Cập nhật lúc 14:01 - 17/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/8: Người dân TP.HCM không tự đi chợ, lương thực được phát tận nhà

- F0 trong cộng đồng ở TP.HCM vẫn tăng mạnh.

- Hà Nội có nới lỏng giãn cách xã hội hay không phù thuộc vào kết quả xét nghiệm diện rộng.

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-08-19T17:08:00

    Phong tỏa tạm thời 2 chung cư quận Thanh Xuân và Hoàng Mai ngay trong đêm

    Tối 19/8, tòa nhà chung cư Artemis, số 3 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, quận Thanh Xuân đã được phong tỏa tạm thời sau khi nơi đây ghi nhận một trường hợp nghi nhiễm Covid-19.

    Trước đó, trong buổi chiều cùng ngày, cơ quan y tế quận Thanh Xuân đã lấy mẫu xét nghiệm cho người dân sinh sống tại chung cư Artemis.

    Về trường hợp nghi nghiễm tại đây là một trong 4 ca tại cộng đồng đã được Sở Y tế Hà Nội công bố vào trưa cùng ngày. 

    Theo đó, bệnh nhân N.T.L.Đ., nữ, sinh năm 1989, trú tại chung cư Artemis số 3, Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân.

    Qua báo cáo dịch tễ cho thấy, ngày 17/8, bệnh nhân xuất hiện ngạt mũi, đau đầu, mệt mỏi nên gọi xét nghiệm dịch vụ bên Phòng khám 2 Medic được làm test nhanh kết quả dương tính, sau đó được lấy mẫu chuyển CDC Hà Nội xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính ngày 19/8.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa nhiều chung cư trong đêm, F0 trong cộng đồng ở TP.HCM vẫn tăng mạnh  - Ảnh 1.

    Hàng rào chắn trước sảnh chung cư

    Ngoài ra, cũng trong chiều 19/8, tòa nhà HH4C chung cư Linh Đàm cũng đã được phong tỏa tạm thời sau khi nơi đây ghi nhận 4 ca dương tính với SARS-CoV-2 qua xét nghiệm sàng lọc diện rộng vào ngày 18/8 vừa qua.

    Việc phong toả toàn bộ toà chung cư HH4C để cơ quan chức năng rà soát đưa tất cả trường hợp F1 đi cách ly tập trung, sàng lọc những trường hợp tiếp xúc. Toàn bộ cư dân ở 820 căn hộ được yêu cầu không ra khỏi nhà.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa nhiều chung cư trong đêm, F0 trong cộng đồng ở TP.HCM vẫn tăng mạnh  - Ảnh 2.

    Sở chỉ huy dã chiến ngay tại chung cư HH4C Linh Đàm đã được thành lập

    "Chúng tôi đang đợi kết quả xét nghiệm khẳng định của CDC về các trường hợp dương tính tại đây", một vị lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt thông tin.

    Đến tối 19/8, Sở chỉ huy dã chiến ngay tại chung cư HH4C Linh Đàm đã được thành lập sau khi tại đây ghi nhận nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2. 

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T17:08:00

    TP.HCM: Mưa lớn làm ngập trung tâm hồi sức COVID-19, bác sĩ "xắn quần" dọn nước, bùn đất để sớm tiếp nhận bệnh nhân

     Cơn mưa lớn bất ngờ vào tối 18/8 đổ xuống khiến các bác sĩ tại Trung tâm hồi sức COVID-19 do Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách (đóng tại quận Tân Phú, TP.HCM) mất cả ngày trời để dọn sạch nước, bùn đất nhằm sớm tiếp nhận bệnh nhân nặng vào chữa trị.

    Trước sự cố khách quan do thời tiết ập đến, cả hệ thống nhân lực đều tiết kiệm thời gian ăn, ngủ để khắc phục.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa nhiều chung cư trong đêm, F0 trong cộng đồng ở TP.HCM vẫn tăng mạnh  - Ảnh 1.

    Y bác sĩ đang lau dọn bùn đất

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhận định mưa lớn, nước dâng, triều cường là điều ngoài mong muốn.

    Tuy nhiên tinh thần, ý chí của đội ngũ y bác sĩ cùng nhà đầu tư xây dựng phải luôn luôn nỗ lực nên hy vọng sự cố được khắc phục nhanh nhất.

    Để điều trị bệnh nhân nặng thì oxy là yếu tốt quan trọng, phải đảm bảo. Bồn oxy lớn bị nước ngập phần chân thì phải tôn cao lên. Hệ thống máy thở và các máy móc khác phải test lại cẩn thận để khi điều trị cho người bệnh sẽ được thuận lợi nhất.

    "Cuộc chiến này cần rất nhiều sự nỗ lực của nhiều lực lượng, nhất là y bác sĩ. Mỗi sự góp sức đều đáng trân trọng, tất cả đều hướng đến điều trị, chăm sóc tốt nhất cho người bệnh" - PGS.TS Lương Ngọc Khuê động viên các thầy thuốc.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa nhiều chung cư trong đêm, F0 trong cộng đồng ở TP.HCM vẫn tăng mạnh  - Ảnh 2.

    Công tác chuẩn bị nhận bệnh được thực hiện khẩn trương. (Ảnh: BYT)

    Dự kiến Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại BVDC số 14 sẽ nhận bệnh vào ngày 19.8, nhưng cơn mưa tối 18.8 đã khiến nơi này chưa thể nhận bệnh được. Không chỉ ngập dưới nền, mái tole của Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 cũng bị dột và đã được khắc phục kịp thời. May mắn, hệ thống máy móc rất máy móc, trang thiết bị y tế đã được di dời kịp thời.

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T17:08:00

    F0 trong cộng đồng ở TP.HCM vẫn tăng mạnh với 3.603 ca, hơn 82% số ca mới

    Theo dữ liệu từ Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM lúc 20h30' ngày 19-8, trong hôm nay, TP xét nghiệm 17.150 mẫu, ghi nhận 4.371 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có đến 3.603 ca cộng đồng.

    Như vậy, tỉ lệ F0 trong tổng số mẫu xét nghiệm được lấy chiếm hơn 25%. Còn tỉ lệ ca cộng đồng chiếm đến hơn 82% so với tổng số ca mắc (tăng 29% so với ngày 16-8, tăng 10% so với ngày 17-8, tăng 5% so với ngày 18-8), trong đó nhiều nhất là quận 10, Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Tân Bình, quận Bình Thạnh...

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa nhiều chung cư trong đêm, F0 trong cộng đồng ở TP.HCM vẫn tăng mạnh  - Ảnh 1.

    Ngày 19-8, tỉ lệ ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại TP.HCM chiếm đến hơn 82% tổng số ca mắc. Ảnh minh họa.

    Cụ thể, trong 3.603 ca cộng đồng được phát hiện trong ngày 19-8, tại quận 10 có 348 ca, quận Bình Tân 310 ca, huyện Nhà Bè 296 ca, quận Tân Bình 270 ca, quận Bình Thạnh 248 ca...

    Đây cũng là các quận, huyện liên tục ghi nhận F0 trong cộng đồng cao vào những ngày qua.

    Theo Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T01:08:00

    Sáng 20-8, Hà Nội thêm 14 ca Covid-19 mới, có 4 người cùng gia đình ở Gia Lâm

    Sáng 20-8, Sở Y tế Hà Nội thông báo thêm 14 ca mắc mới vừa ghi nhận sau một đêm. Trong số 14 ca mắc mới được công bố sáng nay có đến 09 ca ở Đông Anh, tiếp đó là Gia Lâm với 04 ca và Đống Đa 01 ca. Trong số này có 5 ca cộng đồng, 9 ca tại khu cách ly. Cụ thể:

    05 ca ghi nhận tại cộng đồng

    1. N.Đ.H, nam, sinh năm 2004, thôn Giao Tất A, Kim Sơn, Gia Lâm. Bệnh nhân là nhân viên bán thời gian tại công ty chuyển phát nhanh, ngày 18/8 được lấy xét nghiệm sàng lọc PCR mẫu gộp, kết quả nghi ngờ. Ngày 19/8, bệnh nhân được lấy lại mẫu đơn để xét nghiệm, kết quả dương tính.

    2. N.Đ.B, nam, sinh năm 1980

    3. N.T.K.D, nữ, sinh năm 1981

    4. N.T.T.T, nữ, sinh năm 2011

    Các bệnh nhân từ 2-4 đều ở thôn Giao Tất A, Kim Sơn, Gia Lâm, là F1 (bố, mẹ, em) của N.Đ.H. Ngày 19/8, khi N.Đ.H có kết quả xét nghiệm nghi ngờ dương tính, các bệnh nhân được lấy mẫu test nhanh, kết quả dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính.

    Hiện tại sức khỏe bệnh nhân N.Đ.B và N.T.K.D bình thường, riêng N.T.T.T bị ho, sốt, người mệt mỏi.

    5. T.V.H, nam, sinh năm 1982, ngõ 126 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, là trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng ngày 18/8, kết quả dương tính ngày 19/8.

    09 ca ghi nhận tại khu cách ly

    1. P.T.P, nữ, sinh năm 2002

    2. N.T.M.H, nữ, 2002

    Các bệnh nhân 1-2 ở thôn Bầu, Kim Chung, Đông Anh, là F1 của N.T.T.P, tiếp xúc lần cuối ngày 14/8, đang cách ly tập trung và lấy mẫu lần 1 âm tính ngày 16/8. Ngày 17/8, các bệnh nhân xuất hiện sốt nóng từng cơn, rát họng, được chuyển Bệnh viện đa khoa Đông Anh để cách ly, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    3. N.Q.V, nam, sinh năm 1991, thôn Bầu, Kim Chung, Đông Anh, là F1 của P.T.T., tiếp xúc lần cuối ngày 15/8, đã được cách ly và xét nghiệm lần 1 âm tính từ 15/8. Ngày 17/8, bệnh nhân xuất hiện sốt nóng từng cơn, rát họng, ngày 18/8 được chuyển Bệnh viện đa khoa Đông Anh để cách ly, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    4. N.T.V, nữ, sinh năm 1990, Hậu Dưỡng, Kim Chung, Đông Anh, là F1 của N.Đ.T đã được chuyển cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính ngày 13/8. Ngày 16/8 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng được chuyển Bệnh viện đa khoa Đông Anh cách ly, điều trị, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    5. L.T.E, nữ, sinh năm 2001, Hậu Dưỡng, Kim Chung, Đông Anh, là F1 của T.T.X, tiếp xúc lần cuối ngày 6/8, đang cách ly tập trung và xét nghiệm lần 1 âm tính ngày 11/8. Ngày 17/8, bệnh nhân xuất hiện sốt nóng từng cơn, rát họng, được chuyển Bệnh viện đa khoa Đông Anh cùng ngày để cách ly, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    6. N.T.T, nữ, sinh năm 1983

    7. P.Q.H, nam, sinh năm 2010

    Các bệnh nhân 6-7 ở thôn Đìa, Nam Hồng, Đông Anh, là F1 của P.T.N, tiếp xúc lần cuối ngày 15/8, đã được cách ly tập trung và xét nghiệm lần 1 âm tính từ 16/8. Ngày 17/8, các bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ, mệt mỏi được chuyển Bệnh viện đa khoa Đông Anh điều trị, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    8. V.M.K, nam, sinh năm 2020, Ấp Tó, Uy Nỗ, Đông Anh, là F1 của của N.T.H.H và N.V.S, ngày 16/8 bệnh nhân được chuyển đi cách ly cùng mẹ tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, ngày 18/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    9. N.T.T, nữ, sinh năm 1982, xóm Trong, Uy Nỗ, Đông Anh, là F1 của Đ.T.Đ đi chăm sóc con Đ.T.L sốt tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh từ ngày 14/8 đến ngày 17/8. Sau khi xác định Đ.T.L dương tính, BN được chuyển sang Bệnh viện đa khoa Đức Giang, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 2423 ca dương tính vớ SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1244 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1179 ca.

    Về công tác lấy mẫu xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao, người sinh sống trong khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ, tính đến 19h00 ngày 19/8, toàn thành phố đã lấy được 421.108 mẫu, trong đó có 107.259 mẫu đã có kết quả âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm.

    Cụ thể, khu vực phong tỏa lấy 21.776 mẫu, đã có 8469 mẫu âm tính; khu vực nguy cơ cao lấy 184.412 mẫu, đã có 54.761 mẫu âm tính; đối tượng nguy cơ lấy 214.920 mẫu, đã có 44.029 mẫu âm tính.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T02:08:00

    Gia đình một nhân viên chuyển phát nhanh tại Gia Lâm cả 4 người dương tính SARS-CoV-2

    Sáng 20/8, theo thông báo từ Sở Y tế Hà Nội, thành phố ghi nhận 14 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 5 ca tại cộng đồng.

    Trong số 5 ca cộng đồng thì có 4 trường hợp là thành viên trong gia đình. Cụ thể:

    N.Đ.H, nam, sinh năm 2004, địa chỉ tại thôn Giao Tất A, Kim Sơn, Gia Lâm. Bệnh nhân là nhân viên bán thời gian tại công ty chuyển phát nhanh, ngày 18/8 được lấy xét nghiệm sàng lọc PCR mẫu gộp, kết quả nghi ngờ dương tính. Ngày 19/8, bệnh nhân được lấy lại mẫu đơn để xét nghiệm, kết quả dương tính.

    N.Đ.B, nam, sinh năm 1980; N.T.K.D, nữ, sinh năm 1981; N.T.T.T, nữ, sinh năm 2011. 

    Các bệnh nhân đều ở thôn Giao Tất A, Kim Sơn, Gia Lâm, là F1 (bố, mẹ, em) của bệnh nhân N.Đ.H.. Ngày 19/8, khi bệnh nhân N.Đ.H có kết quả xét nghiệm nghi ngờ dương tính, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm nhanh, kết quả dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính. 

    Hiện tại sức khỏe bệnh nhân N.Đ.B và N.T.K.D bình thường, riêng N.T.T.T bị ho, sốt, người mệt mỏi.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T02:08:00

    Nới lỏng giãn cách ở Hà Nội: Phụ thuộc kết quả xét nghiệm diện rộng

    Theo văn bản kết luận của Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguy cơ lây lan dịch bệnh ở Thủ đô vẫn ở mức cao và khó lường; việc xét nghiệm diện rộng, xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới; có thể còn có các trường hợp F0 khác trong cộng đồng chưa được bóc tách hết; trong các khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều F0 do truy vết không kịp hoặc thực hiện “chặt ngoài, lỏng trong”.

    Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục triển khai hiệu quả việc xét nghiệm diện rộng, trong đó lưu ý việc xác định các khu vực nguy cơ cao bảo đảm chính xác, ưu tiên xét nghiệm các “vùng đỏ”, đối tượng nguy cơ cao như: lực lượng tuyến đầu, người lao động tham gia các chuỗi cung ứng hàng hóa, vận tải, dịch vụ, công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện...

    Trao đổi với phóng viên, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, nói rằng, việc lấy 800.000 mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 sẽ được báo cáo để lãnh đạo thành phố xem xét như là một trong các điều kiện để quyết định tiếp tục hay dừng giãn cách xã hội.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa 2 tòa nhà chung cư trong đêm - Ảnh 1.

    Việc Hà Nội có tiếp tục giãn cách hay không sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố.

    “Hiện số mẫu có kết quả mới rất ít, nếu sau khi lấy 800.000 mẫu cho kết quả âm tính nhiều thì sẽ là tín hiệu khả quan trong việc khoanh vùng F0 ngoài cộng đồng. Nhưng nếu kết quả còn nhiều mẫu dương tính ngoài cộng đồng thì nguy cơ vẫn rất cao”, ông Tuấn nói.

    Theo ông Tuấn, thành phố đã thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, đặc biệt là 1 tháng giãn cách như “lò xo nén”, nếu mở ngay lập tức sẽ bung ra khối lượng đi lại rất lớn. 

    “Việc có tiếp tục giãn cách hay không sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng chắc chắn không thể hoàn toàn mở hết trở lại, có thể sẽ không thực hiện Chỉ thị 16 mà sẽ chuyển sang Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 19. Việc này sẽ được lãnh đạo thành phố cân nhắc và quyết định trong thời gian tới”, ông nói.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T02:08:00

    Nghệ An giãn cách toàn tỉnh

    Từ 0h ngày 20/8, 14 địa phương của tỉnh Nghệ An sẽ áp dụng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Các huyện, thị còn lại giãn cách theo Chỉ thị 15.

    Trong đó, ngoài 6 địa phương đã thực hiện là TP Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên Thành, nay bổ sung thêm thị xã Hoàng Mai, thị xã Thái Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn.

    Nghệ An cũng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 với các địa phương còn lại từ 0h ngày 20/8 đến khi có thông báo mới.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa 2 tòa nhà chung cư trong đêm - Ảnh 1.

    TP Vinh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Ảnh minh họa.

    Quyết định trên được UBND tỉnh Nghệ An đưa ra trong cuộc họp chiều 19/8, khi địa phương này ghi nhận thêm các ca nhiễm trong cộng đồng.

    Trong đó, đa số ca bệnh đều liên quan ổ dịch chợ đầu mối Vinh, trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc và một số ổ dịch khác trên địa bàn.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T03:08:00

    TPHCM có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19

    Tính đến 19/8, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC), tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 33.202 người, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi (5,8%), 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy (6,9%) và có 16 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.

    Trước đó, ngày 17/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ra công văn khẩn số 5722 về việc tiếp nhận, chăm sóc, đảm bảo an toàn trong điều trị đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa 2 tòa nhà chung cư trong đêm, Nghệ An giãn cách toàn tỉnh - Ảnh 1.

    Trẻ em nhiễm Covid-19 đang được điều trị tại BV. Ảnh minh họa.

    Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được hướng dẫn cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện theo quy định.

    Nếu người bệnh không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì sẽ liên hệ chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 4 (do Bệnh viện Nhi đồng thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) hoặc Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách).

    Đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố hoặc Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T03:08:00

    Nữ nhân viên lấy mẫu dương tính với SARS-CoV-2, hơn 300 người phải đi cách ly

    Ngày 20/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, qua rà soát, có tới 313 cán bộ, nhân viên tại 7 công ty trong Khu công nghiệp Đông Xuyên là F1 của nữ nhân viên Phòng khám Medic Sài Gòn 5 dương tính với SARS-CoV-2.

    Nữ viên Phòng khám Medic Sài Gòn 5 được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ngày 15/8. Trước đó, từ ngày 31/7 đến 14/8, nhân viên phòng khám này đã lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 313 cán bộ, nhân viên tại 7 công ty trong Khu công nghiệp Đông Xuyên.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/8: Hà Nội phong tỏa 2 tòa nhà chung cư trong đêm, Nghệ An giãn cách toàn tỉnh - Ảnh 1.

    Sau khi nhận thông tin về ca F0, tất cả các ca F1 trên đã được bố trí cách ly tại khu “3 tại chỗ” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng nhận thấy các doanh nghiệp không đủ điều kiện để thực hiện cách ly tại doanh nghiệp nên đã yêu cầu doanh nghiệp đưa các công nhân thuộc F1 đi cách ly tập trung. Nhiều doanh nghiệp đã đồng ý với phương án này, một số doanh nghiệp sẽ để người lao động thực hiện cách ly tại các cơ sở có trả phí.

     Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T06:08:00

    Hà Nội lập hotline 1022 với 300 y bác sĩ tư vấn phòng chống dịch

    Cùng với các giải pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Thành phố Hà Nội đưa vào vận hành Tổng đài 1022 - đây là kênh kết nối, tiếp nhận phản ánh, giải đáp kiến nghị của công dân, tổ chức trên địa bàn Thành phố. Trước mắt, Tổng đài 1022 tập trung tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh và tư vấn liên quan đến phòng, chống Covid-19.

    Tổng đài 1022 được UBND TP Hà Nội giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện, bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 19/8/2021, với 4 nhánh:

    - Nhánh 1 (bấm phím 1): Kết nối đến Trung tâm Cấp cứu 115.

    - Nhánh 2 (bấm phím 2): Kết nối đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.

    - Nhánh 3 (bấm phím 3): Kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành.

    - Nhánh 4 (bấm phím 4): Kết nối đến Sở TT&TT để phản ánh về vi phạm phòng, chống dịch COVID-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/8: TPHCM có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa.

    Trong đó, khi lựa chọn Nhánh 3 kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành, người dân sẽ được hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến liên quan đến dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là người mắc Covid-19.

    Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành do Sở Y tế Hà Nội và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp triển khai nhằm huy động nguồn lực xã hội tư vấn người nhiễm hoặc có nguy cơ cao mắc COVID-19 tại cộng đồng, hỗ trợ tăng cường cho ngành Y tế Hà Nội. Với 300 y, bác sĩ, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành chia thành 2 nhóm chính:

    1. Nhóm Tư vấn nhận cuộc gọi đến từ nhân dân và tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm các bác sỹ có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, hoạt động 7/7 ngày trong các khung giờ: 9:00 - 11:00; 15:00 - 17:00 và 19:00 - 21:00.

    2. Nhóm Chăm sóc chủ động thăm hỏi sức khỏe và tư vấn các trường hợp mới phát hiện nhiễm Covid-19, hoặc đang trong các khu cách ly tập trung, cụ thể:

    - Thông qua hệ thống tổng đài kết nối trực tuyến hai chiều và công cụ điều phối công việc theo thời gian thực cho tình nguyện viên, y bác sĩ có thể đồng thời tư vấn từ xa cho bệnh nhân; ghi và theo dõi kết quả tình trạng bệnh của từng trường hợp.

    - Phân tầng nguy cơ, cung cấp thêm thông tin về các ca bệnh nặng, hỗ trợ Y tế địa phương trong việc điều phối nguồn lực cấp cứu, nhập viện.

    Cách quay số:

    - Từ số cố định nội hạt: Quay trực tiếp số 1022.

    - Từ số liên tỉnh, số di động: Quay số 024 1022.

    Tổng đài 1022 sẵn sàng tiếp nhận phản ánh từ công dân, tổ chức 24/7 để hỗ trợ, xử lý nhanh nhất những thông tin liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    Các doanh nghiệp viễn thông di động Vinaphone, Mobifone, Viettel và Vietnamobile sẽ cùng chung tay với người dân, không thực hiện tính cước gọi đến Tổng đài 1022 trong thời gian giãn cách trên địa bàn Hà Nội.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T06:08:00

    TPHCM: Trẻ mắc COVID-19, phụ huynh nên đưa đến bệnh viện nào?

    Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM đến ngày 20/8, trên địa bàn TPHCM có hơn 2 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 đang được điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Phần lớn trẻ em trong số đó không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. 

    Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, đảm bảo an toàn người bệnh trong điều trị trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19, sở Y tế TPHCM yêu cầu các bệnh viện tập trung tiếp nhận điều trị cho các trường hợp này.

    Theo bác sĩ Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nếu người bệnh đủ điều kiện cách ly tại nhà thì hướng dẫn cho người bệnh cách ly tại nhà theo quy định. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/8: TPHCM có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

    Điều trị trẻ nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa

    Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì liên hệ chuyển người bệnh đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 4 do Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố phụ trách; Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 11 do Bệnh viện Nhi Đồng 2 phụ trách và bệnh viện dã chiến Củ Chi do Bệnh viện Nhi Đồng 1 phụ trách. Các bệnh viện này đều có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đã có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm điều trị các bệnh lý ở trẻ em.

    Riêng với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng thì người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố hoặc Bệnh viện Nhi Đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T07:08:00

    Trưa ngày 20/8, Hà Nội ghi nhận 51 ca mắc mới, trong đó 23 ca tại cộng đồng

    51 ca mắc mới được ghi nhận vào trưa nay có 23 ca tại cộng đồng và 28 ca trong khu cách ly. Phân bố bệnh nhân theo quận, huyện: Hoàng Mai (13), Hoàn Kiếm (06), Thanh Trì (05), Hà Đông (05), Thường Tín (04), Ba Đình (04), Thanh Xuân (03), Long Biên (02), Đông Anh (02), Hai Bà Trưng (02), Gia Lâm (01). Phân bố theo chùm ca bệnh: sàng lọc khu vực nguy cơ cao (18), ho sốt thứ phát (33).

    Đặc biệt, trong số 23 ca ghi nhận tại cộng đồng có 13 ca bệnh ghi nhận tại tòa chung cư HH4C, Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai.

    13 bệnh nhân sống tại khu vực nguy cơ cao, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện khu vực nguy cơ (lấy mẫu gộp) nghi ngờ dương tính, ngày 19/8 được lấy lại mẫu đơn, kết quả xét nghiệm dương tính.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T08:08:00

    F0 trong cộng đồng tăng cao, tốc độ tiêm vắc xin chưa cải thiện

    Trưa 20/8, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết, trong đợt dịch thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, thành phố đã có tổng cộng 164.342 trường hợp mắc COVID-19 được công bố.

    Số liệu từ Cổng thông tin COVID-19 cho thấy, ngày 19/8 thành phố có 4.371 ca dương tính được công bố, trong đó số ca bệnh ngoài cộng đồng là 3.603 trường hợp chiếm 82,4% tổng số ca mắc. Các quận huyện gồm: Quận 10, Bình Tân, Nhà Bè, Tân Bình, Bình Thạnh… đang trở thành điểm nóng của tình trạng lây nhiễm khi mỗi ngày có trên dưới 300 ca bệnh được phát hiện.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/8: Hà Nội căng thẳng "ổ dịch" HH Linh Đàm, lập hotline 1022 với 300 y bác sĩ tư vấn - Ảnh 1.

    Số ca mắc COVID-19 phải nhập viện điều trị vẫn tăng cao dù thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp phòng chống.

    Cùng với việc tăng cường các giải pháp điều trị, hạn chế số ca mắc mới, tử vong, thành phố đang tăng cường các biện pháp với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Từ khi TPHCM bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết 19/8 đã tiêm được 5.190.971 người, trong đó có 171.067 người tiêm mũi 2. Tất cả đều an toàn.

    Tuy nhiên, thực tế trong tuần qua cho thấy, tốc độ tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 trên toàn địa bàn diễn ra ở mức trung bình có thời điểm giảm sâu. Theo tổng kết sơ bộ của phóng viên Báo Tiền Phong, trung bình từ ngày 13 đến 19/8 mỗi ngày thành phố chỉ tiêm được 122.602 người. Ngày cao điểm nhất là 16/8 tiêm được 194.435 người, ngày thấp nhất là 14/8 chỉ tiêm được 85.608 người.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T08:08:00

    Thủ tướng: TP HCM cách ly triệt để, nếu thiếu lực lượng, quân đội và công an sẽ đáp ứng

    Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch Covid-19 thống nhất, công tác phòng chống dịch sẽ chuyển từ tập trung cao độ ở cấp thành phố sang "hai mũi" vừa tập trung, vừa phân tán xuống đến tận từng phường, xã của TP HCM. Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh những nguyên lý cơ bản nhất trong công tác phòng chống dịch.

    Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu: Từ tập trung cao độ ở cấp tỉnh, thành phố nay chuyển sang phòng chống dịch vừa tập trung vừa phân tán xuống đến tận phường, xã. Đánh giá tình hình, phân loại toàn bộ 312 xã phường tại TP HCM theo mức nguy cơ "xanh, đỏ, vàng" để giữ vững, mở rộng các xã phường "vùng xanh", cô lập, thu hẹp "vùng đỏ", "vùng vàng".

    Để thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn Chỉ thị 16 tại TP HCM, để 312 xã, phường tại thành phố thực sự là 312 pháo đài phòng chống dịch.

    Để thực hiện những nhiệm vụ đó, nếu thiếu lực lượng bảo đảm thì công an, quân đội sẽ đáp ứng, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với TP HCM triển khai nhiệm vụ này...

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/8: Hà Nội căng thẳng "ổ dịch" HH Linh Đàm, lập hotline 1022 với 300 y bác sĩ tư vấn - Ảnh 1.

    Quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng hỗ trợ chống dịch tại TPHCM

    Cũng trong cuộc hợp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố đặt mục tiêu trong giai đoạn từ ngày 15-8 đến 31-8 phải giảm tối đa trường hợp tử vong, không để xảy ra trường hợp F0 chuyển nặng không được tiếp nhận điều trị; kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại một số quận, huyện.

    Thành phố sẽ tiến hành đánh giá nguy cơ dịch bệnh cụ thể tại các quận, huyện, TP Thủ Đức để có chiến lược xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, làm sạch, mở rộng "vùng xanh", cô lập, thu hẹp "vùng đỏ", để từ ngày 1-9 đến ngày 15-9, TP HCM sẽ duy trì kiểm soát được lây nhiễm trong cộng đồng.

    Hiện lãnh đạo thành phố đã giao Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố thành lập khoảng 200 đội công tác đặc biệt để kiểm soát việc thực hiện giãn cách, hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân; 400 trạm y tế lưu động tại các phường, xã có nhiều F0; xét nghiệm nhanh và RT-PCR toàn bộ các hộ dân trong "vùng đỏ"; bổ sung thêm một số đối tượng nguy cơ cao…

    Thành phố đề nghị hỗ trợ thêm hàng ngàn cán bộ y tế, hàng trăm đội lấy mẫu, xét nghiệm; một số xe xét nghiệm lưu động… Với tốc độ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 hiện nay, đến cuối tháng 8 Thành phố có thể đạt tỷ lệ 70% dân số được tiêm vắc-xin...

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T10:08:00

    Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 6/9

    Tại cuộc họp báo chiều 20/8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp biểu quyết thống nhất với trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đến 6h ngày 6/9/2021.

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T13:08:00

    Bình Dương gần 60.000 ca mắc, sẽ ‘đông cứng’ 2 điểm nóng, lập trạm y tế di động

    Tối 20/8, CDC tỉnh Bình Dương thông tin, trong 24 giờ qua, địa phương ghi nhận 4.223 ca mắc mới. Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay tỉnh Bình Dương ghi nhận 59.824 ca mắc COVID-19.

    Trong đó, có 5.390 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế, 17.997 ca bệnh phát hiện trong Khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 21.761 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa, 12.922 ca trong cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa). Bình Dương có hơn 22.000 bệnh nhân khỏi bệnh và 467 bệnh nhân tử vong trong đợt dịch lần thứ tư đến nay.

    Trước tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang ngày càng phức tạp trên địa bàn thành phố Thuận An, thị xã Tân Uyên, để tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương vừa ra văn bản giao Đảng bộ, Chính quyền hai địa phương trên triển khai thực hiện “khóa chặt, đông cứng” ngay các khu dân cư ở 11 phường đậm đặc F0 trong vòng 15 ngày để thực hiện xét nghiệm sàng lọc nhanh bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng thời gian triển khai thực hiện bắt đầu từ ngày 22/8/2021.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T13:08:00

    Ngày 20/8 Việt Nam thêm 10.657 ca mắc COVID-19, có 6.132 ca trong cộng đồng

    Tối 20/8, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.657 ca nhiễm mới với 7 ca nhập cảnh và 10.650 ca ghi nhận trong nước (6.132 ca trong cộng đồng).

    Trong đó, Bình Dương là địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao nhất với 4.223 ca, TP. Hồ Chí Minh (3.375), Đồng Nai (686), Long An (495)...

    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 11 ca. Tại Bình Dương tăng 968 ca, TP. Hồ Chí Minh giảm 1.050 ca, Đồng Nai tăng 29 ca, Long An giảm 50 ca, Tiền Giang giảm 111 ca.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T15:08:00

    Người dân TP.HCM không tự đi chợ, nhu yếu phẩm được phân phối tận nhà

    Trong 2 tuần tới đây, 100% nhu yếu phẩm cho người dân TP.HCM do lực lượng chức năng đảm nhiệm phân phối.

    Thông tin này được đề cập trong cuộc họp chiều 20/8 của Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam với lãnh đạo TP.HCM.

    Cuộc họp nhằm triển khai kết luận của Thủ tướng trong cách tổ chức, phối hợp giữa các lực lượng, nhằm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đồng thời đảm bảo an sinh, trật tự xã hội, nhất là việc người dân được tiếp cận dịch vụ y tế mọi lúc, mọi nơi.

    Theo Zingnews.vn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ