Kidshealth

Bé trai vỡ giọng sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe?

,
Chia sẻ

Bé trai 10 tuổi nhưng đã bắt đầu vỡ giọng. Tôi lo lắng vì thấy các bé khác ở cùng độ tuổi chưa có hiện tượng này. Vỡ giọng sớm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Quá trình vỡ giọng có thể khác nhau ở từng bé: một số bé vỡ giọng khá sớm trong khi một số bé khác vỡ giọng muộn hơn. Thông thường, các bé trai bắt đầu vỡ giọng ở giai đoạn 14 tuổi rưỡi trở lên. Dù vậy, việc vỡ giọng sớm không có liên quan đến vấn đề sức khỏe mà chỉ là kết quả của cơ chế dậy thì giữa các bé.
 
Nguyên nhân

Bước vào tuổi dậy thì, các bé trai và các bé gái sẽ xuất hiện dấu hiệu biến đổi ở thanh quản (được coi như chiếc hộp âm thanh). Thanh quản sẽ trở nên rộng và dày hơn với cả bé trai và bé gái nhưng sự thay đổi về giọng nói ở các bé trai thường rõ rệt hơn. Nguyên nhân là do testosterone (loại hormone được sản xuất ở bộ phận dương vật) bắt đầu theo các mạch máu “chu du” khắp cơ thể của bé. Loại hormone này cũng góp phần hình thành nên lớp sụn nhô ra ở phía cổ họng bé trai.
 

 
Dọc theo thanh quản, các sợi dây âm thanh cũng dày và dài hơn đáng kể. Hơn nữa, các lớp xương ở khu vực này cũng bắt đầu hoàn thiện. Các khoang ở trong mũi, phía sau cổ họng cũng trở nên to hơn, khiến cho diện tích xương mặt bé trai “phình ra”. Những yếu tố trên tạo thành nhiều khoảng không khiến cho giọng nói của bé trai trầm đục mỗi lần bé phát âm.

Giúp bé tự tin

Khi vỡ giọng, các bé trai thường có tâm lý lo lắng, căng thẳng hoặc e ngại mọi người xung quanh đánh giá về chất giọng của mình. Vì vậy, bạn nên trò chuyện để bé hiểu rằng, vỡ giọng là một điều tự nhiên trong quá trình phát triển (các bạn của bé cũng sẽ phải đối mặt với điều này nhưng muộn hơn). Sau một vài tháng nữa, bé sẽ có giọng trầm và đầy giống như ở người trưởng thành.
 
Theo Mevabe/Kidshealth
Chia sẻ