Bí quyết cho con ăn dặm tự chỉ huy để con biết xúc thìa thành thạo từ 9 tháng tuổi
Cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy là một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ, vượt qua rất nhiều khó khăn của cả mẹ và bé.
Chị Kiều Nga (30 tuổi, Đăk Nông) vốn được các mẹ khác biết đến với cách giúp con biết xúc thìa ăn sạch bát từ khi mới 9 tháng tuổi. Nhưng đằng sau khả năng ăn uống tự chủ, thói quen nghiêm túc đối xử với những món ăn của con trai, là cả một nỗ lực bền bỉ, kiên trì. Chị đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (baby led weaning - BLW) hoàn toàn cho bé Quang Khải. Đến nay, bé 15 tháng tuổi đã xúc thìa thành thạo, chuyển sang giai đoạn tập cầm đũa.
Bé Quang Khải tự lập ăn uống từ rất sớm.
Hãy cùng nghe chị Kiều Nga chia sẻ kinh nghiệm cũng như gợi ý thực đơn ăn dặm BLW đầy đủ dưỡng chất nhưng cũng ngập tràn màu sắc cho các bé:
Chào chị! Vì sao chị quyết định cho con ăn dặm theo phương pháp BLW?
Mình tìm hiểu và biết được những ưu điểm của phương pháp BLW như: giúp con có kỹ năng ăn uống tốt, ăn được đa dạng các loại thực phẩm và ăn theo nhu cầu của con chứ không bị ai ép buộc cả.
Đến khi con được khoảng 6 tháng 20 ngày, mình bắt đầu cho bé ăn dặm. Mình cho bé thử đút 1 tuần cách bữa với BLW, bé từ chối đút, muốn tự cầm ăn. Vậy là mình quyết định cho con áp dụng BLW, bé vui vẻ và thích thú mỗi khi ăn. Mình biết bé đã giúp mình chọn đúng con đường cho 2 mẹ con đi.
Trong quá trình cho con ăn dặm theo phương pháp BLW, chị có gặp khó khăn nào không?
Khó khăn lớn nhất có lẽ là việc mình không nhận được sự ủng hộ từ ai, kể cả ông bà hay chồng của mình. Ông bà nội, ngoại đều lo lắng, sợ bé hóc, ăn ít. Mọi người đều nói cho bé ăn thêm bột, vì sợ bé bú mẹ hoàn toàn, đến khi ăn ít như vậy thì thiếu chất.
Một số bữa ăn hấp dẫn của bé Quang Khải do mẹ tự tay chuẩn bị.
Rồi mỗi bữa bé ném, ăn không được bao nhiêu cũng khiến mình lo lắng, mỗi ngày phải dọn “bãi chiến trường” cũng rất mệt mỏi, rối bời. Nhưng thấy mỗi bữa ăn bé đều vui vẻ nên mình đã quyết định phải vượt qua tất cả và kiên trì đi theo.
Khi bé không chịu hợp tác, chị đã làm thế nào?
Mỗi khi bé cảm thấy bé khó chịu hoặc không muốn ăn, mình đều hỏi bé là con không ăn nữa đúng không, rồi mình bế bé ra ngoài luôn. Bé không thích ăn thì mình không ép. Mình cho bé ti mẹ rồi khi nào bé muốn ăn lại thì sẽ cho bé ăn. Chỉ cần mẹ giữ được kỷ luật bàn ăn: không dùng đồ chơi để dụ bé ăn, coi tivi, ipad, hay ép trẻ… Cho bé cơ hội 3 lần, nếu không ăn thì cho bé ra ngoài.
Theo chị, nếu các mẹ khác muốn theo đuổi phương pháp BLW thì cần lưu ý điều gì?
Các mẹ phải thật kiên nhẫn và hiểu con cần gì, đừng quan tâm đến lời của mọi người xung quanh. Thay vào đó, các mẹ hãy cố gắng bổ sung cho mình thật nhiều kiến thức bằng sách hay các tài liệu chính thống.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần phân biệt thật kỹ giữa hóc và ọe, tập sơ cứu khi bị hóc cho bé để mẹ yên tâm. Nếu tuân thủ các quy tắc ăn ặm BLW thì sẽ chẳng bé nào bị hóc cả.
Mỗi lần con ném đồ ăn thì hãy coi như là con đang tập cơ tay thôi, rồi điều chỉnh lại kích thước đồ ăn và độ cứng. Các mẹ hãy chuẩn bị cho con cầm nắm tốt bằng cách đừng ngăn cản con đưa đồ chơi vào miệng, cũng cho con tập cầm nắm mọi thứ.
Mẹ hãy để bé là người quyết định. Mẹ chỉ cần chế biến đồ ăn thật đa dạng và hiểu con cần gì, hỗ trợ con khi cần thiết.
Nhờ tập cho con ăn dặm theo phương pháp BLW nên hầu như chị Nga không phải chuẩn bị thực đơn riêng cho bé.
Vậy khi chế biến đồ ăn cho con, chị có tuân theo nguyên tắc nào không?
Mình cho bé ăn nhiều rau sạch, hạn chế đạm động vật tăng đạm thực vật, hay cho bé ăn các loại cá và tôm, rong biển. Con chỉ ăn đúng bữa không ăn vặt, khi nào đói quá thì mình luộc đĩa rau cho bé bốc ăn, chờ mẹ nấu cơm.
Dưới 1 tuổi mình hoàn toàn không dùng gia vị muối đường, mật ong và các chất gia vị công nghiệp. Hiện tại bé đã 15 tháng tuổi nhưng mình cũng rất hạn chế cho con ăn gia vị.
Dưới đây là một số thực đơn chị Kiều Nga đã áp dụng cho bé Quang Khải kể từ khi ăn BLW cho đến qua các giai đoạn:
Giai đoạn khởi đầu khi bé mới biết cầm nắm:
Món ăn: hình que dài cỡ ngón trỏ, mềm hơn người lớn nấu 1 chút, chủ yếu các loại củ quả, không cho ăn rau có lá, có thể cho ăn thịt.
Giai đoạn 2: Bốc nhón
Món ăn: Hình vuông, các loại quả tròn nhỏ cần gọt vỏ, bổ đôi, bỏ hạt, cơm nắm chặt..., có thể ăn cuống của rau lá (phần lá vẫn chưa được ăn), các món lỏng có thể dùng ống hút hoặc dùng để chấm thức ăn.
Một số món ăn phụ: