Biếng ăn vì mẹ lười đổi thực đơn

Ngọc Minh ,
Chia sẻ

Đến hôm nay bé Na đã được 6 tháng 10 ngày. Ngày trước, mẹ rất vui lòng về chuyện ăn uống của Na. Từ bột ngọt, đến bột mặn bé đều ăn rất giỏi.

Nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây thì Na lười ăn lắm, cứ ngậm miệng hoài. Mẹ chuyển sang nấu cháo xay nhuyễn và bổ sung cùng rau, thịt, dầu mỡ theo hướng dẫn nhưng Na cũng chỉ hào hứng được khoảng 20 ngày rồi lại không chịu ăn.  

Dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bước sang giai đoạn tập ăn dặm. Nhưng nên bắt đầu từ lúc nào và ăn như thế nào cho phù hợp với cơ thể còn quá yếu ớt của bé?

Thức ăn dặm của con bạn không hoàn toàn đặc. Trên thực tế, bất kỳ thức ăn dặm đầu tiên nào cũng cần loãng. Thức ăn phổ biến nhất là bắt đầu từ ngũ cốc làm từ gạo có bổ sung sắt, loại thức ăn này giúp bé dễ dàng tiêu hoá và và ít gây ra phản ứng dị ứng.

Vì cơ thể của các bé khi đó rất dễ có những phản ứng không tích cực (dị ứng) đối với các loại thực phẩm mới. Bạn cũng cần chú ý tới thành phần của bữa ăn hàng ngày, tránh không cho bé dùng các món ăn mà cơ thể chúng chưa thể tiêu hoá, như ngũ cốc chứa nhiều protein (cho ăn sau khi bé 6 tháng tuổi), trứng (sau tháng thứ mười).

Mỗi bữa ăn chỉ nên thay đổi một loại thức ăn mới. Tuy nhiên cũng đừng quên thay đổi thực đơn vì bé cũng cần được đổi món liên tục như người lớn chúng ta vậy. Hơn nữa nếu  bé đã gắn bó quá lâu với một số món ăn quen thuộc sẽ khó chấp nhận những mùi vị của thức ăn mới.

Từ 6 tháng tuổi nên cho bé ăn: Thịt và cá, sữa chua, phomat trắng

Từ 8 tháng tuổi: Thực đơn phong phú hơn, nhưng chỉ nên cho trẻ ăn một vài món đơn giản.

Từ 12 tháng tuổi: Trẻ có thể ăn theo thực đơn phức tạp.

Tất nhiên ở độ tuổi trên dưới 1 năm, sữa vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu trong bữa ăn của bé. Các loại thực phẩm khác chỉ là thức ăn bổ sung với liều lượng tăng dần theo thời gian phù hợp.
 

Cơ hội trổ tài cho các bạn nấu ăn ngon chụp ảnh đẹp đây: click vào GIA ĐÌNH KHEN NGON để xem thể lệ dự thi và xuýt xoa với giải thưởng nào!!!

Chia sẻ