Cập nhật lúc 13:44 - 15/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 13/9: Hà Nội xem xét, quyết định nới lỏng biện pháp phòng chống dịch sau 15 và 21/9

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-09-12T16:09:00

    Hà Nội xây dựng phương án nới lỏng sau ngày 21/9

    Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì giao ban trực tuyến với sở, ngành, quận, huyện về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Đáng chú ý, trong buổi giao ban, lãnh đạo Hà Nội giao sở, ngành TP và các địa phương rà soát, nghiên cứu, xây dựng ngay các phương án sau ngày 21/9, trong trường hợp TP nới lỏng một số hoạt động, nhằm đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế.

    "Các ngành kinh tế, dịch vụ phải sẵn sàng phương án, kịch bản chi tiết từ bây giờ", Phó Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu.

    Về hiện tượng tụ tập đông người tại các điểm tiêm tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, ông Quyền đề nghị quận rà soát, xem xét, có hình thức xử lý nghiêm khắc. Các địa phương khác cần quan tâm hơn tới công tác tổ chức, phương pháp xét nghiệm và tiêm chủng, tập trung chỉ đạo tốt từ nay tới 15/9.

    Sở Y tế chuẩn bị ngay phương án tiêm, khi vaccine về phân bổ ngay cho các quận, huyện, hạn chế sự gián đoạn. Địa phương thuộc vùng 2, vùng 3 cần tiếp tục chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-12T17:09:00

    Hà Nội yêu cầu rà soát lại việc xét nghiệm cho trẻ nhỏ khiến dư luận không đồng tình

    Chiều 12-9, tại cuộc họp trực tuyến của Sở chỉ huy công tác phòng, chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu rà soát lại việc xét nghiệm trẻ nhỏ tuổi khiến dư luận không đồng tình.

    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh thủ đô đang tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung xét nghiệm và tiêm chủng. Về việc tiêm chủng, đến nay thành phố triển khai rất tốt, nhưng việc xét nghiệm vẫn còn khó khăn.

    Theo ông Quyền, trong quá trình mời người dân đi xét nghiệm phải xem xét cụ thể, bởi hiện vẫn có thông tin phản ánh "có nơi mời các cháu nhỏ tuổi ra xét nghiệm".

    "Phải rà soát lại đối tượng để đảm bảo đúng đối tượng theo hướng dẫn của Sở Y tế, để đảm bảo không bỏ sót F0 trong cộng đồng, nhưng cũng không tạo ra bức xúc trong dư luận", ông Nguyễn Mạnh Quyền nêu rõ.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVD-19 NGÀY 13/9: Hà Nội xây dựng phương án nới lỏng sau ngày 21/9 - Ảnh 1.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-12T17:09:00

    Phó chủ tịch TP.HCM: Chưa áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng Covid-19 sau 15/9

    Tại tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh tối 12/9 của VTV1, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cung cấp thông tin về kế hoạch giãn cách xã hội của TP sau 15/9.

    Theo ông Đức, tinh thần là đến cuối tháng 9, TP.HCM vẫn giãn cách theo Chỉ thị 16. Một số địa phương vẫn duy trì Chỉ thị 16+ và một số nơi có tình hình tương đối ổn định như huyện Cần Giờ, Củ Chi có thể áp dụng Chỉ thị 16- hoặc Chỉ thị 15+.

    TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam đang nghiên cứu cơ chế cấp "thẻ xanh Covid-19" hoặc "thẻ vàng Covid-19" để tạo điều kiện cho một số đối tượng an toàn được mở rộng các hoạt động theo tinh thần "an toàn đến đâu mở rộng đến đó".

    DIỄN BIẾN DỊCH COVD-19 NGÀY 13/9: Hà Nội xây dựng phương án nới lỏng sau ngày 21/9 - Ảnh 1.

    Một trong những tiêu chí quan trọng để có "thẻ xanh Covid-19" là người dân đã tiêm 2 mũi vaccine được ít nhất 2 tuần. Ảnh minh họa.

    Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế cùng các lực lượng đang chuẩn bị đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu, hoàn thiện công nghệ thông tin. Mục đích là cả nước sử dụng một công cụ, ứng dụng duy nhất sau khi dữ liệu được đồng bộ.

    Ông Đức cũng cho biết địa phương sẽ có thẻ xanh, vàng, đỏ và được cập nhật tự động. Tuy nhiên, không phải ai cũng tiếp cận được công nghệ nên sẽ nghĩ thêm cách khác và tham vấn chuyên gia để tạo điều kiện cho người dân, đảm bảo quyền lợi như nhau.

    "Sau 15/9, TP.HCM chưa thể nới lỏng giãn cách xã hội theo thẻ xanh, vàng", Phó chủ tịch Dương Anh Đức thông tin.

    Dự kiến, một trong những tiêu chí quan trọng để có "thẻ xanh Covid-19" là người dân đã tiêm 2 mũi vaccine được ít nhất 2 tuần. Sau 2 tuần kể từ thời điểm tiêm mũi 2, cơ thể mới bắt đầu phát sinh đủ kháng thể để bảo vệ.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-12T17:09:00

    Tỉ lệ mắc Covid-19 tại các vùng nguy cơ ở TP.HCM giảm rõ rệt

    Đây là những thông tin được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cung cấp tại buổi họp báo chiều nay (12/9).

    Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết hiện nay công tác xét nghiệm tầm soát diện rộng ở tất cả các vùng đã bước qua đợt 3 và đạt khoảng 55% tiến độ.

    Qua mỗi đợt xét nghiệm, tỉ lệ dương tính với SARS-CoV-2 giảm rõ rệt. Cụ thể, đối với khu vực vùng cam, vùng đỏ trên địa bàn TP.HCM, tỉ lệ người mắc Covid-19 qua các đợt 1, 2 lần lượt là 3,6% và 2,7% còn nửa giai đoạn đợt 3 chỉ còn 1,3% người mắc Covid-19 trên tổng số mẫu xét nghiệm. Riêng khu vực vùng xanh là 0,78 %, cận xanh 1,27% , vàng là 1,41%.

    Ông Nguyễn Hồng Tâm đánh giá: “Trước đây việc phân vùng màu của chúng ta là khá chính xác. Vùng nguy cơ thấp tỉ lệ dương tính rất ít, vùng nguy cơ cao thì dương tính với Covid-19 rất nhiều. Qua các đợt test nhanh, các vùng nguy cơ cao và rất cao (vùng cam và vùng đỏ) thì tỉ lệ dương tính giảm rất rõ rệt”.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-12T17:09:00

    Ngày 12/9, chiến dịch tiêm chủng Hà Nội lập kỷ lục mới với hơn nửa triệu mũi tiêm

    Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội tối 12/9 cho biết, trong ngày 12/9 toàn thành phố đã tiêm được 573.829 mũi vaccine phòng Covid-19. Cộng dồn tới 18h00 ngày 12/9, toàn thành phố Hà Nội đã tiêm vaccine Covid-19 cho các đối tượng trong thuốc Nghị quyết 21 của Chính phủ và Phương án 170 của UBND thành phố Hà Nội là 4.480.426 mũi tiêm, sử dụng 4.088.460 liều vaccine/4.591.476 liều vaccine được cấp, đạt tiến độ 89%.

    Về công tác lấy mẫu xét nghiệm, ngày 12/9, toàn thành phố đã lấy 759.789 mẫu, trong đó có 505.542 mẫu gộp xét nghiệm PCR và 245.247 mẫu test nhanh kháng nguyên. 

    Như vậy, tổng số mẫu được lấy từ ngày 9/9 đến nay là 2.046.779 mẫu, gồm 1.468.654 mẫu gộp xét nghiệm PCR, trong đó 334.853 mẫu âm tính và 10 mẫu dương tính, số mẫu còn lại đang chờ kết quả; số mẫu test nhanh kháng nguyên là 578.125 mẫu, trong đó có 572.526 mẫu âm tính và 33 mẫu dương tính.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-12T17:09:00

    Phó Bí thư Hà Nội: TP không thể tiếp tục kéo dài giãn cách

    Tại tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh của VTV tối 12/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã trả lời về công tác chống dịch cũng như định hướng nới lỏng giãn cách xã hội trong thời gian tới của TP.

    Theo ông Phong, tình hình dịch tại Hà Nội cơ bản được kiểm soát. Song, dẫn lời chuyên gia, ông Phong cho rằng nguy cơ bùng phát dịch ở Hà Nội luôn thường trực. Qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng và sàng lọc ho sốt, TP vẫn phát hiện thêm các ca F0. Chiều hướng ca bệnh có giảm nhưng số liệu cho thấy chưa bền vững.

    Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh TP không thể cứ tiếp tục giãn cách kéo dài thêm nữa, mà cần những giải pháp mạnh, quyết liệt, thực chất và hiệu quả hơn. 

    "Đó chính là vaccine, xét nghiệm diện rộng để tầm soát và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng", ông Phong nói.

    Nhìn nhận tình hình dịch bệnh hiện tại, ông nói Hà Nội rất khó bóc tách hoàn toàn F0 ra khỏi cộng đồng. Dù vậy, TP cần xác định cố gắng bóc tách ở mức độ cao nhất, triệt để nhất có thể bằng xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVD-19 NGÀY 13/9: Hà Nội xây dựng phương án nới lỏng sau ngày 21/9 - Ảnh 1.

    Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh TP không thể cứ tiếp tục giãn cách kéo dài thêm nữa. Ảnh minh họa.

    Về lộ trình nới lỏng, ông Nguyễn Văn Phong cho biết TP đang tính đến nới lỏng ở vùng vàng, nơi tập trung các khu công nghiệp, khu kinh doanh, sản xuất lớn. Vùng vàng sẽ được nới lỏng một số hoạt động, đáp ứng việc phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

    "Việc này sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho người dân cũng như nguồn thu ngân sách cho TP, một mặt bảo vệ an toàn các khu công nghiệp, sản xuất. Còn lại các nơi khác có điều kiện nới lỏng giãn cách thì từng bước khôi phục lại sản xuất kinh doanh", ông Phong nói và cho biết TP sẽ phân quyền chủ động cho từng địa phương để ra quyết sách phù hợp.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-13T01:09:00

    Sáng 13/9, Hà Nội thêm 22 ca mắc Covid-19, trong đó 18 ca ở Thanh Xuân Trung

    Sáng 13/9, Sở Y tế Hà Nội thông báo, từ 18h ngày 12/9 đến 06h ngày 13/9 ghi nhận 22 ca mắc Covid-19, trong đó 18 ca tại khu cách ly, 4 ca tại khu phong tỏa.

    Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (18), Hoàng Mai (04) theo các chùm ca bệnh: Chùm F1 của sàng lọc ho sốt (18), Sàng lọc khu vực phong tỏa (4).

    Sàng lọc khu vực phong tỏa (04):

    1) L.M.C, nam, sinh năm 1976.

    2, L.N.M.L, nam, sinh năm 2008.

    3) L.K.T, nam, sinh năm 2011.

    4) N.Đ.T, nam, sinh năm 1982.

    - Địa chỉ: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai.

    - Dịch tễ: Cả 04 BN sống trong khu vực phong tỏa, ngày 12/9 được lấy mẫu sàng lọc khu vực phong tỏa, kết quả dương tính.

    Chùm F1 của sàng lọc ho sốt (18):

    1) Đ.T.B, Nữ, sinh năm 1958.

    2) V.M.T, Nam, sinh năm 2019.

    3) Đ.T.M.H, Nữ, sinh năm 1965.

    4) H.T.M.T, Nữ, sinh năm 1947.

    5) T.T.Y, Nữ, sinh năm 1984.

    6) P.Đ.M.K, Nam, sinh năm 2013.

    7) P.Đ.H.B, Nam, sinh năm 2009.

    8) P.Đ.T, Nam, sinh năm 1984,

    9) N.T.N.C, Nữ, sinh năm 1995.

    10) Đ.T.S.M, Nữ, sinh năm 1995.

    11) Đ.T.H, Nam, sinh năm 1966.

    12) V.Đ.P, Nam, sinh năm 1973.

    13) L.T.H, Nữ, sinh năm 2007.

    14) L.T.S, Nam, sinh năm 1994.

    15) C.T.V, Nữ, sinh năm 1939.

    16) B.M.H, Nữ, sinh năm 2004.

    17) B.T.H.V, Nam, sinh năm 1965.

    18) V.H.H, Nam, sinh năm 2019.

    - Địa chỉ: Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

    Dịch tễ: Các BN là người sống trong khu vực ổ dịch Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, đã được chuyển cách ly tại ĐH FPT. Ngày 12/9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Như vậy, cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.802 ca trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly 2.207 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-13T05:09:00

    Trưa 13/9, Hà Nội thêm 15 ca mắc Covid-19, Thanh Xuân có 6 trường hợp

    Trưa 13/9, Sở Y tế thông báo, trong sáng nay (13/9) ghi nhận 15 ca mắc Covid-19, trong đó 14 ca tại khu cách ly, 1 ca khu vực ổ dịch cũ.

    Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (6) , Đan Phượng (2), Hai Bà Trưng (2), Thanh Trì (2), Hoàng Mai (1), Ứng Hòa (1), Thường Tín (1) tại các chùm ca bệnh: Chùm F1 của sàng lọc ho, sốt cộng đồng (11), chùm liên quan TP.HCM (4).

    4 trường hợp liên quan TP.HCM

    T.A.T, nam, sinh năm 1996; T.V.C, nam, sinh năm 1999; địa chỉ tại Thọ An, Đan Phượng; từ TP.HCM về Hà Nội ngày 6/9, được lấy mẫu xét nghiệm (kết quả âm tính) và chuyển đi cách ly tập trung. Ngày 12/9, được lấy lại mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

    L.H.L, nam, sinh năm 2000, địa chỉ tại Giáp Bát, Hoàng Mai; là F1 của bệnh nhân N.T.M được chuyển cách ly tập trung từ 28/8 và xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 12/9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    T.N.T, nam, sinh năm 1995, địa chỉ tại Tô Hiệu, Thường Tín; về từ TP Hồ Chí Minh ngày 4/9, được chuyển cách ly tập trung và xét nghiệm lần 2 âm tính. Ngày 12/9 xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    11 trường hợp là F1 của các ca ho, sốt cộng đồng

    N.T.T, nữ, sinh năm 1959; H.V.L, nam, sinh năm 1956, địa chỉ tại Trương Định, Hai Bà Trưng; là F1(ông bà) của bệnh nhân N.T.V; được lấy mẫu ngày 4/9 kết quả âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 11/9 có triệu chứng sốt. Ngày 12/9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    P.K.O, nữ, sinh năm 1996, địa chỉ tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là người sống trong khu vực phong tỏa. Đã được lấy mẫu 3 lần âm tính. Ngày 2/9, được chuyển cách ly tập trung tại ĐH FPT. Ngày 12/9 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    N.T.T, nữ, sinh năm 1991, địa chỉ tại Tả Thanh Oai, Thanh Trì; là F1 của bệnh nhân N.T.G. Ngày 7/9 đã được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính. Ngày 12/9 bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

    T.H.L, nữ, sinh năm 1996, địa chỉ tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là F1 của bệnh nhân T.T.H, được xét nghiệm nhiều lần âm tính, chuyển cách ly tập trung từ 6/9. Ngày 12/9 xuất hiện triệu chứng được làm test nhanh dương tính, lấy khẳng định kết quả dương tính.

    P.T.H, nữ, sinh năm 1979, địa chỉ tại Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân; là F1 của bệnh nhân T.T.H , được chuyển cách ly từ 3/9 xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 12/9 được lấy mẫu xét nghiệm lần 3 kết quả dương tính.

    Đ.Đ.A, nam, sinh năm 1995, địa chỉ tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là F1 (chồng) của bệnh nhân Đ.P.T được chuyển cách ly tập trung từ 1/9 và xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 12/9 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.817 ca trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly 2.222 ca.

    Theo Sở Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-13T05:09:00

    Hà Nội xét nghiệm 100% người dân, trẻ từ độ tuổi nào phải đi test?

    Sáng 13/9, TS. Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay trong thời gian triển khai xét nghiệm COVID -19 diện rộng trên địa bàn toàn thành phố đã có một số quận, huyện xét nghiệm cho trẻ em dưới 12 tuổi.

    Bà Hà cho biết sau khi nhận được thông tin phản ánh, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương rà soát lại các đối tượng cần xét nghiệm, bảo đảm không bỏ sót F0 trong cộng đồng nhưng cũng không tạo ra bức xúc trong dư luận.

    Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, không bắt buộc phai xét nghiệm, trừ những trường hợp có biểu hiện nghi nhiễm COVID -19; những trường hợp ở khu vực cách ly, phong toả.

    Theo lãnh đạo Sở Y tế khi Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh, thành phố cho phép học sinh có thể quay lại trường học sẽ tiến hành xét nghiệm với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, đau họng…

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-13T05:09:00

    Hà Nội sẽ nới lỏng từng bước thế nào?

    Trao đổi với Zing sáng 13/9, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết TP đang giao các đơn vị xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho việc nới lỏng từng bước giãn cách xã hội khi dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát như trong tuần qua.

    Theo ông Tuấn, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn này là lấy mẫu diện rộng, đẩy nhanh và tăng công suất xét nghiệm để sớm khoanh vùng các chuỗi lây nhiễm còn lại, đồng thời đánh giá nguy cơ trên địa bàn.

    "Thông qua số liệu xét nghiệm, chúng tôi sẽ đánh giá từng vùng, từng khu vực theo mức độ nguy cơ để tham mưu cho TP phương án nới lỏng từng bước, từng phần. Thay vì chia vùng giãn cách rộng như hiện nay, CDC đang tham mưu giãn cách theo quy mô xã, phường hoặc thậm chí thấp hơn nữa sau ngày 21/9", ông Tuấn nói.

    Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng nhấn mạnh nguy cơ đối với Hà Nội luôn thường trực, nên vùng nguy cơ rất cao như Thanh Xuân Trung nhiều khả năng tiếp tục nằm trong khu vực giãn cách xã hội nghiêm ngặt để bảo vệ thành quả, giữ gìn vùng xanh, vùng vàng.

    Chia sẻ về lộ trình nới lỏng hôm 12/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết TP đang tính đến nới lỏng ở vùng vàng, nơi tập trung các khu công nghiệp, khu kinh doanh, sản xuất lớn. Vùng vàng sẽ giúp doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn nhanh chóng quay lại hoạt động.

    "Việc này sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho người dân cũng như nguồn thu ngân sách cho TP. Còn lại các nơi khác có điều kiện nới lỏng giãn cách thì từng bước khôi phục lại sản xuất kinh doanh", ông Phong nói và cho biết TP sẽ phân quyền chủ động cho từng địa phương để ra quyết sách phù hợp.

    Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày 24/7. Sau ngày 6/9, Hà Nội chia 3 phân vùng giãn cách xã hội để vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất. Vùng 1 có nguy cơ rất cao (tập trung ở nội đô) tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại 2 vùng (khu vực ngoại thành) áp dụng biện pháp theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-13T11:09:00

    Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội ngày 13/9/2021 (cập nhật 18 giờ) 

    1. Số mắc trong ngày:

    - Từ (12h-18h) ngày 13/9 chưa ghi nhận ca mắc mới.

    + Như vậy tính từ 18h ngày 12/9 đến 18h ngày 13/9 ghi nhận 37 ca trong đó 32 ca khu cách ly, 4 ca khu vực phong tỏa, 1 ca khu vực ổ dịch cũ 2. 

    - Số ca mắc cộng dồn tại Hà Nội:

    Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.817 ca trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly 2.222 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-13T13:09:00

    Hà Nội: 'Xem xét, quyết định nới lỏng biện pháp phòng chống dịch sau 15 và 21/9'

    chiều 13/9, Thường trực Thành uỷ Hà Nội đã nghe Ban Cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    Theo bản tin, hiện Hà Nội đang tiến hành triển khai xét nghiệm diện rộng và tiêm vắc xin COVID-19 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi trên địa bàn thành phố, với sự hỗ trợ của gần 8.000 nhân viên y tế của 12 tỉnh, thành phố.

    Theo đó, trên cơ sở kết quả đạt được, Thường trực Thành uỷ Hà Nội giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố xem xét, đánh giá tổng thể quyết định phương án nới lỏng một số biện pháp phòng chống dịch và một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực, cơ sở đảm bảo chặt chẽ phương án phòng chống dịch sau 15/9 và 21/9.

    Trước đó, tại cuộc họp Sở chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 chiều 12/9, Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các địa phương phải tính toán, nghiên cứu, sớm có định hướng cho giai đoạn chống dịch sau ngày 21/9.

    Đối với vùng 2,3, chính quyền địa phương phải tạo điều kiện để người dân phát triển sản xuất, xây dựng trong điều kiện kiểm soát tình hình dịch bệnh chặt chẽ.

    Cùng với đó, các quận huyện, các ngành phải chủ động xây dựng phương án để phục hồi kinh tế, dịch vụ, để đến khi thành phố có quyết định nới lỏng giãn cách xã hội thì bắt tay ngay vào triển khai, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

    Theo Trường phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-13T13:09:00

    Ngày 13/9, Việt Nam ghi nhận thêm 11.172 ca mắc COVID-19

    Tối 13/9, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.172 ca nhiễm mới với 4 người nhập cảnh và 11.168 trường hợp ghi nhận trong nước (5.926 ca cộng đồng).

    Cụ thể: TPHCM (5.446 ca), Bình Dương (3.651 ca), Đồng Nai (768 ca), Long An (327 ca), Tiền Giang (161 ca), Tây Ninh (142 ca)...

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 620.165 ca, trong đó có 383.004 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    24 giờ qua đã thực hiện 240.234 xét nghiệm cho 771.109 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 15.207.904 mẫu cho 44.219.750 lượt người.

    Ngày 12/9 có 1.066.948 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 29.280.307 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 23.954.248 liều, tiêm mũi 2 là 5.326.059 liều.

    Cũng trong ngày 13/9, tổng hợp số liệu tử vong do các sở y tế công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Khám chữa bệnh ghi nhận 381 ca tử vong tại13 tỉnh thành.

    Cụ thể: TPHCM (228 ca), Bình Dương (32 ca), Đồng Nai (10 ca), Long An (7 ca), Tiền Giang (5 ca), Đồng Tháp (5 ca), Cần Thơ (3 ca), Khánh Hòa (2 ca), Đà Nẵng (2 ca), Phú Yên (1 ca), Bình Thuận (1 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), An Giang (1 ca).

    Bổ sung dữ liệu 83 ca tử vong từ thời gian trước đó tại: Bình Dương (9 ca), Đồng Tháp (52 ca), An Giang (22 ca).

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ