Bí kíp trị ho, sổ mũi cực đỉnh của mẹ Đắk Lắk giúp con 3 tuổi chưa phải đụng tới kháng sinh

Quang Vũ,
Chia sẻ

Nhiều người nhìn bé Mật Ong, gần 3 tuổi, cao 1m , nặng 16 kg, vui tươi, lí lắc đều nói mẹ Vân Anh ở Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk mát tay nuôi con. Các mẹ có con nhỏ thì càng tâm đắc khi biết, từ lúc sinh ra tới giờ, Mật Ong chưa phải đụng tới kháng sinh.

Dưới đây, cô giáo Lê Thị Vân Anh ở Buôn Mê Thuột chia sẻ những bí kíp chị áp dụng trong quá trình nuôi dạy bé Mật Ong để con lớn khỏe tự nhiên, hạn chế phải dùng thuốc:

Giữ gìn vệ sinh cho con cũng như môi trường sống

Nhà cửa cần thoáng mát, sạch sẽ. Đồ chơi của con cũng phải rửa, khử trùng thường xuyên. Đảm bảo vệ sinh thân thể cho con hằng ngày. Mình không phải là giữ con quá tới mức không cho bé nghịch, chơi thoải mái nhưng sau mỗi lần con chơi thì cần rửa, lau sạch sẽ. Rồi mũi họng của bé cũng cần được vệ sinh bằng nước muối sinh lý, nhất là những khi sổ mũi, nghẹt mũi, chớm ho…

Hạn chế cho con tiếp xúc với khói thuốc, người bị cúm, cảm…

Sức đề kháng của tụi nhỏ còn yếu lắm nên rất dễ bị lây bệnh từ mọi người hay môi trường xung quanh. Hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp cho bé. Vì thế, dẫn con tới nơi công cộng thì mình né những chỗ có người đang nhả khói. Ở trong nhà mình nhất định không ai hút thuốc. Nếu có ai mắc cúm hay cảm thì cũng hạn chế ở cạnh con.

Bí kíp trị ho, sổ mũi cực đỉnh của mẹ Đắk Lắk giúp con 3 tuổi chưa phải đụng tới kháng sinh - Ảnh 1.

Mẹ Lê Thị Vân Anh và con gái Mật Ong.

Cho con ăn uống đủ chất, phù hợp độ tuổi

Hẳn mẹ nào cũng biết dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phát triển thể chất và tăng cường sức đề kháng cho con.

Mật Ong bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu. Khi con bắt đầu ăn dặm ở tháng thứ 7, mình tập cho bé từ từ, ban đầu là cháo loãng rồi đến cháo rây. Ăn nhiều rau củ quả trước, sau đó mới tới thịt, trứng, rồi các loại cá. Mình không cho con đột ngột ăn các đồ lạ và tránh những loại bánh, nước ngọt không phù hợp cho trẻ em.

Trộm vía bé Mật Ong không kén ăn nên mình không quá đau đầu về chuyện ăn uống. Mình chỉ cần học hỏi để lựa chọn các loại thực phẩm, lên thực đơn, cách chế biến các món cho hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng và không khiến bé chán ăn.

Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch

Hệ miễn dịch của tụi nhỏ còn yếu lắm nên nếu bệnh gì có thể phòng trước cho con bằng tiêm vắc xin thì các mẹ đừng bỏ qua. Ngay từ trước khi sinh Mật Ong, mình đã có trong lịch tiêm chủng và cứ thế đúng lịch là đưa con đi chích ngừa.

Đừng đợi con ốm mới chữa

Thường lần đầu làm mẹ ai cũng lóng ngóng khi con bệnh. Mình đâu khác gì. Nhưng nếu chịu khó học hỏi kinh nghiệm, chuẩn bị trước thì mình sẽ nhận biết sớm được dấu hiệu chớm bệnh của con để phòng và xử trí đúng từ đầu.

Từ nhỏ tới lúc một tuổi, Mật Ong hầu như ít bệnh vặt, chỉ ngạt mũi vài hôm là tự khỏi. Lần đầu tiên con phải uống siro ho cảm là lúc gần một tuổi. Hồi đó, mình thấy con có vẻ khó chịu, quấy hơn, mũi cứ khụt khịt rồi hắt xì liên tục. Khi ngủ, con không ngon giấc mà thỉnh thoảng ngọ nguậy, rồi cảm giác mũi thở vướng vướng chi đó.

Biết cần cho con sử dụng siro ho, chứ "lỳ" là bệnh dễ chuyển nặng, mình lên các trang chính thống tìm hiểu về bệnh ho cảm ở trẻ nhỏ, rồi nghe bác sĩ, dược sĩ tư vấn một loại siro ho cảm có các thành phần giúp trị ho tốt, rất lành tính như Tắc, Tần dày lá, gừng... Điểm khiến mình yên tâm nhất là siro được sản xuất từ các dược liệu sạch với vùng trồng đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Lần đó, mình cho Mật Ong uống mỗi ngày 3 lần, liền trong 3 ngày là thấy con hết hẳn hắt hơi, sổ mũi, ngủ ngon lành.

Thời điểm bắt đầu dùng siro ho cảm cũng rất quan trọng. Nếu cho con uống ngay khi bé chớm hắt hơi, chảy chút nước mũi trong thì chỉ khoảng 2 ngày là con hết triệu chứng. Nhưng nếu để con chảy mũi đặc thì thường phải dùng 4-5 ngày mới đỡ.

Vì con khó uống thuốc nên mẹ càng… né thuốc!

Nhiều mẹ bảo, để giữ cho con khỏi uống kháng sinh, chắc là mình "gan" và "cứng" lắm. Thật ra mình cũng như các mẹ thôi - nhìn con ho là sốt ruột, cũng có lúc muốn cho con dùng thuốc cho khỏi mau. Nhưng Mật Ong cực khó uống thuốc, mình lại sợ các tác dụng phụ của kháng sinh nên cũng kiên nhẫn. Mỗi lần con uống siro thôi là như trận chiến, mẹ bơm vào, con nhè ra, có khi phun phì phì. Rồi có lần bố phải làm trò "cụng nắp" cùng uống với con hoặc mượn tạm ly rượu của ông để rót siro vào cho con "zô". Vì thế, tìm được loại siro con chịu nuốt, lại hợp, giúp con mau khỏi ho, sổ mũi… là nhà mình mừng hết biết. Vị siro không ngọt khắt như những loại khác mà dịu nhẹ, thanh thanh, thoảng vị tự nhiên của tắc, húng chanh, mật ong...

Một trong những bí kíp để Mật Ong lớn khỏe tự nhiên, không phải đụng tới kháng sinh là sự hỗ trợ của ông bà. Ở cùng nhà, ông bà chăm bé và ủng hộ khi mình kiên trì cho con uống siro ho cảm từ thảo dược thay vì vội vàng giục dùng kháng sinh. Nếu sau 3 ngày con uống siro không đỡ thì sẽ đưa đi khám rồi nghe bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách chữa chứ không bao giờ tự tiện đi mua thuốc về uống.

Bí kíp trị ho, sổ mũi cực đỉnh của mẹ Đắk Lắk giúp con 3 tuổi chưa phải đụng tới kháng sinh - Ảnh 2.

Chuyên gia Nguyễn Thị Anh Xuân.

Theo chuyên gia Nguyễn Thị Anh Xuân, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CuBa, phần lớn (khoảng 80%) các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em là do virus. Nếu bé cảm lạnh thông thường - chỉ sổ mũi, khúc khắc ho, vẫn ăn và chơi như mọi ngày, không có dấu hiệu bất thường, thì mẹ chỉ cần chăm sóc và xử trí tại nhà đúng cách như sau:

- Giữ ấm cho con, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

- Vệ sinh sạch mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý.

- Người chăm sóc và bé cần được rửa tay với xà phòng thường xuyên.

- Cho bé uống nhiều nước, tăng cường dinh dưỡng tốt để nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch.

- Dùng Siro ho cảm thảo dược có thành phần từ Quất (tắc), Húng chanh (tần dày lá), Cát cánh, Gừng… để hỗ trợ giảm ho, sổ mũi cho trẻ, tránh tiến triển bệnh nặng và hạn chế phải dùng kháng sinh.

Chuyên gia cho biết, cách nuôi con của mẹ Vân Anh rất khoa học, tạo điều kiện cho hệ đề kháng của trẻ phát triển hoàn thiện, đồng thời tránh nguy cơ trẻ phải chịu tác dụng phụ khi lạm dụng kháng sinh. Việc mẹ xử trí đúng các triệu chứng ho, sổ mũi cho trẻ ngay từ khi mới chớm và theo dõi sát diễn biến sức khỏe của con rất quan trọng. Hầu hết các trường hợp trẻ sẽ khỏi trong một tuần nếu được xử trí đúng như trên. Bố mẹ nên đưa con đưa đi khám trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu chuyển nặng như sốt không hạ, thở nhanh, khó thở, mệt, li bì… Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh cho con vì có thể khiến trẻ gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Bí kíp trị ho, sổ mũi cực đỉnh của mẹ Đắk Lắk giúp con 3 tuổi chưa phải đụng tới kháng sinh - Ảnh 3.

Từ trái sang phải: TPBVSK Siro ho cảm Ích Nhi (dành cho trẻ từ sơ sinh), TPBVSK Viên ngậm Ích Nhi (Dành cho trẻ từ 5 tuổi trở lên), TPBVSK Siro ho-cảm Ích Nhi 3+ (Dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên).

Phát triển từ bài thuốc dân gian, với các thành phần dược liệu sạch: Quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), cát cánh, gừng, mạch môn, mật ong… Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho cảm Ích Nhi không chỉ tập trung hỗ trợ giảm ho mà còn hỗ trợ: Giải cảm, giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi – gốc của bệnh đường hô hấp ở trẻ.

Sản phẩm được chứng nhận an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

GPQC số: 00291/2020/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm Siro ho cảm Ích Nhi: Công ty TNHH Nam Dược
Địa chỉ: Lô M13 (C4-C9), KCN Hòa Xá, xã Mỹ Xá, Nam Định.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm Viên ngậm Ích Nhi: Chi nhánh Công ty TNHH ADC tại Ô Môn
Địa chỉ: Khu vực Thới Hưng, P. Long Hưng, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Nhà phân phối các sản phẩm: Công ty Cổ phần Nam Dược

Địa chỉ: Số 51, đường Trương Công Giai, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chia sẻ