Cập nhật lúc 09:18 - 14/08/2021

Diễn biến dịch COVID-19 ngày 10/8: Hà Nội điều chỉnh quy định siết chặt Giấy đi đường

-  Tính từ 18h30 ngày 09/8 đến 6h ngày 10/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.149 ca nhiễm mới.

- 12 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát.

- Gần 10 triệu liều vắc xin đã được tiêm.

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-08-10T00:08:00

    Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch Covid-19 tại các chốt kiểm soát giấy đi đường

    Sau khi UBND TP ra văn bản siết chặt kiểm tra, kiểm soát Giấy đi đường đã xảy ra tình trạng ùn tắc, đông đúc, không đảm bảo giãn cách tại nhiều điểm chốt kiểm soát dịch.

    Trước tình trạng này, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng việc Hà Nội đưa ra phương án siết chặt kiểm soát giấy đi đường do đợt giãn cách xã hội 14 ngày đầu người dân vẫn đi lại nhiều, đường phố vẫn đông. Từ đó, xuất hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.

    Dịch Covid-19 ngày 10/8:  - Ảnh 1.

    Cũng theo PGS Phu, với việc không đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 m thì nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu chẳng may trong số đó có F0. Nếu cán bộ trực chốt thường xuyên dùng tay cầm giấy đi đường, giấy tờ của người dân thì nguy cơ lây nhiễm cao cho nhiều người nếu cán bộ trực chốt là F0 và ngược lại nếu có người dân đi đường nào là F0 thì lại lây cho cán bộ trực và từ đó lây cho người khác. 

    "Một ví dụ là chuỗi lây nhiễm Công ty SEI mà bảo vệ lây cho công nhân nhà máy" - PGS Phu dẫn chứng.

    Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, người dân nên hạn chế ra đường và chỉ ra đường khi thật sự cần thiết để cùng chung tay với thành phố trong việc khống chế, đẩy lùi dịch Covid-19.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-10T01:08:00

    Tiêm vắc-xin Covid-19 không nhận bất kỳ chi phí nào, kể cả tự nguyện

    Chiều 9-8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Bộ Y tế cho biết sau 5 tháng triển khai tiêm chủng, đến hết ngày 8-8, cả nước đã tiêm được gần 10,4 triệu liều vắc-xin Covid-19 (đạt 67% so với số vắc-xin được phân bổ), trong đó có 8.458.225 người đã được tiêm 1 liều vắc-xin và 967.400 người tiêm đủ 2 liều.

    Trong buổi hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về tiêm vắc-xin Covid-19. Trong đó, vắc-xin Covid-19 ở Việt Nam được tiêm miễn phí, kể cả các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ thì các đơn vị tổ chức tiêm vắc-xin cũng không được tiếp nhận. Thủ tướng cũng chỉ đạo không trông chờ, lựa chọn vắc-xin Covid-19 mà vắc-xin về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-10T01:08:00

    Nhiều ca mắc COVID-19 tử vong, Bình Dương cầu cứu

    Trong đợt dịch thứ tư này, Bình Dương ghi nhận 27.639 người mắc COVID-19, trong đó có 176 ca tử vong. Trong số bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị ở Bình Dương, có 77 phụ nữ mang thai, 236 người trên 65 tuổi, 402 người có bệnh lý nền, 514 người có diễn biến nặng.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bình Dương vừa có công văn đề nghị Bộ Y tế phân bổ thêm 1 triệu liều vắc-xin để tiêm phòng cho người dân, công nhân lao động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất.

    Đồng thời, đề nghị thành lập bệnh viện hồi sức. Hầu hết số bệnh nhân COVID-19 tử vong những ngày qua có bệnh nền nặng và cao tuổi. Ông đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thành lập Bệnh viện Hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19 với quy mô 500 giường.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-10T01:08:00

    Hà Nội sẽ điều chỉnh việc kiểm tra giấy đi đường

    Ngày 7/8, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 2562/UBND-KT về việc "Siết chặt việc xác nhận và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 6/8/2021 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội".

    Thực hiện văn bản này, các lực lượng chức năng đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao; song trong việc tổ chức thực hiện còn để xảy ra hiện tượng ùn ứ, tập trung đông người tại một số địa điểm trên địa bàn.

    Thành phố sẽ điều chỉnh việc kiểm tra cho thực chất và phù hợp hơn, đồng thời tiếp tục siết chặt quản lý, bảo đảm việc xác nhận và sử dụng Giấy đi đường đúng mục đích, đúng đối tượng.

    Chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-10T02:08:00

    Hà Nội ghi nhận 14 ca Covid-19 mới, có chùm 3 ca ở chung cư Sunshine

    Sáng 10-8, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 14 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có nhiều chùm ca bệnh liên quan đến các nguồn lây bệnh khác nhau ở nhiều quận, huyện.

    Trong số 12 bệnh nhân thuộc chùm ho, sốt thứ phát, có 2 trường hợp liên quan đến chung cư Sunshine. Cụ thể: 

    1. N.V.A. (nam, SN 2019).

    2. Đ.T.H. (nữ, SN 1989).

    Cả 2 bệnh nhân đều ở chung cư Sunshine Yên Hòa số 9 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy là F1 của T.T.N., tiếp xúc lần cuối ngày 4-8, ngày 8-8, bệnh nhân xuất hiện ho khan. Ngày 9-8 được lấy mẫu xét nghiệm sau khi được xác định F1 và có kết quả dương tính SARS-CoV-2.

    3. N.N.A. (nam, SN 2020), chung cư Sunshine Yên Hòa số 9 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy. Bệnh nhân là F1 (con) của Đ.T.H.. Ngày 9-8, được lấy mẫu xét nghiệm sau khi bệnh nhân được xác định F1 và có kết quả dương tính SARS-CoV-2.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-10T09:08:00

    Khi nào thuốc điều trị COVID-19 của Việt Nam được đưa vào sử dụng cho người bệnh?

    Tại Lễ công bố kết quả tiền lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam điều chế thành công sáng nay (10/8), ông Nguyễn Ngô Quang cho biết, ngày 7/8, Hội đồng Đạo Đức - Bộ Y tế đã thống nhất phê duyệt đề cương nghiên cứu lâm sàng thuốc từ dược liệu Việt Nam trên bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

    Thuốc điều trị COVID-19 VIPDERVIR do Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát triển có nguồn gốc từ các dược liệu tại Việt Nam, đã được chứng minh tiền lâm sàng cho kết quả an toàn và có tác dụng ức chế phát triển virus H5N1 và virus SARS-CoV-2. Thuốc đồng thời có tác dụng tăng cường miễn dịch khi thử nghiệm trên động vật.

    Diễn biến dịch COVID-19 ngày 10/8: Hà Nội điều chỉnh quy định siết chặt Giấy đi đường - Ảnh 1.

    Thuốc điều trị COVID-19 VIPDERVIR do Việt Nam sản xuất đang bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng để cấp phép sử dụng cho bệnh nhân COVID-19.

    Ông Quang cho biết, Việt Nam hiện nay đang rất cần thuốc điều trị COVID-19 có nguồn gốc từ dược liệu trong nước như VIPDERVIR để phục vụ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ và vừa. Nếu kết quả thử nghiệm lâm sàng an toàn, hiệu quả, có thể sẽ giúp thay đổi chiến lược trong điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam. 

    Vì vậy, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thử nghiệm lâm sàng trên nguyên tắc khoa học nhất, khách quan nhất và nhanh nhất.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-10T09:08:00

    Các loại thuốc người mắc COVID-19 cần có tại nhà

    Công văn số 5426 “hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 cách ly tại nhà” do GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM ký nêu rõ, trong thời gian qua trên địa bàn thành phố đã có trên 50.000 trường hợp mắc COVID-19 cách ly tập trung tại các cơ sở đã hồi phục và khỏi bệnh. 

    Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng nhưng chưa kịp đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, sau đó diễn tiến nặng.

    Trước tình hình trên Sở Y tế đề nghị các đơn vị liên quan dự trù và cung ứng các thuốc thiết yếu như: hạ sốt, nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền) kháng viêm corticoid dạng uống và kháng đông dạng uống để cung cấp cho người bệnh khi có chỉ định.

    Nhóm được chỉ định sử dụng kháng viêm corticoid dạng uống và kháng đông dạng uống là những người bệnh có triệu chứng sớm về suy hô hấp (cảm giác khó thở, nhịp thở trên 20 lần mỗi phút, chỉ số oxy máu dưới 95% và chưa liên hệ được với nhân viên y tế để nhận hướng dẫn, hỗ trợ.

    Sở Y tế chỉ định kháng viêm corticoid dạng uống có thể sử dụng Dexamethasone với liều lượng người lớn 6mg/lần/ngày; trẻ em 0,15mg/kg/ngày (tối đa 6mg/ngày) uống sau khi ăn, tốt nhất là vào buổi sáng.

    Nếu không có sẵn Dexamethasone người bệnh có thể sử dụng thuốc thay thế gồm: Prednisolone liều lượng dùng cho người lớn 40mg/lần/ngày; trẻ em 0,1mg/kg/ngày (tối đa 40mg/ngày) uống sau khi ăn tốt nhất là vào buổi sáng. Hoặc Methylprednisolone liều lượng người lớn 16mg/lần, uống 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ; trẻ em 0,8mg/kg/lần, uống 2 lần/ngày mỗi lần uống cách nhau 12 giờ (tối đa 32mg/ngày), uống sau khi ăn bữa sáng và bữa tối.

    Thuốc kháng đông dạng uống được Sở Y tế hướng dẫn là Rivaroxaban liều lượng 10mg/lần/ngày sau khi ăn, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày. Thuốc này được khuyến cáo cần theo dõi các triệu chứng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa; thận trọng ở người trên 80 tuổi; chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.

    Diễn biến dịch COVID-19 ngày 10/8: Hà Nội điều chỉnh quy định siết chặt Giấy đi đường - Ảnh 1.

    Người cách ly tại nhà cần chủ động các phương án chăm sóc sức khỏe và chuẩn bị sẵn thuốc để tránh bệnh diễn tiến nặng.

    Ngoài phương án sử dụng thuốc, Sở Y tế khuyến cáo những người mắc COVID-19 khi theo dõi điều trị tại nhà cần mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang 2 lần mỗi ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang. Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và mặt tiếp xúc như bàn tay, nắm cửa, bồn cầu, lavabo…

    Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần mỗi ngày hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng khai báo y tế điện tử. Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước; tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. 

    Người bệnh cần lưu số điện thoại của nhân viên y tế địa phương, tổng đài 1022 (bấm số 3) khi có các dấu hiệu trở nặng như sốt cao trên 38 độ C, đau họng, tiêu chảy, mất mùi, mất vị, đau ngực, nặng ngực, khó thở… cần liên hệ để được hỗ trợ.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-10T09:08:00

    TP HCM phấn đấu kiểm soát dịch Covid-19 trước 15-9

    Để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế-xã hội, Chính phủ thống nhất ban hành Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội.

    Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-7-2021 đến hết ngày 31-12-2022.

    Nghị quyết nêu rõ các giải pháp cấp bách cần triển khai. Trong số đó có nội dung đáng chú ý về vấn đề TP HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15-9.

    Diễn biến dịch COVID-19 ngày 10/8: Hà Nội điều chỉnh quy định siết chặt Giấy đi đường - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa.

    Theo đó, TP HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15-9-2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1-9-2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25-8-2021. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể.

    Ngoài ra, Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu xét nghiệm thần tốc, chăm sóc, điều trị để giảm tối đa tử vong; Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mua vắc-xin, thuốc điều trị...

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ