 ca) và 33 (3 ca).

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T04:08:00

    Bình Dương đang ở đỉnh dịch COVID-19

    Những ngày qua, số bệnh nhân mắc mới COVID-19 của Bình Dương liên tục tăng cao do tỉnh đang đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng. Dự báo số ca mắc mới tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng với việc áp dụng đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, số lượng bệnh nhân ra viện của Bình Dương những ngày qua đã lập những kỷ lục. Có ngày lên đến gần 5.000 người được ra viện. Số bệnh nhân công bố khỏi bệnh nhiều hơn số người mắc mới.

    Tỉnh đang đẩy mạnh xét nghiệm nhằm phát hiện người nhiễm COVID-19 là đúng hướng. Vì vậy, việc mở rộng cơ sở điều trị là cần thiết. Hiện các bác sĩ từ Hà Nội vào tăng cường cho Bình Dương đã tư vấn và tham mưu cho ngành y tế là gộp số khu cách ly nhỏ, đang thu dung ít lại để tăng cường nhân lực dồn cho nơi điều trị bệnh nhân ở tầng 2...

    Nhận định về tình hình dịch tại Bình Dương, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói: “Cách đây 1 tuần, tôi có nói Bình Dương chưa lên đỉnh dịch, bệnh nhân, người nhiễm mới vẫn còn đông. Những ngày gần đây, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh đã nhiều hơn. Đây là một tín hiệu rất mừng, chứng tỏ chúng ta đang đi đúng hướng. Thời điểm này, tôi nghĩ Bình Dương đang ở đỉnh dịch, vì số ca nhiễm mới và số người ra viện đang đi song song.

    Quyết định chống dịch thành công hay không là chúng ta đảm bảo số ca nhiễm trong cộng đồng không tăng cao nữa và phải có xu hướng giảm, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến trạng thái bình thường mới. Tôi rất hy vọng hết tháng 8 này chúng ta đi qua đỉnh dịch. Để đạt được mục tiêu này, tôi rất mong muốn người dân Bình Dương ai ở đâu, ở yên đấy”.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T04:08:00

    Cận cảnh hàng trăm cảnh sát cơ động chi viện cho TPHCM và Bình Dương chống dịch

    Bình Dương vừa được Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chi viện 250 cán bộ, chiến sĩ; trong khi đó hơn 300 cảnh sát cơ động từ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên được Bộ Công an điều động chi viện cho TPHCM.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Đã có 38 ca nhiễm liên quan đến Chung cư HH4C Linh Đàm, Bình Dương đang ở đỉnh dịch - Ảnh 1.

    Lực lượng đến Bình Dương hỗ trợ sẽ được xét nghiệm COVID-19 trước khi làm nhiệm vụ

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Đã có 38 ca nhiễm liên quan đến Chung cư HH4C Linh Đàm, Bình Dương đang ở đỉnh dịch - Ảnh 2.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Đã có 38 ca nhiễm liên quan đến Chung cư HH4C Linh Đàm, Bình Dương đang ở đỉnh dịch - Ảnh 3.

    Các chiến sĩ chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi tại Nhà thiếu nhi TP Thủ Đức.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Đã có 38 ca nhiễm liên quan đến Chung cư HH4C Linh Đàm, Bình Dương đang ở đỉnh dịch - Ảnh 4.

    Các chiến sĩ được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trước khi nhận nhiệm vụ tại Bình Dương và TP.HCM.

    Đại diện Công an tỉnh Bình Dương cho biết lực lượng chi viện đến Bình Dương, sẽ phối hợp với công an địa phương kiểm soát phòng, chống dịch tại các chốt cửa ngõ huyện, thị trấn và tuần tra kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự. 

    Cùng với Bình Dương, từ 23/8-15/9, Bộ Công an đã điều động nhiều lực lượng tri viện, tăng cường cho TPHCM. Trong tối 21/8, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên đã hành quân về thành phố HCM, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

     Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T04:08:00

    Người dân sẽ được đi chợ hộ, kể cả ở 'vùng xanh'

    Ngày 22-8, UBND TP.HCM đã làm việc với các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng hệ thống bán lẻ trên địa bàn về việc cung cấp hàng hóa và an sinh xã hội khi thành phố thực hiện "ai ở đâu ở yên đó" từ ngày 23-8 đến 6-9, trong đó có nội dung như trên.


    Cụ thể, với người dân chưa cần hỗ trợ, tổ công tác sẽ đi chợ giúp, người dân trả tiền, một tuần một lần. Phần còn lại, với những người khó khăn sẽ nhận được các gói hỗ trợ thông qua các túi an sinh. Trước đó, theo hướng dẫn, người dân ở "vùng xanh" và "vùng vàng” có điều kiện được đi chợ một lần mỗi tuần. 


    Theo đại diện Sở Công thương TP.HCM, hiện "vùng xanh" ở TP cũng rất ít, và vùng này cũng đang được xét nghiệm trong thời gian này, do đó, để phục vụ các phương án y tế, lực lượng chức năng sẽ "đi chợ hộ" cho những người dân "vùng xanh". Như vậy, tất cả người dân ở TP sẽ không đi chợ hay ra khỏi nhà để mua sắm từ ngày 23-8. 


    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T11:08:00

    55/56 xã, phường của Đà Nẵng có ca mắc COVID-19

    Số ca mắc COVID-19 trong ngày 22/8 ở TP Đà Nẵng tiếp tục tăng. Trong ngày, một số địa phương ghi nhận ca mắc COVID-19 mới nhiều như: quận Hải Châu 62 ca, quận Thanh Khê 35 ca, quận Cẩm Lệ 53 ca, quận Sơn Trà 12 ca...

    Theo báo cáo, trên địa bàn Đà Nẵng đã có tổng cộng có 55/56 xã, phường ghi nhận có ca mắc COVID-19.

    Các phường có số ca mắc COVID-19 lớn như Nại Hiên Đông (248 ca), Thọ Quang (211 ca), Mân Thái (182 ca), Hoà Cường Nam (152 ca)....

    Trong đó, đáng chú ý, ở các quận trung tâm TP Đà Nẵng như Hải Châu, Thanh Khê số ca mắc đang gia tăng. Quận Hải Châu đã có 484 ca, Thanh Khê 459 ca....

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Thủ tướng yêu cầu TP HCM xét nghiệm toàn thành phố - Ảnh 1.

    Do địa bàn các quận này có nhiều kiệt hẻm nhỏ nên khó tuyên truyền, khó kiểm tra, giám sát, dân cư đông đúc nên khả năng lây lan dịch bệnh là rất lớn. Lãnh đạo TP Đà Nẵng đã yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát và chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch đầy đủ trong các khu vực kiệt, hẻm trên địa bàn. Đặc biệt, các địa phương cần phát huy tối đa vai trò của các lực lượng dân phố và tổ COVID-19 cộng đồng.

    Trong 7 thực hiện "ai ở đâu thì ở yên đó", Đà Nẵng đã thực hiện 2 đợt xét nghiệm diện rộng trên địa bàn TP cho 773.615 lượt người là đại diện hộ gia đình và các đối tượng theo kế hoạch 152 của TP. Trong đó đợt 1 (từ ngày16/8 – 18/8) xét nghiệm 360.332 lượt người phát hiện 142 ca mắc. Đợt 2 (từ ngày 19/8-22/8) đã xét nghiệm 373.283 lượt người phát hiện 140 ca mắc.

    Sau 7 ngày, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC TP Đà Nẵng) dự báo số lượng ca bệnh vẫn còn gia tăng trong thời gian đến nhờ công tác rà soát, xét nghiệm đang được triển khai. Nếu tiếp tục áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo rà soát các trường hợp mắc và cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, thì tình hình dịch bệnh trên địa bàn sẽ được khống chế.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T11:08:00

    Hơn 700.000 người dân ở Bình Dương ăn uống ra sao trong 15 ngày bị ‘khóa chặt’?

    Chiều 22/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng đã ký công văn hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan đến công tác cung cấp lương thực cho người dân TX Tân Uyên và TP Thuận An trong suốt 15 ngày bị “khóa chặt, đông cứng”.

    Theo công văn, 11 phường ở TX Tân Uyên và TP Thuận An với khoảng 719.048 dân sẽ bị áp dụng biện pháp “đông cứng, khóa chặt” người dân không ra khỏi nhà trong suốt 15 ngày, kể từ hôm nay (22/8).

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Thủ tướng yêu cầu TP HCM xét nghiệm toàn thành phố - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng sẽ mang thực phẩm đến phát cho người dân 2 điểm nóng bị khóa chặt

    Căn cứ khẩu phần ăn theo Văn bản số 44 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương, 50.000 đồng/người/ngày. Tổng giá trị lương thực, thực phẩm thiết yếu cơ bản cho 11 phường trên trong 15 ngày (trừ giá trị tiền gạo do tỉnh cấp) là: 50.000 đồng/người/ngày cho 719.048 người với số tiền 539.286.000.000 đồng.

    Bình Dương được cấp 11.325 tấn gạo (theo Quyết định số 1415 của Thủ tướng Chính phủ); trong đó, đối với 11 phường trên địa bàn thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên được xuất cấp khoảng 5.753 tấn.

    Tổng số 719.048 phần/người cho 11 phường theo thình thức gói thực phực phẩm thiết yếu, hàng thiết yếu cơ bản (gạo, thực phẩm công nghệ, gia vị, thực phẩm tươi sống, nước uống...) do đơn vị cung cấp hàng hóa thiết yếu có năng lực chuẩn bị sẵn, địa phương bố trí lực lượng, phương tiện chuyển đến người dân.

    Lực lượng quân sự TX Tân Uyên, TP Thuận An phối hợp lực lượng đoàn thể do UBND hai địa phương này phân công, đảm nhận nhiệm vụ phân phát theo khối lượng khoảng 8kg/người/ngày để phát 1 lần đến từng hộ dân.

    Gói thực phực phẩm thiết yếu: Giao lực lượng quân sự địa phương phối hợp lực lượng đoàn thể do UBND các phường phân công, đảm nhận nhiệm vụ phân phát đến từng hộ dân theo kế hoạch.

    Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị lãnh đạo 2 địa phương trên chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tại các chốt chặn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất “3 tại chổ”, “2 điểm đến 1 cung đường” trong vùng “khóa chặt, đông cứng” được vận chuyển hàng hóa lưu thông phục vụ sản xuất, xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu để đảm bảo cuộc sống của công nhân tại doanh nghiệp.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T11:08:00

    Thủ tướng yêu cầu TP HCM xét nghiệm toàn thành phố

    Ngày 22-8, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 1099/CĐ-TTg về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

    Công điện gửi Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND TP HCM và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 22/8: Thủ tướng yêu cầu TP HCM xét nghiệm toàn thành phố - Ảnh 1.

    Thần tốc xét nghiệm toàn TPHCM trong thời gian giãn cách. Ảnh minh họa.

    Trong Công điện, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh công tác xét nghiệm. Thần tốc xét nghiệm diện rộng (riêng TP HCM xét nghiệm toàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội) để phát hiện sớm nhất các trường hợp F0, kịp thời ngăn chặn lây lan. Ưu tiên cao nhất phân bổ vắc-xin cho TP HCM và tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm vắc-xin miễn phí, kịp thời, an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch...

    Thủ tướng yêu cầu các Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND TP HCM và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất, xuyên suốt và bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trên địa bàn với các lực lượng hỗ trợ của các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương khác trong công tác phòng, chống dịch; kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện và những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền...

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T12:08:00

    Cả nước thêm 11.214 ca mắc COVID-19, riêng TPHCM có 4.193 trường hợp

     Tối 22/8, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới với 6 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước (6.387 ca trong cộng đồng).

    Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (4.193), Bình Dương (3.795), Đồng Nai (849), Tiền Giang (709), Long An (365), Đà Nẵng (183), Khánh Hòa (160), Đồng Tháp (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (107), Cần Thơ (97), Tây Ninh (83), An Giang (69), Nghệ An (68), Vĩnh Long (49), Bình Thuận (47), Đắk Nông (39), Trà Vinh (39), Phú Yên (38), Bình Định (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Nam (16), Kiên Giang (15), Sơn La (15), Đắk Lắk (12), Bắc Ninh (11), Hà Nội (11), Gia Lai (10), Cà Mau (10), Hậu Giang (7), Lào Cai (6), Bắc Giang (6), Ninh Thuận (5), Lạng Sơn (5), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Thái Bình (1).

    Ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sóc Trăng đăng ký bổ sung 138 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.

    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 91 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 109 ca, Bình Dương giảm 710 ca, Đồng Nai tăng 298 ca, Tiền Giang tăng 120 ca, Long An giảm 28 ca.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-22T12:08:00

    Bình Dương vượt mốc 70.000 ca mắc COVID-19

    Chiều 22/8, thông tin từ CDC tỉnh Bình Dương cho biết, trong 24 giờ qua địa phương ghi nhận 3.795 ca mắc COVID-19 mới.

    Số ca mắc toàn tỉnh Bình Dương hôm nay giảm 15,8% so với ngày 21/8. Địa phương có số ca mắc giảm là Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bến Cát, Tân Uyên. Số ca mắc tập trung nhiều nhất qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng (62,5%) và trong khu phong tỏa (29,7%).

    Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay tỉnh Bình Dương ghi nhận 70.242 ca mắc COVID-19, (Trong đó có 5.694 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế, 18.693 ca bệnh phát hiện trong Khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 24.884 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa, 19.217 ca trong cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa).

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ