Bé và người giúp việc
Ngoài bố mẹ, người giúp việc cũng là người gần gũi với trẻ. Hãy dạy trẻ cách cư xử, tôn trọng người lớn dù họ là người giúp việc trong nhà.
Từ đâu trẻ có thái độ sai trái đó?
Tất cả những điều này vô tình làm trẻ nghĩ rằng người giúp việc là “kẻ tôi tớ” và chúng có quyền cư xử thiếu tôn trọng với họ.
Ngoài ra, nhiều người giúp việc cũng nghĩ rằng bổn phận của mình là phải đáp ứng mọi yêu cầu của chủ nhà, kể cả các cô, cậu chủ nhỏ. Khi được sai bảo, họ lập tức làm ngay, không cần biết việc đó có chính đáng hay không. Lâu dần, điều đó tạo cho trẻ thói quen coi thường giúp việc.
Cần dạy trẻ tôn trọng người giúp việc
Một số bố mẹ khi thấy thái độ sai trái của trẻ lại cho rằng trẻ con đâu có biết gì. Song thái độ đó không những ảnh hưởng đến quan hệ với người giúp việc, lâu ngày nó còn gây hại cho sự phát triển tính cách của trẻ.
Thế nhưng, để giáo dục trẻ, bố mẹ cũng phải làm gương. Đừng bao giờ dùng những từ ngữ miệt thị để gọi, chê bai về xuất thân, học vấn và công việc của người giúp việc. Nếu thấy không hài lòng với người giúp việc về chuyện gì, hãy nhắc nhở họ một cách nhẹ nhàng và cố gắng không để trẻ chứng kiến.
Hãy giải thích để bé hiểu rằng giúp việc trong nhà cũng là một công việc lương thiện, cần được tôn trọng. Điều quan trọng là bạn phải giáo dục cho trẻ biết tôn trọng người lớn, dù họ có làm công việc gì, miễn là lương thiện.
Bố mẹ cần tạo cảm giác thân thiện, gần gũi với những người giúp việc. Nếu bạn xem họ như một thành viên trong gia đình, trẻ sẽ cho rằng đó là người quan trọng, cần được tôn trọng.
Tuỳ theo lứa tuổi, bạn hãy để trẻ tự làm một số công việc cá nhân thay vì nhờ người giúp việc. Bạn nên yêu cầu bé một cách rõ ràng và thường xuyên kiểm tra xem bé có thực hiện đúng hay không. Hãy yêu cầu người giúp việc không được nuông chiều trẻ một cách vô điều kiện. Khi trẻ có thái độ sai trái, cần báo ngay cho bố mẹ biết để uốn nắn.
Theo Tiếp thị và Gia đình