- Sáng 5/8: Thêm 3.943 ca COVID-19 mới, giảm 326 ca so với sáng hôm qua.
- Thêm nhiều khu vực tại Hà Nội bị phong tỏa, cách ly y tế do có liên quan đến các ca nhiễm mới.
Tròn một tháng bị phong tỏa (từ ngày 6/7/2021), hơn 21.000 hộ dân tại quận 7, TPHCM đã được trở về với cuộc sống bình thường trong vài ngày nay. Những người dân phường Tân Thuận Đông nói: "Từ ngày các ngày 3- 4/8, những hàng rào thép gai đã được dỡ bỏ".
Những vùng xanh đã được mở rộng và cuộc sống của người dân xung quanh Khu Chế xuất Tân Thuận sinh động trở lại với những sắc màu hết sức tươi sáng.
Toàn bộ địa bàn phường Tân Thuận Đông, một phần địa bàn phường Tân Thuận Tây và Bình Thuận, Quận 7 bao gồm 16 khu phố, 187 tổ dân phố với diện tích 393ha, dân số 21,582 hộ, 91.477 nhân khẩu, đã trở lại với cuộc sống bình thường.
Không còn những tiếng còi hú nửa đêm của xe cấp cứu và những chuyến xe chở đầy F0 vào lúc tối trời. Những con đường nay rất vắng vẻ vì người dân vẫn quen với cuộc sống giãn cách, chưa ra đường, nhưng không còn hình ảnh tiếp tế mỗi ngày.
Theo
Từ 17h00 ngày 4/8, phường Văn Chương đã thành lập vùng cách ly y tế đối với 900 hộ gia đình và 2.800 nhân khẩu do liên quan ca mắc Covid-19.
Theo thông báo của UBND quận Đống Đa, các khu vực bị cách ly y tế tại phường Văn Chương bao gồm: Toàn bộ khu dân cư số 3, từ số nhà 172 đến số nhà 224 ngõ Văn Chương, từ số nhà 145 ngõ Trung Tả đến số nhà 19B Hồ Văn Chương, từ số nhà 19B Hồ Văn Chương đến hết số nhà 69 Hồ Văn Chương.
Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 quận Thanh Xuân thông báo tìm người đã đến Siêu thị Vinmart B2-R2 khu đô thị Royal City (phường Thượng Đình) trong khoảng thời gian sau:
Ngày 26/7/2021: Từ 06h00 đến 12h00, vị trí cửa ra F4
Ngày 27/7/2021: Từ 12h00 đến 14h00, vị trí cửa ra F4
Ngày 29/7/2021: Từ 09h00 đến 11h00; 11h30 đến 14h00, tại dàn thu ngân
Ngày 30/7/2021: Từ 09h00 đến 12h00; 12h30 đến 14h00, tại vị trí cửa ra F4
Ngày 1/8/2021: Từ 16h30 đến 18h00, tại vị trí cửa ra F4
Theo thông báo, tất cả những người từng đến địa điểm đã nêu trong khoảng thời gian trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (02485823468) hoặc gọi điện thoại đến CDC Hà Nội (0969082115).
Theo
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 và các tháng cuối năm 2021.
UBND TP Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, triển khai quyết đoán, linh hoạt các giải pháp quyết tâm chiến đấu, chiến thắng dịch bệnh; đồng thời, tận dụng thời cơ bứt tốc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng các nhiệm vụ.
Yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã bám sát thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản, thông báo kết luận của Trung ương, Chính phủ, Bộ Y tế, Thành ủy, công điện, chỉ thị… của UBND TP, mới nhất là Công điện số 1063/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 17/CĐ-UBND ngày 1-8-2021 của Chủ tịch UBND TP về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19: Kiên định các giải pháp chống dịch "3 trước", "4 tại chỗ".
Triển khai các kịch bản chi tiết chủ động ứng phó với dịch bệnh theo từng cấp độ, diễn biến thực tế. Có phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Xử lý khẩn trương, quyết liệt khi có ca nhiễm mới; rà soát kỹ F0, cách ly triệt để các trường hợp F1, F2 và người liên quan với mục tiêu dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới. Khoanh vùng, điều tra, xử lý triệt để ổ dịch tại ngõ 651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng và các ổ dịch khác trong thời gian sớm nhất, không để dịch lan rộng trên địa bàn.
Theo
Ngày 5/8, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19
Cuộc họp diễn ra một ngày trước đó để nghe báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến của đại biểu dự họp về phương án hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Bộ Tài chính đã nhanh chóng, kịp thời đề xuất Thường trực Chính phủ về giải pháp miễn, giảm thuế ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30 ngày 28/7 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Thường trực Chính phủ cơ bản nhất trí với các giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Theo
Ngày 5/8, UBND TP Hải Phòng có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế đăng ký hỗ trợ thành phố 2 triệu liều vắc-xin COVID-19 loại Sinopharm và 1,2 triệu liều vắc-xin các loại khác.
Để kịp thời tiêm chủng kịp thời vắc-xin cho người dân trong thời gian chờ đợi vắc-xin của Bộ Y tế cấp, thành phố Hải Phòng đề nghị UBND TPHCM cho mượn tạm 500.000 liều vắc-xin loại Sinopharm.
TP Hải Phòng hiện có trên 2 triệu dân, trong đó đủ điều kiện để tiêm khoảng 1,6 triệu người. Đến nay Bộ Y tế đã cấp cho TP Hải Phòng 165.000 liều vắc-xin, số lượng vắc-xin cần bổ sung là rất lớn.
Theo
Tính từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay Bình Dương ghi nhận 21.865 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.595 bệnh nhân khỏi bệnh; 136 bệnh nhân tử vong.
Hiện, Bình Dương đang điều trị cho 8.062 bệnh nhân; trong đó có 112 phụ nữ mang thai, 124 người trên 65 tuổi, 323 người có bệnh lý nền, 397 người có diễn biến nặng.
Toàn tỉnh Bình Dương có 16 khu điều trị bệnh nhân COVID-19 đáp ứng điều trị được 17.240 người. Ngoài ra, tỉnh này vừa huy động, thành lập 4 bệnh viện đa khoa tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và để hạn chế bệnh nhân COVID-19 tử vong, UBND tỉnh Bình Dương vừa có công văn đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thành lập Bệnh viện Hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19 Bình Dương với quy mô 500 giường (địa điểm dự kiến đặt tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một).
Cụ thể, tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Y tế cử lãnh đạo phụ trách chuyên môn cho bệnh viện; bố trí nhân lực đội ngũ y, bác sĩ gồm: 304 bác sĩ và 760 điều dưỡng. Đồng thời hỗ trợ một số trang thiết bị y tế cho bệnh viện.
Theo
Ngày 5/8, UBND TP Hải Phòng có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế đăng ký hỗ trợ thành phố 2 triệu liều vắc-xin COVID-19 loại Sinopharm và 1,2 triệu liều vắc-xin các loại khác.
Để kịp thời tiêm chủng kịp thời vắc-xin cho người dân trong thời gian chờ đợi vắc-xin của Bộ Y tế cấp, thành phố Hải Phòng đề nghị UBND TPHCM cho mượn tạm 500.000 liều vắc-xin loại Sinopharm.
Theo
Tính từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay Bình Dương ghi nhận 21.865 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.595 bệnh nhân khỏi bệnh; 136 bệnh nhân tử vong.
Hiện, Bình Dương đang điều trị cho 8.062 bệnh nhân; trong đó có 112 phụ nữ mang thai, 124 người trên 65 tuổi, 323 người có bệnh lý nền, 397 người có diễn biến nặng.
Toàn tỉnh Bình Dương có 16 khu điều trị bệnh nhân COVID-19 đáp ứng điều trị được 17.240 người. Ngoài ra, tỉnh này vừa huy động, thành lập 4 bệnh viện đa khoa tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và để hạn chế bệnh nhân COVID-19 tử vong, UBND tỉnh Bình Dương vừa có công văn đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thành lập Bệnh viện Hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19 Bình Dương với quy mô 500 giường (địa điểm dự kiến đặt tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một).
Cụ thể, tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Y tế cử lãnh đạo phụ trách chuyên môn cho bệnh viện; bố trí nhân lực đội ngũ y, bác sĩ gồm: 304 bác sĩ và 760 điều dưỡng. Đồng thời hỗ trợ một số trang thiết bị y tế cho bệnh viện.
Theo
Tại cuộc họp báo về dịch Covid-19 chiều 5/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP chủ trương cho người dân tự xét nghiệm kháng nguyên nhanh (test nhanh) tại nhà.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM lưu ý độ chính xác của test nhanh phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu cũng như thời gian thực hiện và có sai số nhất định tùy vào thể trạng của từng người. Người tự thực hiện cần đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo nhân viên y tế.
Người dân có thể xem video hướng dẫn hoặc nhờ nhân viên y tế làm một lần rồi hướng dẫn là có thể tự làm.